1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở việt nam

76 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 11,13 MB

Nội dung

Trang 1

251.2 BỘ GIÁO DUC VA DAO TAO x 2 ` £ AR 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH SỐ te

NGUYEN THI THUY MAI |

BAT BÌNH ĐĂNG GIỚI TRONG THUNHẬP_ |

Trang 2

TOM TAT

Theo-chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 — 2020, chủ

trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam thì bình đẳng giới vừa là mục tiêu

vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như ổn định xã hội Tuy nhiên,

khoảng cách giới vẫn còn tồn tại khá lớn trong một số lĩnh vực quan trọng như: chính trị, kinh tế, lao động và việc làm, giáo dục và dao tao , va thu nhập của

người lao động trong đó phụ nữ vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi hơn so với

nam giới

Bài viết này đóng góp vào dòng nghiên cứu về vấn đề bất bình đẳng giới

trong thu nhập tiền lương của người lao động ở Việt Nam Bài nghiên cứu được

phân tích dựa trên bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012 Kết quả

tổng hợp số liệu thống kê và hồi quy hàm thu nhập của lao động nam và lao động nữ theo phương pháp Mincer (1974), hồi quy thu nhập của lao động nam và lao động nữ theo từng nhóm phân vị Koenker va Basset (1978) Sử dụng phương pháp phân tích Oaxaca và Blinder (1973) để phân tích chênh lệch của

lao động nam và lao động nữ thành hai phần, phần có thể giải thích được và

phần không thẻ giải thích được Thu nhập của lao động nữ trong năm 2012 chỉ bằng 93, 36% so với thu nhập của lao động nam Những đặc tính năng suất lao động cho thấy lao động nữ có thu nhập cao hơn lao động nam là 0,0676 nghìn đồng/ giờ Nhưng phần chênh lệch thu nhập không giải thích được hay còn gọi là khác biệt do phân biệt đối xử thì thu nhập của lao động nam cao hơn lao dộng nữ là 0/2342 nghìn đồng/ giờ Ngoài ra, nghiên cứu còn đo lường khoảng cách chênh lệch của lao động nam và lao động nữ theo từng nhóm phân vị để từ đó xác định tình trạng phân biệt đối xử xảy ra ở nhóm phân vị trong thu nhập nào là

cao nhất Nghiên cứu này đề xuất một số chính sách nhằm cải thiện tình trạng

phân biệt đối xử và khác biệt giới trong thu nhập của người lao động

Trang 3

MUC LUC Loi cam doan Lời cảm ơn Tóm tắt Mục lục

Danh mc bng biu .ôôâ-sâS22Y.L2EEEEEL.AtESrEE.edrrortrxkkdddoohortke vii

Danh muc himh VG, d6 thiin sssssssssssssssssssssssssssessecsnsssscssssssseescssssecesssensseesesersnss viii

Damh muc chit viét tt scssssssssssssssssseesecsecseccesssensssssseesceecessnsnansssseseeseeecesseeseeenses ix

Chương 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu cc-5c2vvvrerertrttrrrtrtrrrrrrirrrrtrrrrrrree 1

1.2 Mục tiêu nghiên CỨU - «5< «Sàn HH TT tr 2 1.3 Câu hỏi nghiên CỨu + <k+sEx+ktE xxx 11111111311 11krrrrrrrie 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.5 Pham vi nghiên cứu

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.7 Kết cấu của đề tài

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH THỰC NGHIỆM

2.1 Bất bình đẳng giới trong thu nhập +£©©vv+++ttEVV2zzvverrrrrrrrxerrrree 5 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.2 Tác động của bất bình đẳng giới trong thu nhập đối với sự phát triển của kinh tế xã hội 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm 2.2.1.Phương pháp định tính 2.2.2.Phương pháp định lượng

2.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng giới trong thu nhập 13 2.2.3.1 Yếu tố phi kinh tẾ s¿-22+++ettEEE22.22221111122111111112121111202221111 13 2.2.3.2 Các yếu tố kinh tế -cc-vvv2+vrtrkrtrtrrrtrtrrrrttrrrrtrrrrrrtrtrtrrririirrrie 14

2.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm - s5 xxx vexexrkrtrrrertree 15

2.3.1 M6 hinh Mincer (1974) sssssssssssssseesssssssssesssssssnsssansssssssssssnssnsassssssssessnseesesee 15

Trang 4

2.3.3 Mô hình hồi quy phân vị Koenker và Bassett (1978) - c.- 18

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIBEN CUU cssssssssssssssussssnssnsetsnsssnesieseuneen 23

3.1 Phương pháp nghiên cứu 5£ + HT 1131111112 1 x11 23

3.1.1.Mô hình MinCer- 5-5 s5 s<scxseseesreeeveseree L1 1011954111011 11511 ke rre 23

3.1.2.Mô hình phân tách Oaxaca -.c-ccettthrnthHhH eo 23

3.1.3.Hồi quy phân vị của Koenker và Basset .ssssssscsssssesssesssssesseesssssesecsesssssnnesees 25 3.2 Tính thích hợp của phương pháp nghiên cứu . . -¿©c<ccscssevsree 26

3.3 Mơ tả các biến HH HHHHHHHHHHHH rrrrrrrrrier 26

3.3.1/Thu nhập bình quân theo năm - -ccccscsecrietierrerrirrtrtrrtrirrrrerri 26

3.3.2.Quy đổi một số biến định tính

3.4 Dữ liệu và công cụ nghiên cứu

3.4.1.Giới thiệu bộ dữ liệu VHLSS 201

3.4.2 Đối tướng nghiên cứu

3.4.3.Số liệu nghiên cứu 2 V©2++tt+ZEE+22EtSEE21111122171124312272212112errcrrve 31 3.4.4.Phần mềm hỗ trợ -.-:+¿-222©2S+et2E212111271111111121111111 21111211 cm 32 Chuong 4: THUC TRANG VA PHAN TICH KET QUA DINH LUQNG BAT BINH DANG GIOI TRONG THU NHAP CUA NGUOI LAO DONG

TẠI VIỆT NAM

4.1 Thực trạng về bất bình đẳng giới trong thu nhập tại Việt Nam 33

4.1.1.Téng quan về bất bình đẳng giới tại Việt Nam -cccccecccccvr+ 33 4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập của người

lao động ở Việt Nam - «th TH TH TH TH TH TH ch ghe 35 4.1.2.1.Nhóm đặc tính của người lao động -. «+ s«ceksesterkerkrrkerkie 35

4.1.2.2.Nhóm yếu tố về giáo dục, trình độ đào tạo -ccccccccccvvcvvvveecee 37 4.1.2.3.Nhóm yếu tố lao động việc làm . -22¿-©222vveectrtrvrkrerrrrrrrrrree 39 4.1.2.4.Yếu tố khu vực địa lý

4.1.2.5.Môi trường và chính sách liên quan đến thu nhập và vấn đề về giới 42 4.2 Kết quả phân tích -222222tttttttt2t2.2121.12.2121.1221 cri 43

4.2.1.Kiểm định mô hình .-tttnHnHHHHH.rrrrreriiei 43

4.2.2.Kết quả phân tích hàm hồi quy thu nhập Mincer -cccccccsccccz 45 4.243 Khoảng cách tiền lương hay mức độ bất bình đẳng giới trong thu nhập

bằng phương pháp phân tích aXaca 5c Sàn gnkrrrriu 51

Trang 5

4.2.4.Kết quả phân tích hồi quy phân vi 4.2.5.Phân tích kết quả hồi quy tương tác

Chương 5:KÉT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ò 59 {na 59

5.2 Gợi ý chính sách -.2vccc+vccceertrtEEE111111111111120112101111111 tr rrrrrre 59 5.2.1 Phat trién giáo dUC csesscssssesscsssseessssscssssueccsssecessueccssuccessuesessusccessueecssnescesssnes 60 5.2.2.Nang cao chuyên môn kỹ thuật - ¿- 5° + 5s Sekeesrrserkersersrssered 61 5.2.3.Cơ cầu ngành righé hop ly sescsscscsssssseecsessssseesesssnseccesssnsecsecsssnneeeecessnnssessed 61 5.2.4.Độ tuổi tham gia lao động hợp lý 5.2.5 Khuyến khích nghiên cứu thúc đẩy bình đẳng giới trong thu nhập của ngudi lao NA" 62

5.3 Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu -se-©secvcvrervrvrxeesrrrrerrrrrrree 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2° 2++e+EEESveeeeEES2kvesetevvvvrersseessrii 65 D0080 4+44H,,HLHL)L, 69 Phụ lục 1: Cỡ mẫu mà cơ cầu mẫu theo tính chất quan quan sát 69

Phụ lục 2: Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer -cccccvcccccecerrreerree 71 Phụ luc 3: Hệ số tương quan Phụ lục 4: Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer sau khi khắc phụ hiên tượng phương sai sai số thay đổi và bỏ biến không có ý nghĩa thống kê . 74

Phụ lục 5: Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer cho lao động nam 76

Phụ lục 6: Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer cho lao động nữ 78

Phụ lục 7: Kết quả hồi quy thu nhập của người lao động tại các phân vị 80

Phy luc 8: Héi quy thu nhập của lao động nam tại các phân vi

Phụ lục 9: Hồi quy thu nhập của lao động nữ tại các phân vị Phụ luc 10: Kết quả hồi quy Mincer va các biến tương tác

Trang 6

Bang 2 Bang 3 Bang 4 Bang 4 Bang 4 Bang 4 Bang 4 Bang 4 Bang 4 Bang 4 Bang 4 Bang 4 Bang 4 11

DANH MỤC CÁC BANG BIEU

Tổng hợp một số nghiên cứu trước có liên quan Thông tin dữ liệu và tên biến

Thứ bậc xét về GII trong các nước và vùng lãnh thổ có

số liệu so sánh

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM), tỷ trọng đã

từng kết hôn của các nhóm tuổi 15-19, 20-24 và 45-49

chia theo giới tính và chênh lệch

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM) ở thành thị và

nông thôn

Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer

Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer sau khi bỏ biến không có ý nghĩa thống kê

Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer của lao động

nam

Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer của lao động nữ

Kết quả phân tích Oaxaca

Kết quả hồi quy tiền lương theo nhóm phân vị Kết quả phân tách tiền lương theo nhóm phân vị

Trang 7

Hinh 4 1 Hình 4 2 Hình 4 3 Hình 4 4 Hình 4 5 Hình 4.6 Hinh 4.7 Hinh 4 8 Hình 4 9 Hình 4 10 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỎ THỊ

Đồ thị về chỉ số HDI của Việt Nam

Đồ thị về chỉ số HDI của các nước ASEAN

Đồ thị thể hiện thu nhập của lao động nam và lao động nữ theo độ tuổi Đồ thị thể hiện thu nhập của lao động nam và lao động nữ theo trình độ học vấn Đồ thị thẻ hiện thu nhập của lao động nam và lao động nữ theo chứng chỉ nghề

Đồ thị thể hiện thu nhập của lao động nam và lao động

nữ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đồ thị thể hiện thu nhập của lao động nam và lao động

nữ theo khu vực kinh tế tham gia lao động

Đồ thị thể hiện thu nhập của lao động nam và lao động

nữ theo vùng miền

Đồ thị thể hiện thu nhập của lao động nam và lao động

nữ

Đồ thị thể hiện bắt bình đẳng trong thu nhập của lao

Trang 8

DANH MUC CHU VIET TAT VA KY HIEU Chữ viết tắt KSMS WGEA OECD ILO GII HDI CMKT THCS THPT cD DH Tp HCM SWAM VHLSS 2012 CEDAW UNDP OLS Nội dung

Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam

Cơ quan bình đẳng giới Úc

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

Tổ chức lao động quốc tế

Chỉ số bất bình đẳng giới

Chỉ số phát triển con người

Chuyên môn kỹ thuật Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng Đại học Thành phố Hồ Chí Minh

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu

Bộ số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm

2012

Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với lao động

nữ

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc Bình phương tối thiểu

Trang 9

Chuong 1:

GIOI THIEU

1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu

Thế giới ngày càng phát triển cùng với sự đóng góp của con người trong các hoạt động sản xuất, lao động nữ tham gia vào nhiều ngành nghề sản xuất

khác nhau và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Tuy nhiên lao động nữ ít có cơ hội lựa chọn ngành nghề như lao động nam Báo cáo bình đẳng giới và phát

:triển (2012) dựa trên nguồn của Tổ chức lao động Quốc tế 2010 cho 77 nước về

phân bổ việc làm cho lao động nam và lao động nữ thì lao động nữ chủ yếu tập

trung vào các ngành nghề như dịch vụ truyền thống chiếm 31%; bán lẻ, khách

sạn và nhà hàng chiếm 21% và sản xuất chiếm 13% Tùy theo tính chất công việc hoặc không được lựa chọn trong một số ngành nghề nên lao động nữ chiếm

tỉ lệ rất thấp như ngành xây dựng thì chiếm 1%; giao thông, vận tải và thông tin

chiếm 2% trong tông phân bổ công việc Từ việc phân chia môi trường làm việc

nên dẫn đến khoảng cách trong thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ ở

một số quốc gia phát triển như ở Úc, Nhật Cơ quan Bình đẳng giới Úc (WGEA)

công bố mức lương chênh lệch giữa nam và nữ đã tốt nghiệp đại học năm 2012 lên đến 5.000 USD Cơ quan Bình đẳng giới Úc (WGEA) khảo sát 23 ngành

nghề và tổng kết mức lương trung bình của lao động nam là 55.000 USD/năm

trong khi lương của nữ giới chỉ 50.000 USD/năm Theo báo cáo kết quả của

cuộc điều tra về bình đẳng giới do Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) céng bố năm 2013 cho rằng Nhật Bản là quốc gia có khoảng cách

chệnh lệch lớn nhất trong số các nước thành viên của OECD về tiền lương giữa

nam va nit dang làm việc tại các ngành giáo dục và kinh doanh Nữ giới sau khi sinh con ở Nhật Bản kiếm được việc làm và thu nhập ít hơn lao động nam ở

cùng độ tuổi khoảng 61%

Theo chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 — 2020, chủ

trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam thì bình đẳng giới vừa là mục tiêu

vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và phát triển bền vững nền kinh tế

Trang 10

cũng như xây dựng xã hội ôn định Tuy nhiên, khoảng cách giới vẫn còn tồn tại

khá lớn trong một số lĩnh vực quan trọng như: chính trị, kinh tế, lao động và việc làm, giáo dục và đào tạo, và thu nhập của người lao động trong đó phụ nữ vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và thu nhập cũng có ý nghĩa trong việc thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết tiền lương bình quân tháng

năm 2012 của lao động nữ bằng 0,83 tiền lương bình quân của lao động nam (lao

động nữ 3,2 triệu đồng/ tháng; nam 3,855 triệu đồng/ tháng)

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế cơ chế thị trường thì

lao động nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất Nhưng

xã hội có nhìn nhận, đánh giá và đo lường về thu nhập của lao động nữ khi cùng

tham gia vào quá trình sản xuất với cùng năng suất lao động và trình độ chuyên môn kỹ thuật như lao động nam hay không? Với những lí do trên đề tài được lựa chọn để nghiên cứu "Bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở Việt Nam" Nghiên cứu bất bình đẳng giới trong thu nhập không những có ý nghĩa hướng tới việc bình đẳng trong xã hội mà còn góp phần phát triển kinh tế

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Từ phân tích cơ sở đữ liệu và kết quả điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012 để phân tích định tính và định lượng từ đó đo lường sự bắt bình đẳng trong các khoản thu nhập của lao động nam và lao động nữ, nghiên cứu này có ba mục tiêu chính sau đây:

(1) Xác định liệu có sự bất bình đẳng trong thu nhập của lao động nam và lao động nữ

(2) So sánh sự chênh lệch về bất bình đẳng ở từng nhóm phân vị theo

thu nhập của lao động nam và lao động nữ ở Việt Nam

(3) Dựa trên kết quả nghiên cứu đề ra các giải pháp hướng đến bình

đẳng giới trong thu nhập của người lao động Việt Nam

Trang 11

1.3 Câu hồi nghiên cứu

Ba câu hỏi nghiên cứu chính được đặt ra trong nghiên cứu này:

(1) Có sự bất bình đẳng trong các khoản thu nhập của lao động nam và lao động nữ hay không?

(2) Nếu có, sự bất bình đẳng này diễn ra như thế nào đối với các mức

phân vị của thu nhập?

(3) Những giải pháp khả thi nào hướng đến bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động có thể được triển khai tại Việt Nam?

