Sử dụng kiến thức kinh tế vĩ mô đã học Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích các tác động của chính sách tài khóa được nêu trong Chỉ thị số 11CTTTg ngày 04032020 của Chính Phủ trong việc hỗ trợ nền kinh tế

11 14 0
Sử dụng kiến thức kinh tế vĩ mô đã học Anh (chị) hãy  chỉ ra và phân tích các tác động của chính sách tài khóa  được nêu trong Chỉ thị số 11CTTTg ngày 04032020  của Chính Phủ trong việc hỗ trợ nền kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sử dụng kiến thức kinh tế vĩ mô đã học Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích các tác động của chính sách tài khóa được nêu trong Chỉ thị số 11CTTTg ngày 04032020 của Chính Phủ trong việc hỗ trợ nền kinh tế.

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .3 NỘI DUNG 3 I CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 3 1 Khái niệm 3 2 Vai trò .3 3 Phân loại 4 4 Công cụ .4 II PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐƯỢC NÊU TRONG CHỈ THỊ SỐ 11/CT-TTG NGÀY 04/03/2020 CỦA CHÍNH PHỦ 5 KẾT LUẬN 7 PHỤ LỤC 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 MỞ ĐẦU Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại trên thế giới và cả Việt Nam Ngoài việc bệnh dịch ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người thì nó còn ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, Việt Nam cũng không ngoại lệ Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/03/2020 để khắc phục, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vượt qua khó khăn và giảm thấp nhất thiệt hại kinh tế có thể xảy ra Trong chỉ thị chính phủ chú trọng thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa quốc gia NỘI DUNG I CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 1 Khái niệm Chính sách tài khóa là quyết định của chính phủ về điều chỉnh mức chi tiêu và thuế suất nhằm mục đích hướng nền kinh tế vào mức sản lượng, mức việc làm mong muốn, ổn định giá cả, lạm phát trong nền kinh tế của một quốc gia Hiểu một cách đơn giản thì đây là công cụ của nền kinh tế vĩ mô, tác động đến quy mô hoạt động kinh tế thông qua thay đổi chi tiêu, thuế của chính phủ 2 Vai trò Theo nền kinh tế vĩ mô thì chính sách tài khóa có vai trò vô cùng quan trọng Chính sách tài khóa chính là công cụ để điều tiết nền kinh tế của chính phủ thông qua thuế và chính sách chi tiêu mua sắm Về mặt lý thuyết thì chính sách tài khóa là một công cụ để khắc phục thất bại của thị trường đồng thời phân bổ các nguồn lực có hiệu quả thông qua việc thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thuế Chính sách tài khóa cũng là công cụ phân phối, tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân Chính sách tài khóa sẽ hướng đến mục tiêu tăng trưởng, định hướng phát triển Dù tăng trưởng trực tiếp hay gián tiếp thì tất cả cũng là mục tiêu cuối cùng của chính sách tài khóa 3 Phân loại 2 Có hai loại chính sách tài khóa chính đó là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thắt chặt: a Chính sách tài khóa mở rộng Chính sách tài khóa mở rộng hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt Là chính sách để tăng cường chi tiêu cho chính phủ so với nguồn thu thông qua: Gia tăng mức độ chi tiêu của chính phủ nhưng không tăng nguồn thu; giảm nguồn thu từ thuế nhưng không giảm chi tiêu; hoặc vừa tăng mức độ chi tiêu của chính phủ và vừa giảm nguồn thu từ thuế Được áp dụng để kích thích thị trường tăng trưởng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động b Chính sách tài khóa thắt chặt Chính sách tài khóa thắt chặt hay còn gọi là chính sách tài khóa thặng dư Là chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ bằng một số nguồn thu khác như: chi tiêu của chính phủ sẽ ít đi nhưng không tăng thu; hoặc không giảm chi tiêu nhưng lại tăng thu từ thuế hoặc là vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế Được áp dụng trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nhanh, thiếu bền vững hoặc bị lạm phát cao 4 Công cụ Trong chính sách tài khóa, có 2 công cụ được sử dụng chính đó là thuế và chi tiêu của chính phủ a Thuế Về cơ bản thì thuế được chi ra thành 2 loại chính: - Thuế trực thu (Direct taxes): Là loại thuế được đánh trực tiếp lên tài sản hoặc là thu nhập của người dân - Thuế gián thu (Indirect taxes): Là thuế được đánh lên giá trị của hàng hóa và dịch vụ trong lưu thông qua những hành vi về sản xuất cũng như tiêu dùng trong nền kinh tế Còn trong nền kinh tế nói chung thì thuế sẽ tác động theo hai cách nổi bật Đó là: 3 Thứ nhất: Ngược với chi chuyển nhượng thì thuế sẽ làm giảm thu nhập khả dụng cá nhân Từ đó khiến cho chi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cá nhân giảm Kết quả tổng cầu giảm, GDP giảm Thứ hai: Thuế tác động làm cho giá cả của hàng hóa, dịch vụ bị méo mó nên tác động nhiều đến hành vi, động cơ khuyến khích của cá nhân b Chi tiêu của chính phủ Chính phủ sẽ thực hiện chi tiêu trong nhiều mảng khác nhau, trong đó bao gồm 2 loại chính là chi cho mua sắm hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng Cụ thể: - Chi mua hàng hóa - dịch vụ: Được hiểu là chính phủ sẽ dùng khoản ngân sách nhất định để mua khí tài, vũ khí, xây dựng cầu đường hay các công trình kết cấu hạ tầng xã hội, chi trả lương cho đội ngũ cán bán công nhân viên Nhà nước, Nếu chi mua sắm chính phủ tăng một đồng thì tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại khi chi mua sắm của chính phủ giảm một đồng sẽ làm cho tông cầu thu hẹp với mức độ cực nhanh Do vậy đây được coi là công cụ trong điều tiết tổng cầu - Chi chuyển nhượng: Chi chuyển nhượng là khoản trợ cấp từ chính phủ cho các đối tượng chính sách như nhóm dễ bị tổn thương hay người nghèo trong xã hội Chúng tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua ảnh hưởng đến thu nhập, tiêu dùng cá nhân Theo đó nếu chính phủ tăng chi chuyển nhượng thì tiêu dùng cá nhân sẽ tăng lên Thông qua hiệu số tiêu dùng cá nhân sẽ làm gia tăng thêm tổng cầu II PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐƯỢC NÊU TRONG CHỈ THỊ SỐ 11/CT-TTG NGÀY 04/03/2020 CỦA CHÍNH PHỦ Tác động chính sách tài khóa tại điểm a khoản 1 Chỉ thị 11/CT-TTg đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cụ thể, Chính phủ đề Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng, 4 xem xét giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí… đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng) Ngoài ra, Chính phủ cũng mong muốn có các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử1 Với việc hỗ trợ tối đa nguồn vốn, tín dụng đã giúp các doanh nghiệp trong nước tháo gỡ khó khăn, giữ vững được nguồn vốn, đảm bảo cho việc sản xuất để từ đó các doanh nghiệp sẽ góp phần đảm bảo nền kinh tế của đất nước được phát triển, đạt hi vọng GDP luôn phát triển dương và đạt ngưỡng mà Quốc hội đề ra (trên 6%) Việc ngân hàng giảm hoặc ra hạn lãi vay đã tạo điều kiện cho người dân phục hồi tài chính sau cú sốc dịch bệnh, những người thất nghiệp bởi dịch bệnh gánh nặng tài chính được giảm bớt, như vậy, Chính phủ đã tạo điều kiện cho người dân cũng như doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trong tâm dịch Tác động chính sách tài khóa tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Chỉ thị 11/CT-TTg đối với Bộ Tài chính Cụ thể, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính không thực hiện kiểm tra định kỳ đối với doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm trong năm 2020 đồng thời hỗ trợ giảm trừ thuế thu nhập cá nhân, xây dựng chính sách thuế phù hợp với thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa Thực hiện gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, miễn, giảm thuế, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Đặc biệt Chính phủ đề Bộ Tài chính thực hiện gói hỗ trợ khoảng 30.000 tỉ đồng để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 Đối với biểu hiện của chính sách tài khóa này, việc giảm thuế sẽ giúp người dân chi tiêu nhiều hơn, kích thích sản xuất, giúp các doanh nghiệp không bị phá sản cũng như đảm bảo cho các doanh nghiệp được hoạt động ổn định để từ đó nền kinh tế được giữ vững và ổn định phát triển trong lòng đại dịch Covid- 19 1 Ngày 17/05/2021, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thực hiện miễn phí chuyển tiền trong nước nhằm khuyến khích giao dịch không dùng tiền mặt dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước 5 Tác động chính sách tài khóa tại khoản 5 Chỉ thị 11/CT-TTg đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công thương Cụ thể, Chính phủ giao cho các bộ và cơ quan trung ương và địa phương: Tập trung chỉ đạo, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng lớn, quan trọng, phát huy tối đa công suất thiết kế, hiệu quả kinh tế, xã hội Tạo mọi thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, nhất là về đất đai, đầu tư, xây dựng, tín dụng, thuế… có kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, rút gọn thủ tục hành chính Chính phủ đã chi tiêu công vào cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng để phần nào xây dựng môi trường sản xuất kinh tế ổn định cho doanh nghiệp, tập trung nguồn lực để hỗ trợ, xây dựng và phục hồi nền kinh tế do đại dịch gây ra, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để người dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể hoạt động tốt việc xây dựng nền kinh tế Chính sách tài khóa của Chính phủ được biểu hiện tại Chỉ thị 11/CT-TTg đã giúp nền kinh tế Việt Nam trong những lúc khó khăn dịch bệnh được ổn định và phát triển, giá cả hàng hóa được đảm bảo nhất là trong tình hình dịch bệnh căng thẳng tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội như hiện nay, ngoài ra hiệu quả đem lại còn giúp các doanh nghiệp được hoạt động bình thường, hạn chế rủi ro cũng như không đi đến bước đường cùng, người dân cũng có thêm việc làm ổn định KẾT LUẬN Thông qua Chỉ thị 11/CT-TTg của Chính phủ được ban hành trong tình hình dịch bệnh phức tạp và kéo dài, Chính phủ mong muốn các Bộ, cơ quan, ngành, địa phương thực hiện các chính sách, đặc biệt là chính sách tài khóa nhằm bảo vệ nền kinh tế của Việt Nam, hỗ trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong mọi mặt đặc biệt về thuế, vốn và lãi vay Có thể thấy, chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế, đặc biệt trong thời buổi dịch bệnh như hiện nay PHỤ LỤC 1 Chính sách tài khoá mở rộng 6 AD E1 P AS E AD 450 E E1 AD=C+I+G+X-IM Y

Ngày đăng: 08/01/2022, 20:32

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan