1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch cao cấp chính trị môn chủ nghĩa xã hội khoa học thực hiện công tác xây dựng và phát triển gia đình trên địa bàn tỉnh lâm đồng

19 30 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 391 KB

Nội dung

Hiện nay, đất nước ta đang tiến bước mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ ngày càng gia tăng. Những biến chuyển về Kinh tế Xã hội tác động sâu sắc đến gia đình Việt Nam, đòi hỏi các nhà quả lý và các nhà nghiên cứu chính sách về gia đình phải tìm cách tháo gỡ như: tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, sự mất cân bằng giới tính… Thực hiện Chỉ thị số 49CTTW ngày 21022005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Quyết định số 629QĐTTg ngày 2952012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Trang 1

BÀI THU HOẠCH

LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊHỆ TẬP TRUNG

TÊN MÔN HỌC:

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TÊN BÀI THU HOẠCH

Thực hiện công tác xây dựng và phát triển gia đìnhtrên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

Trang 2

1.2.1 Gia đình là tế bào xã hội 3

1.2.2 Gia đình bền vững, hạnh phúc là tổ ấm của cá nhân 3

1.2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội 3

1.3 Chức năng của gia đình 4

1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người 4

1.3.2 Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục 4

1.3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình 5

1.3.4 Chức năng đáp ứng nhu cầu tâm lý, sinh lý, tình cảm 5

2 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂNGIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG 6

2.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến 6

2.2 Công tác giáo dục đời sống, giá trị truyền thống của gia đình 6

2.3 Đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình 8

2.4 Công tác xây dựng, phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở 9

2.5 Triển khai chiến lược về công tác gia đình 10

2.6 Những tồn tại, hạn chế 12

3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNGTÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH TRONG THỜI GIANTỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG 13

PHẦN III: KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 17

Trang 3

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Hiện nay, đất nước ta đang tiến bước mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ ngày càng gia tăng Những biến chuyển về Kinh tế - Xã hội tác động sâu sắc đến gia đình Việt Nam, đòi hỏi các nhà quả lý và các nhà nghiên cứu chính sách về gia đình phải tìm cách tháo gỡ như: tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, sự mất cân bằng giới tính…

Thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng xác định công tác chăm lo xây dựng và phát triển gia đình là một nhiệm vụ cấp bách, lâu dài, các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, qua đó công tác gia đình đạt được nhiều kết quả tích cực Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng gia đình trong tình hình hiện nay còn bộc lộc một số tồn tại, hạn chế như: nhận thức của một bộ phận Nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình còn chưa cao, tình trạng tảo hôn, bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra, các giá trị đạo đức gia đình truyền thống của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh đang đứng trước nguy cơ phai nhạt, xói mòn…

Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Thực hiện công tác xây dựng và phát

triển gia đình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” được tôi chọn làm tiểu luận kết

thúc môn học nhằm làm rõ một số vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay.

Trong khuôn khổ đề tài đặt ra, không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Kính mong nhận được sự quan tâm và ý kiến đóng góp của quý thầy cô.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG

1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIA ĐÌNH1.1 Quan niệm về gia đình

Gia đình là một hình thức tổ chức thiết chế xã hội nhỏ nhất được hình thành từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người và đã trải qua nhiều hình thức khác nhau.

Các Mác cho rằng: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nẩy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình.

Theo Tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc: gia đình là yếu tố tự nhiên và cơ bản, một đơn vị kinh tế - xã hội và là một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại cần được giữ gìn và phát huy Trên tinh thần đó, UNESCO quan niệm: gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung; các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi về mọi mặt, được pháp luật thừa nhận.

Luật Hôn nhân và Gia đình (số 52/2014/QH13 ngày 19/6/2014) của Việt

Nam đưa ra khái niệm: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.

Từ những các tiếp cận trên, chủ nghĩa xã hội quan niệm: Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, hình thành và phát triển trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, đồng thời, có sự gắn kết nhất định về kinh tế - vật chất, qua đó nảy sinh những quyền lợi và nghĩa vụ cho các thành viên của mình.

Trang 5

1.2 Vị trí của gia đình

1.2.1 Gia đình là tế bào xã hội

Gia đình vừa là sản phẩm của xã hội, vừa là đơn vị cấu thành xã hội và là thiết chế xã hội nhỏ nhất Với việc sản xuất ra những tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và tái sản xuất ra con người cùng các quan hệ xã hội, gia đình chính là tế bào tự nhiên và là đơn vị cơ sở để tạo nên xã hội Với tư cách là tế bào xã hội, sự phát triển lành mạnh, bền vững của mỗi gia đình sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển xã hội lành mạnh và bền vững Gia đình không tồn tại một cách độc lập, mà có mối quan hệ biện chứng với xã hội.

1.2.2 Gia đình bền vững, hạnh phúc là tổ ấm của cá nhân

Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi người Trong gia đình, cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ em có điều kiện được bảo vệ an toàn và chăm sóc khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động được phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần sau mỗi ngày làm việc vất vả… Ở đó, hàng ngày diễn ra các quan hệ thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ - chồng; cha mẹ - con cái; anh - em, những người đồng tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời, nhiều vấn đề ngoài môi trường gia đình, không ở đâu có thể đáp ứng và giải quyết hiệu quả hơn Chỉ khi nào được yên ấm trong gia đình và hữu ái trong xã hội, cá nhân mới thực sự yên tâm lao động, làm việc sáng tạo và cống hiến hết mình Vì vậy, xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc không chỉ là nhu cầu phát triển của mỗi gia đình, mà còn là điều kiện, cơ sở để xây dựng xã hội lành mạnh Đó là một trong những vấn đề quan trọng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

1.2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội

Gia đình tái tạo ra con người, đồng thời, là cái nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của con người Gia đình tác động đến con người không chỉ với tính cách là tiết chế xã hội đầu tiên và lâu dài trong suốt cuộc đời con người, mà còn là yếu tố trung gian, là cầu nối giữa cá nhân và xã hội Mỗi cá nhân thực

Trang 6

hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội một phần rất cơ bản phải thông qua gia đình Đồng thời, xã hội thông qua gia đình để thể hiện vai trò, trách nhiệm đối với cá nhân và yêu cầu cá nhân thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội Qua gia đình, ý thức công dân của cá nhân được nâng cao, sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có nội dung xác thực hơn Gia đình và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển Xã hội tốt đẹp, tiến bộ sẽ là tiền đề, là điều kiện thuận lợi cho các gia đình phát triển lành mạnh Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc sẽ có tác động tích cực đối với sự phát triển của xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững của xã hội.

1.3 Chức năng của gia đình

1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người

Đây là chức năng đặc thù nhất của gia đình Chức năng này được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm rất tự nhiên của con người, đồng thời, mang ý nghĩa to lớn là cung cấp nguồn nhân lực mới, đảm bảo sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người Quá trình thực hiện chức năng này chịu sự tác động lớn của những quan niệm truyền thống, lối sống và phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa, mỗi địa phương Mặt khác, việc thực hiện chức năng này như thế nào sẽ có tác động trực tiếp đến sự phát triển của mỗi quốc gia Thực hiện chức năng tái sản xuất ra con ngời không phải là việc riêng của gia đình, mà là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia và toàn nhân loại Mỗi gia đình phải có trách nhiệm (cũng là quyền lợi) trong việc thực hiện tốt Chiến lược về Dân số và phát triển của quốc gia.

1.3.2 Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục

Môi trường gia đình thường là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện chức năng giáo dục, nuôi dưỡng đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với con trẻ Gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc

Trang 7

nuôi dưỡng, giáo dục để hình thành nhân cách con người Bởi vì, những mầm mống ban đầu của nhân cách, những sở thích, những suy nghĩ về cuộc sống của mỗi cá nhân đều hình thành chủ yếu ngay từ trong môi trường gia đình và theo mỗi cá nhân đi suốt cuộc đời Giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách con người, góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của gia đình, của dòng họ cộng đồng và của dân tộc, qua đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia.

1.3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình

Hoạt động kinh tế là chức nặng tự nhiên của mọi gia đình nhằm tạo ra những điều kiện vật chất để tổ chức tốt đời sống gia đình, nuôi dạy và giáo dục con cái tốt hơn, đồng thời, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển Hoạt động kinh tế của gia đình bao gồm cả hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tổ chức tiêu dùng của gia đình Tổ chức tốt đời sống gia đình chính là việc tổ chức tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của gia đình một cách có hiệu quả để tăng thu nhập; đồng thời, là việc sử dụng một cách hợp lý các khoản thu nhập và quỹ thời gian nhàn rỗi của các thành viên nhằm tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, trong đó, tình cảm và lợi ích vật chất của mỗi thành viên được đảm bảo hài hòa.

1.3.4 Chức năng đáp ứng nhu cầu tâm lý, sinh lý, tình cảm

Chức năng này được thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu tâm lý, sinh lý và tình cảm tự nhiên của con người Nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới tính và giới, tâm lý lứa tuổi và thế hệ, những căng thẳng, mệt mỏi về thể chất và tâm hồn… cần được chia sẻ và giải quyết trong phạm vi gia đình và những người thân một cách hòa thuận Sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, sinh lý, tình cảm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái… làm cho các thành viên trong gia đình cảm thấy được bình yên, được an toàn, có điều kiện sống khỏe mạnh về vật chất và tinh thần, đó là những tiền đề cần thiết để củng cố các mối quan hệ của gia đình, bảo vệ gia đình hạnh phúc, bền vững.