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình VHLSS 2012 của Tổng cục Thống kê Ngoài phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu này dựa vào phương pháp định lượng bằng mô hình kinh tế lượng về hồi quy hàm thu nhập của Mincer (1974); kết hợp phương pháp phân tích Oaxaca và Blinder (1973); hồi quy phân vị của Koenker và Basset (1978) để xác định được khoảng cách thu nhập của lao động nam, lao động nữ và tính khoảng cách thu nhập của lao động nam và lao động nữ theo từng nhóm phân vị Mục tiêu của phương pháp nhằm tách biệt khoảng cách thu nhập của lao động nam và lao động nữ thành hai thành phan: phần có thể giải thích được dựa trên các đặc

tính như trình độ giáo dục, kinh nghiệm làm việc hay vùng miền; phần còn lại là

phan không thể giải thích được hay còn gọi là sự phân biệt đối xử giới trên thị

trường lao động ở Việt Nam 1,5 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này chủ yếu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự bắt bình

đẳng giới trong thu nhập và được thực hiện trong phạm vi thời gian, không gian

như sau:

Thời gian: Nghiên cứu về bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao

động trong năm 2012 dựa vào bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình năm

2012

Trang 12

Không gian: Được nghiên cứu thực hiện trong phạm vi cả nước dựa vào

bộ đữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012

1,6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Bất bình đẳng giới luôn tạo sự khác biệt về cơ hội và quyền lợi của nữ

giới và nam giới trong cùng một môi trường và điều kiện làm việc như nhau, lao

động nữ luôn chịu nhiều thiệt thòi Bất bình đẳng giới trong thu nhập là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và là rào cản trong việc phát triển kinh tễ

Nghiên cứu này đo lường khoảng cách chênh lệch của lao động nam và lao động nữ theo từng nhóm phân vị để từ đó xác định tình trạng phân biệt đối

xử xảy ra ở nhóm phân vị trong thu nhập nào là cao nhất Như vậy, giải quyết

vấn đề bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động nhằm mục tiêu tiến tới công bằng trong thu nhập để góp phần phát triển kinh tế

1.7 Kết cấu của đề tài

Bài làm dự kiến 5 chương

Chương l1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình thực nghiệm Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng và kiểm chứng định lượng về mức độ bất bình đẳng giới trong thu nhập người lao động Việt Nam

Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách

Trang 13

Chuong 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH THỰC NGHIỆM

2.1.BẤt bình đẳng giới trong thu nhập

2.1.1 Một số khái niệm

Giới

Giới là những đặc điểm, hành vi, chuẩn mực xã hội và văn hóa gần với

lao động nữ và lao động nam (Bình đẳng giới và phát triển, 2012)

Hội liên hiệp lao động nữ (2010), giới là bao gồm những quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và nữ giới, xã hội tạo ra và gắn cho trẻ

em gái và trẻ em trai, cho nam giới và nữ giới các đặc điểm khác nhau Giới đề

cập đến việc phân công lao động, phân chia nguỗn lực và lợi ích giữa nam và nữ

trong một bối cảnh xã hội cụ thể Giới được hình thành do hoc và giáo dục, không đồng nhất, khác nhau ở mỗi nước, mỗi địa phương, thay đổi theo thời _

gian, theo quá trình phát triển kinh tế xã hội

Bình đẳng giới

Theo công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với lao động nữ CEDAW (1978), binh đẳng giới là trong cùng một tình trạng như điều kiện sống, sinh hoạt, môi trường làm việc mà trong đó lao động nữ và lao động nam được

hưởng vị trí như nhau, họ có cơ hội bình đẳng để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực

để mang lại lợi ích cho mình, phát hiện và phát triển tiềm năng của mỗi giới nhằm cống hiến cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ sự phát

triển đó,

Bình đẳng giới được xã hội chú trọng và đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây, vào năm 2006 thì luật bình đẳng giới đã được Quốc hội Việt Nam thông qua và ban hành Luật số 73/2006/QH11 bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2007

Trang 14

Bình đẳng giới có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế vì giúp xóa bỏ những rào cân để lao động nữ có thể bình đẳng như lao động nam về học

hành, cơ hội kinh tế để cùng tạo ra bước tiến lớn về năng suất, đặc biệt trong bối

cảnh cạnh tranh cao hơn về toàn cầu hóa

BẤt bình đẳng giới

Theo tổ chức lao động quốc tế ILO thì bắt kì sự phân biệt nào hình thành

trên cơ sở chủng tộc, màu đa, giới tính, tôn giáo mà có ảnh hưởng và làm tổn hại

đến việc tiếp cận các cơ hội hay có sự phân biệt đối xử thì được gọi là bất bình

đẳng

Bất bình đẳng giới có thể thẻ hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau như về

luật pháp, về cơ hội như việc tiếp cận đến các nguồn lực, thù lao trong công việc,

giá trị của tiếng nói, quyền lực Trong lĩnh vực lao động thì bất bình đẳng giới

thể hiện ở sự phân biệt đối xử trong công việc, không công bằng trong việc tiếp

cận các cơ hội cũng như phân biệt đối xử trong việc đánh giá các thành quả lao

động giữa lao động nam và lao động nữ 'Thu nhập

Theo tổng cục thống kê, thu nhập là bao gồm các khoản lương và thu nhập từ việc làm Trong đó lương là các khoản tiền phải trả cho thời gian làm

việc bình thường, thu nhập từ việc làm là các khoản tiền công dưới dạng tiền mặt

hoặc hiện vật trả cho người làm công ăn lương

BẤt bình đẳng giới trong thu nhập

Bất bình đẳng giới trong thu nhập là sự phân biệt giữa các khoản thu nhập

của lao động nam và lao động nữ khi cùng có có các đặc tính lao động như nhau

(Theo Rio, C.D và các cộng sự, 2006)

Trang 15

2.1.2 Tác động của bất bình đẳng giới trong thu nhập đối với sự phát triển của kinh tế xã hội

Theo Ngân hàng thế giới (2001), bất bình đẳng giới trong thu nhập là nguyên nhân gây ra nghèo đói và cân trở đối với sự phát triển kinh tế,

Tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập dẫn đến lao động nữ bị hạn chế cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo, công việc và thiếu quyền quyết định trong gia đình dẫn đến chất lượng cuộc sống có thể bị giảm sút Khi thu nhập thấp hơn

lao động nam còn là nguyên nhân hạn chế khả năng sáng tạo cũng như những

động lực cải tiến và nâng cao năng suất của người lao động Chính vì vậy bắt

bình đẳng giới trong thu nhập là một trong những nguyên nhân làm kinh tế sụt

giảm

Giải quyết vấn đề bắt bình đẳng giới trong thu nhập là giúp cho lao động

nam và lao động nữ có vị thế bình đẳng như nhau nghĩa là để phát huy hết khả

năng và thực hiện các nguyện vọng của mình; được bình đẳng trong mọi lĩnh

vực của đời sống xã hội và gia đình 5

2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm 2.2.1 Phương pháp định tính

Nâng cao địa vị của lao động nữ ở các quốc gia bằng cách đánh giá những đóng góp cũng như thiệt thòi của lao động nữ trong quá trình phát triển William

M Rodgers (2006), đã đưa ra lý thuyết về khung phân tích giới đã hình thành và

được cụ thể hóa qua 8 công cụ phân tích giới như sau: -_ Phân công lao động theo giới

-_ Loại công việc

- _ Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực

- _ Các nhân tố ảnh hưởng

- Tinh trang va địa vị

- Nhu cau thuc té va loi ich chién luge - _ Các cấp độ tham gia

Trang 16

-_ Khả năng biến đổi

Tuy nhiên, sử dụng các các công cụ phân tích trên ở Việt Nam gặp phải một số khó khăn như việc sử dụng thời gian của lao động nữ trong một ngày và

địa điểm thực hiện công việc là những yếu tố giúp cho việc phân tích các loại

công việc mà người lao động nữ cũng như các thành viên trong gia đình tham gia thực hiện và thường gặp khó khăn khi đo các đại lượng này

2.2.2 Phương pháp định lượng

Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây về nghiên cứu bất bình đẳng giới

trong thu nhập của người lao động thì các tác giả đã nghiên cứu bằng các hình thức khác nhau Sau đây là một số nghiên cứu của các tác giả trước về vấn đề bất

bình đẳng giới trong thu nhập

Bảng 2.1: Tổng hợp một số nghiên cứu trước có liên quan

Tác giả Tên bài viết Lập luận , phương pháp nghiên cứu và kết quả

Yolanda "The -_ Chỉ số bất bình đẳng giới được tính cho một số

Pena, Boquete | distribution of | nhóm đối tượng của lao động nữ như bằng cấp Sergio gender wage | giáo dục, nghề nghiệp trong mỗi nhóm đối tượng Desterfnis and | discrimination | nghiên cứu giữa Ý và Tây Ban Nha

