1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SỬ 6 TUẦN 6

6 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 21,34 KB

Nội dung

- Mục tiêu: Học sinh làm rõ được đặc điểm của các giai cấp chính của các quốc gia cổ đại phương Đông - Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp,.... GV: Kinh tế chính của cá[r]

Trang 1

Ngày soạn: 8/10/2020 Tiết 6

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1 Kiến thức

- Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông ( thời gian, địa

điểm)

- Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại

2 Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh

- Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế

- Tập mô tả 1 công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn cổ đại qua tranh ảnh

3 Thái độ

- XH cổ đại phương Đông phát triển cao hơn XH nguyên thuỷ, bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong XH và về nhà nước chuyên chế

- Giáo dục học sinh ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong XH

- Tập mô tả 1 công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn cổ đại qua tranh ảnh

4 Định hướng góp phần hình thành các năng lực

- Năng lực xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng

- Năng lực so sánh, phân tích, khái quát hóa

- Năng lực nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử

- Năng lực vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra

- Năng lực thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình

- Năng lực tự học

II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1 Giáo viên

- Sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- Bản đồ các quốc gia cổ đạ phương Đông

- Một số tư liệu thành văn về Trung Quốc, Ấn Độ

- Tranh ảnh một số công trình văn hóa tiêu biểu như Kim tự tháp Ai Cập,

2 Học sinh

- Sgk, vở ghi, vở bài tập, tìm hiểu về kinh tế, văn hóa, xã hội các quốc gia cổ đại

III PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, dạy học nhóm, trực quan,

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ,

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức(1p)

6A 15/10/2020

6B 12/10/2012

6C 13/10/2020

2 Kiểm tra bài cũ (5p)

Trang 2

Kiểm tra vở bài tập của HS

3 Bài mới (40p)

3.1 Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học, tạo

tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn

- Thời gian: 1 phút

GV: treo bản đồ và giảng giải " Vào cuối …nước ra đời".

- Sông Nin năm ở phía Đông Bắc châu Phi, nó có vai trò quan trọng lịch.sử của đất nước Ai Cập cổ đại -> nó tạo nên đất nước Ai Cập, người xưa nói " Ai Cập là quà tặng của sông Nin"

- Sông Ơ-phơ-rát và Ti-gi-rơ ở Lưỡng Hà ( L.Hà có nghĩa vùng giữa 2 con sông) thuộc khu vực Tây Á (nay nằm giữa lãnh thổ 2 nước I rắc và Cô oét)

- Sông ấn và S Hằng nằm ở miền Bắc bán đảo Ấn Độ

- Sông Hoàng Hà, Trường Giang (TQ), đất ven sông vừa mầu mỡ, dễ trồng trọt -> nghề trồng lúa phát triển

3.2 Hoạt động hình thành kiến thức

Nội dung 1 Các quốc gia cổ đại phương

Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao

giờ?

- Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được thời gian và

địa điểm hình thành các quốc gia cổ đại

phương Đông

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm

thoại, vấn đáp,

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1

phút,

- Thời gian: 15’

GV: Thời điểm nào đánh dấu sự xuất hiện

của các quốc gia cổ đại phương Đông?

Hình thành ở đâu?

HS:

GV: Vì sao các quốc gia cổ đại phương

Đông lại được hình thành ở lưu vực các

con sông lớn?

HS: Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai

màu mỡ, dễ trồng trọt

1 Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu

và từ bao giờ?

- Từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỷ III TCN, các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc ngày nay Trên lưu vực các con sông lớn như sông Nin

ở Ai cập, Ơ-phơ-rát và Ti-gi-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng

ở Ấn Độ, Hoàng Hà, Trường Giang (TQ)

Trang 3

GV: Ngành KT chính của cư dân vùng này

là gì?

HS: quan.sát H.8.

GV: Em hãy miêu tả cảnh làm ruộng của

người Ai Cập qua H.8?

HS :- Hình dưới từ trái -> phải: cảnh gặt và

gánh lúa về

- Hình trên từ phải -> trái: cảnh đập lúa

và ND nộp thuế cho quý tộc

GV: Để chống lũ lụt, ổn định sản xuất,

nông dân phải làm gì?

HS: Đắp đê, làm thuỷ lợi.

GV: Khi sản xuất phát triển, lúa gạo

nhiều, của cải dư thừa sẽ dẫn đến tình

trạng gì?

HS : XH xuất hiện tư hữu; Có sự phân biệt

giàu nghèo; XH phân chia đẳng cấp; Nhà

nước ra đời

GVKL: Ở lưu vực các con sông lớn, điều

kiện kinh tế thuận lợi, là cơ sở để hình thành

nên các quốc gia cổ đại phương Đông, kinh

tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Vậy XH

của họ bao gồm những tầng lớp nào…

- Ngành kinh tế chính là nông nghiệp

- Biết làm thủy lợi đắp đê ngăn lũ, đào kênh dẫn nước vào ruộng

- >Thu hoạch lúa ổn định hàng năm

Nội dung 2 Xã hội cổ đại phương Đông

bao gồm những tầng lớp nào?