Trang 8

Thực hiện tốt chức năng này không chỉ góp phần quan trọng đảm bảo xây dựng gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc, mà còn góp phần thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh.

2 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁTTRIỂN GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

2.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến

Trong những năm qua, Lâm Đồng luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống Theo đó, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức học tập, phổ biến, quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước bằng các kế hoạch, chương trình hành động của cấp mình, tổ chức mình Cùng với việc học tập, quán triệt, công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng được đẩy mạnh Việc học tập, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác gia đình được triển khai nghiêm túc, qua đó giúp cho cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng gia đình; từ đó quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác này để mỗi người dân có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc chăm lo xây dựng tổ ấm gia đình.

2.2 Công tác giáo dục đời sống, giá trị truyền thống của gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người, là nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi trẻ em được chăm sóc cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để trẻ hòa nhập vào đời sống xã hội Vì vậy, giáo dục đời sống, các giá trị truyền thống trong gia đình được coi là nền tảng cho giáo dục đạo đức của nhà trường và xã hội Hàng năm, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương

Trang 9

có liên quan triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều việc làm như:

Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp và hội nghị biểu dương các gia đình văn hóa tiêu biểu, xuất sắc trên toàn tỉnh nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6; duy trì tốt các hoạt động sinh hoạt nhóm, tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực gia đình thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ Qua đó, biểu dương những cá nhân, tập thể có thành tích trong việc giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp trong gia đình phù hợp với xã hội phát triển; phê phán và chống lại các tệ nạn xã hội, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình Một số hủ tục trong việc cưới, việc tang của bà con dân tộc thiểu số dần được loại bỏ…

Quan tâm triển khai công tác bình đẳng giới thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; chú trọng lồng ghép tuyên truyền các nội dung liên quan đến Bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình trong các đợt truyền thông nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3), ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), ngày Gia đình Việt Nam (28/6), ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10); ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ (25/11)…

Tập trung vận động các gia đình, cụm dân cư tích cực tham gia xây dựng nếp sống gia đình văn hóa, chủ động phòng, chống các tệ nạn xã hội ngay tại gia đình và cộng đồng; phát động phong trào xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững; mô hình câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình; mô hình ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền; gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, nuôi dạy con tốt; thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; thực hiện nếp sống văn minh…

Duy trì các hoạt động của mô hình xã, phường phù hợp với trẻ em, mô hình không có người sinh con thứ 3 trở lên, mô hình các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình Các mô hình đã góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu về xây

Trang 10

dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc Thông qua đó đã góp phần tích cực vào việc giảm thiểu tình trạng bạo lực trong gia đình.

Lồng ghép nội dung xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với kế hoạch triển khai đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam” thông qua việc đẩy mạnh chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường các buổi họp, sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ, các lớp tập huấn nghiệp vụ, các hội thi, hội diễn liên hoan văn hóa, văn nghệ, thể thao để tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

Để xây dựng gia đình an toàn, hạnh phúc, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp xây dựng và nhân rộng các mô hình có hiệu quả nhằm thu hút, tập hợp phụ nữ tham gia, góp phần phát huy vai trò đại diện của tổ chức Hội trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em gái, góp phần xây dựng gia đình phát triển bền vững.

Do đó, nhận thức của Nhân dân về xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh đã được nâng lên một bước Nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: yêu quê hương, đất nước; sống hiếu nghĩa, thủy chung đã và đang được các gia đình giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ Những giá trị văn hóa không phù hợp, lai căng dần được loại bỏ, nhường chỗ cho những giá trị văn hóa tốt đẹp thẩm thấu, lan tỏa vào các thành viên trong gia đình, dòng họ và trở thành nguồn gốc, động lực cho sự phát triển.

2.3 Đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình

Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, về phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số; công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển kinh tế hộ gia đình, thi đua làm giàu chính đáng Từ phong trào, phát triển kinh tế hộ gia đình đã có nhiều cách làm hay, thiết thực mang lại hiệu quả cao và việc nhân rộng các mô hình kinh tế hộ tiên tiến góp phần xóa đói giảm nghèo Hội nông dân, Hội Phụ nữ các cấp đã tín chấp với các ngân hàng, tổ chức

Ngày đăng: 11/01/2022, 20:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w