1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN nguyên lý quản lý kinh tế lý THUYẾT cất CÁNH của w ROSTOW và LIÊN hệ THỰC TIỄN tại VIỆT NAM

26 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 3

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU 4

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Cấu trúc của tiểu luận 5

2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 5

2.1 Các cơ sở liên quan đến đề tài 5

2.1.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.2 Cơ sở thực tiễn 7

2.2 Phân tích nội dung lý thuyết của W Rostow 7

2.2.1 Giới thiệu về W.Rostow 7

2.2.2 Phân tích nội dung lý thuyết của W.Rostow 8

2.2.3 Một số lý thuyết phát triển kinh tế thông qua sản xuất cùng thời kỳ 9

2.2.4 Nhận xét về lý thuyết Rostow 10

2.2.5 Ý nghĩa rút ra từ sự nghiên cứu lý thuyết này: 12

2.3 Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam 12

2.3.1 Phân tích Việt Nam qua các giai đoạn theo lý thuyết của W.Roscow 12

Trang 4

1 MỞ ĐẦU.

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

Xã hội loài người đã và đang trải qua những hình thái kinh tế-xã hội khác nhau Ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử loài người đều có những hiểu biết và cách giải thích các hiện tượng kinh tế-xã hội nhất định Việc giải thích các hiện tượng kinh tế-xã hội ngày càng trở nên hết sức cần thiết đối với đời sống kinh tế-xã hội loài người Việc nghiên cứu các lý thuyết phân tích sự phát triển kinh tế có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt học thuật mà cả về mặt thực tiễn Nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, với một điểm xuất phát rất thấp về kinh tế, do đó nền kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo mong muốn là rất quan trọng và cần thiết Nó cũng cung cấp cho ta một hệ thống các biện pháp, cơ chế chính sách, công cụ để điều tiết hướng dẫn nền kinh tế, khả năng vận dụng và thực tiễn ở Việt Nam.

Với những suy nghĩ trên, nhóm đã quyết định chọn đề tài tiểu luận môn Nguyên lý Quản lý Kinh tế là : “Lý thuyết cất cánh của W Rostow và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ các vấn đề sau: Nhật xét và so sánh Lý thuyết của Rostow với các Lý thuyết phát triển khác, từ đó đưa ra ý nghĩa của lý thuyết này; kèm với đó là Việt Nam qua các giai đoạn theo Lý thuyết cất cánh của W Rostow và giải pháp bền vững cho Việt Nam thông qua các điểm sáng cũng như những điểm chưa được giải thích sáng tỏ của Lý thuyết cất cánh.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu là Lý thuyết cất cánh của W Rostow và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở đây là Lý thuyết cất cánh của W Rostow, lý thuyết này đã, đang và sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế các nước, đặc biệt là Việt Nam.

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện, tiểu luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và thực tiễn Ngoài ra, tiểu luận còn sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phương pháp so sánh, nhằm giúp quá trình nghiên cứu diễn ra chuẩn xác nhất.

Trang 5

1.5 Cấu trúc của tiểu luận.

Phần 1: Cơ sở lý luận

Phần 2: Phân tích nội dung lý thuyết của W RostowPhần 3: Liên hệ thực tiễn Việt Nam

Phần 4: Kết luận

2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI.

2.1 Các cơ sở liên quan đến đề tài.2.1.1 Cơ sở lý luận.

2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế.

Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB) trong “Báo cáo về phát triển kinh tế

năm 1991” cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng của những đại lượng

chính đặc trưng cho một trạng thái kinh tế, trước hết là tổng sản phẩm xã hội, có tính mối liên quan với dân số.”

Trong tác phẩm “Kinh tế học của các nước phát triển”, thì nhà kinh tế học E Wayne

Nafziger cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng hoặc sự tăng lên về thu

nhập bình quân đầu người của một nước.”

Như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể định nghĩa một cách khái

quát như sau: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về tổng sản phẩm xã hội và tăng thu

bình quân đầu người ”

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản sau:

Một là vốn: đây là yếu tố rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.

Hai là con người: là yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững Đó là con người

có sức khỏe, trí tuệ, tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình lao động được tổ chức chặt chẽ.

Ba là kỹ thuật và công nghệ: kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến là yếu tố quyết

định chất lượng của sự tăng trưởng kinh tế, vì nó tạo ra năng suất lao động cao, do đó tích lũy đầu tư lớn.

Bốn là cơ cấu kinh tế: xây dựng được cơ cấu kinh tế càng hiện đại thì tăng trưởng

kinh tế càng nhanh và bền vững.

Trang 6

Năm là thể chế chính trị và quản lý nhà nước: thể chế chính trị càng ổn định, tiến bộ

thì tăng trưởng kinh tế càng nhanh Nhà nước càng đề ra được các đường lối, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn thì tăng trưởng kinh tế càng nhanh.

2.1.1.2 Phát triển kinh tế:

Theo WB, trong “Sự thách thức của phát triển” năm 1991 cho rằng: “Phát triển kinh

tế là sự tăng bền vững về các tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường.”

Hiện nay người ta định nghĩa khái quát phát triển kinh tế như sau: Phát triển kinh tế

là sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự tiến bộ của cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế và chấtlượng cuộc sống.

Như vậy, phát triển kinh tế bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất là sự tăng trưởng là sự tăng lên của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập bình

quân đầu người.

Thứ hai là sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng: Tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày

càng giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng trong tổng sản phẩm quốc dân.

Thứ ba là đời sống của nhân dân ngày càng cao về phúc lợi xã hội, tiêu chuẩn sống,

giáo dục, sức khỏe và sự bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội.

Mục tiêu của các quốc gia không chỉ dừng lại ở phát triển kinh tế mà cơ bản hơn là

phát triển kinh tế bền vững.

Phát triển kinh tế phụ thuộc các yếu tố sau:

Một là lực lượng sản xuất: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao tức

công nghệ càng hiện đại và trình độ con người càng cao thì càng thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh.

Hai là quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất mà phù hợp với tính chất và trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất thì thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững và ngược lại thì kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Ba là kiến trúc thượng tầng: Tuy là quan hệ phát sinh, những kiến trúc thượng tầng

có tác động trở lại đối với sự phát triển kinh tế, hoặc thúc đẩy sự phát triển kinh tế hoặc

Trang 7

kìm hãm sự phát triển kinh tế Trong kiến trúc thượng tầng ảnh hưởng sâu

Tăng trưởng và phát triển kinh tế là hai thuật ngữ khác nhau nhưng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Phát triển kinh tế bao hàm trong đó có tăng trưởng kinh tế nhanh và

bền vững hơn Vì vậy các chuyên gia của WB cho rằng: “Tăng trưởng chưa phải là phát

triển, song Tăng trưởng lại là một cách cơ bản để có phát triển và không thể nói Phát triểnkinh tế mà trong đó lại không có Tăng trưởng kinh tế.”

2.1.2.Cơ sở thực tiễn.

Lý thuyết cất cánh của W Rostow có ý nghĩa thực tiễn như sau:

Một là, lý thuyết này giúp ta đánh giá về thực trạng và xu thế phát triển kinh tế củamỗi quốc gia Chẳng hạn, hầu hết các nước đang phát triển đang tiến hành CNH hiện nay

nằm trong khoảng giai đoạn chuẩn bị cất cánh và cất cánh tùy theo mức độ phát triển của từng nước; các nước NICs (Newly Industrialized Countries - Các nước công nghiệp mới) nằm trong giai đoạn chín muồi về kinh tế và các nước phát triển nằm trong giai đoạn kỷ nguyên tiêu dùng hàng loạt (hậu CNH).

Hai là, lý thuyết này cho rằng mỗi giai đoạn khác nhau có các cực tăng trưởng khácnhau Vì vậy, Nhà nước cần phải có chính sách cơ cấu linh hoạt nhằm phát huy tối đa lợi

thế so sánh trong từng giai đoạn để đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước Về điểm này, nó rất gần gũi với lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay các “cực tăng trưởng”

và học thuyết kinh tế cơ cấu mới của Justin Yifu Lin.

Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài “Lý thuyết cất cánh của W Rostow và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu.

2.2.Phân tích nội dung lý thuyết của W Rostow.2.2.1.Giới thiệu về W Rostow.

Walt Whitman Rostow (1916-2003) là một nhà kinh tế học, giáo sư và nhà lý luận

chính trị người Mỹ.

Rostow được biết đến với cuốn sách của mình: Các giai đoạn của tăng trưởng kinh

tế: Tuyên ngôn phi cộng sản (1960), được sử dụng trong một số lĩnh vực khoa học xã hội.

Các lý thuyết của Rostow được nhiều quan chức trong cả chính quyền Kennedy và Johnson

Trang 8

chấp nhận vì có thể là một biện pháp chống lại sự phổ biến ngày càng

cộng sản ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.

2.2.2.Phân tích nội dung lý thuyết của W Rostow.

Các giai đoạn của mô hình tăng trưởng kinh tế của Rostow là một trong những mô hình tăng trưởng kinh tế lịch sử chính Mô hình giả định rằng tăng trưởng kinh tế xảy ra trong năm giai đoạn cơ bản, với độ dài khác nhau:

- Đặc trưng bởi nền nông nghiệp tự cung tự cấp hoặc săn bắt và hái lượm

- Một số tiến bộ và cải tiến đối với các quy trình sản xuất và tiêu thụ , nhưng khả năng tăng trưởng kinh tế bị hạn chế vì thiếu công nghệ hiện đại, thiếu sự dịch chuyển kinh tế giai cấp hoặc cá thể

- Công nghệ vẫn còn hạn chế

- Không có quốc gia hoặc hệ thống chính trị tập trung.

Tiền cất cánh

- Đầu tư rộng rãi và tăng cường vào những thay đổi của môi trường tự nhiên để mở rộng sản xuất (như thủy lợi, kênh mương, bến cảng).

- Ngày càng lan rộng công nghệ và những tiến bộ trong công nghệ hiện có.

- Thay đổi cấu trúc xã hội, với trạng thái cân bằng xã hội trước đây đang thay đổi - Sự di chuyển xã hội của cá nhân bắt đầu.

- Phát triển bản sắc dân tộc và lợi ích kinh tế chung.

Sự cất cánh

- Đô thị hóa tăng lên, tiến hành công nghiệp hóa, đột phá công nghệ xảy ra.

Trang 9

- Khu vực thứ cấp mở rộng và tỷ lệ của khu vực thứ cấp so với khu vực sơ cấp trong nền kinh tế chuyển dịch nhanh chóng sang khu vực thứ cấp.

- Dệt may thường là người đầu tiên "cất cánh" ngành công nghiệp.

Giai đoạn trưởng thành

- Đa dạng hóa cơ sở công nghiệp; nhiều ngành mở rộng và những ngành mới bắt đầu nhanh chóng.

- Chuyển dịch sản xuất từ định hướng đầu tư sang tiêu dùng lâu dài và tiêu dùng nội địa.

- Cơ sở hạ tầng giao thông phát triển nhanh chóng.

- Đầu tư quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, đại học, bệnh viện ).

Thời đại tiêu dùng cao

- Cơ sở công nghiệp chi phối nền kinh tế; khu vực sơ cấp có trọng lượng giảm đi đáng kể trong nền kinh tế và xã hội.

- Tiêu dùng phổ biến và bình thường đối với hàng tiêu dùng có giá trị cao (ví dụ như ô tô).

- Người tiêu dùng thường có thu nhập khả dụng, ngoài tất cả các nhu cầu cơ bản, đối với hàng hóa bổ sung.

- Xã hội đô thị (một sự di chuyển từ các vùng nông thôn đến các thành phố).

2.2.3.Một số lý thuyết phát triển kinh tế thông qua sản xuất cùng thời kỳ.2.2.3.I.Lý thuyết nhị nguyên (dualism) của Lewis.

Lý thuyết này do A Lewis - nhà kinh tế học đạt giải Nobel năm 1979 chủ xướng Lý thuyết này cho rằng ở các nền kinh tế có hai khu vực kinh tế song song tồn tại: khu vực truyền thống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và có đặc trưng là rất trì trệ, năng suất lao động rất thấp (năng suất lao động biên tế xem như bằng không), lao động dư thừa; và khu vực công nghiệp hiện đại có đặc trưng năng suất lao động cao và có khả năng tự tích lũy Do lao động dư thừa nên việc chuyển một phần lao động thặng dư từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp không gây ảnh hưởng gì đến sản lượng nông nghiệp.

Trang 10

Như vậy, có thể rút ra từ lý thuyết này một nhận định là để thúc đẩy sự phát triển, các quốc gia đang phát triển cần phải mở rộng khu vực công nghiệp hiện đại bằng mọi giá mà không quan tâm đến khu vực truyền thống.

Việc chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp có hai tác dụng:

- Một là, chuyển bớt lao động trong nông nghiệp chỉ để lại đủ tạo ra sản lượng cố định Từ đó, năng suất lao động trong nông nghiệp có khả năng tăng lên.

- Hai là, việc chuyển lao động này sẽ tạo điều kiện làm tăng lợi nhuận trong công nghiệp làm đẩy mạnh sức tăng trưởng kinh tế nói chung.

2.2.3.2.Lý thuyết phát triển cân đối (balanced growth).

Những người ủng hộ quan điểm phát triển cân đối (như R Nurkse, Rosenstein -Rodan.) cho rằng phải phát triển đồng đều ở tất cả mọi ngành kinh tế quốc dân để nhanh chóng công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu.

Luận cứ của họ như sau:

- Trong quá trình phát triển, tất cả các ngành có liên quan mật thiết với nhau, "đầu ra" của ngành này là "đầu vào" của ngành kia và như vậy, sự phát triển đồng đều và cân đối chính là đòi hỏi sự cân bằng cung cầu trong sản xuất.

- Sự phát triển cân đối giữa các ngành như thế giúp tránh được các ảnh hưởng tiêu cực của thị trường thế giới và hạn chế được mức độ phụ thuộc vào các nền kinh tế khác, qua đó tiết kiệm được nguồn ngoại tệ.

- Một nền kinh tế dựa trên cơ cấu cân đối giữa tất cả các ngành là nền tảng vững chắc

đảm bảo sự độc lập chính trị của các nước đang phát triển.

2.2.4.Nhận xét về lý thuyết Rostow.2.2.4.1.Ưu điểm của lý thuyết.

Mô hình Rostow phân tích sự phát triển kinh tế qua từng giai đoạn khác nhau, với những đặc điểm khác nhau, thích hợp tại từng giai đoạn Trong khi đó, lý thuyết nhị nguyên của Lewis gặp phải hạn chế khi cho rằng chỉ cần tập trung vào công nghiệp mà không quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp Hay ở lý thuyết phát triển cân đối, họ đề cập đến

Trang 11

Tiêu chuẩn cất cánh Các tiêu chuẩn cất cánh được đặt ra như một thang đo, giúp các nền kinh tế dễ dàng xác định giai đoạn phát triển của mình, từ đó nỗ lực để đạt được các vị trí cao hơn Khác với lý thuyết của Rostow, lý thuyết nhị nguyên hay lý thuyết phát triển cân đối phân tích sự phát triển thông qua các yếu tố sản xuất, không đưa ra được một cái nhìn tổng quát cho các nền kinh tế, để từ đó có thể đạt được các trình độ phát triển cao hơn của nền kinh tế.

2.2.4.2 Hạn chế của lý thuyết.

- Tăng trưởng là một quá trình liên tục chứ không phải đứt đoạn nên không thể phân

chia thành những giai đoạn chính xác như vậy Ngoài ra, có thể nhìn thấy giai đoạn tiền cất

cánh và giai đoạn cất cánh có những đặc điểm rất giống nhau và rất khó để có thể phân biệt được là nền kinh tế trên thực tế đang ở giai đoạn nào.

- Sự tăng trưởng và phát triển ở một số nước không nhất thiết phải giống phân chia

5 giai đoạn như trên, câu hỏi đặt ra là “Tại sao cất cánh lại xảy ra ở nước này mà không

xảy ra ở nước khác?” Lý thuyết chưa giải thích được điều đó Rostow đưa ra năm bước ngắn gọn hướng tới phát triển và các nhà phê bình đã trích dẫn rằng tất cả các quốc gia không phát triển theo kiểu tuyến tính như vậy; một số bỏ qua các bước hoặc đi theo các con đường khác nhau.