Manuel in Italy and he ` cu cv `

- Hồi quy hàm thu nhập Mincerian dành cho lao

Fernander Spain" ` , we

động nam và lao động nữ Tính toán sự phân biệt

Grela, 2007

trong thu nhập của nam và nữ theo phương pháp Oaxaca Blinder được thể hiện qua hai phần khác

nhau, phần khác biệt do đặc điểm của người lao

động, phần còn lại trong khác biệt còn lại là do

phân biệt đối xử

Kết quả như sau:

- _Ý: Thu nhập của lao động nữ bằng 93,19% của

lao động nam, phần trăm khoảng cách trong khác

Trang 17

Tac gid Tén bai viét Lập luận , phương pháp nghiên cứu và kết quả

biệt các đặc tính năng suất của người lao động là -

57,9% và do phân biệt đối xử là 157,9%

Tây Ban Nha: Thu nhập của lao động nữ bằng 86,52% của lao động nam, phần trăm khoảng cách trong khác biệt các đặc tính năng suất của người

lao động là -6.95% và do phân biệt đối xử là 106,95% Amy Y.C Liu, 2004 "Gender wage gap in Vietnam: 1993 - 1998"

- Khoảng cách tiền lương thu hẹp dần nhưng

phân biệt đối xử vẫn là nguyên nhân chính làm gia tăng khoảng cách của tiền lương của lao động

nam và nữ

- Liu (2004) đã sử dụng mô hình Juhn (1991)

phát triển từ mô hình Oaxaca và sử dụng số liệu

VHLSS nam 1992 — 1993 và 1997 — 1998 để xem

Xét sự ảnh hưởng của các yếu tố như: kinh nghiệm, nhóm ngành nghề, di cư, tình trạng hôn

nhân, yếu tố khu vực ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động Barry Reilly T Hung Pham July, 2006 "The gender pay gap in VietNam, 1993 ~ 2002: a quantile regression

approach" - Trái ngược với phương pháp tiếp cận của Liu

(2004) về bắt bình đẳng giới trong thu nhập của

người lao động, nhóm tác giả đã phân tích vấn đề

này bằng cách sử dụng mô hình hồi quy phân vị về thu nhập của người lao động theo các phân vị

người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình thấp,

thu nhập trung bình, thu nhập trung bình cao, thu nhập cao

- Sử dụng phương pháp Mincer (1974) để xác

Trang 18

Tac gia 'Tên bài viết Lập luận , phương pháp nghiên cứu và kết quả

định thu nhập của người lao động dựa trên các yêu

tố đặc điểm lao động như trình độ học vấn và kinh

nghiệm của người lao động, năng lực lao động, vùng miên

Sử dụng phương pháp phân tách Oaxaca (1973), phương pháp thông thường này đã được sử dụng |

rộng rãi để phân tích khoảng cách lương trung

bình giới tính giữa nam và nữ bằng cách sử dụng

mô hình OLS

-_ Tính các khoản chênh lệch thu nhập của nam và nữ theo từng phân vị theo Koenker va Basset (1978) cho các năm 1993, 1998 và 2002

- Năm 1993: Khoảng cách chênh lệch tiền lương

giữa nam và nữ ở mức thu nhập thấp là lớn nhất với chênh lệch 33,11% trong đó có 4,7% giải

thích được và 28,14% không giải thích được

- Năm 1998: Khoảng cách chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ ở mức thu nhập thấp là lớn nhất

với chênh lệch 19,71% trong đó có 5% giải thích được và 14,71% không giải thích được

-_ Năm 2002: Khoảng cách chênh lệch tiền lương

giữa nam và nữ ở mức thu nhập thấp là lớn nhất

với chênh lệch 24,53% trong đó có -3,91% giải

thích được và 28,45% không giải thích được

Khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ

xảy ra ở phân vị có mức thu nhập thấp

Nguyễn Thị "Bất bình đẳng - Phân tích để tìmra các yếu tố chủ yếu ảnh

Trang 19

Tac gia Tén bai viét Lập luận , phương pháp nghiên cứu và kết quả Nguyệt và các cộng sự, 2004 giới trong thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách"

hưởng đến bât bình đắng giới trong thu nhập trong những năm gần đây, thời kỳ chịu tác động lớn của

quá trình hội nhập và toàn cầu hóa Nghiên cứu sẽ so sánh kết quả định tính và định lượng giữa các

ngành kinh tế, vùng trong cả nước

- Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố làm giảm khoảng

cách chênh lệch trong thu nhập nam và nữ như:

nhóm tuổi, chuyên môn, kinh nghiệm và vùng

Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận của Juhn, Murphy va Pierce (1991) két hop véi bd sé liệu khảo sát mức sống hộ gia đình VHLSS 2002

— 2004 để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến bất

bình đẳng trong thu nhập của người lao động như

vùng, ngành kinh tế, trình độ văn hóa, trình độ

chuyên môn

- Kết quả của nghiên cứu về khoảng cách chênh lệch trong thu nhập của lao động nam và lao động nữ có xu hướng tăng từ năm 2002 là 9,4% lên 11,03% năm 2004 Amy Y.C Liu, 2005 "Changing wage structure and education in Vietnam 1993 — 1998: The roles

of demand" - Những thay đổi về nhu cầu của người lao động

Trang 20

Tác gia Tén bai viét Lập luận , phương pháp nghiên cứu và kết quả

trọng trong thu nhập của người lao động

- Sử dụng mô hình Katz và Murphy (1992) với các dữ liệu VHLSS năm 1993 — 1993 và 1997 — 1998

- Lao động nữ ở Việt Nam nhận được thù lao

công việc ít hơn, tiền lương trung bình mỗi tháng

lao động nữ nhận ít hơn lao động nam là 14%

Nghiên cứu này cho thấy vẫn còn sự tổn tại bat

bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động

Việt Nam: tỷ lệ thu nhập nữ/nam năm 1993 là 0.77 và năm 1998 là 0.82 Kene Ezemenari Rui Wu, 2005 "Earnings differences between men and women in Rwanda"

- Thu nhập của lao động nam và lao động khác nhau ở Rwanda được xác định ngoài các yếu tố ràng buộc khác trong giáo dục và kinh nghiệm

- Dựa trên mô hình hồi quy OLS về biến phụ

thuộc là tiền lương của người lao động và các biến

độc lập là tuổi, giáo dục, tình trạng hôn nhân,

vùng nông thôn/đô thị, kinh nghiệm làm việc Nguyễn Huy Toàn, 2010 "Bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động Việt "

Nam - Téc gia phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu

nhập của lao động nam và nữ Sử dụng hàm thu

nhập Mincer, từ kết quả có được và tiếp tục sử

dụng phương pháp chênh lệch trong thu nhập của lao động nam và nữ của Oaxaca Nghiên cứu sử

dụng kết hợp với bộ số liệu khảo sát mức sống hộ

gia đình VHLSS 2004 — 2006

- Năm 2006: Thu nhập của lao động nữ bằng

92,4% thu nhập của lao động nam Khoảng các

Trang 21

Tac gia Tén bai viét Lập luận , phương pháp nghiên cứu và kết qua

chênh lệch là 0,14 nghìn đồng/giờ Phần giải thích

được là -0,32 nghìn đồng/giờ, phần không giải

thích được là 0,164 nghìn đồng/giờ

- Kinh nghiệm ảnh hưởng đến thu nhập của lao

động nam và lao động nữ

-_ Lao động nam làm việc trong các hộ tư nhân và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được trả

lương rất cao

Qua các nghiên cứu trên thì bất bình đẳng giới trong thu nhập luôn xảy ra ở các quốc gia khác nhau nhưng ở mỗi quốc gia thì khác biệt trong thu nhập do

phân biệt đối xử cũng khác nhau Điều này đã chứng tỏ rằng bất bình đẳng giới

trong thu nhập luôn là vấn đề được xã hội quan tâm và đưa ra các những gợi ý chính sách khác nhau để giảm bớt sự phân biệt đối xử trong thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng giới trong thu nhập

