VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 1 Vị trí của môn Khoa học tự nhiên (KHTN)

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN các môn tự nhiên lớp 6 (Trang 99)

Môn KHTN trong nhà trường phổ thông là một trong 8 môn học của chương trình THCS theo mô hình trường học mới Việt Nam. Môn KHTN giúp học sinh có kiến thức về những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các đối tượng trong tự nhiên và đời sống, tập trung vào việc tìm hiểu các khái niệm cơ bản của KHTN. Ngoài ra, môn KHTN cũng có quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như Toán học, Tin học, Công nghệ, Thể dục,...Do đó việc dạy học môn KHTN cần đặt trong mối liên quan tổng thể

với các môn học khác.

KHTN là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật và công nghệ quan trọng. Sự phát triển của KHTN gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với tiến bộ của kĩ thuật và công nghệ và do vậy có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất.Việc giảng dạy môn KHTN có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh trung học một hệ thống kiến thức cơ bản về

KHTN ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành cho học sinh những kỹ năng và thói quen làm việc khoa học; hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, rèn luyện cho học sinh tư duy logic và tư duy biện chứng, hình thành ở họ niềm tin về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhận biết của con người, khả năng

ứng dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống; qua đó góp phần hình thành và phát triển ở họ các năng lực nhận thức, năng lực hành động và các phẩm chất và nhân cách mà mục tiêu giáo dục đề ra; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục tham gia lao

động sản xuất, có thể thích ứng với sự phát triển của KHKT, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung học phổ thông.

2. Đặc đim ca môn KHTN

a) Môn học cốt lõi thuộc lĩnh vực giáo dục Khoa học Tự nhiên

Lĩnh vực giáo dục Khoa học Tự nhiên có ưu thế hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất như tự tin, trung thực; các năng lực tìm hiểu và khám phá thế giới tự

nhiên qua quan sát và thực nghiệm; năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức khoa học để

giải quyết vấn đề trong cuộc sống, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường.

Cấu trúc nội dung môn Khoa học Tự nhiên ở cấp trung học cơ sở gồm các phân môn với các chủ đề được sắp xếp sao cho vừa bảo đảm liên hệ theo logic tuyến tính

đồng thời có thêm một số chủđề liên phân môn, vừa tích hợp đồng tâm hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học là tạo cơ hội cho học sinh được quan sát, thực nghiệm; tìm hiểu và khám phá khoa học; vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn; thông qua đó phát triển các phẩm chất và năng lực.

Hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; trong đó tập trung đánh giá năng lực tìm tòi khám phá tự nhiên và năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Sử dụng đa dạng các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá; phối hợp đánh giá của giáo viên và học sinh, đánh giá trong nhà trường và ngoài nhà trường, bài thi (bài kiểm tra) theo hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan.

b) Những nét đặc trưng của môn KHTN

Là môn khoa học thực nghiệm. Thực hành thí nghiệm và tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là nét đặc trưng có tính ưu thế trong việc rèn luyện và phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Nội dung kiến thức được chọn đưa vào chủ

yếu là những kiến thức thức phổ thông và cơ bản, cần thiết cho việc nhận thức đúng đắn các hiện tượng tự nhiên, cho cuộc sống hằng ngày và cho việc lao động trong nhiều ngành kĩ thuật.

Là môn khoa học luôn gắn với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Nội dung chương trình đề cập đến một số kiến thức của khoa học hiện đại có liên quan

đến nhiều dụng cụ và thiết bị kĩ thuật đang được sử dụng phổ biến trong cuộc sống và sản xuất.

Là môn học có những vấn đề thực tiễn được vận dụng giải quyết bởi các kiến thức tích hợp liên môn vật lí, hóa học, sinh học và các môn học khác.

Nội dung kiến thức trong tài liệu được sắp xếp một cách khoa học phù hợp với quy luật nhận thức giới tự nhiên về kiến thức kĩ năng vật lí, hóa học, sinh học và các môn học khác.

Nội dung trong mỗi bài của Tài liệu hướng dẫn học được trình bày một cách tinh giản phù hợp với thời lượng và khả năng tiếp thu của học sinh (gồm 5 hoạt động: Khởi

động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng và tìm tòi khám phá). Khối lượng kiến thức và kĩ năng của mỗi chủđềđược cân đối và phù hợp trong các hoạt động học.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN các môn tự nhiên lớp 6 (Trang 99)