Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Trang 89)

3.2.7.1. Tăng cường hoạt động giám sát dự án ĐTXD công trình đường bộ

Một là, tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ

Quốc hội theo hướng có kế hoạch giám sát thường xuyên hàng năm theo nhiệm kỳ Quốc hội, kết hợp giám sát định kỳ với giám sát đột xuất đối với một số dự án quan trọng quốc gia, giám sát hoạt động tại các dự án.

Hai là, tăng cường chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư gắn trách

nhiệm của người có thẩm quyền với trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư tại các bộ, ngành. Quy định người có thẩm quyền quyết định đầu tư (trách nhiệm cá nhân) sẽ bị xử lý kỷ luật, đồng thời, bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư nếu không chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư. Việc thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư giúp các bộ, ngành phân tích, đánh giá đúng tình hình ĐTXD tại các dự án nhằm có phương án chỉ đạo điều hành một cách phù hợp, qua đó, có thể sửa đổi, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách quản lý đối với lĩnh vực này.

Một là, Thanh tra Chính phủ cần chủ trì để xây dựng được một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Bộ GTVT, Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Bộ Tài chính.. nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động giữa các lực lượng thanh tra này, ban hành được quy trình thanh tra chuẩn đổi với thanh tra dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ để triển khai cuộc thanh tra một cách toàn diện, tiết kiệm thời gian, đảm bảo hiệu quả.

Hai là, nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra của thanh tra Bộ Giao

thông vận tải, tránh nể nang, khép kín, thiếu khách quan khi thực hiện thanh tra các dự án xây dựng công trình đường bộ do chính bộ, ngành thực hiện. Xử lý nghiêm trưởng đoàn thanh tra và thanh tra viên được giao nhiệm vụ thanh tra nếu có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Ba là, cần tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh,

kiểm tra của các cơ quan thanh tra để trong một đoàn thanh tra cần có các Thanh tra viên chính, Thanh tra viên và các thành viên là đối tượng học việc chiếm tỷ lệ thấp từ đó nâng cao chất lượng công tác thanh tra.

3.2.7.3. Đổi mới hoạt động kiểm toán của cơ quan Kiểm toán Nhà nước

Một là, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và tăng số lượng dự án

đầu tư xây dựng công trình đường bộ được kiểm toán hàng năm. Đồng thời bắt buộc phải kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ mà Quốc hội và Chính phủ yêu cầu, dư luận xã hội quan tâm.

Hai là, sử dụng loại hình kiểm toán tiền kiểm để tiến hành kiểm toán trước

khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt dự án xây dựng công trình đường bộ đối với các dự án quan trọng quốc gia.

Ba là, thực hiện kiểm toán đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu đối

với Chủ đầu tư về công tác quản lý nhà nước, quản lý đầu tư xây dựng; đánh giá các quyết định phê duyệt dự án; đối với đại diện chủ đầu tư (các Ban

QLDA) như đánh giá các quyết định quản lý dự án, các quyết định trong quá trình điều hành dự án về chất lượng, tiến độ, chi phí...

Bốn là, tiến hành kiểm toán theo chuyên đề. Các chuyên đề thuộc hoạt

động tại các dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ hàng năm như: chuyên đề về sử dụng vốn trái phiếu chính phủ cho xây dựng công trình đường bộ trong từng giai đoạn; chuyên đề kiểm toán đầu tư công; chuyên đề về năng lực của các Ban QLDA do Bộ GTVT thành lập..

Năm là, nâng cao chất lượng các kiến nghị kiểm toán trong Báo cáo kiểm

toán dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ của Kiểm toán Nhà nước, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên đầu tư dự án để có năng lực chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu về kiểm toán dự án trong thời gian tới.

3.2.7.4. Phát huy vai trò giám sát nội bộ, giám sát cộng đồng

Một là, Chủ đầu tư cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định về công

khai thông tin đến các địa phương nơi có dự án để chính quyền địa phương phối hợp với chủ đầu tư, Ban QLDA tham gia thực hiện công tác giám sát công đồng để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia quá trình thực hiện dự án đồng thời tăng cường vai trò của giám sát nội bộ, giám sát của đại diện chủ sở hữu, giám sát của cơ quan QLNN. Chính phủ bổ sung các hình thức xử phạt hành chính đủ áp lực răn đe đối với các chủ đầu tư không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát nội bộ và cộng đồng.

Hai là, Chính phủ cần nghiên cứu bổ sung trong Nghị định hướng dẫn thi

hành Luật Phòng, chống tham nhũng những điều khoản khen, thưởng cho người phát hiện và tố cáo hành vi tham nhũng nói chung và các hành vi sai phạm làm thất thoát, lãng phí của chủ đầu tư, nhà thầu hoặc các bên liên quan trong thực hiện dự án ĐTXD công trình đường bộ bên cạnh khen thưởng,

động viên về tinh thần như được nhận bằng khen, giấy khen, thì có cơ chế thưởng bằng vật chất cụ thể./.

KẾT LUẬN

QLNN đối với dự án đầu tư công trình đường bộ có vai trò quan trọng đối với phát triển hệ thống giao thông đường bộ của Việt Nam. Đây là một lĩnh vực liên quan tới hầu hết các ngành, lĩnh vực, từ TW đến địa phương, tác động tới hàng nghìn dự án và hàng chục nghìn tỷ đồng từ vốn nhà nước và vốn đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân trong dự án theo hình thức PPP. Do vậy, việc hoàn thiện QLNN đối với các dự án này không chỉ nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả một bộ phận nguồn lực quốc gia mà còn góp phần to lớn trong việc góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng, kết cấu hạ tầng KT-XH nói chung.

Trong những năm gần đây, dù công tác QLNN tại các dự án giao thông nói chung, các dự án ĐTXD công trình đường bộ nói riêng đã có những cải thiện. Song để các công trình được đảm bảo về chất lượng, tiến độ và đem lại hiệu quả về KT-XH cao, thì trong quản lý vẫn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục.

Theo đó, các nhóm giải pháp cần phải được thực hiện một cách đồng bộ mới có thể mang lại biến đổi tích cực trong QLNN đối với dự án công trình đường bộ ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ GTVT (2013), Báo cáo tổng hợp điều chỉnh Chiến lược phát triển

GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

2. Chính phủ (2008), Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

3. Chính phủ (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

4. Chính phủ (2012), Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT.

5. First news và Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh (2008), Quản lý dự

án lớn và nhỏ, Tp Hồ Chí Minh.

6. Lê Công Hoa (2007), Quản trị dự án xây dựng, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán năm 2011, 2012, 2013 của Kiểm toán Nhà nước lĩnh vực đầu tư – dự án.

8. Nguyễn Hồng Minh (2008), Quản lý dự án đầu tư (tái bản lần 3), Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Đinh Văn Mậu, Lê Sỹ Thiệp, Nguyễn Trịnh Kiểm, “Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước phần III: Quản lý Nhà nước đối với Ngành, lĩnh vực”.

10. Ngô Lê Minh (2008), “Quản lý dự án đầu tư xây dựng”, Tạp chí Xây dựng -

Bộ Xây dựng, Khoa Kiến trúc quy hoạch, Đại học Xây dựng, Hà Nội.

11. Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/6/2012 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012,

hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

12. Nguyễn Thị Bạch Nguyệt (2002), Lập và quản lý dự án đầu tư, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13. Quốc hội (2003), Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.

14. Quốc hội (2005), Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

15. Bùi Thanh Thủy (2005), “Giải pháp hoàn thiện văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (4), tr.13- 16, Hà Nội.

16. Thanh tra Chính phủ, Báo cáo tổng kết công tác năm 2011; năm 2012; năm 2013 của ngành Thanh tra.

17. Thanh tra Bộ tài chính, Kết luận thanh tra Tài chính năm 2008, 2009 (các dự án ĐTXD công trình đường bộ)

Tiếng Anh

18. Edward R.Fisk (1992), Construction Project Administration. Fourth Edition,

Nxb PRENTICE HALL, Englewood Cliffs, New Jersey, USA.

19. Project Management Life Cycle (2008), Tạp chí Project Management Methodology, Standard Edition, USA.

Website

20. http://www.xaydung.gov.vn/

21. http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn 22. http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)