Theo kết quả từ các nghiên cứu trước thì các tác giả đã cho thấy được một

số yếu tố ảnh hưởng đến bắt bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động

như: giáo dục, nhóm ngành nghề, kinh nghiệm, tình trạng hôn nhân, khu vực

kinh tế, vùng miễn, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, vùng nông thôn/đô

thị và tuổi Dựa vào các yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động từ

kết quả của các nghiên cứu trước để phân tích được thu nhập của lao động nam

và lao động nữ từ đó để tìm ra được khoảng cách thu nhập

2.2.3.1 Yếu tố phi kinh tế

Những định kiến của xã hội phong kiến đã ảnh hưởng tới sự phát triển

bình đẳng giới vì những quan niệm xa xưa đã làm cản trở đối với sự phát triển

cân bằng giới, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế

Trang 22

trong các cơ hội để lao động nữ tiếp cận nền giáo dục và đào tạo, việc lựa chọn

ngành nghề cũng như cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn

Quan niệm về bất bình đẳng giới truyền thống hay định kiến giới theo

thời gian thì đã có những thay đổi tích cực hơn nhưng vẫn là rào cản gây khó

khăn cho lao động nữ trong việc tiếp cận công việc, tiếp cận các hoạt động kinh tế xã hội và là nguyên nhân tạo bắt bình đẳng trong thu nhập

2.2.3.2 Các yếu tố kinh tế

Nhóm yếu tố đặc điểm người lao động

Nhóm yếu tố đặc điểm của người lao động là nhóm yếu tố đóng vai trò quan trọng để phân tích và đo lường về bất bình đẳng giới trong thu nhập, nhóm này gồm những yếu tố liên quan mặt thể chất và giới tính gồm: độ tuổi và tình

trạng hôn nhân

Nhóm yếu tố giáo dục - đào tạo

Giáo dục và đào tạo là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của

người lao động Công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kỹ năng phức tạp có mức lương cao hơn nhiều so với các công việc mang tính giản đơn Do vậy

người được tiếp cận với nền giáo dục cao hơn sẽ có cơ hội tìm kiếm công việc

có thu nhập cao hơn

Nhóm yếu tố lao động, công việc

Nhóm này bao gồm các yếu tố: ngành nghề, chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, tổ chức làm việc Thông thường người lao động làm việc trong ngành nông nghiệp được trả lương thấp hơn những người làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ do yêu cầu về kỹ năng, trình độ của ngành này thấp Bản thân trong cùng một ngành nghề thì thu nhập của người lao động còn phụ thuộc vào chuyên môn và kinh nghiệm công tác của người:lao động do những công việc phức tạp được trả lương cao hơn những công việc giản đơn và những người có thời gian tiếp xúc với công việc dài hơn thì có khả năng hồn thành cơng việc nhanh và tốt hơn những người ít kinh nghiệm nên được trả lương cao hơn

Trang 23

Theo Borjar (2005) thông thường người lao động làm việc trong ngành nông nghiệp được trả lương thấp hơn những người làm trong ngành công

nghiệp và dịch vụ do yêu cầu về kỹ năng, trình độ ngành này thấp Bản thân

trong cùng ngành nghề thì thu nhập của người lao động còn phụ thuộc vào chuyên môn và kinh nghiệm làm việc do những công việc phức tạp được trả lương cao hơn những công việc giản đơn

Nhóm yếu tố địa lý: vùng, thành thị/nông thôn

Thu nhập được trả cho người lao động phải đảm bảo cho cuộc sống của bản thân họ và gia đình Do mức sống, mức chỉ tiêu ở các vùng khác nhau là khác nhau nên thu nhập của người lao động tại các địa phương khác nhau sẽ khác nhau

Bên cạnh sự khác biệt do yếu tố vùng miễn ở lãnh thổ, mức sống và thu

nhập của người lao động còn phụ thuộc khu vực sinh sống là thành thị hay nông thôn Người lao động ở thành thị có mức thu nhập cao hơn với người lao động, nông thôn, xét theo công việc có tính chất và độ phức tạp tương đương

2.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Nghiên cứu thực chứng bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động bằng phương pháp hồi quy đã được sử dụng rộng rãi tạo tiền đề cho một phương pháp luận khác được sử dụng để phân tích những phân biệt đối xử về thu

nhập của lao động nam và lao động nữ

2.3.1 Mô hình Mincer (1974)

Mincer (1974) đã nêu ra mối quan hệ về thu nhập của người lao động có

sự ảnh hưởng của giáo dục, kinh nghiệm thông qua mô hình đường tiền lương theo học vấn và kinh nghiệm, tức là số năm đi học và kinh nghiệm càng nhiều thì đường tiền lương càng tăng cao Người lao động sẽ quyết định chọn trình độ học vấn tối ưu, quyết định dừng việc học khi mức lợi tức biên bằng với suất chiết khấu kỳ vọng của họ Dây là quy tắc đừng nhằm tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập

Trang 24

Theo phương pháp bình phương nhỏ nhat (OLS — Ordinary Least Square),

hàm hồi quy mẫu được ước lượng sao cho tổng bình phương sai số là nhỏ nhất,

tức là

Ê = arg min Ö '(W, — X;8)?

i=1

Trong phân tích hồi quy các nhà nghiên cứu quan tâm tới việc phân tích sự thay đổi của một biến phụ thuộc (W;), biết trước thong tin về các biến độc lập (Xj) của nó

Dạng cơ bản về hàm thu nhập của Mincer được viết như sau

Inwage = Bo + Bischool + By expert B3 exper? + py (2.1) Inwage: 14 logarithm cơ số e của tiền lương

school: số năm đi học của người lao động

exper: kinh nghiệm làm việc của người lao động

exper’: kinh nghiệm làm việc bình phương tức là kinh nghiệm có tác động

biên giảm dần khi những người có nhiều kinh nghiệm thì mức độ tăng lương khi

tăng thêm kinh nghiệm sẽ ít hơn những người có ít kinh nghiệm

ụ là sai số ngẫu nhiên

Ngoài học vấn, kinh nghiệm thì còn yếu tố nào tác động đến năng suất lao động và số giờ làm việc của nam và nữ

Inwage = Bo + ¡school + Bp expert B3 exper” + +8;Xi+ Hy; (2.2) 2.3.2 Phuong phap phan tach Oaxaca va Blinder (1973)

Cách tiếp cận phổ biến nhất để đánh giá tỉ trọng chênh lệch thu nhập

trung bình của nam và nữ thì cách tiếp cận này được nghiên cứu của Oaxaca và Blinder (1973) Phương pháp này giải thích khoảng cách chênh lệch tiền lương

thành hai phần, một phần có thể giải thích được sự chệnh lệch, phần còn lại

Trang 25

chệnh lệch trong thu nhập là do sự phân biệt đối xử Theo Oaxaca, phương thức

tính khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ được mô tả như sau:

Giả sử có hai nhóm lao động nam và lao động nữ, mức lương trung bình của nhóm lao động nam là Wụ, mức lương trung bình của nhóm lao động nữ là W; Khoảng cách giữa hai nhóm thu nhập này là

AW = Wy — We

Kết quả của công thức trên chưa phản ánh được sự chênh lệch và không có sự khác biệt nào được chỉ ra rõ ràng về mức thu nhập của lao động nam và lao động nữ Hàm hồi quy thu nhập của lao động nam Wu = Bu + BuSm Hàm hồi quy thu nhập của lao động nữ Wr = be + BpSp

V6i Sy, Sp 1 sé nam đi học của lao động nam và lao động nữ,

tụ, tự là mức thu nhập khởi điểm cho lao động nam và lao động nữ

u cho biết mức thu nhập của lao động nam tăng bao nhiêu khi lao động

nam có thêm một năm đi học

Br cho biết mức thu nhập của lao động nữ tăng bao nhiêu khi lao động nữ có thêm một năm đi học

Trang 26

II

AW = We — We = (hin — He) + (Bụ — Bg)Š; + Bụ(ếu — 82)

AW = Wy — Wp = (Hy — Hr) + (Bu — Br)Se + Bu Sy — Sr) Phuong trinh trén cho thấy sự khác biệt giữa tiền lương của lao động nam và lao động nữ gồm hai phân