- Lý thuyết Rostow chỉ nghiên cứu sự tăng trưởng chứ chưa đi sâu nghiên cứu và

phân tích phát triển kinh tế, bỏ qua sự tác động của bối cảnh lịch sử, kinh tế xã hội Cách

tiếp cận của Rostow không lấy tính đặc thù của mỗi nước làm điểm xuất phát Rostow bỏ qua một trong những nguyên tắc địa lý cơ bản nhất: địa điểm và hoàn cảnh Rostow giả định rằng tất cả các quốc gia đều có cơ hội phát triển như nhau, bất kể quy mô dân số, tài nguyên thiên nhiên hay vị trí.

Trang 12

2.2.5.Ý nghĩa rút ra từ sự nghiên cứu lý thuyết này:

1 Có ý nghĩa trong việc xác định trình độ phát triển của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn.

2 Lý thuyết gợi ý về sự thúc đẩy hoàn thành những tiền đề cần thiết yếu (khoa học, công nghệ) cho sự phát triển của mỗi nước trong từng giai đoạn.

2.3 Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam.

2.3.1.Phân tích Việt Nam qua các giai đoạn theo lý thuyết của W.Roscow.

Chiến thắng trong các cuộc kháng chiến cứu quốc, tiếp đến là hàn gắn vết thương chiến tranh và tìm cơ chế, mô hình phát triển, đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực Từ một quốc gia thuần nông, đại đa số người dân sống ở nông thôn, trình độ phát triển thấp, Việt Nam đã chuyển mình trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình trên thế giới Cùng với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, giúp cho nước ta chủ động hơn trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã đạt đến giai đoạn 3: Cất cánh theo lý thuyết của W Rostow Căn cứ vào các tiêu chí nổi bật, Việt Nam đạt được các đặc điểm sau:

• Cơ cấu kinh tế: Từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp sau đó là dịch vụ với tỷ trọng Nông, lâm, thủy sản (53,9%), Công nghiệp và Xây dựng (29,2%), Dịch vụ (29,2%)

Nguồn: Thống kê tình hình lao động và nhà ở của tổng cục thống kê năm 2019

• Lao động: Từ tỷ lệ thất nghiệp cao chuyển sang thấp chỉ còn 2,05% năm 2019

Trang 13

Nguồn: Thống kê tình hình lao động và nhà ở của tổng cục thống kê năm 2019

Vốn đầu tư: tăng cao, cụ thể năm 2019 giải ngân vốn FDI năm 2019 đạt con số cao kỷ lục từ trước tới nay với 20,38 tỷ USD

Hoạt động Ngoại thương: từ nền kinh tế đóng tới phát triển nhờ nhập khẩu rồi cuối cùng là xuất khẩu hàng công nghệ và nhập khẩu về hàng tiêu dùng

Ngày đăng: 07/01/2022, 18:23

Xem thêm:

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

chiến tranh và tìm cơ chế, mô hình phát triển, đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực - TIỂU LUẬN  nguyên lý quản lý kinh tế lý THUYẾT cất CÁNH của w  ROSTOW và LIÊN hệ THỰC TIỄN tại VIỆT NAM
chi ến tranh và tìm cơ chế, mô hình phát triển, đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực (Trang 18)
62. Nguồn: Thống kê tình hình lao động và nhà ở của tổng cục thống kê năm 2019 - TIỂU LUẬN  nguyên lý quản lý kinh tế lý THUYẾT cất CÁNH của w  ROSTOW và LIÊN hệ THỰC TIỄN tại VIỆT NAM
62. Nguồn: Thống kê tình hình lao động và nhà ở của tổng cục thống kê năm 2019 (Trang 19)

Mục lục

    2.1.1.2. Phát triển kinh tế:

    43. Giai đoạn trưởng thành

    44. Thời đại tiêu dùng cao

    2.2.5. Ý nghĩa rút ra từ sự nghiên cứu lý thuyết này:

    117. TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w