CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH: 3 1.1. Thái Lan: Nền kinh tế Thái Lan khan hiếm USD tiền mặt 3 1.2. Hàn Quốc: Nhà nước Hàn Quốc đang có một khoản nợ nước ngoài khổng lồ. 3 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ ĐÓ ( MỤC TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ): 5 2.1. Điểm khác nhau 5 2.1.1. Thái Lan: 6 2.1.2. Hàn quốc: 6 2.2. Điểm chung 8 CHƯƠNG 3. . CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH ĐƯỢC SỬ DỤNG 9 3.1. Điểm chung trong chính sách 9 3.1.1. Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô 9 3.1.2. Cải cách khu vực tài chính. 9 3.1.3. Cải tổ cách thức quản lý của khu vực xí nghiệp 9 3.1.4. Cải cách các thị trường 9 3.2. B.Điểm khác nhau trong chính sách khôi phục nền kinh tế: 10 3.2.1. THÁI LAN 10 3.2.2. Hàn Quốc 10 CHƯƠNG 4. . ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 13
Trang 1z
Trang 2BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
Nội dung: Tìm hiểu “Khủng hoảng kinh tế
Hàn Quốc và Thái Lan năm 1997”
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Trọng Phong
Nhóm sinh viên thực hiện
1. Nguyễn Bá Long – B19DCQT093
2. Lê Kim Chi – B19DCMR024
3. Đặng Thị Khánh Ly – B19DCQT084
Năm học 2020-2021
Trang 3Mục lục
Trang 4CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH:
1.1 Thái Lan : Nền kinh tế Thái Lan khan hiếm USD tiền mặt
- Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9% Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi
Nền KT tăng trưởng quá nóng, dễ mất kiểm soát
- Ngày 2/7/1997, chính phủ Thái Lan công bố thả nổi có kiểm soát đồng baht
và kêu gọi IMF ”hỗ trợ kỹ thuật” (ngày hôm đó đồng baht rớt giá đến 20% so
với đô-la) => Dấu mốc khủng hoảng
-1.2 Hàn Quốc: Nhà nước Hàn Quốc đang có một khoản nợ nước ngoài khổng lồ.
- Cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953 đã gây nhiều thiệt hại cho Hàn Quốc Hơn ¼ dân số quốc gia gồm 20 triệu người đã trở thành những người tị nạn vô gia cư và vô tài sản Việc phục hồi sau chiến tranh đặc biệt khó khăn do sự phân chia bán đảo Triều Tiên với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nắm giữ hầu hết nguồn tài nguyên thiên nhiên và những cở sở
hạ tầng về công nghiệp Tuy nhiên, hơn 40 năm qua, Hàn Quốc đã phát triển với tỉ lệ tăng trưởng ngoạn mục khi theo đuổi một chính sách phát triển năng động có sự can thiệp của chính phủ Là một trong bốn con hổ châu Á, Hàn Quốc trở thành một nhà sản xuất tàu, ô tô, hệ thống chip điện tử lớn
- Vào giữa những năm 1980, các tập đoàn Hàn Quốc như Huyndai, Samsung, Lucky- Goldstar đã bắt đầu tiến hành những đợt lấn chiếm sâu vào thị trường
Mỹ Tổng sản phẩm quốc gia của Hàn Quốc tăng lên với một tỉ lệ đáng kinh ngạc, đạt 11,6% vào năm 1986 và 12,5% vào năm 1987, cả hai năm đều giữ kỉ lục toàn cầu Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ và nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới Nhưng chỉ một thập kỉ sau đó, Hàn Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính hết sức tồi tệ
- Ngày 28 tháng 11 năm 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống
B2 => Dấu mốc khủng hoảng
Trang 5CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ ĐÓ ( MỤC TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ):
1.3 Điểm khác nhau
Trang 61.3.1 Thái Lan:
Ngân hàng Nhà nước cố sức
giữ không để đồng tiền baht mất giá
dẫn đến lạm phát.
- Lý do: Thái Lan ký hàng loạt
các hợp đồng mua bán ngoại tệ có
thời hạn (bán đồng Baht Thái, với
thời hạn thanh toán chậm từ 6 tháng
đến 1 năm), chủ quan đánh cược
trong tương lai đồng Bath sẽ phá giá.
- Điều kiện: IMF hỗ trợ 20 tỷ
đô Thông qua luật quy định phá sản,
tái tổ chức và cấu trúc Công ty, khung
giám sát mạnh mẽ
- Diễn biến:
+ Đầu năm 1997, một số quỹ
đầu cơ tài chính sừng sỏ như
Quantum (George Soros) hay Tiger
Management Corp (Julian
Robertson) đã ký hàng loạt các hợp
đồng mua bán ngoại tệ có thời hạn
(bán đồng Baht Thái, với thời hạn
thanh toán chậm từ 6 tháng đến 1
năm) với tổng trị giá lên tới 15 tỷ
USD Người ta đang đánh cược là
trong tương lai đồng Baht sẽ phá giá
Trong bối cảnh nền kinh tế khan hiếm
USD tiền mặt, những kiểu hợp đồng
mua bán ngoại tệ có kỳ hạn như thế
1.3.2 Hàn quốc:
Tránh được kịch bản xấu nhất, đó là vỡ nợ quốc gia.