Phần thứ hai của về phải phương trình sẽ bằng 0 nếu nam và nữ có cùng số năm đi học do (Sp = 5,), phan nay chi phát sinh khi số năm đi học của nam

và nữ không bằng nhau

Phần thứ nhất của vế phải phương trình sẽ cho kết quả dương nếu

By > Bp vi doanh nghiệp xem trọng học vấn của lao động nam hơn lao động nữ hoặc doanh nghiệp trả lương lao động nam cao hơn lao động nữ mà không quan tâm đến học vấn (tụ > Hẹ) Điều này thể hiện sự phân biệt đối xử trong thu nhập của lao động nam và lao động nữ

2.3.3 Mô hình hồi quy phân vị Koenker và Bassett (1978)

Phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) là phương pháp chuẩn để cụ

thể hoá mô hình hồi quy tuyến tính và ước lượng các thông số chưa biết của nó

bằng cách cực tiểu hoá tông sai số bình phương Điều này dẫn đến việc lấy xấp xỉ hàm trung bình của phân bố có điều kiện của biến phụ thuộc Phương pháp

bình phương tối thiểu đạt được đặc trưng BLUE Đó là tốt nhất, tuyến tính và các ước lượng là ước lượng không chệch nếu 4 giả thiết sau đây thỏa mãn:

~_ Các biến độc lập x; không phải là các biến ngẫu nhiên

”_ Kỷ vọng toán của thành phần sai số (s) bằng 0, tức là E[s] = 0

~_ Có tính thuần nhất - phương sai của thành phần sai số cố định, tức là

Var(j) = ơ2

- Không có tự tương quan, tức là cov(e¿, 5) = 0, G@#j)

Trang 27

Ị Tuy nhiên, thường một hoặc hai giả thiết trên bị xâm phạm, dẫn đến kết

quả là phương pháp bình phương tối thiểu không còn là tốt nhất, tuyến tính và

có ước lượng không chệch nữa

Hồi quy phân vị có thể giải quyết các vấn đề vốn là nhược điểm khi áp ị dụng OLS trên thực tế:

-_ Khắc phục khuyết tật phương sai sai số thay đổi trong các mô hình khi

ap dung OLS

- OLS rat nhạy cảm với các giá trị ngoại lai và không theo chuỗi xu thế

có thể làm sai lệch kết quả đáng kể Bằng hồi quy phân vị nếu số liệu phân

tán, ước lượng hồi quy trung vị có thể hiệu quả hơn ước lượng hồi quy trung

bình

Koenker và Basset (1978) phân tích các nhược điểm của phương pháp OLS, tác giả kết luận rằng phương pháp OLS chịu sự ràng buộc chặt chẽ của

các giả thiết, chịu tác động rất lớn của các quan sát bất thường và không cho

thấy cái nhìn toàn diện về hàm phân phối của đại lượng nghiên cứu Từ đó, Koenker và Basset đề xuất một phương pháp hồi quy mới để khắc phục các

nhược điểm này, đó là phương pháp hồi quy phân vị thay vì chỉ tiến hành hồi

quy để có được hàm trung bình có điều kiện như OLS, hồi quy được thực hiện

trên từng phân vị của biến phụ thuộc để cho thấy toàn diện về hàm phân phối

của biến phụ thuộc đang được nghiên cứu

Hàm phân vị tuyến tính có điều kiện của W theo X ở phân vị 6 e (0,1) là hàm số Qạ(W,) = X¿Bạ trong đó Öạ tham số được chọn sao cho tổng chênh lệch

sai số ở phân vị Ø nhỏ nhất Có nghĩa là

Bo =argmin|0 Ð (M— X,fa)+(6—1) Ð (W~ X;Bo)

Wi>XiBe Wi<XiBg

Hồi quy phân vị thường không được sử dụng riêng lẻ ở một phân vị nào

mà được tiến hành hồi quy nhiều phân vị một lúc

Trang 28

Giả định đường thẳng phụ thuộc vào các hiệp phương sai có thể được thể

hiện trong mô hình sau

Qe (WiIX;) = Xị Bo

Mối quan tâm chính của đề tài là cố gắng đẻ phân tích sự khác biệt về thu

nhập của lao động nam và lao động nữ ở tại các phân vị 8 e (0,1)

Giả sử hàm hồi quy của biến thu nhập tại phân vị Ø e (0,1) được xây dựng cho nhóm lao động nam

Wn = XmBom + Hom (24)

Noi Qo (Win IXm) = XmBom V8 Qo (Hom [Xin) = 0, Bem 1a vector tham số

nam chua biét cho phan vj 6 va 6 14 phan vj dugc la chon

Giả sử hàm hồi quy của biến thu nhập tại phân vị 9 e (0,1) được xây

dựng cho nhóm lao động nữ

Wr = X¢Bor + " (2.5)

Với Qạ(W¡|Xr) = X;Bạy và Qạ (uạr|X;) = 0

Qo(Wn) = EXn|Wn = QW)’ Bom + EC(Hom |Win) = Qạ(W„))

Qo (We) = E(Xs|Wr = Qo (We) Bor + EC(HerlWe) = Qạ(W2)

Bất bình đẳng thu nhập theo giới tại các phân vị 8'" được xác định tại Ag điều này có thể tách riêng làm hai phần

AWạ =[E(X„|W„ = Qạ(W„))— E(X|W = Qạ(Wj))]am +

B(X|W¿ = Qa(W2) (em — Êạr) + E((wa„IW„) = Qạ(W„)) —

E((uerlWe) = Qo (Wy) (2.6)

Điều này có thể viết gọn hơn như sau

AWs = AXo Bom + Xor ABy + Ro

Dit ABy = (Bem - Bor)

Trang 29

AXs = Xạm — Xạp,

ma Xom = E(Xm|Wm = Qo(Wyn)) va Qor = E(Xi|W; = Qạ(W,))

Rạ = E((am|W„) = Qạ(W+)) — E((uar|W) = Qa(W,))

Dựa trên phương pháp phân tích chênh lệch tiền lương của Oaxaca - Blinder (1973) xây dựng kỹ thuật phân tích tương tự đối với hàm hồi quy phân vị, từ đó phân tích chênh lệch thu nhập tại từng phân vị thành 2 phần chính: phần

chênh lệch đã được giải thích gây ra bởi sự khác biệt về các biến độc lập nghiên

cứu trong mô hình và phần chênh lệch không giải thích được đây được xem là

phân thê hiện sự bắt bình đẳng về thu nhập

Áp dụng phương pháp phân tích phần chênh lệch thu nhập sẽ được phân

tích như sau: Để lấy được các đặc điểm của người lao động tại các phân vị

9 (0,1) khác nhau trong hàm hồi quy thu nhập của người lao động

Những ước tính cho thủ tục này cũng rất nhạy cảm với cấu trúc giả định bằng nhau và khoảng cách trả lương theo giới tính có thể do đó cũng được tách ra như sau:

AW = AXo Bom + Xor ABy + Ro (2.7) Kết luận

Dựa vào hồi quy Mincer và phương pháp phân tách tiền lương Oaxaca là nền tảng lý thuyết của khung phân tích đề tài Các nghiên cứu trước đều sử dụng

hai công cụ này, hoặc có thể mở rộng từ mô hình gốc tuy nhiên kết quả đều cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp và đây là công cụ phổ biến nhất trong việc phân

tích chênh lệch của lao động nam và lao động nữ Trong nghiên cứu này ngoài

việc kế thừa các nghiên cứu trước, sử dụng hồi quy hàm thu nhập Mincer trong

công thức (2.2) và phương pháp phân tách tiền lương Oaxaca trong công thức

(2.3), tác giả dựa vào lý thuyết của Koenker để hồi quy hàm thu nhập của lao

động nam trong công thức (2.3) và lao động nữ trong công thức (2.4) theo từng

Trang 30

phân vị 6 e (0,1) Dựa trên thu nhập từng phân vị thì tính toán được chênh lệch thu nhập trong công thức (2.6) tại từng phân vị thành 2 phan chính: phần chênh lệch đã được giải thích gây ra bởi sự khác biệt về các biến độc lập nghiên cứu trong mô hình và phần chênh lệch không giải thích được đây được xem là phần

thể hiện sự bất bình đẳng về thu nhập

Trang 31

Chương 3:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Mô hình Mincer

Mô hình hồi quy hàm thu nhập của người lao động được dựa trên mô hình Mincer trình bày trong công thức (2.2)

Nghiên cứu này sử dụng hàm hồi quy thu nhập như sau

Ln(hincome) = By + ¡certificate + B,agrieco +B3 kinh + By exper + Bs exper? + Beurban + B;area economiel + Bgarea_economic2 + Bo occupation2+

Biooccupation3 + B¡¡occupation4 + B¡¿TDVHI + BI:TDVH2 + B¡¿TDVH3 + BisTDVHS + Bygregion] + Bizregion2 +Bsregion4 +Bsregion5 +Baoregion6 + Bz¡male + Bạ;married + e

Biến phụ thuộc: để xác định giá trị của biến phụ thuộc này tính bình quân

tiền lương, tiền công bao gồm các khoản tiền lương chính thức và các khoản khác ngoài lương Lấy logarithm thu nhập bình quân giờ lao động theo từng cá nhân thì được biến giá trị phụ thuộc Inhincome

Biến độc lập: Phải xác định được biến nào là biến định lượng và biến nào là biến định tính trong mô hình nghiên cứu

3.1.2 Mô hình phân tách Oaxaca

Trong nghiên cứu này, các phương trình ước lượng cho lao động nam

(male) và lao động nữ (female) sử dụng trung bình mẫu cho mỗi nhóm được xác

định sau:

Ước lượng hồi quy của thu nhập nam: W = [ly + » XỈ Bi, Ước lượng hồi quy của thu nhập nữ: Wr = lop + XP xị ñj `

Trang 32

Trong đó:

'W là logarithm của thu nhập

ño hằng số tung độ gốc của hàm hồi quy

Bi hệ số hồi quy biến thứ j

X7 giá trị trung bình của biến thứ j

Khoảng cách tiền lương của lao động nam và lao động nữ được xác định như sau

n n

AW = Hy — Wy = Pom ~ fox) + Ð XỊ AB + Ð` AÑ Bi,

j=l j=l

Trong đó

AB! = BÍ, — BJ là khoảng cách giữa hệ số hồi quy của biến j theo lao động nam và hệ số hồi quy theo lao động nữ

AX = XỈ — xX) là khoảng cách giá trị trung bình các biến giữa lao động

nam vào lao động nữ

Phân thứ nhất:

(ñom — ño) + 37=¡ x) AB) tong img véi khoang cach năng suất của các

đặc điểm của hai nhóm đối tượng nghiên cứu, phần này biểu hiện cho sự khác

biệt do phân biệt đối xử hay là khác biệt không thể giải thích được

Phan thit hai:

J=i ) đ, tương ứng với hiệu số trung bình của các đặc điểm trên thị

trường lao động, phần này biểu hiện cho sự khác biệt do kỹ năng hay khác biệt

có thể giải thích được

Phương thức phân tích này dựa trên giả thiết cấu trúc thu nhập lao động nam là cầu trúc chuẩn không có sự phân biệt đối xử Tương tự, cấu trúc thu nhập

Trang 33

lao động nữ là cấu trúc chuẩn không có sự phân biệt đối xử Từ đó sẽ xác định

được khoảng cách thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ 3.1.3 Hồi quy phân vị của Koenker và Basset

Hàm phân vị tuyến tính có điều kiện của W theo X ở phân vị 6e (0,1) là hàm số Qạ(W,) = X;Bạ trong đó Bạ tham số được chọn sao cho tổng chênh lệch

sai số ở phân vị 9 nhỏ nhất Có nghĩa là

Bo = argmin{ @ (WM— X,fg)+(6—1) È (M— X;Ba)

WiSXiBs Wi<XiBs

Trong hàm hồi quy mà dé tài sử dụng để phân tích, biến phụ thuộc là logarithm bình quân thu nhập của người lao động theo giờ Các biến độc lập gồm

các biến liên quan đến đặc điểm lao động, năng lực cá nhân và công việc của

người lao động

Hồi quy phân vị biến tiền lương với các biến độc lập Qo (Lnhincome)

= Boo + Bro certificate + B29 agrieco + B39 kinh + By exper + Bsoexper? + B,gurban + B,gareacconomic 1

+ Bgg APCAcconomic 2 + Bygoccupationl + B,),0ccupation2

+ Byy9 Occupation3 + B,,,TDVH1 + B;„¿ TDVH2

+ Biyg TDVH3 + B,,,TDVHS + B,¢ region1 + B,,, region2 + Bigg region4 + B,., regions + B,,, region6 + B,,, male + B,.,married + e

Q;(Wi) Phân vị 6 cé diéu kiện cia bién logarithm thu nhập bình quân theo giờ của người lao động, Ø e(0,1)

Trang 34

Dưa trên phương pháp phân tách Oxaca - Blinder có mô hình phân tách của lao động nam và lao động nữ tại các phân vị 8 e(0,1)

n n

AW, = (ficom — loos) +> Xo AB, + » AX Bom

j=l j=l

3.2 Tính thích hợp của phương pháp nghiên cứu

Hồi quy hàm thu nhập Mincer và phương pháp phân tách tiền lương Oxaca làm nền tảng lý thuyết cho khung phân tích của đề tài Các nghiên cứu trước sử dụng hai công cụ này, hoặc có thể mở rộng ra từ mô hình gốc tuy nhiên

kết quả đều cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp và đây là công cụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay về phân tích chênh lệch trong thu nhập của lao động nam

và lao động nữ Tuy sử dụng cùng mô hình, nhưng các nghiên cứu có những

cách tiếp cận khác nhau, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới

trong thu nhập khác nhau Trong nghiên cứu này, ngoài việc kế thừa các nghiên cứu trước sử dụng hồi quy hàm thu nhập Mincer và phương pháp phân tích Oaxaca thì bài nghiên cứu này tiếp cận đến các phân vị trong thu nhập của người

lao động theo Koenker và Basset thành 5 nhóm phân vị như sau: người lao động

có thu nhập thấp (9 = 10%), người lao động có thu nhập trung bình thấp

(9 = 25%), người lao động có mức thu nhập trung bình (9 = 50%), lao động có mức thu nhập trung bình cao (9 = 75%), lao động có mức thu nhâp cao

(6 = 90%) Tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên thì bài viết sẽ xác định

về khoảng cách chênh lệch trong thu nhập ở mức thu nhập nào là lớn nhất, từ đó

đưa ra các hàm ý chính sách cụ thể

3.3 Mô tả các biến

3.3.1 Thu nhập bình quân theo năm

Thu nhập của người lao động trong năm (W) được xác đỉnh dựa trên số liệu khảo sát của bộ dữ liệu VHLSS 2012

Thu nhập của người lao động income = Tổng thu nhập của người lao động

Trang 35

Ngoài ra, trong bộ dữ liệu VHLSS 2012 tổng thu nhập của người lao động

được tính dựa trên tổng số giờ làm việc của người lao động

Số giờ làm việc trong năm được xác định trực tiếp theo số liệu khảo sát

trong bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình VHLSS 2012

Thu nhập bình quân theo giờ hincome = tổng thu nhập/số giờ làm việc Kinh nghiệm

Hàm thu nhập Mincer giả định rằng, khả năng học tập của mọi người là

như nhau và thời gian đi học là liên tục, chấm dứt khi bắt đầu làm việc Biến

kinh nghiệm exper được tính dựa trên số năm đi làm của người lao động tức là từ

khi kết thúc việc học cho đến tuổi nghỉ hưu

Exper = Tuổi nghỉ hưu - 6 - số năm đi học của người lao động

6 là tuổi bắt đầu đi học ở Việt Nam

Số năm đi học của người lao động được giới thiệu ở mục 3.3.1

3.3.2 Quy đổi một số biến định tính

Bằng đạy nghề: Biến bằng dạy nghề là biến nhị phân sẽ nhận giá trị là 1

nếu người lao động có bằng dạy nghề và nhận giá trị bằng 0 nếu người lao động

không có bằng dạy nghề

Khu vực kinh tế: Loại hình tổ chức mà người lao đông làm việc được phân thành 3 khu vực kinh tế như sau: làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân,

làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, làm việc trong khu vực kinh tế

tập thể hoặc khu vực kinh tế tư nhân hoặc khu vực hộ gia đình, biến này được

được chọn làm biến tham chiếu Biến khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài là hai biến nhị phân, các biến đó sẽ nhận giá trị bằng 2 nếu

người lao động có đặc tính làm việc trong khu vực kinh tế đó

Trình độ chuyên môn: Biến trình độ chuyên môn của người lao động được phân thành 4 nhóm: lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao, lao động có

Trang 36

chuyên môn kỹ thuật trung, lao động có chuyên môn kỹ thuật thấp và lao động giản đơn Biến trình độ chuyên môn được phân thành 3 biến giả, biến lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao được chọn làm biến tham chiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật trung, lao động có chuyên môn kỹ thuật thấp và lao động

giản đơn là 3 biến nhị phân, các biến sẽ nhận giá trị bằng 1 nếu người lao động

có đặc tính của trình độ chuyên môn đó và nhận 0 nếu người lao động đó không có đặc tính của trình độ chuyên môn đó

Trình độ học vấn của cá nhân: Biến trình độ học vấn của người lao

động được phân thành 5 nhóm như sau: không có bằng cấp, cấp tiểu học, cấp

trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông và trình độ cao đẳng hoặc đại học và trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ Biến trình độ học vấn được mã hóa thành 4 biến giả, cấp trung học phổ thông được chọn làm biến tham chiếu, biến không bằng cắp, tiểu học, trung học phổ thông, trình độ cao đẳng hoặc đại học và trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ là 4 biến nhị phân, các biến này sẽ nhận giá trị là 1 nếu người lao động đó có các đặc tính về trình độ đó và nhận 0 nếu cá nhân đó không có đặc

tính của trình độ đó

Ngành kinh tế: Biến ngành kinh tế là biến nhị phân sẽ nhận giá trị là 1

nếu người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và nhận giá trị 0 nếu người lao động đó không làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp

Thành thị/nông thôn: Biến thành thị là biến nhị phân sẽ nhận giá trị là 1

nếu người lao động ở thành thị và nhận giá trị 0 nếu người lao động ở khu vực

nông thôn

Vùng miền: Biến vùng miền được phân thành 6 miền khác nhau: Các tỉnh đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ và

Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và các tỉnh Đồng bằng Sông

Cửu Long Biến miền được mã hóa thành 5 biến giả, trong đó Tây Nguyên được sử dụng làm biến tham chiếu, biến các tỉnh đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và

các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long là 5 biến nhị phân và nhận giá trị bằng 1 nếu

Trang 37

người lao động ở vùng miền đó và nhận giá trị bằng 0 nếu người lao động ở các

vùng miền khác

Giới tính: Biến giới tính là biến nhị phân sẽ nhận giá trị là 1 nếu người

lao động là nam và sẽ nhận giá trị 0 nếu người lao động là nữ

Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được trích lọc và xử lý từ bộ dữ

liệu VHLSS 2012 bằng phần mềm thống kê Stata, phiên bản 12 ctia Stata, dit

liệu được sử dụng trong nghiên cứu được trích chủ yếu tại các mục 1A, mục 2A, mục 4A và hội 1 Bảng 3.2 Thông tin dữ liệu và tên biến Nguồn Tến biến Ý nghĩa Male Nam MuclA.dta - - Married Có gia đình Argieco Nông nghiệp Area_economicl | Khu vực kinh tế (VKT) tư nhân Area_cconomic2 | KVKT có vốn đầu tư nước ngoài

KVKT tập thể hoặc KVKT nhà nước

hoặc khu vực hộ gia đình Occupation] Lao động CMKT bậc cao cao Occupation2 Lao động CMKT bậc cao trung Occupation3 Lao động CMKT bậc thấp Area_economic3

Muc4A.dta Occupation4 Region1 Lao động giản đơn Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng : Region2 Trung du và miền núi phía Bắc Region3 Bac ans bộ và Duyên hải miền

Region4 Tây Nguyên Region5S Đông Nam Bộ

Trang 38

Nguồn Tến biến Ý nghĩa TDVH5 Có bằng CĐ, ĐH, Thạc sĩ và Tiến sĩ Certificate Có chứng chỉ nghề Urban Thành thị hhexpel2_2.dta

Kinh Dân tộc kinh

Exper Kinh nghiệm làm việc

hincome st nhâp bình quân theo giờ năm

(Nguồn: Bộ dữ liệu VHLSS 2012)

Sai sót hoặc thiếu đữ liệu trong các quan sát là vấn đề thường gặp trong

các nghiên cứu thực nghiệm Để khắc phục các vấn đề này, trong nghiên cức này

các quan sát bị thiếu hoặc lỗi được bỏ qua

Các biến định lượng trong mô hình: số năm kinh nghiệm làm việc, và số

năm kinh nghiệm làm việc bình phương

Các biến định tính trong mô hình: trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, bằng dạy nghề, dân tộc kinh, chuyên môn kỹ thuật, khu vực kinh tế, vùng miền,

thành thị/nông thôn

3.4 Dữ liệu và công cụ nghiên cứu

3.4.1 Giới thiệu bộ dữ liệu VHLSS 2012

Nghiên cứu được sử dụng dựa trên bộ số liệu kết quả điều tra mức sống

hộ gia đình do Tổng cục thống kê tiễn hành khảo sát Nghiên cứu này sử dụng bộ

số liệu kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2012 do tổng cục thống kê

tiến hành điều tra cả nước Cỡ mẫu của khảo sát mức sống hộ gia đình là 36665

mẫu Bộ đữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình VHLSS 2012 được làm căn cứ đánh giá tinh trạng nghèo đói và phân hóa giàu nghèo của dân cư, phục vụ công,

tác hoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình mục tiêu quốc gia

của Đảng và Nhà nước nhằm không ngừng nâng cao mức sống của cả nước, các vùng và các địa phương Mục đích của bộ đữ liệu là thu thập thông tin về mẫu hộ

Trang 39

gia đình và xã/phường để đánh giá mục tiêu và đưa ra các chính sách, kế hoạch

và chương trình quốc gia về cải thiện mức sống của người dân cả nước cũng như mỗi vùng, chuơng trình này bao gồm cả đánh giá tình hình nghèo đói và bất bình đẳng

3.4.2 Đối tượng nghiên cứu

Các đối tượng trong độ tuổi lao động theo Bộ luât Lao động Việt Nam từ

15 tuổi trở lên được tính đến năm khảo sát 2012

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu nhập từ công việc chính của các cá

nhân người lao động là công ăn lương được hưởng lương trong năm 2012 Thu nhập của người lao động ở đây bao gồm tiền lương tiền công và các khoản thu

nhập như: tiền lễ, Tết, trợ cấp xã hội (bao gồm các khoản tiền được nhận bằng

tiền và giá trị hiện vật được quy đổi) của lao động nam và lao động nữ ở Việt

Nam

3.4.3 Số liệu nghiên cứu

Những đánh giá tổng quan về thực trạng bất bình đẳng giới trong thu

nhập của người lao động thông qua phân tích thống kê mô tả về các số liệu về dân số, lao động, thu nhập, giáo dục và việc làm trong bộ đữ liệu VHLSS 2012

Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm

2012 do tổng cục thống kê tiến hành điều tra cả nước Cỡ mẫu của khảo sát mức

sống hộ gia đình là 36665 mẫu Dựa trên đặc tính của các đối tượng nghiên cứu,

việc chọn mẫu cho nghiên cứu này được dựa trên tiêu chuẩn sau:

Sai sót hoặc thiếu dữ liệu trong các quan sát người lao động là vấn đề

thường gặp trong các nghiên cứu thực nghiệm Các vấn đề thường gặp trong

nghiên cứu này là dữ liệu bị trống hoặc bị lỗi, để khắc phục các vấn đề trên trong nghiên cứu này các quan sát bị thiếu hoặc lỗi được bỏ qua

Sau khi loại bỏ các mẫu bị khuyết, không phù hợp, số mẫu trong nghiên

cứu này bao gồm 10141 quan sát theo đó có 60,11% là nam và 39,89% là nữ Các thống kê dựa trên người lao động có nhu nhập trong năm 2012 và cơ cấu

Trang 40

mẫu theo trình độ học vấn, thành phần kinh tế, đân tộc và vùng miền, ngành

nghề và chuyên môn kỹ thuật

Cỡ mẫu nghiên cứu của lao động nam tương đối cao hơn so với lao động

nữ trong năm 2012 sau khi đã bỏ các biến bị khuyết không phù hợp điều này có thé luận giải rằng lao động nữ có thể tham gia vào lao động nhưng đối với các

vùng nông thôn thì nữ giới đa phần làm việc tại gia đình nên không được trả

công hay trả tiền lương

3.4.4 Phần mềm hỗ trợ

Để kiểm tra định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của lao động

nam và lao động nữ trong bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012 thì phần mềm thống kê Stata phiên bản 12 đã được sử dụng vì với Stata có thể dễ dàng quản lý dữ liệu và các phương pháp thống kê

Ngày đăng: 12/01/2022, 22:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN