Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Trang 87)

3.2.6.1. Đổi mới cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý nhà nước

Một là, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, tránh chồng

chéo, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả. QLNN đối với các dự án này cần nâng cao chức năng hoạch định cơ chế, chính sách, giám sát thực hiện, thanh tra, giám sát, không can thiệp cụ thể chi tiết làm mất tính chủ động của các đơn vị cấp dưới.

Hai là, kiện toàn cơ cấu tổ chức và chức năng bộ máy quản lý.

- Đối với các cơ quan quản lý tổng hợp: thì biện pháp đổi mới theo hướng

tăng cường chức năng quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm, tăng cường phối hợp trong việc thực hiện các khâu có liên quan của chu trình dự án.

- Đối với bộ máy quản lý các dự án: đổi mới cơ cấu, tổ chức, tăng cường

chức năng, nhiệm vụ, tăng tính chuyên nghiệp.

Ba là, hướng tới tính chuyên nghiệp trong quản lý các dự án. Từ nay đến

2020, các chủ đầu tư tăng dần các dự án sử dụng hình thức thuê tư vấn QLDA. Các ban QLDA chuyên ngành theo lộ trình chuyển đổi thành các công ty tư vấn, đầu tư. Mục tiêu đến 2020 cơ bản đã chuyển toàn bộ các Ban QLDA sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, không hưởng lương từ ngân sách.

3.2.6.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ

Một là, việc bố trí cán bộ QLNN đối với các dự án cả về số lượng, chất

lượng phải dựa trên cơ sở cơ cấu và chức năng quản lý theo luật định.

Hai là, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần chú trọng, tăng cường cán bộ có đủ

năng lực cả về chiều sâu và bề rộng để tham gia vào việc thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển, hoạch định phát triển các dự án, tổ chức, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, hướng dẫn giám sát, đánh giá đầu tư các dự án.

Ba là, Chủ đầu tư cần kiện toàn cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán

bộ làm công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán để đảm bảo tính khả thi của các dự án đã được thẩm định, tiết kiệm chi phí cho dự án, kết quả thẩm định hiệu quả KT-XH của dự án sát với hiệu quả KT-XH thực sự khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.

Bốn là, tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu các cơ quan

QLNN trong việc công khai, minh bạch hóa tất cả các khâu từ lập, thẩm định, quyết định dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát…

3.2.6.3. Tổ chức tốt công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý nhà nước đối với dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ

Một là, đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cho từng vị trí

công việc để đảm bảo đội ngũ cán bộ có đầy đủ phẩm chất chính trị, chuyên môn vững vàng, am hiểu pháp luật.

Hai là, cần có tầm nhìn trung và dài hạn trong đào tạo, có kế hoạch đào

tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận theo kiểu nấc thang, chú ý lựa chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ.

Ba là, kiểm tra, sát hạch trình độ cán bộ công chức

- Đối với công chức làm công tác chuyên môn: Nội dung kiểm tra, sát

hạch bám vào tiêu chuẩn của từng vị trí công tác mà cán bộ, công chức đang được giao nhiệm vụ. Nếu cán bộ, công chức không đảm bảo kết quả kiểm tra, sát hạch thì có các chế tài phù hợp, kể cả việc phải luân chuyển sang vị trí công việc khác có độ phức tạp thấp hơn.

- Đối với cán bộ lãnh đạo: Thi tuyển chức danh lãnh đạo, để lựa chọn ra

những cán bộ lãnh đạo tốt. Đồng thời thực hiện việc luân chuyển cán bộ định kỳ để giảm trì trệ, phát huy sáng tạo, phòng ngừa nguy cơ tham nhũng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Trang 87)