1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân huyện tân hiệp, tỉnh kiên giang

77 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 14,32 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

VIÊN NGỌC LONG

NHUNG NHAN TO ANH HUONG DEN THU NHAP CUA HỘ

NONG DAN HUYEN TAN HIEP TINH KIEN GIANG

Chuyén nganh : Kinh tế học -

Mã số chuyên ngành :60 31 03

"

LUAN VAN THAC SY KINH TE HOC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN VĂN PHÚC

Trang 2

TOM TAT

“Những nhân tô ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân tại huyện

Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang” là đề tài nghiên cứu các nhân tô tác động đến thu

nhập của hộ nông dân tại l1 ấp, thuộc 4 xã trong địa bàn huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang trong năm 2010 -2011, với tổng số mẫu điều tra là 300 hộ, được thực hiện thông qua phương pháp tham vấn cộng đồng, mô hình hồi quy bội - (hồi quy đa biến), bao gồm 8 nhân tố, xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS để tìm và xác định mức độ tác động của các nhân tố trên đến thu nhập Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phân phối thu nhập và bất bình đẳng trong thu nhập Để từ đó, đưa ra các giải pháp thực thi

Với kết quả mô hình tìm được, trong 8 nhân tố đưa vào mô hình, có 7

nhân tố tác động đến thu nhập, với 6 nhân tố đạt mức độ tin cậy là 99%, 1

nhân tố đạt 90% và 1 nhân tố không có ý nghĩa (theo mức ý nghĩa thống kê)

Lần lượt đó là: trình độ văn hóa, số lao đông trong hộ (lao động nông nghiệp),diện tích đất canh tác (bình quân), số lần tham dự khuyến nông, tiếp cận đường giao thông (khoảng cách), tổng vốn, tiếp cận nguồn nước (sử dụng hệ thống bơm tưới nước sông) và tuổi của chủ hộ

Các nhân tố tác động đến thu nhập đã tạo nên sự chênh lệch trong thu ' nhập và phân phối thu nhập Với kết quả là thu nhập bình quân của 40% hộ

có thu nhập thấp nhất = 11,27% (<12% theo tiêu chuẩn 40 “WB”) và G =

0,46 ( hệ số Gini nằm trong khoảng 0,4 đến 0,5), đã tạo nên tình trạng bất

bình đẳng trong thu nhập tại khu vực khảo sát

Từ đây, đề tài đưa ra các giải pháp, để góp phần nâng cao thu nhập, cũng như giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập của hộ nông dân

Trang 3

MUC LUC Trang Lời cam đ0an o< 55552223391 919 313 3931803108010848304030403030108000804 40 i Lời Cẩm ƠI 5 5 5 5 BH 000000008008 ii "7® ) ) iii MU ÏỤC << sọ TH Họ T000 000000001008 00 iv

Dam muc hinh va dO thi s csssccssssescsssseccssseccsssscscssssecsssnecessnsesessseeessneeeesssee vii

Damh mu DANg sssscssssssessssesseseseeseseeseseesesnsncssenesnencsneneaesscaesnceessesesseneeneaeen viii - Danh mục từ viết tẮt e-ese©cceseerveerterxeeerrrkerrrrrkererrseerorresrrrrsee x Chương 1: Giới thiỆU so 5-5-5 <0 0g g0 ke 1 1.1 Cơ sở hình thành luận văn - <5 55S<S*x+t+v£eEetexzeresesrrssesre 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu -. -s-©cseccxeerrerrrrrrkrrtkirrirrrrrrrrrrrrrrrrrrrri 3 1.3 Câu hỏi nghiên CỨU - «+ s+t+k+x+x*xeEx+kekekekekekererrsrkrkrkrkrerereree 3

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .¿ -.¿ e+©+eececvvzercrreerrr 3

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu

1.4.2 Đối tượng nghiên cứu 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu 1.7 Kết cấu của luận văn

Chương 2 Cơ sở lý luận Mô hình nghiên cứu . 5-5 6

2.1 Cơ sở lý luận cooccctrrocvEEEEtrreEEErrrrrvtrrrrrrerrrrrree _ 6

2.1.1 Định nghĩa hộ nông dân . 5-5-5525 S+st+evrteerteverrrerre 6 2.1.1.1 Định nghĩa HỘ Sàn re 6 2.1.1.2 Định nghĩa hộ nông dân - - << + 5s +x+k+k+vexekexersreere 7 2.1.2 Đặc điểm và phân loại hộ nông dân . -7ccccvcscc+ 8

ba sa §

2.1.2.2 Phân loại - 4n Tri § 2.1.3 Thu nhập hộ nông dân £ ££++*Esx£k+xEketekekexersrereresk 9 2.1.3.1 Khái niệm .- «cành TH HH ghê 9

Trang 4

2.1.3.2 Các loại thu nhập — thu nhập của hộ nông dân 9

2.1.4 Tham vấn cộng đồng (PRA)) . -¿-2++©+zectcrvrerrvrxerrrrrrerer 10 2.1.5 Phân phối thu nhập - Bất bình đẳng thu nhập . -.- 11 2.1.6 Các mô hình lý thuyết về thu nhập . -c-¿-ccccvcc+ecrerr+ 13

2.1.7 Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài 17

2.2 Mô hình nghiên cứu (Mô hình Kinh tế lương) . : - 21

2.2.1 Mô hình định lượng - ¿<< 5-5 Sen rrey 21

2.2.2 Diễn giải các biến Mối tương quan giữa biến độc lập và phụ thuộc .22

Chương 3: Cơ sở tổng quan khu vực nghiên cứu .-‹ ‹ - 25

3.1 Giới thiệu

3.1.1 Vị trí địa lý - Điêu kiện tự nhiên

3.1.2 Lịch sử hình thành huyện Tân Hiệp - +5 +5+ec<++ 27 3.2 Hiện trạng Kinh tế, Văn hóa - Xã hội, Y tế, Giáo dục, cơ sở hạ tầng nông thôn tại huyện Tân Hiệp 3.2.1 Về Kinh tế 3.2.2 Về Văn hóa - Xã hội <0 À 28

3.2.4 Về giáo dục, cơ sở hạ tầng nông thôn . -cc -©c++ 29 3.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương . - 29

3.4 Nhận xét

Chương 4: Nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu 30 4.1 Nội dung nghiên cứu . - «55s txeterkergterreerrkerrrrre 30 4.1.1 Khái quát nội dung nghiên cứu s55c«csccsrsecerseesrs 30 4.1.2 Phương pháp nghiên cứu . s55 ccseserereerrrrrrrrrrrrrrre 30

4.1.2.1 Thu thập số liệu 2 ¿¿+222EE+++EEEEtEEEAErrrrrerrrrrrerer 31

4.1.2.2 Phân tích số liệu -ccccceerrrrrriiriiiiiiiiirre 32

4.2 Kết quả nghiên cứu 2++©22Vv+++tttEEE2vverttrrtvrtrrrrrrrrrrrrerrrrr 33

4.2.1 Phân tích các nhân té tác động đến thu nhập thông qua mô hình hồi quy

bội bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) 33

4.2.1.1 Phân tích các biến HH re 33

Trang 5

4.2.1.2 Phân tích mô hình hồi quy sassessessnssesssesenenssssunansessssuaseseeee 47

4.2.1.3 Kiểm định mô hình hồi quy .-. -+-+-22v2vvcccccccee 49 4.2.1.4 Kết quả mô hình hồi quy . -cccccccccccccrrrrrr 50

4.2.2 Phân tích các yếu tố theo kết quả tham vấn cộng đồng (hộ nông dân và chuyên gia) ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân - -« 52

4.2.3 Phân tích phân phối thu nhập và bất bình đẳng thu nhập 57 4.2.3.1 Phân phối thu nhập -c2c:++++++2222E2Evvvvvvverererrrree 57 4.2.4.2 Bất bình đẳng thu nhập -22222++EEEE+eezrtrErrvrvrrrrrrx 58 Chương 5: Kết luận và Kiến nghị 494399806469509A044009049080980580005900004000800008000050 60 5.1 Kết luận 5.2 Kiến nghị

5.3 Giới hạn và nghiên cứu tiếp của đề tài

Tài liệu tham khảo

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐÒ THỊ

Trang Hình 2.1: Phương pháp PRA <6 stvesvekerererkrkrrrvee 11 Hình 2.2: Đường cong LOrenZz _ - - 5Sccc+Secesrexerrsersre 12 Hình 3.1: Vị trí vùng nghiên cứu - «- + ++c++esrxerxerkerkerver 25 Hình 3.2: Vị trí nghiên cứu huyện Tân Hiệp . - c5 c+<<x++ 27 Hình 4.1: Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân và tuổi của chủ hộ 36 Hình 4.2: Trình độ văn hóa của chủ hộ 5-55 ss+x+xererexersrse 37 Hình 4.3: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và thu nhập bình quân 38 Hình 4.4: Mối quan hệ giữa số lao động trong hộ và thu nhập bình quân 40

Hình 4.5: Mối quan hệ giữa diện tích đất canh tác và thu nhập bình quân .42

Hình 4.6: Mối quan hệ giữa số lần tham dự khuyến nông và thu nhập bình

Hình 4.7: Mối quan hệ giữa đường giao thông và thu nhập bình quân

Hình 4.8: Mối quan hệ giữ tổng vốn và thu nhập bình quân của hộ

Hình 4.9 Đường cong Lorenz tại khu vực khảo sát

Trang 7

DANH MUC BANG

Trang Bang 4.1: Thu nhap binh quan Khu vue 1 và 21 . - s-«eccexsx+ 33 Bảng 4.2: Thu nhập bình quân tại các Xã khảo sát . -« 34 Bảng 4.3: Tiêu chí xác định hộ nghèo mới giai đoạn 2011-2015 34 Bảng 4.4: Nghề nghiệp của hộ nông dân tại các Xã khảo sát 34 Bảng 4.5: Thu nhập bình quân của hộ 55c SsSxcccexceerereersre 35 Bảng 4.6: Thu nhập bình quân của hộ tính theo từng khoảng thu nhập 35

Bảng 47: Tuổi của chủ hộ -22cc-222222eeetcvCECEreerrcrrvrecerrrre 36

Bảng 4.8: Tuổi và thu nhập bình quân của chủ hộ, . - 36 Bảng 4.9: Trình độ văn hóa của chủ hộ

Bảng 4.10: Trình độ chuyên môn của chủ hộ

Bảng 4.11: Trình độ văn hóa và thu nhập bình quân

Bảng 4.12: Số lao động trong hộ

Bảng 4.13: Số lao động trong hộ và thu nhập bình quân

Bảng 4.14: Độ tuổi lao động của hộ cccccccccctccccvvvvrrereererrree 40

Bảng 4.15: Diện tích đất canh tác ccccceeccccccceeecre 41

Bang 4.16: Diện tích đất canh tác bình quân/nhân khẩu và thu nhập bình quân

41

Bảng 4.17: Số lần tham dự khuyến nông -ccccccccccccee 42

Bảng 4.18: Số lần tham dự khuyến nông và thu nhập bình quân 4 Bảng 4.19: Việc sử dụng nước sinh hoạt và thu nhập bình quân 44 Bảng 4.20: Khoảng cách đường giao thơng - < «<< 44 Bảng 4.21: Khoảng cách đường giao thông và thu nhập bình quân 45

Bảng 4.22: Tổng vốn của hộ ¿ 22222++e+VEEvveeevecvzveererrrre 46 Bảng 4.23: Tổng vốn của hộ và thu nhập bình quân . - 46

Bảng 4.24: Kết quả mô hình hồi quy bội . -. .-c-c -¿ 48 Bảng 4.25: Phân tích phương sai AnOVa .c co ceceererereeree 49

Trang 8

Bang 4.26: Phan tích R bình phương hiệu chỉnh

Bảng 4.27: Tầm quan trọng của các biến độc lập

Bang 4.28: Chi phi cho giáo dục của hộ (triệu đồng/năm) 53

Bảng 4.29: Chi phi cho y té và thu nhập bình quân của chủ hộ 54

Bang 4.30: Tổng tài sản và thu nhập bình quân . - 55

Bang 4.31: Khoảng nợ vay và thu nhập bình quân 55

Bang 4.32: Tôn giáo, diện tích đất và thu nhập bình quân 56

Bảng 4.33: Phân phối thu nhập tại khu vực khảo sát . - 57

Trang 9

BLDS DBSCL DH GDP OLS PGS TS PRA SPSS Ths TP HCM : TS WB DANH MỤC TỪ VIẾT TAT : Bộ luật Dân sự : Đồng bằng sông Cửu long : Đại học : Hệ số Gini : Tổng sản phẩm quốc nội

: Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường

Trang 10

.CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Cơ sở hình thành luận văn:

Con người chúng ta khi mới sinh ra, lớn lên, đến khi trưởng thành hay tuổi cao niên, đều có những nhu cầu, nào là nhu cầu vật chất, nhu cầu tỉnh thần rồi đến

nhu cầu xã hội Để đáp ứng những nhu cầu trên, chúng ta cần phải lao động, để tạo

ra của cải, vật chất và tạo ra thu nhập Vì vậy, thu nhập là một trong những yếu tố hàng đầu, đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống của con người nói chung và của người nông dân nói riêng

Thu nhập là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát

triển của xã hội loài người, từ khi xã hội có sự phân chia giai cấp thì nó càng trở nên quan trọng hơn, nó luôn là thước đo cho sự phát triển của một quốc gia, của một

khu vực Tiêu chí thu nhập bình quân trên đầu người đều được các nước phát

triển, đang phát triển hay chậm phát triển áp dụng, để đánh giá mức độ phát triển của quốc gia mình Trong tất cả các quốc gia trên, việc chênh lệch giữa những

người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp, đều diễn ra và đang diễn ra

hàng ngày Vấn đề quan trọng là phải làm như thế nào, để xoá dần khoảng cách ấy,

để xã hội trở nên công bằng hơn và phát triển một cách bền vững

Một đất nước muốn phát triển bền vững và toàn diện thì cần phải xoá dần

khoảng cách ấy Bởi đó chính là nguyên nhân chính gây nên những bất ổn về chính trị, kinh tế và xã hội Một đất nước có nền kinh tế càng phát triển, năng suất lao động càng cao thì càng có thu nhập cao, nhưng cũng không ít những người có thu nhập thấp, do chính sự phân công lao động ấy tạo ra Ngày nay, với những thành tựu khoa học kỹ thuật, nền kinh tế của mỗi quốc gia càng phát triển, nhưng sự chênh lệch ấy vẫn còn hiện diện ở mỗi quốc gia Đây chính là câu hỏi lớn đã được đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách

Việt Nam là một nước đang phát triển, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng

và nhà nước, đã chuyển mình từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có

sự điều tiết của nhà nước, đã giúp cho nền kinh tế phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm tăng, nhưng khoảng cách ấy ngày càng có “hố sâu hơn” Chính vì lý do đó, Đảng và nhà nước đã có chủ trương và chính sách, hỗ trợ cho những người

Trang 11

có thu nhập thấp, để góp phần bình ổn và phát triển xã hội một cách toàn diện Việt

Nam có 70% dân số sinh sống ở nông thôn và 57% lao động làm việc trong lĩnh vực

nông nghiệp (Bùi Quang Bình, 2008), đã góp một phần không nhỏ trong tổng thu

nhập của quốc gia.Việt Nam lại là một nước với nền văn minh lúa nước lâu đời, thì vấn đề quan tâm đến đời sống của người dân, nhất là người nông dân, càng được Đảng và nhà nước quan tâm, chú trọng phát triển

Đồng bằng Sông Cửu Long với diện tích tự nhiên là 40.518 kmỸ, với khoảng 18,43% diện tích đất được dùng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản

Thu nhập bình quân đầu người, năm 2009, đạt 711 USD/năm (Niên Số liệu kinh tế xã hội 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL - Cục Thống kê Cần Thơ, Tổng cục Thống kê),

năm 2010, là 900 USD/năm (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam — Chỉ nhánh Cần Thơ), so với cả nước là 1160 USD/ năm (Nguyễn Tấn Dũng, 2010) Như vậy, GDP chiếm 77,59% so với cả nước Tuy nhiên, mặt bằng dân trí vẫn còn thấp, sự chênh lệch thu nhập giữa các hộ còn cao

Tân Hiệp là một huyện của tỉnh Kiên Giang, nằm trong khu vực ĐBSCL

, Trong 5 năm qua, bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,80% (riêng năm 2007 đạt 15,81%), tăng trưởng kinh tế nông nghiệp đạt trên 15%, thu nhập bình quân đầu

người đạt gần 16 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 6,74% (UBND huyện Tân

Hiệp)

Mac du, đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng thu nhập bình quân của huyện so với thu nhập bình quân của khu vực ĐBSCL vẫn còn thấp, hơn nữa sự - chênh lệch về thu nhập, trình độ giữa các hộ trong huyện tại các xã, các ấp vẫn còn có một khoảng cách Một khoảng cách về thu nhập, đang diễn ra giữa các hộ, chỉ cách nhau một cây cầu hay một con sông

Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để các nhà lãnh đạo tỉnh nhân rộng mô hình, sang các huyện khác cho những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua Đồng thời, khắc phục những mặt còn hạn chế

Xét về góc độ nghiên cứu của đề tài thì thu nhập của hộ nông dân huyện Tân

Hiệp sẽ đề cập đến vấn đề trên Vậy đâu là nguyên nhân tạo ta sự chênh lệch ấy, có

sự khác biệt gì, nguyên nhân chủ quan và khách quan nào Đề tài sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tông quan hơn về đặc trưng của khu vực tại vùng nghiên cứu

Trang 12

Nói như vậy, yếu tố thu nhập của hộ nông dân không phải chỉ tác động bởi

yếu tố chủ quan như: trình độ học vấn, nghề nghiệp , mà còn lệ thuộc khá lớn vào các yếu tố khách quan như: các nguồn hỗ trợ vay vốn cho nông dân, ứng dụng các

thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp Vậy những nhân tố nào

ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân Nghiên cứu “Những nhân tỗ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang” với hì vọng sẽ giúp cho chúng ta hiểu biết phần nào thu nhập của người nông dân sống tại địa phương Từ đó, làm cơ sở tham khảo, giúp cho các nhà lãnh đạo đưa ra chính sách, góp phần nâng cao đời sống của nông dân Tân Hiệp nói riêng và của khu vực đồng

bằng sông Cửu Long nói chung

1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát:

Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập va bat

bình đẳng thu nhập của hộ nông dân tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang - Mục tiêu cụ thể:

+ Tìm ra các nhân tố chính và mối liên hệ của các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ nông dân huyện Tân Hiệp

+ Xác định mức độ ảnh hưởng hưởng của các nhân tố tác động đến phân

phối thu nhập và bắt bình đẳng thu nhập của hộ nông dân huyện Tân Hiệp

Từ đó, kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện Tân Hiệp

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân huyện Tân Hiệp - Mức độ ảnh hưởng như thế nào đến phân phối thu nhập va bat bình đẳng

thu nhập của hộ nông dân tại huyện Tân Hiệp 1.4 Phạm vi và đối trợng nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Tân Hiệp tỉnh

Kiên Giang, về một số nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân và được tập trung chủ yếu tại bốn xã: xã Tân Hoà, xã Tân Hiệp B, xã Thạnh Đông A và xã

Trang 13

- Về thời gian: Thời gian dự kiến thực hiện đến hoàn thành đề tài từ

01/05/2011 — 30/11/2011 `

1.4.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang (nghiên cứu chủ yếu tại 4 xã: Tân Hoà, Tân Hiệp B, Thạnh Đông A và Tân

Thành)

1.5 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp hộ nông dân bằng hệ thống

Bảng câu hỏi, thông qua việc kế thừa các nghiên cứu trước Từ đó, tiến hành tổng

hợp, phân tích trên nền tảng thống kê mô tả; mô hình hồi quy đa biến, để tiến hành nghiên cứu

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu:

Phân tích đề tài sẽ giúp cho chúng ta nhìn nhận được: đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân phối thu nhập như hiện nay, kết quả ý nghĩa của các biến trong phương trình hồi quy tác động động đến thu nhập hộ nông dân huyện Tân Hiệp

Về mặt thực tiễn, sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quát hơn Từ đó, đưa ra chính sách phù hợp cho chiến lược phát triển của xã, của huyện, nhất là khu vực có người đân sống chủ yếu bằng nghề nông Nghiên cứu còn cho thấy được, nhu cầu của người dân trong quá trình nâng cao thu nhập của mình, cũng như việc phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện

1.7 Kết cấu của luận văn:

Luận văn bao gồm 5 chương trong đó: Chương 1: Giới thiệu

Trình bày cơ sở hình thành luận văn, khái quát các nội dung phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận Mô hình nghiên cứu

Trình bày cơ sở lý luận, tổng quan các lý thuyết, các mô hình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu của đề tài

Chương 3: Cơ sở tổng quan khu vực nghiên cứu

Trang 14

Giới thiệu khái quát về tổng quan khu vực nghiên cứu, tình hình kinh tế, văn

hoá, xã hội, y tế, giáo dục và thu nhập của người dân trong huyện Chương 4: Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Trinh bay nội dung, phương pháp và phân tích kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân, thông qua phương trình hồi quy bội, đường cong Lorenz và hệ số Gini về phân phối thu nhập và bất bình đẳng thu nhập

Chương 5: Kết luận, kiến nghị

Tổng kết lại các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân Từ đó,

đưa ra các kiến nghị, nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân Đồng

Trang 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Định nghĩa hộ nông dân 2.1.1.1 Định nghĩa Hộ

Các khái niệm:

- Cục Thống kê TP HCM định nghĩa “Hộ gia đình bao gồm một hay một

nhóm người ở chung và ăn chung Những người này có thể có hoặc không có quỹ thu, chỉ chung, có thể có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt”

- Đặng Anh Đức (2005) “Góp ý xây dưng dự thảo bộ luật dân sự” đề cập theo điều 107 dự thảo ghỉ: “Hộ gia đình mà các thành viên cùng đóng góp công sức, tài sản chung để hợp tác kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trong một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó Hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ - thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó”

- Lê Minh Hùng (2007) “Địa vị pháp lý của hộ gia đình trong pháp luật dân

sự” đề cập theo Điều 116 Bộ luật Dân sự (BLDS) và Điều 107 của Dự thảo quy

định: “Những hộ gia đình mà các thành viên có-tài sản chung để hoạt động kinh tế

chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể trong các quan hệ đó” Hộ gia đình có thể được hình thành bằng một nhóm người : : nếu thỏa mãn hai tiêu chí: có tài sản chung và làm kinh tế chung trong các lĩnh vực được liệt kê Nếu như vậy, bất kỳ những ai có chung tài sản và làm kinh tế chung trong các lĩnh vực mà luật quy định cũng đều có thể được coi là hộ gia đình, cho dù giữa họ không có quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng

Mặc dù được quy định được quy định trong dự thảo và hệ thống pháp luật nhưng theo hai vị luật sư này ở đây vẫn còn nhiều bất cập khi hiểu thực thi quy định

về hộ gia đình Để hiểu rõ hơn về định nghĩa hộ thì theo từ điển Tiếng việt hộ là

“gia đình coi như một đơn vị đối với chính quyền”, gia đình là “tập hợp những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống sống trong cùng một nhà” Còn theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ “Hộ là tất cả những người cùng

Trang 16

sống chung trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công” ‘

Phạm Anh Ngọc (2008) cho rằng: hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của

những thành viên có chung huyết thống Tuy vậy, cũng có cá biệt trường hợp thành viên của hộ không phải cùng chung huyết thống (con nuôi, người tình nguyện và được sự đồng ý của các thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh

tế lâu dài ) Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế), có nguồn lao động

và phân công lao động chung, có vốn và chương trình, kế hoạch sản xuất kinh doanh chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân phối lợi ích theo thoả thuận có tính chất gia đình Hộ không phải là một thành

phần kinh tế đồng nhất, mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập

thể, nhà nước

Tóm lại, hộ là tập hợp những người có cùng chung mối quan hệ với nhau, sống trong cùng một gia đình và được pháp luật công nhận, cùng sinh sống và phát _ triển kinh tế theo sự phân công lao động đã được thiết lập từ trước

2.1.1.2 Định nghĩa hộ nông dân -

Từ các định nghĩa hộ và hộ gia đình thì hộ nông dân có thể định nghĩa, đó là hộ gia đình cùng sinh sống và phát triển kinh tế ở nông thôn, họ sống nhờ vào sức lao động trong nông nghiệp và phi nông nghiệp với nền sản xuất chủ yếu là tự cung

tự cấp

Trần Xuân Long (2009) thì hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động `

nông nghiệp, theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn Hộ nông dân còn là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn Vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của họ

Lê Đình Thắng (1993) thì hộ nông dân là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức

kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn

Trang 17

Đào Thế Tuấn (2003) thì hộ nông dân là các nông hộ thu hoạch, các phương

tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại,

nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng

việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động, với một trình độ hồn chỉnh khơng cao

Phạm Anh Ngọc (2008) thì hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nơng Ngồi hoạt động nông nghiệp, hộ còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ) ở các mức độ khác nhau Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng Vì vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của

nền kinh tế quốc dân

2.1.2 Đặc điểm và phân loại hộ nông dân

2.1.2.1 Đặc điểm

Căn cứ vào các định nghĩa và đặc tính của thị trường thì hộ nông dân có các đặc điểm sau:

- Vừa là đơn vị kinh tế, đơn vị sản xuất và là đơn vị tiêu đùng

- Mối quan hệ giữa sản xuất, đầu tư, tiết kiệm và chỉ tiêu được biểu hiện ở

mức tự cung tự cấp là chính

- Hộ nông dân vừa tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi ` nông nghiệp

2.1.2.2 Phân loại

Phạm Anh Ngọc (2008) phân loại hộ nông dân bao gồm 04 nhóm: ~ Nhóm hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp

- Nhóm hộ chuyên nông: là loại hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí, mộc, nề, rèn, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, đệt, may, làm dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp

- Nhóm hộ kiêm nông: là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính

~- Nhóm hộ buôn bán: ở nơi đông dân cư, có quầy hàng hoặc buôn bán ở chợ

Trang 18

Ngoài ra, ta cũng có thé phân loại hộ nông dân tuỳ theo mức thu nhập của hộ và được chia thành 3 nhóm hộ: hộ giàu, hộ trung bình và hộ nghèo Trong đó, hộ giàu có thể chia thành hộ giàu và hộ khá, còn hộ nghèo là hộ nghèo và hộ đói

Xét về phạm vi nghiên cứu của đề tài thì thu nhập của hộ được nghiên cứu dựa trên mức chuẩn thu nhập bình quân theo công bố của UBND huyện Tân Hiệp là

gần 16 triệu đồng/năm tương đương 1,3 triệu đồng/tháng

Căn cứ vào đặc điểm trên thì hộ nông dân được chia thành 2 nhóm: - Nhóm có thu nhập trên 16 triệu đồng/năm

~ Nhóm có thu nhập dưới 16 triệu đồng/năm 2.1.3 Thu nhập hộ nông dân

2.1.3.1 Khái niệm

Theo kinh tế học vi mô, thu nhập là phần chênh lệch giữa khoản thu về và

khoản chỉ phí đã bỏ ra

Thu nhập được hiểu là phần giá trị được tăng thêm mà hộ nông dân được hưởng trong quá trình tích lũy sản xuất

Thu nhập là một hàm số theo quy mô sản xuất, có mối quan hệ với chỉ phí, tiết kiệm, tái đầu tư cho sản xuất và các nguồn lực hỗ trợ cho sản xuất của hộ nông

dân -

2.1.3.2 Các loại thu nhập — thu nhập của hộ nông dân Trần Xuân Long (2009) chia thu nhập thành 03 loại:

-Thu nhập nông nghiệp: bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong ' nông nghiệp như:

` Trồng trọt: lúa, hoa màu, cây ăn trái

Chăn nuôi: gia súc, gia cam Nuôi trồng thuỷ sản: cá, tôm

-Thu nhập phi nông nghiệp: là thu nhập tạo ra từ các hoạt động ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghè chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia cơng cơ khí, Ngồi ra, thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom,

-Thu nhập khác: Đó là các nguồn thu nhập từ các hoạt động làm thuê, làm

công ăn lương, từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất

Trang 19

Căn cứ vào định nghĩa hộ, hộ nông dân cũng như phân loại thì thu nhập của hộ nông dân không đơn thuần chỉ là thu nhập nông nghiệp mà bao gồm cả thu nhập phi nông nghiệp Nó được tạo ra trong quá trình sinh sống và làm việc của hộ ở nông thôn, là nguồn thu nhập chính thức hoặc không chính thức từ các hoạt động sản xuất và kinh doanh

2.1.4 Tham vấn cộng đồng (PRA)

Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL thuộc Đại học Cần Thơ đưa ra khái

niệm và phương pháp PRA như sau: - Khai niệm:

+ PRA là một trong những cách tiếp cận mới dé thay thế phương pháp lỗi thời (áp đặt) trong phát triển nông thôn Nó được dựa trên kinh nghiệm địa phương, nơi các cộng đồng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ một cách có hiệu quả

+ PRA là phương pháp có sự tham gia đồng tình của người dân, là một thành phần căn bản trong việc xây dựng kế hoạch đề án Điều đó duy trì được các kỹ thuật ‘dia phương cũng như duy trì các hệ thống bền vững của sinh thái, kinh tế, chính

sách và những khởi điểm phát triển bền vững thật sự đó sẽ hợp thành những cách tiếp

cận mà chính các cộng đồng địa phương có thể quản lý và kiểm soát - Phương pháp: :

+PRA bao gồm các công cụ để thu thập và phân tích thông tin (số liệu thứ cấp và số liệu thực địa).Những công cụ chính bao gồm: xem xét số liệu thứ cấp, sơ „: lược lịch sử (các sự kiện quan trọng), phỏng vấn bán cấu trúc, phân loại giàu nghèo, biểu đồ Venn (quan hệ các tổ chức), biểu đồ múi (bánh), xếp hạng ưu tiên (cho điểm trực tiếp, bỏ phiếu), xếp hạng theo cặp (đôi) Tuy nhiên, trong một cuộc PRA sẽ không sử dụng tất cả các kỹ thuật này.Tùy theo mục đích và yêu cầu, nhóm công tác sẽ chọn lựa các kỹ thuật phù hợp và hữu dụng nhất cho từng cuộc PRA

+ PRA cũng rất linh hoạt, trong suốt quá trình thực hiện nhóm có thể vận dụng một cách sáng tạo, thử nghiệm và điều chỉnh khi cần thiết Trong bất kỳ một cuộc PRA nào, trước khi đi đến thực địa, nhóm công tác PRA cần phải nhận thức rõ “vấn đề cần tìm hiểu là gì ?”, “thông tin gì cần thu thập”, sử dụng “phương pháp gi” dé thu thập, va “ai” cung cấp thông tin dé theo sơ đồ sau:

Trang 20

An bãi " Thông tin , Lựa chọn Câu hỏi nghiên cần thụ kỹ thuật cứu là gì? thập là gì? PRA Cá nhân

ị Trả lời cho câu hay

hỏi nghiên cứu nhóm? Xác định của cá nhân/ nhóm Hình 2.1: Phương pháp PRA

Nguồn: Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL

‘2.1.5 Phân phối thu nhập - Bất bình ding thu nhập

Đề cập đến vấn đề này người ta thường dùng đường cong Lorenz (khúc

tuyến Lorenz) để biểu diễn mối quan hệ giữa thu nhập và người nhận thu nhập Lý thuyết về đường cong Lorenz và hệ số Gini (Bách khoa toàn thư mở):

- Đường cong Lorenz là đồ thị dùng để biểu diễn mức độ bất bình đẳng trong

phân phối thu nhập

- Đường cong Lorenz chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm cộng dồn thu nhập thể hiện qua trục tung với tỷ lệ phần trăm cộng dồn số hộ gia đình thể hiện qua trục hoành

- Đường cong Lorenz thường được sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tý lệ phần trăm thu nhập của họ (rong tổng thu nhập Đường màu xanh lá cây hợp với trục hoành thành một góc 45° gọi là đường bình đẳng tuyệt đối Mỗi điểm trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình đúng bằng tỷ lệ phan trăm thu

nhập Đường màu xanh da trời được gọi là đường bắt bình đẳng tuyệt đối Mỗi điểm

trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình không có thu nhập hoặc tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình chiếm toàn bộ tổng thu nhập (Hình 2.1)

Trang 21

#5 cộng đồn thu thập | 100 ——— Đường cong Lorenz ——— Đường bắt bình đẳng tuyệt đối ——— Đường bình - đẳng tuyệt đối ° 20 ao so BO 100

°e cong dén sé hé gia dinh

Hình 2.2: Đường cong Lorenz

~ Một đường Lorenz điển hình là đường lõm hướng về gốc (0.0) Một điểm

bắt kỳ trên đường Lorenz cho biết tỷ lệ % cộng dồn của nhóm dân cư nghèo nhất

nhận được bao nhiêu % tổng thu nhập Như vậy đường Lorenz là cách biểu hiện

trực quan của sy bat bình đăng trong phân phối thu nhập, nó càng lõm thì mức độ bắt bình đăng trong phân phối thu nhập càng cao

- Mặc dù dễ thấy mức độ bắt bình đẳng trong phân phối thu nhập nhưng bản

thân đường cong Lorenz không phải là cách đánh giá định lượng về sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Khi các đường Lorenz không cắt nhau thì đường

nào lõm hơn sẽ thể hiện mức độ bắt bình đẳng lớn hơn nhưng khi chúng cắt nhau thì

không thể đưa ra kết luận được Đẻ khắc phục nhược điểm này, người ta thường sử dụng hệ số Gini (do nhà thống kê học người Ý Corrado Gini xây dựng)

- Hệ số Gini là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích của vùng nằm giữa đường bình dang tuyệt đối và đường cong Lorenz với diện tích của vùng nằm giữa đường bình

đăng tuyệt đối và đường bất bình đẳng tuyệt đối Giá trị của hệ số Gini nằm trong

khoảng từ 0 đến 1, giá trị càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn Những quốc gia có hệ số Gini từ 0,5 trở lên thì được coi là có mức độ bất bình đẳng cao còn trong khoảng 0,2 đến 0,35 thì phân phối tương đối công bằng

Vậy, để do lường và lượng hóa mức độ bắt công trong phân phối thu nhập, ta

sử dụng hệ số Gini (kí hiệu: G)

Nguyễn Hữu Trí (2007) được trích từ Sen (1973) thì hệ số Gini được do

Trang 22

: n G=(I + 1n)~ (2/0?*M))G ryj) i=l Trong đó: G: Hệ số Gini (có giá trị từ 0 — 1)

n: Số mau điều tra

rị: Đối tượng có mức thu nhập bình quân đầu người hạng thứ i khi xếp theo thứ tự từ cao đến thấp

y¡: Mức thu nhập bình quân đầu người tương ứng với đối tượng hạng thứ i

M: Mức thu nhập mẫu bình quân

Phan Thị Nhiệm (2010) đề cập: để đo bình đẳng xã hội trong phân phối thu nhập dựa vào: - Hệ số Gini: +G>O,5: bất bình đẳng nhiều + G tir 0,4 — 0,5: bất bình đẳng vừa +G <0, 4: bat bình đẳng thấp

- Hoặc dựa vào tiêu chuẩn “40”(WB): % thu nhập của 40% dân số nghèo

nhất (theo tiêu chuẩn của World Bank mà Bộ Tài chính Việt Nam quy ước sử

dụng): :

+ <12%: rất bất bình đẳng

+ Từ 12-17%: tương đối bất bình đẳng

+> 17%: tương đối bình đẳng

2.1.6 Các mô hình lý thuyết về thu nhập

Khi nghiên cứu lý thuyết phân phối thu nhập, trường phái cổ điển có Adam

Smith (lý luận về phân công lao động và lợi thế tuyệt đối) trong tác phẩm Wealth of Nation (1776), học thuyết David Ricardo là lợi thế tương đối trong tác phẩm những

nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khoá (1817), trường phái tân cổ điển nói về 3

yếu tố lao động, đất đai và vốn là chủ thể phân phối và cũng là đối tượng tiếp nhận phân phối, trường phái mác xít là Karl Marx và Frederich Engels trong tác phẩm Tư bản (1867) và gần đây nhất là John Maynard Keynes trong tác phẩm lý thuyết chung về tiền tệ, lãi suất và việc làm (1936) đề cập nên kinh tế sẽ đạt trạng thái cân

Trang 23

bằng khi tiết kiệm bằng đầu tư (Lê Thái Thường Quân, 2010) Khi đo lường phân

phối thu nhập và bất bình đẳng trong thu nhập, ta có đường cong Lorenz va sir dung

hệ số Gini

Khi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ nông dân, có 3

nhóm nghiên cứu, nghiên cứu định lượng (Trần Tiến Khai, 2008 và Nguyễn Trọng Hoài, 2010), nghiên cứu định tính và kết hợp cả hai phương pháp trên (Đinh Phi Hồ, 2010) Nghiên cứu của Đinh Phi Hồ, 2010 thường đưa ra mô hình từ hàm Cobb ~— Douglas: y = AK°L? (trong đó A là tổng các yếu tố sản xuất, L là lao động, K là vốn và a, b là các hệ số của K và L) để phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập hoặc sử dụng mô hình hồi quy đa biến

Trên cơ sở mô hình lý thuyết tổng quan đến thu nhập, đề tài đưa ra một số mô hình nghiên cứu trước, áp dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính

như sau:

Trần Xuân long (2009) khi nghiên cứu về các nhân tố chính tác động đến

thu nhập hộ nông dân:

, - Về định lượng, tác giả đưa ra mô hình: Y= aạ+ aiX + aaX¿+ + agÄXs, Trong đó:

+ Y: Biến phụ thuộc tổng thu nhập nông hộ trong một năm (triệu đồng/năm) + ag: la hing sé :

+ aj, ag, ., ag: hé SỐ ước lượng của các biến Xi.X, g,

+ X¡: Tuổi của chủ hộ (năm)

+ Xp: Trinh độ học vấn của chủ hộ (3= Cấp 3; 2= Cấp 2; 1= Cấp 1; 0= Mù

chữ)

+ X;: Số lao động trong hộ (người)

+ Xú; Diện tích đất ruộng của hộ (ha)

+X;: Giá lúa (đồng/kg)

+ X¿: Tham dự khuyến nông (lần) + Xz: Số nguồn thu nhập từ nông nghiệp + X;, Số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp

- Vé định tính, tác giả sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) (tham vấn cộng đồng): thu thập những thông tin tác động

Trang 24

đến thu nhập hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu thông qua nhóm hộ gồm 7 đến 10

người (thực hiện 3 cuộc PRA) đang sinh sống tại hai khu vực miền núi và đồng

bằng, cả nam lẫn nữ, dân tộc Kinh và Khmer làm cơ sở để thiết kế Bảng hỏi

Ngô Quang Huy (2007) khi phân tích những tác động đến kết quả sản xuất

của hộ nông dân trong vấn đề về thu nhập khi sử dụng các nguồn lực tự nhiên: - Về định lượng, tác giả sử dụng hàm sản xuất Cobb — Douglas để phân tích bị b2 03 bn DI D2 Hàm sản xuất có dạng: Y= AX X;¿X; Xae e Trong đó: Y: là biến phụ thuộc X: là các biến độc lập D: là các biến giả định

Tác giả sử dụng mô hình phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân được xây dựng trên hàm Cobb — Douglas như sau:

+ Biến phụ thuộc Y: thu nhập của hộ nông dân (thu nhập bình ˆ quân/hộ/tháng),

+ Các biến độc lập X: các yếu tố sản xuất của hộ

Xị: Nhân khẩu của hộ

X¿: Tổng vốn của hộ

X;: Thu nhập từ trồng trọt

Xụ: Diện tích đất tưới 2 vụ

Xs: Dién tich dat déc

Xe: thu nhập từ lâm nghiệp

Dị: Biến giả về dân tộc (1: kinh; 0: dân tộc khác)

D;: biến giả về sử dụng dịch vụ khuyến nông (1: có; 0: không)

- Về định tính, tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua phiếu điều tra các yếu tố tác động đến thu nhập, bằng hình thức họp dân thông qua các câu hỏi mở, sau đó sử dụng phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, dé tổng hợp lại các câu hỏi và phỏng vấn tại ba vùng đại điện cho ba nhóm đối tượng khác nhau để khảo sát, làm cơ sở cho việc cung cấp đữ liệu thứ cấp cho việc nghiên cứu

Trang 25

Với Nguyễn Hữu Trí (2007) đã đưa ra mô hình nghiên cứu về sự tác động của cơ sở hạ tầng đến thu nhập của hộ nông dân như sau:

- Về định lượng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy sau: n LnINC =a, = LnX, i=l Trong đó: +INC: biến phụ thuộc tổng thu nhập của hộ gia đình trong một năm (triệu đồng/năm) + ao: hằng số

+ e: sai số của mô hình

+ ai, aa, , an: hệ số ước lượng của các biến Xụ, Xạ, Xa,

+ X¡: Số lao động trong hộ (người)

+ X¿: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ (ha) + X;: Tuổi của chủ hộ (tuổi)

+ X¡: Trình độ học vấn của chủ hộ (năm)

+ Xs: Mức độ tiếp cận cơ sở hạ tầng nước

+ Xe: mức độ tiếp cận cơ sở hạ tầng đường giao thông

+ DUM: biến giả về nguồn thu nhập của hộ gia đình DUM nhận một trong hai gid tri 0 và 1 (= 0 nếu nguồn thu nhập của hộ gia đình chỉ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, = 1 nếu nguồn thu nhập hộ gia đình từ cả hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp)

~ Về định tính, phỏng vấn nhóm đối tượng ở vùng nghiên cứu, trên cơ sở kế thừa phương pháp nghiên cứu của Griffith (2002) bằng cách chọn 04 xã điển hình với 24 người chia ra làm 2 nhóm đối tượng thuộc 3 thành phan giàu (8 người), trung

bình (8 người) và nghèo (8 người) để thu thập các thông tin, tác động đến thu nhập

của hộ nông dân tại khu vực khảo sát

Nguyễn Thị Minh Châu (2008) đưa ra phương pháp điều tra nhanh nông thôn bang Bang câu hỏi làm dữ liệu sơ cấp cho việc phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân sản xuất hồ tiêu Đưa mô hình định lượng là hàm Cobb — Douglas, để phân tích với hai biến phụ thuộc là thu nhập ròng và thu

Trang 26

nhập gia đình Thu nhập.ròng Y; là lợi nhuận tính trên Iha, có đơn vi tinh là triệu

đồng/ha/năm, công thức tính Y¡= (P*Q — Cu*Q)/ha, Y¡ sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế

của các hộ sản xuất theo quy mô Thu nhập lao động gia đình Y; trong năm, có đơn vị tính là triệu đồng/năm, công thức tính Y; = P * Q — Cu*Q + chỉ phí cơ hội lao động gia đình, Y; sẽ đánh giá thực tế thu nhập của Hộ Với P là giá bán trung bình, Q là sản lượng thu hoạch, và Cu là chỉ phí trung bình của năm sản xuất Các biến độc lập: diện tích đất trồng tiêu đang cho sản phẩm, năng suất đất, chỉ phí trên một đơn vị sản phẩm hay chỉ phí trung bình cùng với kiến thức nông nghiệp và giống

Với các mô hình nghiên cứu trên, đề tài kế thừa và kết hợp các phương pháp

nghiên cứu sau:

- Sử dụng mô hình hồi quy đa biến theo nghiên cứu của Trần Xuân Long (2009) (không bao gồm ba biến thu nhập nông nghiệp, phi nông nghiệp và giá lúa), bổ sung thêm hai biến của Nguyễn Hữu Trí (2007) về việc tiếp cận cơ sở hạ tầng là nguồn nước, đường giao thông và một biến của Ngô Quang Huy (2007) là biến tổng _vốn của hộ (bao gồm cả nợ vay) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập

của hộ nông dân tại huyện Tân Hiệp

- Về Bảng hỏi (nghiên cứu định tính) áp dụng theo phương pháp của Ngô Quang Huy (2007), Trần Xuân Long (2009) để tiến hành khảo sát và lập Bảng câu

hỏi, làm cơ sở để phân tích và chạy mô hình định lượng, nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân

2.1.7 Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài

Trần Xuân Long (2009) đã nghiên cứu về “Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Tri Ôn An Giang”, nghiên cứu này được tiến hành tại các hộ nông dân ở hai khu vực đồng bằng và miền núi Thu nhập bình quân của hộ: người dân tộc Kinh cao nhất là 47,2 triệu đồng/năm, người dân tộc Khmer thấp

nhất là 20,3 triệu đồng/năm Vì vậy, biến dân tộc thể hiện rõ nhất và có 3 nhân tố

chính về việc:

- Cải thiện thu nhập: Ở khu vực đồng bằng, thu nhập nông hộ phụ thuộc lớn

vào năng suất cây trồng (76,7%), diện tích đất canh tác (42,6%), thu nhập từ phi

nông nghiệp (27,7%), ở khu vực miền núi, người Kinh thì đa dạng cây trồng

Trang 27

thu nhập từ phi nông nghiệp (40%), đa dạng cây trồng (37,5%), trình độ canh tác

(32,5%) ‘

- Hạn chế gây khó khăn cho việc nâng cao thu nhập: Giá vật tư nông nghiệp

cao (78,1%), giá sản phẩm bắp bênh (42,1%), vốn sản xuất (28,9%)

Ngồi ra, các hộ nơng dân phải nâng cao trình độ học vấn, để có kiến thức tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đa dang cay trồng, chuyển đổi từ cây trồng có thu nhập thấp sang thu nhập cao Đồng thời, nhà nước phải có chính sách ôn định giá, thu mua lúa, để người nông dan an tâm sản xuất và có lợi nhuận Nghiên cứu còn chỉ ra các biến: trình độ học vấn của chủ hộ, giá lúa, số nguồn thu nhập từ nông nghiệp có ý nghĩa đối khu vực khảo sát là đồng bằng, nhưng không có ý nghĩa đối với khu vực miền núi Ngược lại, các biến: số lao động trong hộ, số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp có ý nghĩa đối với khu vực miễn núi, nhưng không có ý nghĩa đối với khu vực đồng bằng Vì vậy, ý nghĩa của các biến phụ thuộc vào vùng và vị trí địa lý mà ta nghiên cứu

- Phạm Anh Ngọc (2008) khi nghiên cứu “Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” đề cập nguyên nhân chủ

yếu là do thiếu vốn sản xuất và sản xuất không hiệu quả, đất đai canh tác thiếu, trình

độ dân trí thấp, nên thiếu kinh nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ, nhân khẩu đông và phong tục tập quán còn lạc hậu Nghiên cứu này đưa ra thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc rất lớn vào hướng sản xuất kinh đoanh chính của hộ, cụ thể là thu nhập từ nông lâm nghiệp chiếm 83,9% (trong đó trồng trọt: 76%, chăn nuôi: '

17%, lâm nghiệp: 7%), thu nhập khác chỉ chiếm 16,1% Thu nhập hộ nông dân người Kinh cao hơn thu nhập hộ nông dân người dân tộc ít người là 1,4 lần Ngoài ra, còn có sự chênh lệch thu nhập theo vùng và biến nguồn gốc của hộ nông dân (thu nhập bình quân trên một ha của nhóm hộ nông dân di đời, khai hoang cao hơn

1,41 lần so với hộ bản địa) Chỉ tiêu của hộ chủ yếu là cho ăn uống, chiếm 63,2%,

còn lại là cho giáo dục, y tế Biến trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập, đa số hộ nông dân chỉ học đến cấp 2, chiếm 59,3%, kế đến cấp 1, chiếm

22%, thấp nhất là cấp 3 với 18,7% Biến quy mô đất đai (hộ có diện tích đưới 0,5

ha: 3,903 triệu đồng so với hộ trên 2 ha là 18,947 triệu đồng Vậy, chênh lệch hộ có thu nhập thấp nhất so với cao nhất là 4,73 lần) Tương tự, biến số lao động của hộ:

Trang 28

1,83 lần và vốn: 1,8 lần Đề tài còn chỉ ra yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển sản xuất của hộ để nâng cao thu nhập, chiếm

92% Sau đó, vốn và vị trí địa lý chiếm 90% trên tổng số hộ khảo sát

Hứa Đình Hoà (2008) “Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu

nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” cho rằng ảnh hưởng thu nhập của hộ nông dân ngoài việc tiếp cận nguồn nước là nguyên nhân

chính Bên cạnh đó, còn có trình độ dân trí thấp (trung bình học vấn của hộ chỉ đến

lớp 6) nên việc áp dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất chưa được sử dụng, chủ yếu là thủ công, cơ sở hạ tang nông thôn kém, trường học thiếu thốn, thôn không có chợ để buôn bán, chủ yếu là tự cung tự cấp Đề tài chia ra làm 4 nhóm hộ để nghiên cứu về việc tiếp cận nguồn nước: nhóm rất thuận lợi, nhóm thuận lợi, nhóm khó khăn và nhóm rất khó khăn Đây là các hộ thuần nông, thu nhập của các hộ từ nông nghiệp

chiếm 50,8%, chăn nuôi là 42,2% và lâm nghiệp là 6,8% Nghiên cứu đưa ra 5 biến tác động đến thu nhập của hộ nông dân là: lao động của hộ, diện tích đất hai vụ, chỉ

phí sản xuất nông nghiệp, % diện tích chủ động nước và hệ thống thuỷ lợi

Nguyễn Thị Minh châu (2008) “Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam Trường hợp điển hình ở vùng Đông Nam

Bộ” thì cho rằng thu nhập của nông dân phụ thuộc nhiều vào giống Kiến thức nông nghiệp còn hạn chế, chỉ phí sản xuất tăng trong khi năng suất lại không ồn định, việc ứng dụng các thành tựu kỹ thuật công nghệ chưa cao Đề tài đưa ra mức độ ảnh hưởng đến thu nhập của các yếu tố theo thứ tự giảm dần: Năng suất, chỉ phí trung :

bình, kiến thức nông nghiệp và giống Các biến này đã giải thích được 81,3% sự

ảnh hưởng của biến phụ thuộc là thu nhập ròng/ha và 26,1% thu nhập lao động gia

đình

Ngô Quang Huy (2007) “Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên” cho rằng thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc vào việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế như: nhân lực và nguồn lực vốn Cần phải nắm được những đặc điểm cơ bản của hộ, để thấy được sự khác nhau giữa kinh tế hộ và những khu vực kinh tế khác trong nền kinh tế Việt Nam Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại 3 khu vực: vùng Trung tâm, vùng Giữa

Trang 29

và vùng Thượng Ngoài ra, phải kể đến các biến: dân tộc, trình độ hoc van, tiếp cận chương trình khuyến nông đều ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân Trong đó,

dân tộc thiểu số chiếm tỷ khá cao (vùng Thượng là 95% và vùng Giữa là 42,5%) nhưng thu nhập của họ lại rất thấp Một biến khác là tiếp cận nguồn nước phục vụ

cho việc tưới tiêu, cho thấy thu nhập của người dân trồng lúa vùng Thượng cao hơn vùng Giữa là 1,64 lần, còn thu nhập từ trồng trọt càng có sự chênh lệch lớn khi so giữa vùng Trung tâm với vùng Thượng là 6,3 lần

Nguyễn Hữu Trí (2007), “Tác động của co sé ha ting đến thu nhập của

người dân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” cho rằng thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc phần lớn vào mức độ tiếp cận cơ sở hạ tầng, diện tích sản xuất cũng như số lượng lao động trong hộ.-Nghiên cứu được tiến hành tại 2 khu vực (có cơ sở hạ tầng tốt và không tốt), nghiên cứu còn cho biết thêm tình trạng bất bình đẳng không xây

ra đối với khu vực có cơ sở hạ tằng tốt và không tốt (hệ số Gini (G) lần lượt = 0,38

và 0,40 nằm trong chuẩn bất bình đẳng thấp G < 0,4 theo Phan Thị Nhiệm (2010))

_ Biến trình độ học vấn, tuổi và nguồn thu nhập của hộ nông dân không có ý nghĩa

thống kê Do học vấn tương đối cao (Đại học chiếm: 21,25%, cấp 2 và 3 chiếm 67,51%) nên có điều kiện tiếp thu khoa học kỷ thuật và ứng dụng vào sản xuất có

hiệu quả Nguồn nước và hệ thống thuỷ lợi đã đựa vào sản xuất (94,3% hộ sử dụng

nước máy, 100% sử dụng hệ thống thuỷ lợi), hệ thống giao thông nông thôn chưa

tốt (86,5% đường đất và rải đá) gây khó khăn cho việc đi lại vào mùa mưa Đây là

hai biến đã được chứng minh tỷ lệ thuận với thu nhập (cụ thể, nếu cơ sở hạ tầng :

nước tốt thì thu nhập tăng lên 0,32% và 0,63% đối với giao thông nông thôn)

Đỉnh Văn Thông (2007) khi nghiên cứu “Lý luận phân phối thu nhập trong học thuyết kinh tế của D.Ricardo” lý giải dựa trên học thuyết kinh tế của Ricardo làm cơ sở lý luận cho các chính sách về thu nhập và thuế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Nguyễn Thị Nghệ (2006) “Phân tích thu nhập của hộ nông dan do thay déi

hệ thống canh tác ở đồng bằng Sông Hồng” thì thu nhập của hộ phụ thuộc vào vị trí địa lý của từng vùng, mỗi vùng có những đặc trưng riêng Thu nhập chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi

Trang 30

Nguyễn Thị Nguyệt (2006) khi nghiên cứu “Bất bình đẳng giới về thu nhập

của người lao động ở Việt nam và một số gợi ý giải pháp chính sách” cho rằng bắt bình đẳng giới trong thu nhập là những nguyên nhân gây ra nghèo đói và cản trở lớn đối với quá trình phát triển Nghiên cứu còn chỉ ra, khi cần phải quan tâm vấn đề mùa vụ, di cư, lao động trong các ngành không có trong thống kê khi đề cập đến thu nhập

Phạm Ngọc Dậu ““Phân phối trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” đề tài

được đăng trên trang web atheenah.com cho rằng dé nang cao thu nhập cần có chính sách tăng cường phát triển kinh tế, giảm lao động trong nông nghiệp, chuyển hướng sang công nghiệp và dịch vụ, khôi phục các ngành nghề truyền thống đồng thời hạn chế mức tăng dân số trong hộ gia đình

Vậy thông qua các lược khảo, các mô hình nghiên cứu trước, đề tài kế thừa

và kết hợp các nhân tố tác động đến thu nhập dé đưa ra mô hình nghiên cứu

2.2 Mô hình nghiên cứu (Mô hình Kinh tế lượng)

Như đã trình bày trong mục 1.1 cơ sở hình thành luận văn, tại khu vực khảo , sát, mức độ thu nhập của các hộ nông dân có sự chênh lệch rất lớn, mức độ chênh lệch này lại xảy ra ở các hộ chỉ cách nhau một cây cầu hay một con sông Vì vậy, đề

tài tiến hành khảo sát, điều tra, phân tích thông qua việc kế thừa lại các nhân tố tác

động đến thu nhập của các nghiên cứu trước, để tìm ra các nhân tố của đề tài tác động đến thu nhập của hộ nông dân tại địa phương Từ đó, sử dụng dữ liệu có được để phân tích tình trạng phân phối thu nhập và bất bình đẳng thu nhập có xảy ra tại, khu vực nghiên cứu hay không (sẽ được trình bày ở mục 4.2.3), giúp các nhà Lãnh đạo huyện tham khảo trong việc nâng cao thu nhập của người nông dân một cách đồng bộ, bền vững chứ không quá chú trọng vào thu nhập bình quân như số liệu đã công bố Đồng thời, đề tài cũng đưa ra các nhân tố tác động đến thu nhập dựa trên phương pháp tham vấn cộng đồng (sẽ được trình bày ở mục 4.2.2) Trên cơ sở trên, tác giả tiến hành nghiên cứu và đưa ra mô hình của đề tài

2.2.1 Mô hình định lượng

Những nhân tố tác động đến thu nhập hộ nông dân huyện Tân Hiệp, tỉnh

Kiên Giang, kế thừa mô hình nghiên cứu của Trần Xuân Long (2009) không bao

Trang 31

của Nguyễn Hữu Trí (2007), một biến của Ngô Quang Huy (2007) để đưa ra mô

hình nghiên cứu ‘

Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để đo lường mức độ ảnh hưởng

của các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ nông dân

Dựa trên cơ sở lý thuyết và kế thừa các mô hình trên, mô hình của đề tài có 8 biến độc lập (8 nhân tố) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (thu nhập của hộ nông dân) là: tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ (trình độ văn hoá), số lao động

trong hộ (lao động nông nghiệp), diện tích đất ruộng (diện tích đất canh tác bình quân/nhân khẩu), số lần tham dự khuyến nông của hộ/năm, tiếp cận nguồn nước (sử

dụng hệ thống nước sông bơm tưới), tiếp cận đường giao thông (khoảng cách đường

giao thông) và tổng vốn của hộ (nguồn vốn phục vụ sản xuất) Từ đó, ta có mô hình đề nghị như sau:

Y =a+ bịXc + boX) + b3X3 + + bgXg

2.2.2 Diễn giải các biến Mối tương quan giữa biến độc lập và phụ thuộc

- Y là biến phụ thuộc (biến thu nhập): thu nhập bình quân/nhân khẩu của hộ

gia đình trong năm - _a: là hằng số

~_ bị bạ bạ bạ: là hệ số ước lượng của các bién Xj, Xp, X3 , Xs, -_ XỊ, X›:,X: X; lần lượt là các biến độc lập trong mô hình như sau:

X¡: Tuổi của chủ hộ (tuổi): Đối với hộ gia đình, nhất là hộ sản xuất nông

nghiệp thì tuổi tác luôn luôn gắn liền với kinh nghiệm sản xuất Do đó, tuổi của chủ, hộ càng lớn sẽ càng có nhiều kinh nghiệm và sản xuất có hiệu quả Vì vậy, tuổi được kỳ vọng mang dấu dương, có quan-hệ cùng chiều với thu nhập

X¿: Trình độ học vấn của chủ hộ (trình độ văn hóa, lớp): Trình độ văn hoá hay còn gọi là số năm đi học của chủ hộ Trình độ văn hóa càng cao, chủ hộ sẽ có điều kiện tiếp thu và tích lũy kiến thức đã được học, để từ đó vận dụng và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, để làm tăng năng suất cây

trồng và vật nuôi Do đó, trình độ văn hóa được kỳ vọng mang dấu dương, có quan

hệ cùng chiều với thu nhập

X;: Số lao động trong hộ (lao động nông nghiệp, người): Trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất nông nghiệp tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vẫn

Trang 32

còn tồn tại tình trạng dự thừa lao động do bị giới hạn bởi các nguồn lực tự nhiên Khi tình trạng dư thừa lao động diễn ra, dẫn đến năng suất lao động trong nông nghiệp giảm Vì vậy, lao động trong nông nghiệp kỳ vọng mang đấu âm, có quan hệ ngược chiều với thu nhập

X¡: Diện tích đất ruộng (diện tích đất canh tác bình quân/nhân khẩu, công đất

= 1.000m?): Khi nói đến sản xuất nông nghiệp thì phải kể đến nhân tố đất đai hay

đất canh tác Hộ có diện tích đất canh tác càng lớn, sẽ càng có điều kiện gia tang san xuất và phát triển kinh tế gia đình Cho nên, diện tích đất canh tác kỳ vọng mang dấu đương, có quan hệ cùng chiều với thu nhập

Xs: Số lần tham dự khuyến nông của hộ/năm (lan): Chuong trinh khuyén nông là chương trình hỗ trợ các hộ nông dân, về mặt kỹ thuật, để sản xuất nông

nghiệp Vì vậy, hộ có nhiều lần tham dự các lớp khuyến nông, sẽ có điều kiện để

hiểu rõ và ứng dụng kiến thức về nông nghiệp vào sản xuất Do đó, số lần'tham dự khuyến nông được kỳ vọng mang dấu dương, có quan hệ cùng chiều với thu nhập - Xe: Sử dụng nguồn nước (sử dụng hệ thống nước sông bơm tưới, l: Có sử

dụng, 0: không sử dụng): Nước là một yếu tố không thể thiếu trong sản xuất nông

nghiệp Vì vậy, hộ có điều kiện tiếp cận và sử dụng nguồn nước (hệ thống nước

sông phục vụ sản xuất, sinh hoạt) sẽ có điều kiện để phát triển sản xuất và gia tăng thu nhập

X¿: Tiếp cận đường giao thông (khoảng cách đường giao thông, Km): Khi hộ nông dân có điều kiện tiếp cận với hệ thống đường giao thông, hộ sẽ có điêu kiện tiếp cận được với các dịch vụ mà hệ thống này mang lại Khi hệ thống này càng gần hộ gia đình, chỉ phí sẽ giảm, do vận chuyển thuận lợi và mức giao thương tốt Khi đó, thu nhập của hộ sẽ được gia tăng Vì vậy, khoảng cách đường giao thông được kỳ vọng mang dấu âm, có quan hệ ngược chiều với thu nhập

X;: Tổng vốn của hộ (tổng nguồn vốn phục vụ sản xuất, triệu đồng): Khi nguồn vốn càng lớn, hộ sẽ có điều kiện gia tăng quy mô sản xuất và tăng năng suất,

góp phần làm giảm chỉ phí Khi đó, hộ sẽ có điều kiện phát triển kinh tế gia đình

Như vậy, tổng vốn được kỳ vọng mang dấu dương, có quan hệ cùng chiều với thu nhập

Trang 33

Tóm lại, theo nghiên cứu trên, giả thuyết là § biến độc lập trong đó có 6 biến

có quan hệ đồng biến và 2 biến có quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc

Bằng phương pháp thống kê, kết hợp sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng biến đối với biến thu nhập, thông qua việc dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS

Trang 34

CHUONG 3: CƠ SỞ TÔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu 3.1.1 Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên Hình 3.1: Vị trí vùng nghiên cứu E o> AY) SAM PU CHIA 1 _# | : ) «~ wom peer \ oP en Pe NS : k toon ~~ fe n pie © / : ` Ni ' Vem an "8 Nhất ^ Su 6e inca “hy aha omethes cỬ, oy Nó, in mg Ệ 20949 Fee ww 6 , 'YW 34701870 only tate Tớ, we Am ‘tee ¬ l l.n | h + Ú wine pH TAR LAN {in Ji lv “Sểƒ@ dàuyế | - „Ba GP L3, + hoe ; ae iis i see ies Š 0 si okvur) oe + omen) whole

thợ | luc LAN |aeEB de rte)

Nguồn: UBND huyện Tân Hiệp, 2010

Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long - phía Tây Nam của

Tổ quốc, phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và

Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phó Cần Thơ và tỉnh

Trang 35

Hậu Giang, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng

đồng bằng sông Cửu Long (UBND tỉnh Kiên Giang, 2010)

Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km” Nhóm đất nông nghiệp

575.697,49 ha chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng đất lúa 354.011,93 ha chiếm

61,49% đất nông nghiệp), nhóm đất phi nông nghiệp 53.238,38 ha, chiếm 8,39%

diện tích tự nhiên, nhóm đất chưa sử dụng 5.691,34 ha, chiếm 0,90% diện tích tự

nhiên, đất có mặt nước ven biển 13.781,11 ha Dat đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồnig thuỷ sản (UBND tỉnh Kiên Giang,

2010)

Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác thuỷ sản rộng 63.290 km2 Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70

km), sông Giang Thành (27,5 km) và hệ thống kênh rạch chủ yếu để tiêu nước về

mùa lũ và giao thông đi lại, có tác dụng tưới nước vào mùa khô (UBND tỉnh Kiên Giang, 2010)

Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 tại địa phương, dân số tỉnh Kiên

Giang là 1.683.149 người, mật độ 267 người/km?, khu vực nông thôn 73,1%, thành

thị 26,9%, dân tộc chủ yếu là người Kinh, Khmer, Hoa Dân số của tỉnh phân bố

không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo (UBND tỉnh Kiên Giang, 2010)

Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị: thành phố Rạch Giá, thị

xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, huyện Hòn Đất, huyện Châu Thành, huyện Giồng

Riêng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải, huyện U Minh Thượng, huyện Giang Thành và huyện Tân Hiệp bao gồm một thị trấn và 10 xã (UBND tỉnh Kiên Giang, 2010)

Tân Hiệp là huyện của tỉnh Kiên Giang: phía Bắc giáp huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, phía Nam giáp huyện Giồng Riềng, phía Đông giáp huyện Vĩnh Thạnh,

thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp huyện Hòn Đất, thành phố Rạch Giá và huyện

Châu Thành theo thứ tự từ Bắc xuống Nam Huyện có thị trấn Tân Hiệp và 10 xã là: Tân Thành, Tân Hội, Tân An, Tân Hiệp B, Tân Hiệp A, Thạnh Đông, Thạnh Đông

A; Thạnh Đông B, Thạnh Trị và Tân Hòa (UBND huyện Tân Hiệp, 2010)

Trang 36

Hình 3.2: Vị trí nghiên cứu huyện Tân Hiệp

N2TNOẠI SƠN

NÚI SẬP

=i045r

Nguồn: UBND huyện Tân Hiệp, 2010

Tân Hiệp với dân số 153.518 người, 30.101 hộ có diện tích đất tự nhiên #1933 ha Trong đó, có khoảng 36.186 ha đất ruộng, đất vườn chiếm 1.732,86 ha,

đất ao 400 ha, đất thỏ cư 1.327 ha và đất chuyên dùng 2.449,17 ha Huyện có địa

hình đồng bằng và hệ thống kinh chẳng chịt (UBND huyện Tân Hiệp, 2010)

3.1.2 Lịch sử hình thành huyện Tân Hiệp

Huyện Tân Hiệp được thành lập sau ngày 30-04-1975 trên cơ sở tách ra từ

quận Kiên Thành thời Việt Nam Cộng Hoà, bao gồm thị trấn Tân Hiệp và 5 xã: Tân

Hội, Tân Hiệp A, Tân Hiệp B, Thạnh Đông A, Thạnh Đông B Theo Nghị định số

23 — CP ngày 18-03-1997 thành lập thêm xã Thạnh Trị và xã Thạnh Đông Theo

Nghị định 84/2001 NÐ — CP ngày 14-11-2001, tiếp tục thành lập xã Tân Thành Ngày 08-01-2004 theo Nghị Định 11/2004/ND - CP, thành lập xã Tân An Ngày 07- 01-2009, Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang họp kỳ thứ 22 thống nhất trình Chính

phủ xem xét, quyết định thành lập xã Tân Hoà (UBND huyện Tân Hiệp, 2010)

3.2 Hiện trạng Kinh tế, Văn hoá - Xã hội, Y tế, Giáo dục, cơ sở hạ tầng nông

thôn tại huyện Tân Hiệp

Trang 37

3.2.1 Về Kinh tế

Huyện Tân Hiệp nằm trên quốc lộ 80, là cửa ngõ vào trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 14,9% Huyện chú trọng đầu

tư phát triển các lĩnh vực chế biến nông sản, cơ khí sửa chữa, gia công, các ngảnh

nghề ở nông thôn, phát triển thương mại - dịch vụ, đồng thời ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất công - nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản Trong đó, nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế huyện Quý 1/2009, huyện thu hoạch

lúa đông xuân với diện tích 36.168 ha, năng suất 8,25 tn/ha Huyện có mô hình

nuôi cá nước ngọt với 731,3 ha, nuôi trên ruộng lúa 500 ha, nuôi cá tra công nghiệp được 31,3 ha, khoảng 44 hợp tác xã nông nghiệp (UBND huyện Tân Hiệp, 2010)

3.2.2 Về Văn hoá - Xã hội

Nằm trong vùng ngập lũ của tỉnh An Giang từ tháng § — 11 và để có thể “sống chung với lũ” Tân Hiệp đã xây dựng được một hệ thống kinh thuỷ lợi chẳng chịt với 5 tuyến kinh trục và 49 tuyến kinh ngang thành ô bàn cờ Năm 2004, cầu Tan Hiệp được xây dựng bắt qua kênh Cái San trên quốc lộ 80 với vốn 4,8 tỷ đồng

(nhân dân đóng góp 50%) và là đầu mối giao thông quan trọng tới Rạch Giá, An

Giang và Cần Tho Năm 2008, hoàn thành cơ bản cơ sở kỹ thuật hạ tầng thiết yếu

của 12 cụm dân cư (hơn 42 ha) vượt lũ trên địa bàn 10 xã thị trấn với vốn đầu tư gần 74 tỷ đồng, xây dựng được gần 13.500 m đường giao thông bằng bê tông cốt thép, gần 22.400 m hệ thống thoát nước, xây dựng 2 trạm cấp nước, 32 giếng khoan bơm tay, 1 chợ kiên cố (tai cum xã Tân Thanh), 1 chợ tạm (tại cụm xã Thạnh - Đông), xây dựng mới 1 trường tiểu học, 3 nhà trẻ, mẫu giáo, 2 trung tâm văn hoá

thể thao (UBND huyện Tân Hiệp, 2010) ,

3.2.3 Về y tế

Năm 2008, trạm y tế Thạnh Đông B đã được xây dựng, nâng cấp và sửa

chữa trạm y tế xã Tân Hiệp A, Tân thành, Thị Trấn Tân Hiệp và xã Thạnh Trị

Huyện đề xuất xây dựng mới trạm y tế xã Tân Hiệp B và đã xây dựng 7 chỉ hội

Đông y với 110 hội viên, 6 Chi hội Dưỡng sinh với 180 hội viên Năm 2009, Hội

Đông y huyện phấn đấu đạt 100% các xã, thị trấn đều có chỉ hội Đông y và chỉ hội Dưỡng sinh Công tác chăm sóc y tế từng bước nâng cao chất lượng, thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia (UBND huyện Tân Hiệp, 2010)

Trang 38

3.2.4 Về giáo dục, cơ sở hạ tầng nông thôn

Huyện đã huy động bằng nhiều nguồn vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội nông thôn: giao thông (có 80% đường giao thông đi lại quanh

năm bằng xe 2 bánh, 70% là đường bê tông), 96% hộ có điện sinh hoạt và sản xuất, 95% phòng học được xây dựng kiên cố - bán kiên cố, nhà ở kiên cố — bán kiên cố

đạt trên 80%, 95% hộ sử dụng nước sạch, xây dựng trên 500 căn nhà tình nghĩa và tình thương (UBND huyện Tân Hiệp, 2010)

3.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương

Theo báo cáo của UBNN huyện Tân Hiệp, năm 2010 GDP đạt 1.031 tỷ đồng tăng 115% so với cùng kỳ Nông dân áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần giảm chỉ phí sản xuất và nâng cao giá trị sử dụng dất

Về trồng trọt: GDP đạt 833 tỷ đồng (đạt 113% so với cùng kỳ), chiếm tỷ

trọng 80,8% GDP trong nông nghiệp Cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi có chuyển biến, đã cải tạo và phát triển 50 ha vườn tạp, nâng diện tích vườn hiệu quả toàn “huyện lên 1.621 ha/1.732,86 ha Công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật được thực hiện tốt trong sản xuất, giúp nông dân giảm chỉ phí, hạn chế rủi ro và tăng hiệu quả kinh tế

Về Chăn nuôi: GDP đạt 108 tỷ đồng (đạt 138,46% so cùng kỳ), chiếm tỷ

trọng 10,48% GDP trong nông nghiệp Huyện chỉ đạo và thực hiện tốt việc nuôi thuỷ sản, gia súc, gia cầm, phòng chống dịch bệnh theo Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 8/9/2010

Về dịch vụ nông nghiệp: GDP đạt 90 tỷ đồng (đạt 111,1% so với cùng kỳ), chiếm tỷ trọng 8,73% GDP trong nông nghiệp

Về phòng chống bão lụt: Ban chỉ huy phòng chống bão lụt của huyện thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, đảm bảo các phương tiện, dụng cụ để cứu hộ, cứu trợ và khắc phục hậu quả sau lũ lụt

3.4 Nhận xét

Bên cạnh thuận lợi đã đã đạt được, huyện vẫn còn những khó khăn va ton tại chưa giải quyết được Có sự chuyển biến trong dich chuyển kinh tế nhưng vẫn còn chậm, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa đồng bộ Đời sống người dân có cải thiện nhưng sự phân hoá giàu nghèo vẫn còn cao

Trang 39

CHUONG 4:

NOI DUNG NGHIEN CUU VÀ KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

4.1 Nội dung nghiên cứu

4.1.1 Khái quát nội dung nghiên cứu

Việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang, được tiến hành khảo sát ngẫu nhiên tại 11 ấp

thuộc 4 xã, với tổng số hộ nông dân là 300 Trong đó, xã Tân Hoà có 3 ấp: Tân Hoà

B, Tân Hà B và Tân Thành với 98 hộ nông dân, xã Tân Hiệp B có 4 ấp: Tân Hà A, Tân Phát A, Tân Phú và Tân An với 98 hộ nông dân, xã Thạnh đông A có 2 ấp: Đông Phước và Đông Thành với 57 hộ nông dân và xã Tân Thành có 02 ấp: Chí Thành và Bình Thành với 47 hộ nông dân

Tại khu vực nghiên cứu, đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân thông qua các biến của phương trình hồi quy, các yếu tố dựa ' trên kết quả của phiếu khảo sát, được tổng hợp thông qua phần mềm Excel và SPSS Việc nghiên cứu cũng thực hiện tương tự đối với việc phân phối thu nhập và

bắt bình đẳng thu nhập

4.1.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài (2010), Trần Xuân Long (2009), Trần Tiến Khai (2008), Ngô Quang Huy (2007) và Nguyễn Hữu Trí (2007) để đưa ra mô hình nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu và ' phục vụ cho việc trả lời câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu đã đề ra:

- Tìm ra các nhân tố chính và mối liên hệ của chúng tác động đến thu nhập của hộ nông dân huyện Tân Hiệp, thông qua phương pháp tham vấn cộng đồng và

mô hình hồi quy đa biến của đề tài

- Xác định mức độ ảnh hưởng hưởng của các nhân tố tác động đến phân phối

thu nhập và bắt bình đẳng thu nhập của hộ nông dân, bằng việc sử dụng mô hình lý

thuyết đường cong Lorenz và hệ số Gini Từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp

Việc nghiên cứu được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu trong đó kết hợp cả số liệu sơ cấp và thứ cấp Bắt đầu từ việc khảo sát nhóm bằng phương pháp

Trang 40

tham vấn cộng đồng, sau đó cùng với cán bộ thống kê của huyện, xã, ấp tiến hành điều tra trên diện rộng với bảng câu hỏi đóng và câu hỏi phụ được xây dựng trên các câu hỏi mở từ ý kiến của các chuyên gia trong phương pháp tham vấn cộng đồng

cùng với nguồn câu hỏi tham khảo từ các nghiên cứu trước Từ đó, tiến hành xử lý

để làm sạch số liệu và phân tích nghiên cứu bằng các công cụ phần mềm Excel và SPSS Việc nghiên cứu được thực hiện chỉ tiết như sau:

4.1.2.1 Thu thập số liệu

Số liệu sơ cấp: Dựa vào mô hình nghiên cứu trước của tác giả Ngô Quang Huy (2007), Trần Xuân Long (2009) ta tiến hảnh như sau:

~_ Thu thập tất cả các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội và đời sống của bà

con nông dân địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng, huyện, xã, ấp làm dữ liệu ban đầu Sau đó, tổ chức lấy ý kiến của người dân thông qua phương pháp tham vấn cộng cộng đồng, phương pháp này được phân thành 2 nhóm:

+ Nhóm nông dân: với tổng số là 24 người thuộc 3 xã khác nhau và thành

phần thu nhập khác nhau (trên l6 triệu đồng/năm: 8 người, khoảng 16 triệu

đồng/năm: 8 người, dưới 16 triệu đồng/năm: 8 người)

+ Nhóm chuyên gia (cán bộ, viên chức ): được thực hiện tương tự như nhóm nông dân -

- Sau đó, tiến hành thu thập và tổng hợp thơng tin để hồn thành Bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát trên diện rộng với quy mô mẫu 300

- Về việc chọn mẫu nghiên cứu:

+ Áp dụng phương pháp chọn mẫu theo giáo trình và bài giảng của Lê Thị Thanh Loan (2010), với quy mô mẫu trên lý thuyết không được nhỏ hơn 30, trên

thực tế tối thiểu phải bằng 99 và lớn hơn

+ Theo ý kiến và cách tính của các cán bộ thống kê Chỉ Cục huyện Tân Hiệp,

việc xác định mẫu được thực hiện theo công thức: n = (Zpq-p)/e? = 138 ( trong đó z= 1,96 với mức độ tin cậy 95%, p = 0,9: ước tính phần trăm trong tập hợp, e =

0.05: sai SỐ, n: kích cỡ mẫu) và nhằm đảm bảo tính chính xác cao nên chọn mẫu

khoảng 300

Vì vậy, việc chọn mẫu được tiến hành thực hiện tại 04 xã: Tân Hoà, Tân

Hiệp B, Thạnh Đông A và Tân Thành tại huyện Tân Hiệp Sau đó, tiến hành

Ngày đăng: 07/01/2022, 19:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN