BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
LÊ ANH LINH
CAC YEU TO TAC DONG DEN ĐẦU TƯ TRUC TIEP |
NƯỚC NGỒI VÀO NƠNG NGHIEP CAC NUGC ASEAN GIAI ĐOẠN 2001-2011 TRUONG DAT HOC NO TP.HCH THU VIEN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số chuyên ngành: 60 31 03
Người hướng dẫn khoa học:
TS LÊ THÁI THƯỜNG QUÂN
TP Hồ Chí Minh, Năm 2013
Trang 2TOM TAT
Dân số thế giới dự kiến sẽ hơn 9 tỷ người vào năm 2050 Do đó, khu vực nông
nghiệp phải đối mặt với một thách thức rất lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lương thực ngày càng tăng Tuy nhiên, đầu tư thấp trong nông nghiệp tại hầu hết các nước đang phát triển đã dẫn đến năng suất thấp và sản xuất trì trệ Tại các nước đang phát triển ASEAN, nơi được xem là một trong những cơ sở sản xuất nông sản lớn nhất thế giới nhưng hầu hết các nước này vẫn chưa đạt đến giới hạn sản xuất nông nghiệp và rất cần nguồn vốn để phát triển nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế nhưng nông nghiệp lại chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ trong tổng số dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Có nhiều dé tài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến FDI 6 nhiều quốc gia vào những giai đoạn thời gian khác nhau nhưng rất hạn chế các nghiên cứu về các yếu tố tác
động đến FDI theo từng khu vực kinh tế, đặc biệt là trong khu vực nông nghiệp Đề tài
“Các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp các nước -“ ASEAN giai đoạn 2001-2011” được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi các công ty đa quốc gia sẽ dựa vào các yếu tố nào để quyết định thực hiện dự án FDI vào nông nghiệp các nước này? Và FDI vào nông nghiệp chủ yếu được định hướng thị trường hay được
định hướng xuất khẩu?
Nghiên cứu đã vận dụng mô hình chiết trung của Dunning làm lý thuyết chính nhằm giải thích động cơ của nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư sang các nước ASEAN thông qua các yếu tố chủ yếu sảu: quy mô thị trường nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiệp, nhập khâu nông nghiệp, độ mở nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người
và lạm phát Và để đi đến kết luận FDI chủ yếu được định hướng thị trường nội địa hay
được định hướng xuất khẩu thì sẽ được dựa trên 3 yếu tố là quy mô thị trường nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiệp, nhập khẩu nông nghiệp
Trang 3phương nhỏ nhất thông thường), (1i) Fixed-effects (mô hình những ảnh hưởng có định) và
(ii) Random-effects (mô hình những tác động ngẫu nhiên) Trong đó, mô hình OLS được dùng để tham khảo với mục đích kiểm tra sự tồn tại của đa cộng tuyến thông qua ma trận các hệ số tương quan và độ phóng đại phương sai (VIF).Việc lựa chọn giữa mô hình Fixed-effects hoặc mô hình Random-effects sẽ được quyết định thông qua kiểm tra
Hausman
Với kết quả thu được, mô hình Random-effects đã được lựa chọn để phân tích Ngồi ra, thơng qua các kiểm định F, kiểm định Breusch-Pagan Lagrange Multiplier và
kiểm định nhân tử Lagrange, nghiên cứu đi đến kết luận mô hình lý thuyết phù hợp với
với dữ liệu thực tế, phương sai qua các thực thể là không đổi và không có tương quan chuỗi trong mô hình nghiên cứu Các yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê bao gồm quy mô thị trường nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiệp và lạm phát; trong đó, yếu tố quy mô thị trường nông nghiệp là quan trọng nhất Hai yếu tố còn lại là thu nhập bình quân dau, : người và độ mở nền kinh tế cho ra kết quả không có ý nghĩa thống kê :
Thông qua việc phân tích 3 yếu tố quy mô thị trường, xuất khẩu và nhập khẩu nông nghiệp, có thể kết luận rằng FDI vào khu vực nông nghiệp sáu nước ASEAN trong giai đoạn 2001-2011 chủ yếu được định hướng xuất khẩu Hay nói cách khác, FDI nông nghiệp chủ yếu dé phục vụ thị trường nước ngoài và cũng có thể suy ra rằng đa số các nhà đầu tư chọn yếu tố quy mô thị trường vì đại diện cho khả năng sản xuất nông nghiệp của một quốc gia Kết luận này trái ngược với nghiên cứu trước về "các yếu tô tác động và hiệu quả FDI trong lĩnh vực nông nghiệp Trung Quốc trơng giai đoạn 1985-2006 của Lv và ctg (2010) với kết luận là FDI chủ yếu được định hướng thị trường
Dựa vào các kết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị là tích cực tăng dần tỷ trọng nông nghiệp hơn so với việc tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trên GDP, tăng cường xuất khẩu nông sản và giảm thấp, kiểm soát lạm phát ở mức thấp và ồn định Ngoài ra, nghiên cứu cũng nêu lên những hạn chế và phương hướng cho nghiên cứu tiếp theo
Trang 4LOI CAM DOAN
LOI CAM ON .1 ii
o6 v0 ii
N00 .11Ả W v
TRANG DANH MỤC BẢNG & ĐÒ THỊ -stesrrerreerrree viii DANH MỤC TỪ VIET TAT u sssssesesssesseseececsssseessssssescsssssneceecssnusssecssssnsseceesennenees ix CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -+ 1
1.1 Lý do nghiên cứu
1.2 Vấn đề nghiên cứu -.- 2221202021121 re LÊN
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.4 Câu hỏi nghiên cứu — sesssosssunnssenenccecnnnnnanansssscceeeneencennnnanenset® 3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6 Kết cấu luận văn -5 se he H111 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYÉT
2.1 Khái niệm nông nghiỆp .-. -c++cccccssrerterrrerrertrrrrrrrrreririrrrrrrrrrre 6
2.2 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) -+ 7
2.2.1 Khái niệm FDI -++++ccc+eetrrrrrrtrrrrre ĐH 7 2.2.2 Các hình thức FDI - — _ 2.2.3 Phân loại FDI -c+cceerrtrerrrtrrtrrrrrtitrrriiririiiiirriiirirriie 9
Trang 5
2.3.1 Lý thuyết vòng đời sản pham
2.3.2 Mô hình KC (knowledge-capital) của Markusen - - -‹ - 10
2.3.3 Mô hình chiết trung của Dunning
2.4 Các lý thuyết về FDI trong nơng nghiệp -. -©ccsccerrrrrrrrree 13 2.4.1 Lý thuyết về đầu tư quốc tế vào nông nghiệp các nước đang phát triển
của David Hallam
2.4.2 Nghiên cứu về đầu tư quốc tế vào đất đai của FAO 14 2.4.3 Lý thuyết “Chiếm dụng đất? của Willy Sindayigaya - 15
2.5 Các nghiên cứu trưƯỚC -+-++++stsx+t+rertrersrererirrrrrrirrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrie 17
2.5.1 Các nghiên cứu về các yếu tố quyết định FDI " 17
2.5.2 Các nghiên cứu về các yếu tố quyết định FDI trong nông nghiệp 19 m :
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .- -555555sccse+ 25
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu T140 rAsssrss1457120400150008100009 02s 25
3.3 Mô hình nghiên cứu
ru ca ch 20
CHUONG 4: PHAN TÍCH KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích thống kê các biến trong mô hình . -. -c-+ecee+r 31
4.2 Lựa chọn mô hình và thực hiện các kiểm định
4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu . -2-e+©c++etrerxetrrrrrrrrrrrrrrrrrrrr 45
CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ s222s22c32 2222220 48
h‹<i sa 48
5.2 Kiến nghị - 22c r1 m.rririiirrrie 49
Trang 7TRANG DANH MUC BANG & ĐÒ THỊ
Bang 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước về FDI 18
Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trước về FDI nông nghiệp - 21
Bảng 2.3: Bảng so sánh với các nghiên cứu tFƯỚC -c c++++s+ecvsxeerereeeerererrer 23 Bang 3.1 Ma trận các yếu tố quyết định đến FDI nông nghiệp 28
Bảng 4.1: Số liệu thống kê các yếu tố vĩ mô 6-ASEAN trong giai đoạn 2001-2011 31
Bảng.4.2: Các đại lượng thống kê mô tả cho các biến trong mô hình - 32
Đồ thị 4.1: FDI vào nông nghiệp 6-ASEAN trong giai đoạn 2001 - 2011 34
Đồ thị 4.2: GDP nông nghiệp 6-ASEAN trong giai đoạn 2001 — 2011 35
Đồ thị 4.3: Tỷ trọng AGDP/GDP 6-ASEAN trong giai đoạn 2001 - 2011 36
Đồ thị 4.4: Xuất khẩu nông nghiệp 6-ASEAN trong giai đoạn 2001 - 2011 37
Đồ thị 4.5: Nhập khẩu nông nghiệp 6-ASEAN trong giai đoạn 2001 - 2011 38
Đồ thị 4.6: Độ mở nền kinh tế 6-ASEAN trong giai đoạn 2001 - 2011 40
Đồ thị 4.7: Thu nhập bình quân đầu người 6-ASEAN trong giai đoạn 2001 - 2011 41
D6 thi-4.8: Lam phat 6-ASEAN trong giai đoạn 2001 - 2011
Trang 8DANH MUC TU VIET TAT
FDI ‘Dau tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment) GDP :Téng san pham quốc nội (tiếng Anh: Gross Domestic Product) ASEAN :Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of
Southeast Asian Nations)
WTO Tổ chức thương mại thế giới (tiéng Anh: World Trade Organization)
UNCTAD :Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (tiếng Anh:
United Nations Conference on Trade and Development)
FAO :Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh:
Food and Agriculture Organization of the United Nations)
OLS :Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (tiếng Anh: Ordinary Least Square)
GLS :Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (tiếng Anh:
Generalized Least Squares)
Trang 9CHUONG 1: GIOI THIEU DE TAI NGHIEN CUU 1.1 Lý do nghiên cứu
Dân số thế giới dự kiến sẽ đạt 9.1 tỷ người vào năm 2050 và hầu như sự tăng trưởng dân số xảy ra tại các quốc gia đang phát triển; trong đó, dân số của vùng Châu Phi hạ Sahara dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh nhất với mức tăng 108% tương ứng với 910 triệu người và khu vực Đông và Đông Nam Á là thấp nhất với mức tăng 11% tương ứng với 228 triệu người (FAO, 2009) Sự gia tăng dân số dự báo đòi hỏi sản xuất lương thực trên thế giới phải tăng ít nhất.70%, và sẽ gấp đôi con.số đó đối với những quốc gia đang phát triển (The Population Institute, 201 1)
Đầu tư trong nông nghiệp là chiến lược quan trọng nhất và hiệu quả nhất trong việc gia tăng sản lượng lương thực cũng như xoá đói giảm nghèo ở nông thôn (Worldbank, 2008) Để tạo ra sự tăng trưởng vượt trội trong sản xuất lương thực, các nước đang phát triển cần gia tăng đầu tư trên 50% so với mức đầu tư hiện tại, chưa kể khoản quỹ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các dự án thủy lợi qui mô lớn (The Population Institute, 2011) Thực tế, tổng chỉ tiêu công cho nghiên cứu và phát triển nơng nghiệp tồn cầu nhằm tăng năng suất nông nghiệp, và tăng trưởng kinh tế đã tăng 22% trong những năm 2000 — 2008, nhưng phân bổ không đồng đều; có sự gia tăng chỉ tiêu đầu tư lớn trong lĩnh vực nông nghiệp ở các quốc gia có mức thu nhập trung bình, chiếm từ 39% lên đến 46%, trong khi đó các quốc gia thùộc nhóm thu nhập thấp chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng 3% và không có sự thay đổi xảy ra (IFPRI, 2012)
Do đầu tư thấp trong nông nghiệp tại hầu hết các nước đang phát triển trong 30,
Trang 10dang phat trién (Hallam, 2011) Và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nguồn vốn quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho khu vực nông nghiệp của quốc gia tiếp nhận như tạo ra việc làm, chuyển giao công nghệ, tiếp cận tốt hơn vốn và thị trường (FAO,
2013)
Theo số liệu thống kê, nông nghiệp chiếm một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ trong tổng số dòng vốn FDI tai hầu hết các nước đang phat trién (Lowder & Carisma, 2011) Trung bình trong hai năm 2007 và 2008, tổng FDI ước tính đạt 922,4 tỷ USD tại 27 quốc gia; trong số đó, tổng số vốn FDI vào nông nghiệp chỉ đạt 0,4% (UNCTAD, 2011)
Tại các nước đang phát triển ASEAN, nơi được xem là một trong những cơ sở sản xuất nông sản lớn nhất thế giới nhung hau hét các nước này vẫn chưa đạt đến giới hạn
sản xuất néng nghiép (Invest in ASEAN, 2013) Do đó, các quốc gia ASEAN rất cần
nguồn vốn để phát triển nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế nhưng khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 0,77% dòng vốn FDI vào trong giai đoạn 1999-2003 (Uttama, 2005) Điển hình như tại Việt Nam, FDI trong khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ về số lượng dự án, vốn đầu tư và có xu hướng giảm trong tổng FDI trong nền kinh tế và chưa tảo ra sức thu hút đầu tư của các doanh nghiệp FDI (Chu Tiến Quang & Hà Huy
Ngọc, 2011; Trần Nam Bình, 2003) : l
Từ thực trạng kể trên, việc nghiên cứu những yếu tố quyết định đến đầu tư trực tiếp nước ngồi.vào nơng nghiệp các nước đang phát triển đặc biệt là các nước ASEAN là một trong những vấn đề cần được ưu tiên tìm hiểu, phân tích Từ đó, đề ra những chính sách phù hợp, khả thi dé thu hút ngày càng nhiều dự án FDI nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực cho chính các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Trang 11Lan va Viét Nam (6-ASEAN) trong giai doan 2001-2011 thì các công ty đa quốc gia sé - dựa vào các yếu tố chủ yếu nào để quyết định thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp? Và FDI vào nông nghiệp chủ yếu được định hướng thị trường bay được định hướng xuất khẩu?
Đề tài “Các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngồi vào nơng nghiệp các nước ASEAN giai đoạn 2001-2011”được thực hiện nhằm tìm lời giải đáp cho các câu hỏi được đặt ra ở trên và từ đó đề xuất các chính sách nhằm tăng khả năng thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Phát hiện ra các yếu tố tác động đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp các nước ASEAN bao gồm Indonesia, Lào, Campuchia,
Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011
Đi đến kết luận FDI vào nông nghiệp sáu nước kể trên chủ yếu được định hướng ˆ
thị trường hay được định hướng xuất khẩu
Đề xuất các chính sách nhằm tăng cường khả năng thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi vào khu vực nơng nghiệp
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
— Các yếu tố nào tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngồi vào nơng nghiệp các nước ASEAN bao gồm Indonesia, Lào, Campuchia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011?
— FDI vào nông nghiệp kể trên chủ yếu được định hướng thị trường hay được định hướng xuất khẩu? :
Trang 121.5 Déi tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp với đối tượng nghiên cứu là các nước ASEAN nhưng được giới hạn trong phạm vỉ 6 nước bao gồm Indonesia, Lào, Campuchia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và được giới hạn trong giai đoạn thời gian từ năm 2001 đến năm
2011
Nghiên cứu đưa ra giả thiết có sáu yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngồi vào nơng nghiệp bao gồm: quy mô thị trường nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiệp, nhập khẩu nông nghiệp, độ mở nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người và lạm phát với giả
định các yếu tố khác không đổi
1.6 Kết cấu luận văn
Chương 1: Giới thiệu
Nêu lên vấn đề, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày các khái niệm, lý thuyết và nghiên cứu trước về FDI và FDI vào khu
vực nông nghiệp với mục đích dùng làm cơ sở cho thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ở chương sau `
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết ở chương 2 để hình thành mô hình nghiên cứu nhằm xác định
và mô tả các yếu tố tác động đến FDI nông nghiệp Đồng thời, phương pháp nghiên cứu cũng được xác định nhằm ước lượng mô hình đã lập ra Ngoài ra, còn có các kiểm định cần thiết nhằm đảm bảo cho mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu.-
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Trang 13Chương 5: Kết luận và Kiến nghị
Kết luận kết quả đạt được từ mô hình nghiên cứu và đi đến đề xuất kiến nghị nhằm
Trang 14CHUONG 2: CO SO LY THUYET 2.1 Khai niém néng nghiép
Nông nghiệp được định nghĩa là những công việc có mục đích mà qua đó các yếu tố trong tự nhiên được khai thác dé sản xuất thực vật và động vật để đáp ứng nhu cầu của con người (Chandrasekaran, 2010) Đó là một quá trình sản xuất sinh học phụ thuộc vào sự tăng trưởng và phát triển của những động thực vật được lựa chọn trong một môi trường nhất định
Bên cạnh đó, nông nghiệp là một ngành nghệ thuật, khoa học và là công việc kinh doanh sản xuất cây trồng, vật nuôi phục vụ cho các mục tiêu kinh tế (Chandrasekaran,
2010) Là một bộ môn nghệ thuật, nông nghiệp bao hàm các kiến thức về cách thức thực
hiện các hoạt động có kỹ năng trên đất nông nghiệp bao gồm các kỹ năng vật lý liên quan đến khả năng và năng lực để thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả và các kỹ năng
tỉnh thần bao gồm các quyết định dựa trên kinh nghiệm Là một ngành khoa học, nó sử
dụng tất cả các công nghệ hiện đại được phát triển dựa trên các nguyên lý khoa học đẻ tối đa hóa năng suất Còn đối với công việc kinh doanh, nông nghiệp là sinh kế của dân cư nông thôn với mục tiêu nhằm tối đa lợi nhuận thông qua việc quản lý đất đai, lao động, nước và vôn
Trang 152.2 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoai (FDI) 2.2.1 Khai niém FDI
Cho đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) đã trở thành thành tố quan trọng trong hội nhập kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, có những khái niệm khác nhau về FDI
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản
lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI từ danh mục đầu tư vào cổ
phiếu nước ngoài, trái phiếu và.các công cụ tài chính khac.Trong phan lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chỉ nhánh công ty” (WTO, 1996)
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (DI) được định nghĩa như là một hình thức đầu tư liên quan đến mối quan hệ dài hạn và phản ánh những lợi ích lâu bền và sự kiểm soát bởi một thực thể cư ngụ tại một nền kinh tế (nhà đầu tu nước ngoài hoặc công ty mẹ) vào một doanh nghiệp cư ngụ tại một nền kinh tế khác với nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp liên kết hoặc liên kết nước ngoai)” (UNCTAD, 2007)
Luật đầu tr năm 2005 của Việt Nam không đưa ra định nghia vé FDI, nhung có quy định: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư tự bỏ vốn đầu tư và tham
gia quản lý hoạt động đầu tư” và “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”
(Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 2005) Có thể hiểu FDI dựa trên Luật đầu tư 2005 là:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào Việt Nam bằng
tiền và các tài sản hợp pháp để tiến hành đầu tư tại Việt Nam và tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó
Mặc dù được diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng nhìn chung FDI là hình thức đầu tư đài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập,
Trang 16xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay cơng ty nước ngồi đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này
2.2.2 Các hình thức FDI
Theo Luật Đầu tư năm 2005 (Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 2005) về các hình
thức đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp vào Việt nam theo một trong các hình thức sau:
Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc thành lập tổ
chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây:
— Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
—_ Tế chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;
— Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch :
:_ vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;
— Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật
Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng xây dựng —
kinh doanh — chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dung— chuyển giao — kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng — chuyển giao (BT) Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phan chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước
Trang 17các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định
Đầu tư phát triển kinh doanh: Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh đoanh thông, qua các hình thức sau đây:
— Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh
— Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường
Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
Các hình thức đầu tư trực tiếp khác
2.2.3 Phân loại FDI
Theo quan điểm của nước tiếp nhận đầu tư, FDI thường được chia thành 2 loại: : EDI được định hướng thị trường và FDI được định hướng xuất khẩu (Chunlai, 1997):
— FDI định hướng thị trường nhằm xây dựng cơ sở sản xuất ở nước nhận đầu
tư để cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho thị trường nội địa để duy trì và bảo vệ thị trường hiện tại hay để khai thác và tìm kiếm thị trường mới vì chính
phủ ở nước tiếp nhận đầu tư có thể áp đặt hàng rào thuế quan Với loại FDI
này, quy mô thị trường, tiềm năng phát triển của thị trường, và mức độ phát triển là các yếu tố ảnh hưởng quan trọng
Trang 183 Ly thuyét vé FDI
.3.1 Lý thuyết vòng đời sân phẩm
Lý thuyết được phát triển bởi Raymond Verron vào năm 1966 Nó phân tích mối
uan hệ giữa vòng đời sản phẩm và dòng vốn FDI (Du, 2011) Theo lý thuyết, doanh
ghiệp thực hiện FDI tại một giai đoạn nào đó thuộc vòng đời của sản phẩm Khi sản ham mdi ra đời và được giới thiệu, doanh nghiệp chọn sản xuất sản phẩm trong nước để ung cấp cho khách hàng nội địa Lúc này, chưa có tiêu chuẩn thống nhất cho sản phẩm ở iai đoạn đầu hình thành như là chỉ phí sản xuất, đặc điểm kỹ thuật của hàng hóa; mặc dù ản phẩm có lợi thế cạnh tranh về ứng dụng công nghệ và khả năng cải tiến
Nhưng khi sản phẩm bước vào giai đoạn trưởng thành và suy thoái, khi thị trường ong nước đã trở nên bão hòa và khi các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa thì các công ty sẽ uất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài Trong đó, chỉ phí sản xuất sẽ quyết định ví í sản xuất hàng hóa; nếu chỉ phí sản xuất ở nước ngoài thấp hơn trong nước thì sẽ hình 1anh FDI, các công ty đa quốc gia sẽ đầu tư tại những quốc gia có chỉ phí sản xuất thấp ‘uéi cùng, khi chi phí sản xuất ở nước nhận đầu tư thuận lợi thấp hơn so với thị trường 'ong nước thì hàng hóa có thể được xuất khẩu ngược trở về trị trường trong nước
Chunlai, 1997)
Lý thuyết vòng đời sản phẩm rất hữu ích để giải thích lịch sử phát triển của FDI thưng trong những năm gần đây, hệ thống sản xuất quốc tế trở nên phức tạp hơn trước,
ên vận dụng lý thuyết này khó có thể giải thích đầy đủ, ví dụ, sản phẩm mới thường
ược giới thiệu đồng thời tại nhiều quốc gia và các phương tiện sản xuất có thể có ở
hiều quốc gia tại cùng một thời điểm (Chunlai, 1997)
.3.2 Mô hình KC (knowledge-capital) ctta Markusen
Trang 19Đầu tiên là doanh nghiệp đa quốc gia theo chiều đọc có trụ sở trong nước và sản xuất hàng hóa cuối cùng ở nước ngoài Các doanh nghiệp sử dụng hình thức này để khai thác sự khác biệt trong chỉ phí của các yếu tố sản xuất liên quan nhằm mục đích làm giảm chỉ phí sản xuất, được gọi là "tìm kiếm tài nguyên" (Uttama, 2005) Người ta cho rằng lao động có kỹ năng cao tại các doanh nghiệp đa quốc gia nên tập trung thực hiện các hoạt động dịch vụ gia tăng hơn là tập trung vào sản xuất Nếu một quốc gia có lợi thế hơn trong việc giảm thiểu chỉ phí trong hoạt động sản xuất thì nó sẽ thu hút FDI từ các doanh nghiệp đa quốc theo chiều dọc
Kế đến là doanh nghiệp đa quốc gia theo chiều ngang có trụ sở chính trong nước nước và sản xuất hàng hóa cuối cùng cho cả nội địa và nước ngoài Các doanh nghiệp đa quốc gia chọn thực hiện FDI theo chiều ngang nhằm tiếp cận thị trường nước ngoài và đạt được một số lợi thế trong việc cung ứng cho thị trường trong nước và khu vực, hay còn được gọi là một "tìm kiếm thị trường" (Uttama, 2005) Một vấn đề quan trọng đối với :
các doanh nghiệp này là phải đối phó với vấn đề thất bại thị trường liên quan đến tài sản ,
vô hình như công nghệ hoặc kỹ năng (Changwatchai , 2010)
Cuối cùng là các doanh nghiệp có trụ sở chính trong nước và sản xuất hàng hóa cuối cùng phục vụ chủ yếu cho thị trường nội địa và một phần được xuất khẩu sang thi trường nước ngồi
2.3.3 Mơ hình chiết trung của DunHing
Mô hình chiết trung phát triển bởi John Dunning vào năm 1981 là lý thuyết phổ biến nhằm giải thích sản xuất quốc tế và FDI Dunning đã giải thích có ba động cơ chính
mà nhà đầu tư quốc tế quyết định FDI là thị trường, hiệu quả (giảm chỉ phí) và tài nguyên (Dumning, 1977, 1993 trích bởi Du, 2011) Các động cơ trên dựa vào ba điều kiện bao
gồm lợi thế sở hữu (O), lợi thế nội bộ hoá (1) và lợi thế vị trí (1:); từ đó, xác định phạm vi,
hình thức và mô hình sản xuất của một công ty đa quốc gia
Lợi thế sở hữu quyết định hoạt động FDI bởi vì các tài sản sở hữu tương đương với nguồn lực và khả năng để tạo ra dòng thu nhập trong tương lai (Changwatchai, 2010)
Trang 20Một doanh nghiệp có khả năng mua hoặc sở hữu những tài sản nhất định mà đối thủ cạnh tranh hoặc doanh nghiệp nước ngồi khác khơng có được; điều này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp tại nước ngoài Những tài sản bao gồm ở dạng hữu hình như tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, vốn, và thị trường; ngoài ra, có cả ở dạng vô hình như công nghệ và thông tin, kỹ năng quản lý, tiếp thị và kỹ năng kinh doanh, kỹ năng tổ chức Hình thức sở hữu có thể bao gồm quyển sở hữu sử dụng, độc quyền thương mại hay quyền kiểm soát trên thị trường cụ thể
Lợi thế vị trí giải thích được nơi mà các doanh nghiệp tiến hành FDI Theo đó, nơi
nhận FDI phải có một lợi thế mà tại đó lợi nhuận để sản xuất sản phẩm phải lớn hơn so
với việc các doanh nghiệp tự sản xuất trong nước và xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài (Chunlai, 1997) Lợi thế vị trí không chỉ bao gồm nguồn tài nguyên các yếu tố nguồn lực, mà còn ở khía cạnh kinh tế và xã hội, chẳng hạn như quy mô thị trường và cơ cầu, triển vọng tăng trưởng của thị trường và mức độ phát triển, văn hóa, luật pháp, chính m trị và môi trường thể chế, pháp luật và chính sách của chính phủ Ngoài ra, lợi thế vị trí còn giải thích được các loại FDI khác nhau như đầu tư được định hướng thị trường nội
địa hay đầu tư được định hướng xuất khẩu (Changwatchai, 2010) Điều này giúp giải
thích các quốc gia đầu tư tập trung vốn FDI của họ trong một số ngành cụ thẻ hơn so với các quốc gia khác
Lợi thế nội bộ hoá nhắn mạnh vào sự hiện hữu của chỉ phí giao dịch để giải thích
tại sao các công ty thích chọn hình thức FDI hơn các hình thức khác như thương mại, nhượng quyền sử dụng những tài sản vô hình đặc trưng của công ty hay là chuyển giao
công nghệ do khó có thể tiến hành trao đổi các tài sản vô hình này trên thị trường (Chunlai, 1997) Lợi thế này cho phép các công ty nội bộ hóa quyền sở hữu và nguồn lực
nhằm tránh được những rủi ro và bất lợi của thị trường và hệ thống giá khơng hồn hảo
Trang 212.4 Các lý thuyết về FDI trong néng nghiép
2.4.1 Lý thuyết vé dau tw quốc tế vào nông nghiệp các nước đang phát triển của David Hallam
Hallam (2011) lập luận-rằng biến động giá cả và rủi ro thị trường lương thực thực phẩm trong những thập kỷ gần đây đã khiến các quốc gia thường xuyên nhập khẩu thực phẩm phải tìm ra một phương thức hiệu quả hơn để bảo đâm an nỉnh lương thực Không giống như phương thức đầu tư trong quá khứ, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào một quốc gia khác chủ yếu nhằm mục đích tiếp cận tốt hơn thị trường hoặc lao động giá rẻ thì hiện tại phương thức đầu tư mới hướng tới các nước có tiềm lực về sản xuất nông nghiệp và các nguồn tài nguyên thiên nhiên với mục tiêu xuất khẩu ngược lại về quốc gia
của mình hơn là phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ thị thường thế giới
Trong ba tháng đầu năm 2008 giá lương thực quốc tế đạt mức cao nhất trong 30 năm và tăng 53% so với năm 2007 (FAO, 2013) Mặc dù giá lương thực đã giảm trong những năm gần đây nhưng chủ yếu từ sự suy giảm cầu hơn là do tăng nguồn cung lương thực Các biến động của giá lương thực quốc tế và các cú sốc nguồn cung từ chính sách kiểm soát xuất khâu đã dấy lên mối quan tâm đối với những nước đang phải đối mặt với sự gia tăng dân số, thu nhập và đô thị hóa Từ đó, các nước này đánh giá nghiêm túc lại chiến lược an ninh lương thực và việc đầu tư vào sản xuất thực phẩm thiếu tiềm năng phát triển trong nước không còn được xem là phương thức hiệu quả
Các quốc gia thường xuyên phải nhập khẩu lương thực, đặc biệt là các nước vùng
Vịnh với hơn 50 phần trăm thực phẩm phải nhập khẩu thì sự gia tăng và biến động của giá lương thực quốc tế đã dẫn đến một số mắt niềm tin vào thị trường quốc tế (FAO, 2013) Tăng sản xuất lương thực trong nước không còn là một lựa chọn hợp lý vì hầu hết các quốc gia ving Vịnh, tình trạng đất có thể sản xuất nông nghiệp và thủy lợi ngày càng hạn chế nên chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp các nước đang phát triển được xem là một chiến lược an ninh lương thực Do đó, chính phủ các nước này sẵn sàng cung cấp các ưu đãi và hỗ trợ về tài chính cho các dự án đầu tư sản xuất nơng nghiệp ra nước ngồi
Trang 22Các nhà đầu tư tư nhân đã tận dụng các cơ hội và ưu đãi của chính phủ để đầu tư nông
nghiệp các nước có tiềm năng nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư trong hoàn cảnh lợi nhuận trên đầu tư khác trở nên kém hấp dẫn (Hallam, 201 1)
3.4.2 Nghiên cứu về đầu trr quốc tế vào đất đai của FAO
Đầu tư quốc tế vào đất đai có tiền thân từ việc chiếm giữ đất với quy mô lớn có từ thời thuộc địa, tiếp theo đó là sự mở rộng thị trường toàn cầu của các công ty đa quốc gia với mục đích nhằm vào tài nguyên đất và các tài nguyên chiến lược khác (Weis, 2010,
trích bởi FAO, 2011)
Khủng hoảng-lương-thực khiến chính phủ và các công ty tư nhân tại.các quốc gia lệ thuộc nhập khẩu lương thực quan tâm đặc biệt đến việc tìm kiếm đất đai Bên cạnh mục tiêu chính là sản xuất lương thực thì đất đai còn mang lại các nguồn lợi khác bao
gồm nhiên liệu sinh học, các sản phẩm lâm nghiệp và khoáng sản Từ đó, một cuộc chạy _ˆ
đua của các nhà đầu tư nhằm vào đất đai các nguồn tài nguyên được diễn ra trên quy mô ˆ
toàn cầu được diễn ra (FAO, 2011) Trong đó, các giao dịch đất đai được xảy ra ở nhiều
cấp độ, ở trong nội bộ một nước, giữa các quốc gia và giữa các khu vực với nhau; các khoản đầu tư có thể là trực tiếp hay gián tiếp, quốc tế hoặc trong nước, sản xuất hay đầu cơ, cũng như đầu tư của các doanh nghiệp, đầu tư công và đầu tư của nông dân Nhìn chung, chính phủ các nước đóng vai trò trung tâm trong đầu tư quốc tế vào đất đai vì trong nhiều-trường-hợp,:chính- phủ có quyền thu hồi quyền sử dụng đất tại địa phương thông qua việc đền bù, giải tỏa đất đai Còn các nhà đầu tư trong nước lại chiếm số lượng lớn hơn nhiều so với đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào đất đai Tuy nhiên, các nhà dau tư trong nước đa số lại có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với dong vén nước ngoài với lý do còn nhiều rào cản pháp lý về cấp đất của người nước ngoài nên doanh nghiệp trong nước có thể được tìm đối tác nước ngoài để để tránh những hạn chế này
Trang 23trong nhiều nền kinh tế, chính phủ các nước tìm cách đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia trong bối cảnh giá cả biến động, các chính sách về môi trường, và sự quan tâm
của khu vực tư nhân trong việc tạo ra lợi nhuận từ thương mại sản xuất hàng hóa (FAO,
2011) Về phía đầu tư công, chính phủ các nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia kể từ khi giá lương thực biến động trong vòng năm năm qua khiến tình trạng thiếu lương thực đang đe dọa đến đời sống người dân và đồng thời cũng đe dọa sự ổn định chính trị Một số nước tìm cách đáp ứng nhu cầu bằng cách đầu tư vào nông nghiệp trong nước Tuy nhiên,các chính phủ thừa nhận là rất khó khăn để thực hiện cam kết đáp ứng 95% nhu cầu thực phẩm từ các nguồn cung trong nước (FAO, 2011) Điều này một phần là do-nhu cầu thực phẩm ngày một tăng; đồng thời dân số, tốc độ đô thị hóa ngày một tăng đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp Kết quả là chính phủ các nước phải tự mình thông qua các nước đối tác hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào nông nghiệp ở nước ngoài Bên cạnh đó, chính phủ còn bị ràng buộc bởi các cam kết về có bảo vệ môi trường như chỉ thị của EU yêu cầu đến năm 2020, nhiên liệu sinh học phải đạt ‘
10% trên tổng các loại nhiên liệu vận tải nên yêu cầu về các loại thực vật như dầu cọ, mía đường sẽ gia tăng trong tương lai (FAO, 2011) Nhiều chính phủ tại các quốc gia nhiều vốn cũng khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách hỗ trợ thương mại và đầu tư, bảo lãnh và bảo hiểm, hỗ trợ tín dụng Ngoài ra, nhiều chính phủ tại các quốc gia khan hiếm vốn muốn thu hút đầu tư tư nhân đã cung cấp điều kiện ưu đãi cao, như tăng thời gian-miễn thuế;-cho thuê đất với giá rẽ hoặc miễn phí, và các
điều khoản bảo vệ các nhà đầu tư từ những thay đỗi trong chính sách nhà nước
2.4.3 Lý thuyết “Chiêm dụng đất” của Willy Sindayigaya
Thuật ngữ "chiếm dụng đất? (Land Grabbing) dé cập đến việc các quốc gia giàu
có, không đảm bảo an ninh lương thực va các nhà đầu tư tư nhân múa hoặc thuê lại đất
đai của các nước nghèo, các nước đang phát triển để sản xuất lương thực nhằm xuất khẩu Theo Sindayigaya (2011), các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào đất và hoặc nông nghiệp ở các nước đang phát triển với những lý do khác nhau Tuy nhiên, có thé kết luận ba động cơ chính nhằm “chiếm dụng đất” là:
Trang 24An ninh lương thực: khủng hoảng lương thực sẽ đẩy giá thực phẩm cao và gây ra
một số cuộc bạo loạn diễn ra trên toàn cầu; tiếp theo, các nước sản xuất lương thực sẽ ra
chỉ thị cắm xuất khẩu lương thực nhằm đảm bảo an nỉnh trong nước Hậu quả sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lương thực trên thị trường thế giới và giá cả sẽ được đây lên cao hơn Một mặt, các nước thường xuyên nhập khẩu lương thực nhận thấy nhu cầu chỉ tiêu ngày một tăng theo cấp số nhân Mặt khác, các nước còn dự đoán rằng đất sản xuất lương thực ngày một giảm dưới áp lực tăng dân số và phát triển kinh tế trực tiếp đe dọa đến nguồn cung cấp thực phẩm tương lai Để tránh tình trạng thiếu lương thực cũng như là giá tăng cao trong tương lai, các nước đều xem xét lại chiến lược an ninh lương thực của quốc gia mình Do đó, quyết định kiểm-soát chuỗi cung-ứng thực phẩm-bằng cách sản xuất thực phẩm ở nước ngoài và xuất khẩu ngược về lại quốc gia mình là một chiến lược hiệu quả (Sindayigaya, 2011)
Động cơ thứ hai là an ninh năng lượng: các nước phát triển nhất và đặc biệt là các "nước Liên minh châu Âu đã đặt ra mục tiêu trong chính sách năng lượng của họ là giới :
hạn phát lượng khí thải có ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu toàn cầu Điển hình như năm
2009, các nước châu Âu đã thông qua chỉ dẫn 2009/28/EC, trong đó tuyên bố rằng mỗi
quốc gia thành viên cần phải đạt được, trong số những mục tiêu khác, tối thiểu mười phần trăm nhiên liệu có thể tái tạo năng lượng trong ngành giao thông vào năm 2020 Ở Vương quốc Anh, có một áp lực đòi hỏi các nhà cung cấp nhiên liệu địa phương phải có một tỷ lệ phần trăm nhất định của nhiên liệu nông nghiệp trong tổng đoanh thu của họ hoặc phải đối mặt với án phạt (Sindayigaya, 2011) Các biện pháp này khuyến khích các nhà đầu tư
(chính phủ và hoặc khu vực tư nhân) đầu tư vào việc sản xuất nhiên liệu sinh học, chủ
yếu là từ sử dụng đất nông nghiệp ở nước ngoài
Trang 252.5 Các nghiên cứu trước
Các nghiên cứu trước được dùng trong luận văn này sẽ bao gồm 2 phần
—_ Trước hết là các nghiên cứu về FDI trong một hoặc nhiều nền kinh tế với mục đích dùng làm tham khảo cho nghiên cứu chính về FDI trong khu vực
nông nghiệp /
— Sau đó là các nghiên cứu đi sâu vào phân tích FDI trong lĩnh vực nông nghiệp; để từ đó, tạo cơ sở cho thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cho luận văn này
2.5.1 Các nghiên cứu về các yêu tố quyết định -FDI
Đầu tiên, theo như nghiên cứu “Các yếu tố vị trí tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển”, Chunlai (1997) đã sử dụng lý thuyết chiết trung của Dunning để nghiên cứu các yếu tố vị trí tác động đầu tư trực tiếp vào 33 quốc _ gia dang phát triển trong giai đoạn 1987 - 1994 Bằng cách sử dụng mơ hình GL§, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những quốc gia với quy mô thị trường lớn hơn, tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn, thu nhập bình quân đầu người cao hơn, mức FDI hiện tại và mức độ mở cửa lớn hơn sẽ thu hút nhiều FDI hơn Trong khi, mức lương cao hơn và khoảng cách giữa nước chủ nhà với các nước còn lại trên thế giới càng lớn sẽ ngăn can FDI tir cdc nước đầu tư
Tiếp theo, đề tài “Đầu tư trực tiếp vào nước ngoài vào các nước ASEAN: nghiên _ cứu thực nghiệm” nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến FDI của các doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ vào 5 nước ASEAN bao gồm Malaysia, Philippines, Singapore and Thái Lan trong giai đoạn 1983-2003 Uttama (2005) đã sử dụng mô hình KC của Markusen làm nền tảng nghiên cứu với kết quả chỉ ra rằng nguồn FDI vào 5 nước
ASEAN là từ các doanh nghiệp đa quốc gia theo chiều ngang hay còn gọi là FDI định
Trang 26đồng biến với FDI còn 3 yếu tố còn lại bao gồm sự khác nhau giữa lao động kỹ năng giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư, chỉ phí đầu tư và chi phí ngoại thương nước đầu tư tác động ngược chiều với FDI
Bên cạnh đó, Nonnemberg & Mendonea (2004) khi thực hiện đề tài “Các yếu tố vị trí tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển” tại 38 quốc gia đang phát triển (bao gồm ca các nền kinh tế chuyển đổi) trong giai đoạn 1975-2000 đã sử dụng mô hình OLS, mô hình Fixed-effects và mô hình Random-effects để phân tích và rút ra kết luận rằng các yếu tố quy mô thị trường, trình độ học vấn, mức độ mở cửa, chỉ số DOW JONES, mức độ rủi ro và lạm phát có mối quan hệ nhân quả với FDI Trong đó, 4 yếu tố quy mô thị trường, trình độ học vấn, mức độ mở cửa vàchi số DOW JONES có mối quan hệ đồng biến với FDI, còn 2 yếu tố mức độ rủi ro và lạm phát thì ngược lại có mối quan hệ nghịch biến
Cuối cùng là nghiên cứu “Các yếu tố nào tác động đến FDI vào Việt Nam?” của ;:
Du (2011) từ năm 1986 đến 2009 đã sử dụng mô hình OLS và cho ra kết luận rằng các
yếu tố bao gồm quy mô thị trường, tốc độ phát triển thị trường, xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, chỉ phí lao động, mức độ mở cửa và tài nguyên thiên nhiên tác động có ý nghĩa đến FDI vào Việt Nam Trong đó, biến chi phi lao động có tác động ngược chiều với FDI trong khi các biến còn lại đều tác động cùng chiều
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước về FDI
Các yếu tố quyết định-FDI
Nghiên cứu (có ý nghĩa thống kê) Dâu của hệ số
Quy mô thị trường +
Mức tăng trưởng kinh tế +
Chunlai (1997), kos Thu nhập bình quân đâu người ee HÀ cớ: +
33 quôc gia đang L _
phát triển(1987 Mức FDI hiện tại ơn - + -
1994) +
Mức độ mở cửa +
Khoảng cách _ -
Uttama (2005), Quy mô thị trường +
Malaysia, Sự khác nhau giữa lao động kỹ năng giữa nước đầu
Trang 27Singapore and Chi phi dau tu
3003), (1983- Chỉ phí ngoại thương nước nhận đầu tư - Chi phí ngoại thương nước đầu tư +
Khoảng cách +
Nonnemberg & Quy mô thị trường +
Mendonga Trinh d6 hoc vấn +
(2004), 38 quốc Mức độ mở cửa +
gia đang phát Chỉ số DOW JONES +
trién (1975-2000) Mực độ rủi ro -
Lam phat -
Du (2011), Quy mô thị trường +
Vietnam (1986- Tốc độ phát triển thị trường + 2009) Xuất khâu + Nhập khẩu + Tỷ giá hối đoái + Chỉ phí lao động - Mức độ mở cửa + Tài nguyên thiên nhiên “d+
2.5.2 Các nghiên cứu về các yếu tố quyết định FDI trong nông nghiệp
Các nghiên cứu trước về FDI chủ yếu chỉ tập trung về tìm hiểu các yếu tố tác động
đến tổng FDI bao gồm tất cả các lĩnh vực ở cấp độ quốc gia hoặc khu vực Chỉ có số
lượng hạn chế là nghiên cứu về một lĩnh vực kinh tế riêng lẽ đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và thông thường các nghiên cứu bao gồm cả nông nghiệp và ngành chế biến thực phẩm (Lv và ctg., 2010)
A se,
Đầu tiên, nghiên cứu về “các yếu tố vị trí tác động đầu tư trực tiếp Hoa Kỳ vào ngành thực phẩm và các sản phẩm cùng loại tại các nước Châu Mỹ Latin” bao gồm Argentina, Brazil, Columbia, Mexico va Venezuela giai đoạn 1982 - 1995 (Padilla &Richards, 1999) sử dụng mô hình hồi quy có vẻ không quan hệ (seemingly unrelated regression) véi bién phu thuộc là FDI ngành thực phẩm và các sản phẩm cùng loại đã rút ra kết luận rằng các yếu tố quy mô thị trường, tỷ giá hối đoái, thuế và độ mở của nền kinh tế tác động có ý nghĩa đến FDI, trong đó quy mô thị trường là yếu tố quan trọng nhất
Trang 28Tiếp theo đó, kết quả nghiên cứu “các yếu tố tác động đầu tư trực tiếp Hoa Kỳ vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: bằng chứng từ các quốc gia phát triển và đang phát triển” vào năm 2003 từ dữ liệu của 36 quốc gia từ năm 1989 đến năm 2000 (Makki và c(g., 2003) đã sử dụng mô hình GLS và rút ra kết luận rằng quy mô thị trường, độ mở
nền kinh tế, lạm phát và tỷ giá hối đoái tác động có ý nghĩa đến các công ty chế biến thực
phẩm Hoa Kỳ đầu tư sang quốc gia khác
Kế đến là nghiên cứu về đầu tư quốc tế vào nông nghiệp vùng Cận Đông bao gồm 3 nước Ai Cập, Ma-rốc và Xu-đăng Trong đó, Tanyeri-Abur & Elamin (2011) đã tiến hành phỏng vấn và khảo sát các nhà đầu tư nước ngoài và xác định các yếu tố tác động đến đầu tư quốc tế vào nông nghiệp Ma-rốc bao gồm chỉ phí lao động, đặc điểm khí hậu, sự ổn định chính tri, khả năng tiếp cận thị trường Châu Âu, chính sách thúc đây đầu tư nước ngoài, khuyến khích tài chính, cơ hội đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, thị trường nội địa, luật pháp, cơ sở hạ tầng, nguyên liệu thô sẵn có, quyền sử dụng đất và khả “ năng sử dụng ngoại ngữ
Cuối cùng là nghiên cứu về “các yếu tố tác động và hiệu quả FDI trong lĩnh vực nông nghiệp Trung Quốc” bằng cách sử dụng mô hình hồi quy đa biến phân tích biến phụ thuộc là FDI trong lĩnh vực nông nghiệp Trung Quốc trong giai đoạn 1985-2006 của các tác giả Licai Lv, Simei Wen và Qiquan Xiong vào năm 2010 Nghiên cứu chỉ ra rằng có hai yếu tố có tác động có ý nghĩa đến FDI nông nghiệp là quy mô thị trường nông nghiệp và nhập khâu nông nghiệp, trong đó quy.mô thị trường là quan trọng nhất Ngoài ra, tác giả cũng kết luận rằng FDI vào nông nghiệp Trung Quốc chủ yếu được định hướng thị
Trang 29Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trước về FDI nông nghiệp Nghiên cứu Các yếu tố quyết định FDI Nông Ý nghĩa thống kê Dau của nghệp hệ sô
(Padilla Quy mô thị trường Có +
&Richards, Tỷ giá hơi đối Có + 1999) 5 Mức độ mở cửa Có + nước Châu Thuế Có - My La Tinh (1982 - 1995)
(Makki va Quy mô thị trường Có +
ctg.,2003) Thu nhập bình quân đầu người Chỉ có ở các nước đang +
36 quốc gia phát triển (1989 - Mức độ mở cửa Có + 2000) Tỷ giá hối đoái Chỉ có ở các nước đang + phát triển Lạm phát Chỉ có ở các nước đang - phát triển
Lv va ctg Quy mô thị trường nông nghiệp Có +
(2010), Xuất khẩu nông nghiệp Không +
Trung Quốc _ Nhập khẩu nông nghệp Có -
(1985-2006) Chỉ tiêu chính phủ cho nông nghiệp Không +
Mức độ mở cửa Không +
Tanycri- Các yêu tô quyêt định _ % các yêu tố chính xác
Trang 30Bài viết này vận dụng kết quả từ các nghiên cứu trước mà chủ yếu là nghiên cứu của Lv và ctg (2010) cũng như tính sẵn có của đữ liệu để đưa ra mô hình phân tích Cụ thể, yếu tố quy mô thị trường nghiệp sẽ được đưa vào đầu tiên vì hầu như các nghiên cứu đã nêu bao gồm Padilla & Richards (1999), Makki và ctg (2003) Lv và ctg (2010),
Tanyeri-Abur & Elamin (2011) đều đi đến kết luận quy mô thị trường tác động có ý
nghĩa đến FDI nông nghiệp và là yếu tố quan trọng nhất
Kế tiếp, hai yếu tố xuất khẩu nông nghiệp và nhập khẩu nông nghiệp đều được đưa vào dựa theo nghiên cứu của Lv và ctg (2010) và đồng thời kết hợp với yếu tố quy mô thị trường để rút ra kết luận FDI vào nông nghiệp chủ yếu được định hướng thị trường hay được định hướng xuất khẩu Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Licai Lv sử dụng dữ liệu tuyệt đối cho riêng quốc gia Trung Quốc Còn trong trường hợp 6 nước ASEAN, số liệu tuyệt đối về FDI nông nghiệp, thị trường nông nghiệp, xuất khẩu và
nhập khẩu nông nghiệp do có sự khác biệt về quy mô kinh tế có thể dẫn đến kết quả không đáng tỉn cậy trong việc phân tích nên số liệu sẽ được chuyền đổi sang số tương đối
bao gồm các biến: tỷ lệ giữa FDI nông nghiệp và tổng FDI (biến phụ thuộc), tỷ lệ giữa
GDP nông nghiệp va tong GDP, tỷ lệ lần lượt giữa xuất khẩu, nhập khẩu nông nghiệp và GDP nông nghiệp Trong đó, hai biến xuất nhập khẩu nông nghiệp được lấy tỷ lệ dựa trên
GDP nông nghiệp sẽ thể hiện đúng việc xuất nhập khẩu dựa trên năng lực sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp của một quốc gia hơn là dựa trên tổng xuất khẩu, nhập
khẩu Từ đó, sẽ thuận lợi hơn trong việc kết luận FDI nông nghiệp-chủ yếu được định hướng thị trường hay được định hướng xuất khẩu
Tiếp theo, nghiên cứu sẽ vận dụng yếu tố độ mở nền kinh tế mà các nghiên cứu trước đã nêu ở trên đều áp dụng Tuy nhiên, bài viết sẽ không dựa trên số năm gia nhập WTO của Trung Quốc trong nghiên cứu của Lv và ctg (2010) mà được đo bằng tỷ lệ của
tổng xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP (Du, 2011; Padilla & Richards, 1999; Chunlai,
Trang 31Cuối cùng, hai yếu tố lạm phát đại diện cho mức độ ổn định kinh tế (Nonnemberg & Mendonga, 2004); yếu tố thu nhập bình quân đầu người ngụ ý cho chi phí lao động và đồng thời cũng ngụ ý cho khả năng chỉ tiêu của một quốc gia cũng được đưa vào nhằm đại diện cho nhóm yếu tổ lợi thế so sánh về chỉ phí sản xuất (Chunlai, 1997)
Bảng 2.3: Bảng so sánh với các nghiên cứu trước Dữ liệu bảng Xuất nhập khẩu nông nghiệp Dữ liệu:
Biến FDI, quy mô thị trường
và xuất nhập khâu nông nghiệp ở dạng tương đối
23
Nghiên cứu Điểm giống Điểm khác
Sử dụng biến: | Đề tài:
Quy mô thị FDI vao nông nghiệp 6 nước FDI Hoa Kỳ vào ngành thực
trường, mức độ | ASEAN (2001-2011) thẩm thực phẩm tại 5 nước mở cửa Châu Mỹ (1982 - 1995) Dữ liệu bảng Sử dụng biến khác: Xuất nhập khẩu nông nghiệp, — Tỷ giá hối đoái, thuế lạm phát và thu nhập bình Padilla quân đầu người &Richards, (1999) Dữ liệu:
Biên FDI, quy mô thị trường Dữ liệu tuyệt đôi và xuất nhập khẩu nông
nghiệp ở dạng tương đối Mô hình: Random-effects Hồi quy có vẻ không quan hệ (seemingly unrelated › regression) Sử dụng biến: Đề tài: '
Quy mô thị FDI vao nông nghiệp 6nước FDI Hoa Kỳ vào ngành thực
trường, mức độ | ASEAN (2001-2011) thâm thực phẩm tại 36 quốc
mở cửa, lạm gia phát triển & đang phát phát, thu nhập triển (1989 - 2000)
bình quân đầu
Makki và | người -
ctg (2003) Ỷ Sử dụng biên khác:
Ty gia hối đoái
Trang 32Mô hình: Random-effects GLS Sử dụng các biến: Quy mô thị trường, xuất nhập khẩu nông nghiệp, mức độ mở cửa Dé tai: FDI vào nông nghiệp 6 nước ASEAN (2001-2011) Sử dụng biến khác: Thu nhập bình quân đầu người và lạm phát
Biến không ý nghĩa:
Nhập khẩu nông nghiệp, thu
nhập bình quân đầu người và độ mở nền kinh tế Lv va ctg (2010): EDI vào nông nghiệp Trung Quôc (1985 - 2006) Chỉ tiêu chính phủ cho nông nghiệp
Xuất khẩu nông nghiệp, chỉ tiêu chính phủ cho nông
nghiệp
Lv và ctg Biến mức độ mở cửa:
(2010) (Nhập khâu+Xuât khâu)GDP_ 1: Năm đã gia nhập WTO
0: Năm chưa gia nhập WTO
Dữ liệu: - ”
Biên FDI, Quy mô thị trường, Dữ liệu tuyệt đôi xuất nhập khâu nông nghiệp ở
đạng tương đôi
Mô hình: - - ,
Random-effects Hỗi quy đa biên
Kết luận: ,
FDI néng nghiép chu yeu FDI néng nghiép chi yeu được định hướng xuất khâu được định hướng nhập khâu
Tanyeri- Dé tai: ` Ty
Abur & FDI vào nông nghiệp 6 nước Đâu tư quôc tê vào nông Elamin ASEAN (2001-2011) nghiệp vùng Cận Đông bao
Trang 33CHUONG 3: PHUONG PHAP NGHIEN CUU
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, mô hình các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp các nước ASEAN bao gồm Indonesia, Lào, Campuchia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011 thông qua việc kiểm định giả thuyết với mối quan hệ nhân quả giữa các biến được sử dụng để phân tích
Trong các lý thuyết đã được nêu ở chương hai thì mô hình chiết trung của Dunning được xem là thích hợp nhất để vận dụng làm lý thuyết chính cho nghiên cứu này nhằm giải thích động cơ của-nhà-đầu' tư nước ngoài khi quyết định đầu tư sang các nước ASEAN thông qua các yếu tố chủ yếu sau: quy mô thị trường nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiệp, nhập khẩu nông nghiệp, độ mở nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người
và lạm phát Và để đi đến kết luận FDI chủ yếu được định hướng thị trường nội địa hay -
được định hướng xuất khẩu thì ta sẽ dựa và 3 yếu tố là quy mô thị trường nông nghiệp, ‘ xuất khẩu nông nghiệp, nhập khẩu nông nghiệp (Lv va ctg., 2010)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như sự phát triển cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hoá và ngôn ngữ Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu thu thập, đề tài này chỉ tập trung vào những yếu tố tác động đến FDI nông nghiệp ở các nước ASEAN đã được đề cập ở trên
3.2 Phương pháp nghiên cứu "
Phương pháp được sử dụng trong luận văn này là phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm ước lượng các mô hình hồi qui dữ liệu bảng (Panel data) với các lợi thế biến thiên ít hơn, ít có sự đa cộng tuyến giữa các biến số (Đỉnh Công Khải, 2013) và cho phép sự không đồng nhất giữa các quốc gia (Nonnemberg & Mendonea, 2004) Dữ liệu được
sử dụng bao gồm 6 nước ASEAN theo chuỗi thời gian từ năm 2001 đến 2011 _
Ước lượng sẽ được thực hiện với các mô hình sau:
Trang 34- Fixed-effects (Mô hình những ảnh hưởng có định ) - Random-effects (Mô hình những tác động ngẫu nhiên )
Trong đó, mô hình OLS được dùng để tham khảo với mục đích kiểm tra sự tồn tại của đa cộng tuyến (Nonnemberg & Mendonea, 2004) thông qua ma trận các hệ số tương quan và độ phóng đại phương sai (VIF).Việc lựa chọn giữa mô hình Fixed-effects hoặc
Random-effects sẽ được quyết định thông qua kiểm tra Hausman Bên cạnh đó,các kiểm
định bao gồm kiểm định F, kiểm định phương sai thay đổi và tương quan chuỗi sẽ được thực hiện trong nghiên cứu nhằm kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình hồi quy (Đinh
Công Khải, 2013)
3.3 Mô hình nghiên cứu
Dựa theo kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước và tính sẵn có của dữ liệu thu thập được, nghiên cứu đề xuất các yếu tố độc lập tác động đến FDI nông nghiệp lần lượt có
là
Quy mô thị trường nông nghiệp: Các nghiên cứu trước đã đề cập nhận định đây là biến quan trọng tác động đến FDI nông nghiệp với giả thuyết có mối quan hệ đồng biến
Biến này đại diện cho cả phía cung và phía cầu (Lv và ctg, 2010); một mặt, nó đại diện
cho quy mô và tiềm năng của thị trường nông nghiệp một nước Mặt khác, nó cũng đại diện cho khả năng sản xuất của một quốc gia với khả năng sản xuất càng lớn thì càng nhiều cơ hội cho nhà đầu tư Kết luận, quy mô thị trường nông nghiệp càng lớn thì lượng FDI vào nông nghiệp càng nhiều
Xuất khẩu nông nghiệp: Hallam (201 1) lập luận rằng các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đầu tư vốn vào các quốc gia có tiềm lực về khả năng sản xuất hàng hóa nông nghiệp với mục tiêu xuất khẩu ngược lại về quốc gia của mình hơn là phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ thị thường thế giới Do đó, giả định xuất khẩu nông nghiệp có mối quan hệ đồng biến với FDI nông nghiệp
Trang 35trong khi một quốc gia han chế nhập khẩu thì các công ty đa quốc gia sẽ cố gắng thâm nhập thị trường qua con đường FDI Giả thuyết đặt ra là nhập khẩu nông nghiệp càng
tăng thì FDI nông nghiệp càng giảm
Độ mở nền kinh tế: Makki và ctg (2003) và Padilla &Richards (1999) đều kết luận
rằng độ mở nền kinh tế tác động tích cực đến FDI Các công ty đa quốc gia đều mong muốn tìm kiếm các quốc gia nơi có môi trường đầu tư thơng thống Với lý lẽ nêu ra là do sự khơng hồn hảo của thị trường tại quốc gia nhận đầu tư như bảo hộ thương mại, sẽ
khiến chỉ phí giao dịch tăng cao (Du, 2011) Và điều này chi có thể được cải thiện khi mức độ mở cửa tăng lên Từ đó, bài viết giả định độ mở nền kinh tế có quan hệ tích cực
đến FDI nông nghiệp
Thu nhập bình quân đâu người: Makki và ctg (2003) đã rút ra kết luận trong nghiên cứu của mình rằng thu nhập bình quân đầu người, ở các nước phát triển tác động nghịch biến với FDI, nhưng ở các nước đang phát triển yếu tố này lại tác động đồng biến “
với FDI Yếu tố này bao gồm 2 hàm ý, một mặt nó đại diện cho khả năng chỉ tiêu của cư dân một quốc gia dẫn đến việc hấp dẫn FDI dinh hướng thị trường Mặt khác, nó cũng đại
diện cho chỉ phí lao động bình quân của quốc gia và hấp dẫn các nhà đầu tư FDI định hướng xuất khẩu (Chunlai, 1997) Do đó, nghiên cử giả định thu nhập bình quân đầu người có thể xuất hiện quan hệ đồng biến và cả nghịch biến với FDI nông nghiệp
Lạm phát: Quốc gìa có lạm phát cao sẽ khiến chỉ phí sản xuất tăng cao và đồng thời lợi nhuận bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sức hấp dẫn FDI (Jennings, 2012) Lam
phát thấp hơn sẽ tạo ra môi trường tốt hơn cho nhà đầu tu (Nonnemberg & Mendonga,
2004, Makki và ctg, 2003) Do đó, lạm phát được giả định là có quan hệ ngược chiều với
FDI nông nghiệp :
Dựa trên các giả thuyết đã được thảo luận ở phần trên, mô hình được phát triển
như sau:
AFDI/FDIj (t)=Bo + 68,AGDP/GDPj () +Ø;AEX/AGDPj (9 +ØsAIM/AGDPj () +B,OPENj (t) +BsINCOj (t) +/,INF] () + „
Trang 36Trong đó:
AFDI/FD]j (t): ty 1¢ FDI nông nghiệp trên tổng số FDI của nước nhận đầu tư j, vào
thời điểm “t'
AGDP/GDPj (0: tỷ lệ GDP nông nghiệp trên tổng số GDP của nước nhận đầu tư j, vào thời điểm “t
AEX/AGDPj (0: tỷ lệ xuất khẩu nông nghiệp trên GDP nông nghiệp của nước nhận đầu tư j, vào thời diém ‘t’
AIM/AGDPj (0: tỷ lệ nhập khẩu nông nghiệp trên GDP nông nghiệp của nước
nhận đầu tư j, vào thời điểm “t
OPENj (: mức độ mở cửa của nước nhận dau tư j°, được đo bằng tỳ lệ của xuất
khẩu và nhập khẩu trên GDP của nước nhận đầu tư j, ở thời điểm “t
INCOj (t): thu nhập bình quân đầu người của nước nhận đầu tư j, vào thời điểm.”
“+, Ỷ
INFj (t): lam phát của nước nhận đầu tư j, vào thời điểm ‘t’
Các yếu tố quyết định đến FDI nông nghiệp và dấu dự kiến được tóm tắt trong ma trận dữ liệu bên đưới:
Bảng 3.1 Ma trận các yếu tố quyết định đến FDI nông nghiệp
Biến Giải thích biến fương quan KY vong
Phụ thuộc
AFDI/FDI Tỷ lệ FDI nông nghiệp trên tổng số FDI của
nước nhận đâu tư j, vào thời điềm “t° Độc lập
AGDP/GDPj Tỷ lệGDP nông nghiệp trên tổng số GDP
@ của nước nhận đầu tư j, vào thời điểm ‘t’ i) AEX/AGDPj Tỷ lệ xuất khẩu nông nghiệp trên GDP
(t) nông nghiệp của nước nhận đâu tư j, vào 4)
Trang 37AIM/AGDPj Tỷ lệ nhập khẩu nông nghiệp trên GDP
(t) nông nghiệp của nước nhận đầu tư j, vào €)
thời điêm “t
OPENj (t) Mức độ mở cửa của nước nhận đầu tư j°, được đo bằng tỷ lệ của tổng xuất khẩu và
nhập khẩu trên GDP của nước nhận đầu tư j, (+)
ở thời điểm *E
INCOj () Thu nhập bình quân đầu người được tính
bằng GDP trên dân số của nước nhận đầu tư
j, vào thời điểm “P Được tính bằng USD G-)
hiện hành
INFj (t) Lạm phát của nước nhận đầu tư j, vào thời
điểm ‘t’ Được tinh theo giá tiêu dùng hàng )
năm
3.4 Dữ liệu nghiên cứu
Trong luận văn này cỡ mẫu bao gồm 6 quốc gia Indonesia, Lào, Campuchia, -
Philippines, Thái Lan, Việt Nam trong giai đoạn l1 năm từ năm 2001 đến 201 1, do đó ‘ mỗi biến có 66 quan sát để tạo số liệu bảng
Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu được tổng hợp chủ yếu từ các website của Trung
tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lich ASEAN — Nhat Ban (Trung tâm AJC,
webstie: http://www.asean.or.jp), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO, website: http:/Avww.fao.org), tổ chức thương mại thế giới (WTO, website: http://www.wto.org/) và Ngân hàng Thế giới (Worldbank, websitc: http://www.worldbank.org/)
Trong đó:
—_ FDI nông nghiệp 6 nướcASEAN từ năm 2001 đến 2010 lấy từ Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch ASEAN — Nhật Bản (Trung tâm AJC) Riêng năm 2011 được trích từ tổng cục thống kê lần lượt từ Việt
Nam, Lào, Philippines; bộ đầu tư tương ứng của Thái Lan, Campuchia và ngân hàng trung ương Indonesia qua các website sau:
© http:/Avww.bi.go.id
Trang 38e http://www.nscb.gov.ph e http⁄⁄nsc.gov.la/ e — http:/Avww.boi.go.th e http:/Avww.gso.gov.vn e http:⁄/www.cambodiainvestment.gov.kh FDI, GDP va GDP néng nghiệp, thu nhập bình quân đầu người, chỉ số lạm phát lấy từ Worldbank
Xuất nhập khẩu nông nghiệp và tổng xuất nhập khẩu 6 nước Indonesia, Lào, Campuchia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam được lấy từ WTO và
Trang 39CHUONG 4: PHAN TICH KET QUA NGHIEN CUU 4.1 Phân tích thống kê các biến trong mô hình
Trang 40AIM/AGDP (%) AIM(T¥USD) 2011 AIM/AGDP (%) AIM(TÿUSD) 201 AIM/AGDP (%) - OPEN (%) 2001 2006 2011 INCO(USD) 2001 2006 2011 INF (%) 2001 2006 2011 12.06% 15.83% 15.72% 0557 22411 0.279 12.56% 17.98% 12.56% 3.30 110.19 1.69 11.96% 16.67% 11.24% 113.86% 69.79% 66.30% 144.62% 56.66% 86.32% 113.58% 51.24% 81.57% 314.52 742.11 326.98 538.21 1,585.65 591.09 896.85 3,494.60 1,319.60 -0.60% 11.50% 7.81% 6.14% 13.11% 6.80% 5.48% 5.36% 7.58% 26.94% 7.026 24.44% 52.08 27.59% 98.91% 94.94% 67.05% 965.78 1,402.85 2,369.52 5.35% 5.49% 4.65% 32.95% 15.195 35.56% 93.02 35.14% 125.22% 143.80% 149.35% 1,808.11 3,078.18 4,972.37 1.63% 4.64% 3.81% 35.48% 13.178 48.41% 61.74 38.07% 111.51% 151.77% 178.25% 415.73 731.14 1,407.11 -0.43% 7.39% 18.68% 4 iH t 23.65% | 58.647, 25.35% 322.02 24.41% 97.60%, 113.02% 106.84%, 762.21, 1,321.19 2,410.01: 4.21% 7.26% Bang 4.2: Các đại lượng thống kê mô tả cho các biến trong mô hình Quan Biến sát Trung bình Độ lệch chuẩn — Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
AFDI 65 0.270 ty USD 0.287 ty USD 0.000091 ty USD AGDP 66 20 ty USD 24.4 ty USD
AEX 65 10 ty USD 12.1 ty USD AIM 65 4.95 ty USD 4.77 ty USD OPEN 66 - 104.7% -36.2% INCO INF 66 66 | 1424025USD 6.28% 1103.293 USD 4.9% 1,22 ty USD 0.708.ty USD 125 ty USD 0.053 ty USD 48.1 ty USD 0.072 ty USD 22.4 ty USD 45.5% 178.2% 314.5182 USD} 4972.374 USD -0.85% 24.9%
Nguồn: Trung tâm AJC, FAO, Worldbank, WTO
(Ghi chú: AFDI: FDI nông nghiệp, AGDP: GDP nông nghiệp, AEX: xuất khẩu
nông nghiệp, AIM: nhập khẩu nông, OPEN: mức độ mở cửa, INCO: thu nhập bình quân
đầu người, INF: lạm phát, CAM: Campuchia, IDN: Indonesia LAO: Lào, PHL:
Philippines, THA: Thái Lan, VN: Việt Nam)
Theo kết quả bảng 4.2, có thể thấy được trong giai đoạn "2001-2011, 6 nước
ASEAN trung bình hàng năm có 270 triệu USD vốn FDI được đầu tư vào khu vực nông nghiệp với độ lệch chuẩn là 287 triệu USD; ngoài ra, có sự chênh lệch giữa giá trị nhỏ
nhất là 91 ngàn USD của Philippines vào năm 2004 và giá trị cao nhất là 1,22 tỷ USD của Indonesia vào năm 2011 Do đó, có thể nhận thấy có sự chênh lệch lớn về lượng FDI