Hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Trang 41)

Bao gồm hệ thống luật như Luật đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật thuế,.. và các Nghị định hướng dẫn Luật như Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chi phí xây dựng... và các văn bản pháp quy khác.

* Thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng từ khi Luật xây dựng có hiệu lực (01/7/2004 -2013)

Quốc hội đã ban hành Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 16/11/2003, theo đó các Nghị định về hướng dẫn Luật xây dựng trên các lĩnh vực quản lý dự án, quản lý chi phí, quản lý chất lượng.. với nhiều các quy định mới, tiến bộ cũng được Chính phủ ban hành:

- Về quản lý quy hoạch: Tại Luật xây dựng (2003) đã có các quy định về quản lý quy hoạch, sau đó đến năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng.

- Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án: Tại Luật xây dựng (Điều 39

và Điều 44) quy định về công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án, theo từng giai đoạn, được thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án ĐTXD công trình: Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009.

- Về quản lý dự án: Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành

Luật Xây dựng về QLDA đầu tư với nhiều quy định mới cho phù hợp với thời kỳ phát triển như Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 16, Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009;

- Về quản lý chi phí đầu tư: Quy định tại mục 6 (điều 38 đến điều 43) của

Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007, Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009. Bộ Xây dựng công bố định mức 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 thay thế cho Định mức ban hành kèm theo Quyết định 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005.

- Về quản lý chất lượng công trình: Chính phủ đã ban hành các quy định

về quản lý chất lượng theo hướng ngày càng chặt chẽ, và cập nhật so với chuẩn quốc tế như Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 hiện hành với nhiều quy định mới như quy định về lập chỉ dẫn kỹ thuật, thẩm tra thiết kế của cơ quan QLNN về xây dựng, QLNN về chất lượng công trình xây dựng.

- Về hợp đồng trong hoạt động xây dựng: Bộ Xây dựng đã ban hành các quy định hướng dẫn theo từng thời kỳ, theo hướng ngày càng phù hợp hơn với cơ chế thị trường, hợp đồng trên cơ sở, nguyên tắc bình đẳng theo quy định của Bộ Luật dân sự: Thông tư 02/2005/TT-BXD ngày 25/02/2005; Thông tư 03/2006/TT-BXD ngày 22/05/2006 bổ sung một số nội dung Thông tư 02/2005/TT-BXD; Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007. Đến năm 2010, việc quản lý hợp đồng xây dựng đã được nâng lên thành Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ cho phù hợp với giai đoạn.

* Thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu

Quốc hội đã ban hành Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về các hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án, trong đó có dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho ĐTPT (dự án ĐTXD mới, nâng cấp mở rộng các dự án ĐTXD đã xây dựng; dự án quy hoạch phát triển vùng, ngành...).

- Luật Đấu thầu ra đời đã thay thế Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ.

- Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng theo từng giai đoạn: Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006; Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008; Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009.

* Thực trạng văn bản pháp lý do Bộ GTVT ban hành cho các dự án đầu tư của ngành giao thông

Bộ GTVT đã ban hành một số các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể các quy định chung về phân cấp, ủy quyền, tăng cường trong công tác đấu thầu, quản lý tư vấn giám sát, về áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ, tiết kiệm chi phí tại các dự án

- Quyết định 2106/QĐ-GTVT ngày 01/4/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành về một số quy định trong công tác đấu thầu xây lắp các dự án ĐTXD bằng nguồn vốn Nhà nước do Bộ GTVT quản lý;

- Quyết định 22/2008/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy chế Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong ngành GTVT; Quyết định số 3173/QĐ-BGTVT ngày 11/10/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy chế tạm thời hoạt động tư vấn giám sát xây dựng công trình trong ngành GTVT.

- Quyết định số 25/2005/QĐ-BGTVT ngày 13/5/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn trong xây dựng công trình giao thông;

- Quyết định số 2783/QĐ-BGTVT ngày 12/9/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự án ĐTXD công trình sử dụng vốn NSNN do Bộ GTVT quản lý, đầu tư.

* Thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về ngân sách, chế độ tài chính, kế toán đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước

Các quy định về ngân sách, tài chính, kế toán cho dự án ĐTXD đến nay đã cơ bản hoàn chỉnh, đồng bộ và rõ ràng trong quản lý và thực hiện.

- Luật Ngân sách nhà nước 2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP;

- Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/01/2011 của Chính phủ về phát hành Trái phíếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương, Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành và sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 - 2010, Nghị quyết số 12/2011/QH13 ngày 09/11/2011 về kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011-2015 và Chỉ thị số 1792/CT- TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư

từ vốn NSNN và vốn trái phiếu chính phủ; Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 03/4/2012 của Chính phủ về Phân công quản lý và chức năng nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương;

- Quyết định 12/2008/QĐ-BXD ngày 26/9/2008 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của Bộ Xây dựng; Nghị định số 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi.

* Thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kiểm tra, giám sát

- Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15/6/2004; Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 24/11/2010. Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân. Các dự án ĐTXD công trình đường bộ từ vốn nhà nước là đối tượng của hoạt động thanh tra được thể hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất. Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luật Kiểm toán nhà nước số 37/2005/QH11 ngày 14/6/2005 quy định về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên nhà nước; đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan; hoạt động và bảo đảm hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Các dự án ĐTXD công trình đường bộ sử dụng vốn nhà nước là đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Mục tiêu kiểm toán xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của Báo cáo vốn đầu tư thực hiê ̣n dự án; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, việc chấp hành các luật, chính sách,

lý và sử dụng nguồn vốn và các quy định của dự án; đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tiền và tài sản Nhà nước.

* Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác về xử phạt vi phạm

hành chính trong hoạt động xây dựng như Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày

27/02/2009, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013.

Như vậy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ từ khi Luật Xây dựng ra đời tuy còn có bất cập nhưng đã được ban hành khá đầy đủ, đồng bộ, hệ thống và có tính pháp lý cao hơn, các nội dung cơ bản của khung khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư dự án đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Trang 41)