Hoạt động nhóm: Khảo sát quá trình rơi của vật

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN các môn tự nhiên lớp 6 (Trang 120)

III. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦĐỀ

2. Hoạt động nhóm: Khảo sát quá trình rơi của vật

Hoạt động thực hiện thí nghiệm này không chỉ giúp không khí lớp học vui vẻ và hứng khởi, mà còn phát hiện ở học sinh các kỹ năng học tập bộ môn. Khi thực hiện, nếu học sinh khó đo thời gian với khoảng cách gần (khi học sinh đứng trên bàn hay ghế), giáo viên có thể cho học sinh ra ngoài, bố trí 1 bạn ở trên cao (ví dụ tầng 2 tòa nhà lớp học) thả các mẫu vật, các bạn còn lại ở dưới đất bấm giờ và ghi kết quả (chú ý đến an toàn trường học).

Cũng như hoạt động trước, giáo viên nên dành nhiều thời gian cho học sinh thảo luận, giúp các em chia sẻ về: thao tác khi sử dụng đồng hồ bấm giây sao cho chính xác nhất; tư duy khoa học thông qua cách đặt câu hỏi để giải thích cho sự so sánh kết quả thí nghiệm giữa các mẫu vật và các nhóm.

- Gợi ý phương án đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh

Đánh giá bằng quan sát, nhận xét:

+ Thông qua hoạt động quan sát và vẽ con kiến, vân tay, …: nhận xét kĩ nẵng quan sát, kĩ năng vẽ, kĩ năng thảo luận đặt và trả lời câu hỏi. Ví dụ: con kiến có kích thước rất nhỏ, chạy rất nhanh nếu chỉ quan sát tự nhiên bằng mắt thường thì rất khó; có thể dung cồn hay ête để gây mê thì sẽ dễ quan sát hơn.

+ Thông qua hoạt động Khảo sát quá trình rơi của vật: nhận xét cách học sinh bố trí thí nghiệm; kĩ năng thực hiện thí nghiệm; kĩ năng thu số liệu; …

Đánh giá bằng câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ học tậpcủa học sinh

+ Thông qua hoạt động thảo luận: Em và các bạn đã sử dụng đồng hồ bấm giây như

thế nào?

Sử dụng đồng hồ bấm giây:

Bước 1: Bật đồng hồ (sử dụng tay thuận để cầm đồng hồ), ngón tay cái hoặc ngón tay chỏđặt tại vị trí nút “start/stop”.

Bước 2: Chuyển về chếđộ màn hình hiển thị 0:00 Bước 3: Nhấn nút “start/stop”, đồng hồ bắt đầu chạy.

Bước 4: Nhấn tiếp nút “start/stop” để dừng ghi, đọc trên màn hình hiển thị số

thời gian thực hiện hành động.

-Hãy nói ra cách em quan sát và đo thời gian như thế nào?

Đánh giá bằng sản phẩm học tập của học sinh:

Dựa vào hình vẽ của học sinh; bảng số liệu học sinh thu được khi Khảo sát quá trình rơi của vật. Tại sao có sự khác nhau về thời gian của cùng 1 tờ giấy khi để

phẳng, khi vo tròn, khi cắt tua ra? (Diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí càng lớn thì thời gian rơi đo được càng lớn hơn - sẽ học ở bài lực ma sát).

-Kết quả của nhóm em và các nhóm khác giống nhau hay khác nhau? Nếu khác nhau em hãy đưa ra lời giải thích tại sao.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN các môn tự nhiên lớp 6 (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)