- Mục tiêu: Học sinh làm rõ được đặc điểm

của các giai cấp chính của các quốc gia cổ

đại phương Đông

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm

thoại, vấn đáp,

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1

phút,

- Thời gian : 10’

HS : Đọc 2 – SGK -12.

GV: Kinh tế chính của các quốc gia cổ đại

phương Đông là nông nghiệp Vậy ai là

người chủ yếu tạo ra của cải vật chất nuôi

sống XH?

HS : Nông dân là người nuôi sống XH.

GV: Nông dân canh tác như thế nào?

HS : Nhận ruộng đất ở công xã , cày cấy,

nộp thuế và lao dịch

GV: Ngoài quý tộc và nông dân, XH cổ đại

phg Đông còn tầng lớp nào hầu hạ, phục

2 Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?

- Các tầng lớp xã hội : Có 3 tầng lớp chính :

Trang 4

dịch vua quan, và quí tộc?

HS : Nô lệ, cuộc sống của họ rất cực khổ.

GV: Như vậy, xã hội cổ đaị phương Đông

gồm những tầng lớp nào?

HS:

GV: Nô lệ sống khốn khổ như vậy, họ có

cam chịu không?

HS : Không, họ đã vùng lên đấu tranh

GV:

Năm 2300 TCN cuộc bạo động nổ ra ở La

gát (Lưỡng Hà)

Năm 1750 TCN dân nghèo nổi dậy ở Ai

Cập

GV: Để ổn định XH, giai cấp thống tị đã

làm gì?

HS : Đàn áp dân chúng, ra bộ luật khắc

nghiệt

(Hammurabi-khắc đá)

GV: Bộ luật có 282 điều, SGK trích dẫn điều

42,43

- Bộ luật Hammurabi là bộ luật đầu tiên xuất

hiện ở các quốc gia cổ đại phương Đông, bảo

vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị

+ Nông dân công xã; đông đảo nhất là lực lượng sản xuất chính của xã hội

+ Quý tộc (vua quan lại và tăng lữ)) có nhiều của cải và quyền thế + Nô lệ là những người hầu hạ phục dịch cho quý tộc (thân phận không khác gì con vật)

Nội dung 3 Nhà nước chuyên chế cổ đại

phương Đông

- Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được đặc điểm

của nhà nước chuyên chế cổ đại phương

Đông

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm

thoại, vấn đáp,

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1

phút,

- Thời gian : 10’

HS : Đọc trang 13 –SGK.

GV: Nhà Nước cổ đại phương đông do ai

đứng đầu? Quyền lực của người đó ntn ?

HS:

GV giảng: ở các nước, quá trình hình thành

và p.triển nhà nước ko giống nhau, nhưg có

thể chế chung, vua là người nắm mọi quyền

hành chính trị

GV: Vậy em hiểu thế nào là chế độ quân

chủ chuyên chế?

HS : Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.

3 Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông

- Tổ chức xã hội:

+ Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu

+ Vua có quyền đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội, được coi là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian

=> Đó là chế độ quân chủ chuyên chế

Trang 5

GV: Tuy nhiên, cách gọi tên các vua ở các

nước khác nhau

GV: Giúp việc cho vua là lực lượng nào?

HS:

GVKL: Chế độ chính trị ở các quốc gia cổ

đại phương Đông là chế độ quân chủ chuyên

chế: Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành

Tuy nhiên ở Ai Cập, Ấn Độ, bộ phận tăng lữ

khá đông -> họ tham gia vào các việc chính

trị và quyền hành khá lớn, thậm trí có lúc lấn

át quyền vua

GVCC toàn bài: Sau khi XH nguyên thuỷ

tan dã, các quốc gia cổ đại phương Đông

sớm được hình thành trên lưu vực các con

sông lớn Vì ở đây điều kiện tự mhiên thuận

lợi Cùng với sự ra đời của nhà nước là sự

xuất hiện các tầng lớp thống trị, bị trị …

Tầng lớp thống trị là vua: đứng đầu, nắm

mọi quyền hành, Đó là nhà nước quân chủ

chuyên chế

+ Bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương : Giúp việc cho vua là quý tộc lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội

* Điều chỉnh, bổ sung giáo án

3.3.Củng cố, luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

- Phương pháp dạy học: nêu vấn đề, vấn đáp,

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, động não,

Thời gian: 3’

Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông?

VUA

Quý tộc

(Quan lại)

Nông

dân

Nô lệ

Trang 6

3.4 Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới

- Thời gian: 1 phút

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà

Bài tập: Vẽ và trình bày những hiểu biết của em về một công trình nghệ thuật của các quốc gia cổ đại phương Đông?

3.5 Hướng dẫn về nhà (1p)

- Học bài cũ và làm bài tập

- Xem trước bài “ Các quốc gia cổ đại phương Tây ” và trả lời câu hỏi trong SGK

Ngày đăng: 07/01/2022, 09:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w