Ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Trang 46)

Cơ chế, chính sách áp dụng cho dự án ĐTXD công trình có nhiều đổi mới theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế và phù hợp với các quy luật khách quan của thị trường. Hiện nay đã được hình thành khá đầy đủ, đồng bộ và được điều chỉnh bởi Luật, Nghị định liên quan, đóng góp tích cực cho công tác QLNN các dự án đầu tư xây dựng công trình, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các dự án được triển khai trong những năm qua bảo đảm chất lượng, tiến độ, đạt hiệu quả và góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

* Về phân cấp, uỷ quyền quyết định đầu tư dự án công trình đường bộ

Các quy định về phân cấp và uỷ quyền quyết định đầu tư tại các dự án đã có sự đổi mới không ngừng theo hướng giảm bớt sự tham gia, can thiệp của cấp cao, tăng cường thẩm quyền gắn với trách nhiệm của các cấp dưới; đồng thời các cấp được quyết định một số việc trong các bước tiếp theo của quá trình tổ chức thực hiện dự án.

Việc thực hiện phân cấp mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các cấp quản lý ngân sách chủ động căn cứ thực trạng phát triển của cấp mình, chủ động tổ chức huy động, thu hút và phân bổ các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo việc phân bổ các nguồn lực đầu tư sát với yêu cầu thực tế và các mục tiêu

phát triển của cấp mình; góp phần cải cách một bước về thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư, về cơ bản xóa được tình trạng “xin-cho” trong việc phân bổ các nguồn lực đầu tư tập trung của nhà nước giữa Chính phủ với các Bộ, ngành và cấp tỉnh.

- Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

- Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định dự án nhóm A, B, C, được phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B và C;

- Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 2783/QĐ-BGTVT ngày 12/9/2013 quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự án ĐTXD công trình sử dụng vốn NSNN do Bộ GTVT quản lý, đầu tư.

* Về lập, thẩm định, phê duyệt dự án ĐTXD công trình đường bộ

- Cơ chế, chính sách lập, thẩm định, phê duyệt: ngày càng có nhiều đổi

mới như giảm bớt các nội dung và phân công cấp cao (Thủ tướng Chính phủ), tăng cường phân cấp và chịu trách nhiệm cho cấp dưới (Bộ, UBND cấp tỉnh); quy định cụ thể các hồ sơ, nội dung, thời gian thẩm định thiết kế cơ sở và thẩm định dự án... tạo thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng của công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dự án trong các giai đoạn tiếp theo.

- Quản lý công tác lập, thẩm định và phê duyệt: được xem xét trên 5

phương diện là:

+ Về pháp lý: năng lực chủ đầu tư; chủ trương đầu tư, quy hoạch ngành,

lãnh thổ; các căn cứ pháp lý; các quy định, chế độ áp dụng.

+ Về công nghệ, kỹ thuật: địa điểm xây dựng (về quy hoạch xây dựng,

đảm bảo an ninh, quốc phòng); sử dụng đất đai, tài nguyên; công nghệ, thiết bị sử dụng cho dự án; tiêu chuẩn, quy phạm, giải pháp kỹ thuật; tiêu chuẩn,

+ Về kinh tế - tài chính: quy mô đầu tư, thời gian hoạt động, nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư, tính kinh tế của dự án (nếu có);

+ Về tổ chức thực hiện, vận hành: khả năng đảm bảo yếu tố đầu vào, đầu

ra; các giải pháp tổ chức thực hiện (đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng..); tổ chức bộ máy quản lý; chuyển giao công nghệ.

+ Về hiệu quả dự án: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu

quả tổng hợp.

- Trách nhiệm thẩm định và quyết định đầu tư: Tổ chức, cá nhân thẩm

định dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình. Người quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. [13, tr87]

* Về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và các quy định về hợp đồng khi triển

khai dự án đầu tư xây dựng đường bộ

- Hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đã có những bước tiến, hướng

tới sự công khai, minh bạch. Cạnh tranh, bình đẳng và phù hợp với cơ chế thị trường. Các tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu cũng ngày càng phù hợp hơn như xem xét giá đánh giá trên cơ sở đề xuất kỹ thuật, tiến độ. Những đổi mới của Luật đấu thầu 2005 và các Nghị định hướng dẫn thi hành trong từng thời kỳ như: Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006; Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008; Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 việc lựa chọn nhà thầu ngày càng minh bạch, từ đó thực hiện có hiệu quả mục tiêu của các dự án ĐTXD công trình đường bộ;

- Hợp đồng xây dựng trong hoạt động xây dựng đã có nhiều chuyển biến

tích cực được quy định theo các văn bản pháp lý ngày càng cao hơn; các quy định về hợp đồng xây dựng có những đổi mới tạo nên sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia ký kết và thực thi theo các quy định hợp đồng. Bộ xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng theo từng thời kỳ như Thông

tư 02/2005/TT-BXD ngày 25/02/2005; Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007; Chính phủ ban hành Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Về quản lý chi phí ĐTXD tại các dự án công trình đường bộ

- Nguyên tắc quản lý chi phí: Nhà nước thống nhất quản lý chi phí trên cơ

sở ban hành, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chế độ chính sách, nguyên tắc và phương pháp lập, điều chỉnh đơn giá, dự toán định mức, định mức chi phí. Việc quản lý chi phí đã được phân cấp ngày càng phù hợp, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư và các chủ thể tham gia dự án.

- Nội dung và phương pháp xác định: chi phí xây dựng được xác định theo

công trình, các chi phí hình thành theo từng bước của quá trình ĐTXD như tổng mức đầu tư bước lập dự án; dự toán, giá gói thầu bước thiết kế kỹ thuật được tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào, gắn với điều kiện cụ thể của công trình, chi phí dự phòng. Điều này đã làm cho chi phí ĐTXD công trình chính xác hơn, hạn chế đáng kể tình trạng điều chỉnh chi phí, phá vỡ đường bao tổng mức đầu tư góp phần quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả quản lý chi phí đầu tư dự án.

- Sự đổi mới trong quản lý chi phí: ngày càng phù hợp với cơ chế thị

trường, quy định về nguyên tắc quản lý chi phí: chi phí được xác định theo từng công trình; chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý chi phí; Nhà nước không quy định về định mức và đơn giá mà chỉ công bố các định mức, đơn giá, các chỉ số xây dựng để các chủ đầu tư tham khảo, vận dụng; Nhà nước chỉ thực hiện việc ban hành phương pháp xây dựng mới chưa có trong hệ thống định mức đã được công bố thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn xây dựng tương tự đã sử dụng ở các công trình khác để sử dụng sau khi có sự thỏa thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...

* Về quản lý kế hoạch đầu tư và giao kế hoạch, phân bổ vốn cho các dự

- Kế hoạch đầu tư: Công tác quản lý việc bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án công trình đường bộ đòi hỏi theo sát các mục tiêu định hướng của chiến lược, kế hoạch 5 năm, hàng năm của ngành giao thông, lĩnh vực đường bộ. Khi hoàn thành, đưa công trình vào khai thác sử dụng đã đảm bảo tính đồng bộ với sự kết nối với các quy hoạch khác.. Bố trí danh mục dự án vào kế hoạch đầu tư hàng năm ưu tiên những công trình trọng điểm, quan trọng; phù hợp với tiến độ thi công các dự án đã được phê duyệt.

- Giao kế hoạch và phân bổ vốn: Căn cứ vào chủ trương, phương hướng

và mục tiêu đầu tư, các định mức, khả năng nguồn vốn, các điều kiện để ghi vào danh mục các dự án được đầu tư được phân bố vốn trong năm kế hoạch. Phân bổ vốn cho dự án căn cứ vào giá trị khối lượng công việc dự án dự kiến thực hiện trong năm kế hoạch, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư tại các dự án cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu triển khai, thực hiện các dự án. Tạo điều kiện cho các dự án hoàn thành theo tiến độ được duyệt, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

* Về quản lý công tác thanh, quyết toán vốn ĐTXD công trình đường bộ

Bộ Tài chính đã ban hành các quy định về tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán và quyết toán dự án tương đối đầy đủ và rõ ràng, tạo điều kiện cho các đơn vị có liên quan thực hiện một cách thuận lợi.

- Quản lý thanh toán: Chủ đầu tư trả tiền cho nhà thầu khi có khối lượng

công việc hoàn thành kịp thời và đảm bảo phù hợp với các quy định của hợp đồng thi công xây lắp nhằm đảm bảo vốn cho nhà thầu thi công đồng thời thúc đẩy tiến độ thi công công trình.

- Quản lý quyết toán: Chủ đầu tư nắm được đầy đủ tình hình thu chi dự

án, xác định đúng giá trị tài sản cố định và nguồn vốn đầu tư. Dựa trên báo cáo quyết toán xác định đúng số thu nhận và thuế thu nhập doanh nghiệp phải

nộp; đánh giá kết quả đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác quản lý, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

* Về kiểm tra, giám sát đối với dự án ĐTXD công trình đường bộ

Cơ chế tác động và biện pháp điều chỉnh về kiểm tra, giám sát ngày càng được đổi mới và theo hướng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đề cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể QLNN, chủ thể tham gia vào hoạt động ĐTXD tại các dự án thì Nhà nước tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm phát hiện, phòng ngừa, chấn chỉnh, xừ lý các vi phạm, sai phạm để hoạt động này đảm bảo đúng định hướng. Nhà nước cũng đã luật hóa các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; tăng cường vai trò giám sát nội bộ (nội bộ, đại diện chủ sở hữu, giám sát của cơ quan quản lý), giám sát cộng đồng tại các dự án nhằm hạn chế sai phạm, đẩy lùi hành vi gây thất thoát, lãng phí tiền và tài sản nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Trang 46)