- Lý do: Hàn Quốc đã sa
vào khủng hoảng tiền tệ - ngân hàng, có một gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ IMF chủ quan kết luận rằng Hàn Quốc không thể là nạn nhân của khủng hoảng đang diễn ra tại một số nước Đông Nam Á
- Điều kiện: IMF hỗ trợ 58
tỷ đô Tự do hóa thương mại,các
tài khoản cải cách thị trường lao động, tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp
- Diễn biến:
+ Tháng 12/1997, Hàn
Quốc đã sa vào khủng hoảng tiền
tệ - ngân hàng (khủng hoảng thanh khoản) khiến nước này phải cầu viện IMF Nhờ sự giúp
đỡ của tổ chức này cùng các tổ chức quốc tế khác, nước này đã tránh được kịch bản xấu nhất, đó
là vỡ nợ quốc gia
+ Vào thời điểm khủng
hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ Các công
ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân
Trang 7này rất thông dụng Do đó đến Ngân
hàng Nhà nước Thái Lan cũng cảm
thấy không có chuyện gì đáng ngại,
thậm chí còn xem đây là một trong
những phương pháp hữu hiệu đảm
bảo vốn lưu thông cho nền kinh tế
+ Mãi phải đến giữa tháng 5, khi
những dấu hiệu tiền khủng hoảng xuất
hiện, Ngân hàng Thái Lan mới ra
quyết định tạm ngừng những kiểu hợp
đồng như thế, nhưng đã quá muộn
+ Ngày 14-15 tháng 6 năm
1997, thị trường tiền tệ ở Thái tràn
ngập lệnh bán đồng Baht Ngân hàng
Nhà nước cố sức giữ giá, trong suốt 2
tuần đã chi ra gần 10 tỷ USD để mua
đồng Baht và giữ tỷ giá hối đoái ở
mức bình thường 25 baht 1 USD.
Nhưng không ăn nhằm gì với làn sóng
“rũ bỏ” đồng Baht loang ngày càng
rộng trên khắp thế giới Chính phủ
Thái đã vùng vẫy bằng mọi cách: từ
dụ dỗ, dọa nạt, răn đe giới tài chính
cũng như giới báo Thậm chí cả làm
động tác giả
+ Ngày 30 tháng 6, Thủ tướng
Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh vẫn
cố sống cố chết “sẽ không phá giá
baht”, thế mà chỉ 2 ngày sau, 2 tháng
7, baht lập tức mất giá gần 50% Chỉ
số thị trường chứng khoán Thái Lan
tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995
xuống còn 372 cuối năm 1997 Đồng
thời, mức vốn hóa thị trường vốn
giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5
hàng nước ngoài Một vài vụ vỡ
nợ đã xảy ra Khi thị trường châu
Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn
+ Ngày 28 tháng 11 năm
1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2 Điều này góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá Riêng trong ngày 7 tháng 11, thị trường chứng khoán Seoul tụt 4% Ngày
24 tháng 11 lại tụt 7,2% do tâm
lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng các chính sách khắc khổ.Với các biến số ANTC vĩ mô khá vững chắc như tăng trưởng GDP cao trung bình khoảng 8%, lạm phát vừa phải (5%/năm), nợ nước ngoài chỉ tương đương 30% GDP (thấp nhất so với các nước đang phát triển và thấp hơn nhiều nước phát triển), liên tục có thặng
dư NSNN,… trong 3 năm trước khủng hoảng, IMF kết luận rằng Hàn Quốc không thể là nạn nhân của khủng hoảng đang diễn ra tại một số nước Đông Nam Á Dẫu vậy, khủng hoảng đã nổ ra
Trang 8tỷ USD Finance One, công ty tài
chính lớn nhất của Thái Lan bị phá
sản
1.4 Điểm chung
Hàn Quốc, Thái Lan đều đã và đang thực thi một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế ổn định giá cả Cụ thể, các nước từ bỏ chế độ
tỷ giá hối đoái neo và hướng tới chế độ mục tiêu lạm phát Đồng thời, các nước nỗ lực gia tăng lượng dữ trự ngoại hối nhà nước của mình.
• Đổi mới phương pháp quản lý vĩ mô
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI -> Thực thi một chế độ linh hoạt
GIÁ CẢ -> Thực hiện cơ chế ổn định giá cả
• Cải cách khu vực tài chính
Xóa, giảm nợ xấu, tái vốn hóa
Đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ
Tăng cường giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, kế toán mới
Chuyên môn hóa các thể chế tài chính
• Cải tổ quản lý khu vực xí nghiệp
Hoàn thiện thủ tục về phá sản
Nỗ lực tái cơ cấu nợ của các xí nghiệp
Áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán theo thông lệ quốc tế
Tăng cường mức vốn tự có của doanh nghiệp
• Cải cách các thị trường
Hàn Quốc và Thái Lan đã và đang phát triển thị trường trái phiếu định danh bằng nội tệ của mình
Tạo thuận lợi cho tuyển dụng và sa thải
Trang 9CHƯƠNG 3 CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH ĐƯỢC SỬ DỤNG 1.5 Điểm chung trong chính sách
1.5.1 Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô
Hàn Quốc, Thái Lan đã và đang thực thi một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế ổn định giá cả Cụ thể, các nước từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái
neo và hướng tới chế độ mục tiêu lạm phát Đồng thời, các nước nỗ lực gia tăng lượng dự trữ ngoại hối nhà nước của mình
1.5.2 Cải cách khu vực tài chính
Các biện pháp, chính sách sau đã được thực thi để cải cách khu vực tài chính:
- Xóa và giảm nợ xấu , tái vốn hóa các thể chế tài chính;
- Đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ,
- Tăng cường giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, kế toán mới đối với các tổ chức tín dụng và tài chính khác;
- Đẩy mạnh chuyên môn hóa các thể chế tài chính;
- Tăng cường giám sát và điều tiết các tổ chức tín dụng đồng thời với nâng cao
kỷ luật thị trường
1.5.3 Cải tổ cách thức quản lý của khu vực xí nghiệp
Các biện pháp, chính sách sau đã được thực thi để cải tổ cách thức quản
lý của khu vực xí nghiệp:
- Hoàn thiện các thủ tục về phá sản
- Nỗ lực tái cơ cấu nợ của các xí nghiệp,
- Củng cố các quy định và tiêu chuẩn về cáo bạch , bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ nâng cao quyền lực và trách nhiệm của ban giám đốc
- Áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán theo thông lệ quốc tế
- Tăng cường mức vốn tự có của doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho các hoạt động mua lại và sáp nhập kể cả với doanh nghiệp trong nước cũng như với doanh nghiệp nước ngoài.
1.5.4 Cải cách các thị trường
Hàn Quốc và Thái Lan đã và đang phát triển thị trường trái phiếu định danh bằng nội tệ của mình Đồng thời, cải cách thị trường lao động đã cho
phép các xí nghiệp tuyển dụng và sa thải lao động dễ dàng hơn, giúp xí nghiệp của các nước trở nên linh hoạt hơn
Trang 101.6 B.Điểm khác nhau trong chính sách khôi phục nền kinh tế:
1.6.1 THÁI LAN
Tháng 8/1997, IMF cứu viện Thái Lan bằng hai gói hỗ trợ kinh tế với giá trị hơn 20 tỷ đôla với các điều kiện như thông qua luật quy định phá sản,
tái tổ chức và cấu trúc Công ty, thiết lập các khung giám sát mạnh mẽ hơn đối với Ngân hàng và các Tổ chức tài chính Thái Lan thực hiện các yêu cầu này
và trải qua một quá trình cực nhọc trong khôi phục kinh tế
1.6.1.2 Tái cấu trúc hệ thống tài chính
- Ủy Ban tái cấu trúc hệ thống tài chính và Công ty quản lý tài sản tái cấu trúc được thành lập biện pháp đảm bảo tiền gửi vô điều kiện được tái khẳng định,
quyền lực can thiệp của ngân hàng nhà nước được củng cố thêm
- Gói giải pháp kêu gọi sự tham gia của lĩnh vực tư vào việc tái cấu trúc cơ cấu vốn.
- Các công ty tài chính đã ngừng hoạt động bị vĩnh viễn chất dứt hoạt động
- T12/1997-T5/1998: Ngân hàng Quốc gia Thái Lan (Bank of Thailand) can thiệp vào 5 ngân hàng thương mại; 12 công ty tài chính, quyền của cổ đông
bị xóa bỏ.
Khuyến khích sản xuất và tiêu dùng nội địa, đồng thời giảm sự phụ thuộc và các nguồn vốn và thương mại nước ngoài
Những chính sách này được biết đến với cái tên Thaksinomics đã góp phần đưa Thái Lan hồi phục và tăng trưởng kinh tế trở lại trong giai đoạn
2002 - 2004
1.6.2 Hàn Quốc
Vào tháng 12/1997, IMF chấp thuận một gói giải cứu khổng lồ lên đến
58 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử Thỏa thuận giải cứu đòi hỏi Hàn Quốc phải
tự do hóa thương mại và các tài khoản vốn của quốc gia này, đồng thời cải cách thị trường lao động, tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp và nhiều thứ khác
Trang 111.6.2.2 Chính phủ Hàn Quốc đối phó với khủng hoảng bằng cách để đồng Won xuống giá một nửa (từ 1700 won cho một đôla xuống còn 800 won cho một đôla).
tính thị trường, cắt bỏ các khoản trợ cấp dưới một hình thức cho các Tập đoàn chaebol
- Tái cấu trúc các Tập đoàn này theo hướng lập trung vào những ngành kinh doanh hiệu quả và bán lại các lĩnh vực kinh doanh thiếu hiệu quả cho các Công ty khác cả trong nước và nước ngoài, giải thể các Tập đoàn làm ăn thua lỗ (trong đó có cả Tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc là Daewoo), đóng cửa các Ngân hàng thiếu hiệu quả
- Sự uyển chuyển trong việc phối hợp hành động với các tổ chức quốc tế đồng thời khuyến khích nhân dân cùng chịu đựng khó khăn như các thỏa thuận với
công đoàn cho phép giới chủ thải hồi bớt lao động… cũng góp phần đưa nước này nhanh chóng hồi phục
Nhập khẩu đã được hạn chế
Các ngân hàng của Hàn Quốc đã áp dụng phương thức quản trị hiện đại của phương Tây và đã giảm được tỷ lệ sở hữu gia đình tại các ngân hàng, tăng cường lợi ích cho các giám đốc bằng cách cho họ quyền chọn mua cổ phiếu, v.v
chính
Bắt đầu từ tháng 12 năm 1998, các đoàn thể dân sự đã phát động phong trào “Góp vàng” để giúp Chính phủ trả nợ nước ngoài Phong trào “Góp
vàng” nhanh chóng lan rộng ra toàn quốc Nhân dân Hàn Quốc không ngại hy sinh những kỷ vật vốn được cất kỹ trong ngăn tủ như nhẫn cưới, nhẫn mừng thôi nôi của mình để đem đóng góp cho đất nước.Đã có 3,5 triệu người tham gia phong trào “Góp vàng” này
Nhờ sức dân và cải cách Chính phủ mà năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Hàn Quốc ngày càng tăng cao, cán cân thương mại thặng dư và dự trữ ngoại hối ngày càng dồi dào hơn Theo đó, Hàn Quốc đã sớm trả được nợ và đến ngày 23/8/2001 đã trả hết hoàn toàn khoản vay từ IMF.
Trang 12Hai năm sau khi khủng hoảng xảy ra, Tổng thống Kim Dae-Jung tuyên
bố khủng hoảng đã kết thúc vào tháng 12/1999
Trang 13CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Đối với Hàn Quốc:
Những chính sách nêu trên đã đưa đất nước này vượt qua khủng hoảng thành công chỉ trong vòng 2 năm.
Hàn Quốc có khả năng phục hồi kinh tế rất nhanh nhờ Một yếu tố thuận lợi khác là ngân hàng ở Hàn Quốc có tiền trong quỹ và không bị tệ nạn các món nợ khó đòi Ổn định hệ thống tài chính và khôi phục lòng tin của công chúng đối với khả năng quản lý kinh tế, ổn định vĩ mô của chính phủ
Tăng trưởng kinh tế đạt 10% năm 1999 và 9% năm 2000 và ở mức ổn định đáng kể 5 - 6% trong thời gian gần đây Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đã tăng gấp ba lần so với thời điểm năm 1997.
Vào năm 1999, Hàn Quốc lần đầu tiên có một quý tăng trưởng kể từ năm 1997 Đồng won trở nên ổn định, tài khoản vãng lai đã có thặng dư, lạm phát đã giảm, dự trữ ngoại tệ tăng lên 56 tỉ đô la - so với 5 tỉ đô la vào lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, nợ nước ngoài giảm 50% so với đỉnh điểm cuộc khủng hoảng xuống còn 31 tỉ đô la.
Đối với Thái Lan:
Tuy mất nhiều thời gian để phục hồi hơn Hàn Quốc tuy nhiên các chính sách của Thái Lan vẫn được đánh giá là thành công
Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng lên tới 45% vào năm 1998 thì năm 2006, tỷ lệ này chỉ chừng 3 - 4% (số liệu của IMF).
Trang 14Tài liệu tham khảo
1 Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 – Wikipedia
2 Khủng hoảng tài chính châu Á: Bài học từ quá khứ- Tapchitaichinh.vn
3 Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế: Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á
1997 – Đại học ngân hàng TP HCM
4 Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc – Nghiencuuquocte.org
5 Bóng ma trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á – Anninhthudo.vn
6 Recovery from the Asian Crisis and the Role of the IMF – IMF.org