1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

GIÁO ÁN LỊCH SỬ 7 TIẾT 41 42

9 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 22,71 KB

Nội dung

 GV cho HS quan sát lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ và tên 13 đạo thừa tuyên và yêu cầu HS thảo luận nhóm: GV: So sánh tổ chức nhà nước thời Lê sơ với thời Trần, nhiều người[r]

Trang 1

Ngày soạn: 18/01/2019

Tiết 41 Bài 20

NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ( 1428 - 1527)

I TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

- Những nét cơ bản về tình hình chính trị, quân sự, pháp luật thời Lê Sơ

- Thời Lê Sơ Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền được xây dựng và củng cố

2 Kĩ năng

- Bồi dưỡng về khả năng phân tích tình hình kinh tế - xã hội theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhận xét chung

3 Thái độ

- Giáo dục ý thức tự hào về thời thịnh trị của đất nước

4 Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ, tự học

- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra

II

CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1 Giáo viên

- Sgk, giáo án, sơ đồ trống về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ, máy chiếu,…

2 Học sinh

- Sgk, vở ghi, vở bài tập,…

III PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, dạy học theo nhóm,

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia nhóm

IV

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức(1p)

7A

7B

2 Kiểm tra bài cũ(5p)

? Tường thuật trận Chi Lăng – Xương Giang ?

? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử ?

Trang 2

3 Bài mới(35p)

Hoạt động 1

- Thời gian: 20p

- Mục tiêu: Làm rõ được tổ chức bộ máy chính

quyền thời Lê Sơ

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại,

dạy học gợi mở-vấn đáp,

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1

phút,

GV giảng: Sau khi đất nước được hoàn toàn giải

phóng Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (xưng là Lê

Thái Tổ), khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, xây

dựng bộ máy chính quyền

-Trình bày đđược về tổ chức bộ máy chính quyền

thời Lê sơ

GV:Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ

chức như thế nào?

GV yêu cầu HS nhắc lại tên 6 bộ ( Binh, Hình,

Công, Lễ, Lại, Hộ) và giải thích chức năng của

các cơ quan chuyên môn dựa vào phần in

nghiêng trong SGK

HS: - Đứng đầu triều đình là vua

- Giúp việc cho vua là các quan đại thần Ở

triều đình có 6 bộ, giúp việc 6 bộ có 6 tự, 6 khoa

giám sát

GV: Bộ máy chính quyền ở địa phương được

chia như thế nào?

HS: - Thời Lê Thái Tổ: 5 đạo

- Thời Lê Thánh Tông: 13 đạo thừa tuyên

- Mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt hoạt động khác

nhau ở mỗi thừa tuyên ( Đô ti – Hiến ti – Thừa

ti)

- Dưới các Ti và Phủ (Tri Phủ) Châu (Tri Châu),

Huyện (Tri huyện), Xã (Xã trưởng)

GV: Thời Lê Thánh Tông việc trông coi quản lý

13 đạo có điểm gì mới?

HS: - Vua nắm mọi quyền, Lê Thánh Tông bãi bỏ

1 Tổ chức bộ máy chính quyền

*Trung ương

- Đứng đầu triều đình là vua

- Giúp việc cho vua là các quan đại thần Ở triều đình có

6 bộ, giúp việc 6 bộ có 6 tự, 6 khoa giám sát

*Địa phương

- Thời Lê Thái Tổ: 5 đạo

- Thời Lê Thánh Tông: 13 đạo thừa tuyên

- Đứng đầu mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt hoạt động khác nhau ở mỗi thừa tuyên ( Đô ti – Hiến ti – Thừa ti) -Dưới Ti là: Phủ, Châu, Huyện, Xã

Trang 3

một số chức vụ cao cấp: tể tướng, đại tổng quản,

hành khiển

- Vua trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội

- Quyền lực nhà vua ngày càng được củng

cố

GV: Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền dưới thời

Lê?

HS: Vẽ trên bảng nhóm, GV gọicác nhóm đêm

bảng lên và cùng cả lớp chữa bài

 GV cho HS quan sát lược đồ hành chính nước

Đại Việt thời Lê sơ và tên 13 đạo thừa tuyên và

yêu cầu HS thảo luận nhóm:

GV: So sánh tổ chức nhà nước thời Lê sơ với

thời Trần, nhiều người cho rằng tổ chức nhà

nước thời Lê sơ tập quyền hơn điều này được

thể hiện như thế nào trong chính sách thời Lê?

HS: - Các cơ quan và chức vụ giúp việc cho vua

ngày càng được sắp xếp quy củ và có bổ sung

đầy đủ

GV: Nhìn vào lược đồ, em thấy nước Đại Việt

thời Lê sơ khác gì thời Trần?

HS: Đất nước được chia nhỏ thành các khu vực

hành chính ( 13 đạo).Phạm vi lãnh thổ được mở

rộng hơn, bộ máy nàh nước từ Trung ương tới địa

phương được tổ chức chặt chẽ->Hoàn chỉnh và

chặt chẽ hơn thời Trần

GV: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy chính

quyền thời Lê sơ? Tác dụng của bộ máy chính

quyền dó?

HS: Việc tổ chức bộ máy chính quyền chặt chẽ,

hoàn chỉnh

- Giữ gìn kỉ cương, trật tự xã hội

- Ràng buộc nhân dân với chế độ phong kiến để

triều đình quản lí chặt chẽ hơn

………

………

………

Hoạt động 2

- Thời gian: 5p

- Mục tiêu: Trình bày được cách tổ chức quân đội

- Nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh

2 Tổ chức quân đội

Trang 4

thời Lê Sơ

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại,

dạy học gợi mở-vấn đáp,

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1

phút,

GV: Nhà Lê tổ chức quân đội như thế nào?

HS: - Tiếp tục thực hiện chính sách “ ngụ binh ư

nông”

- Quân đội gồm có 2 bộ phận chính:

+ Quân triều đình

+ Quân ở các địa phương

- Quân lính luyện tập võ nghệ

- Bố trí quân đội vùng biên giới

GV: Nhà Lê tổ chức quân đội thành các binh

chủng như :Bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị

binh.Với các loại vũkhí như đao kiếm, giáo mác,

cung tên, hoả pháo…Hàng năm quân lính được

luyện tập võ nghệ, chiến trận

GV: Tại sao nói trong hoàn cảnh lúc đó, chính

sách “ ngụ binh ư nông” là tối ưu?

HS: Vì thường xuyên có giặc ngoại xâm  vừa kết

hợp sản xuất với quốc phòng

GV cho HS đọc phần in nghiêng trong SGK

GV: Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà

nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua

đoạn trích trên?

HS: - Quyết tâm củng cố quân đội, bảo vệ đất

nước

- Thực thi chính sách vừa cương vừa nhu

với kẻ thù

- Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối

với mỗi người dân, trừng trị thích đáng kẻ bán

nước

GV: Tổ chức quân đội thời Lê có gì khác so với

thời Trần?(thảo luận nhóm)

HS: Giống:Theo chính sách “Ngụ binh ư nông”,

tổ chức chặt chẽ, luyện tập võ nghệ

Khác: Thời Lê không có quân đội của các vương

hầu, quí tộc,vua trực tiếp nắm quyền chỉ huy

quân đội, thời Lê có thêm các binh chủng như

- Thực hiện chính sách “ ngụ binh ư nông”

- Quân đội có 2 bộ phận + Quân triều đình

+ Quân ở các địa phương

Trang 5

tượng binh, kị binh.

………

………

………

Hoạt động 3

- Thời gian: 10p

- Mục tiêu: Nắm được nội dung của bộ luật Hồng

Đức

- Hình thức tổ chức: dạy học theo lớp, dạy học

phân hóa,

- Phương pháp dạy học: nêu vấn đề, thuyết trình,

đàm thoại, vấn đáp,

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi,

GV: Luật pháp dưới thời Lê có gì mới?

HS:Ban hành Luật Hồng Đức hay còn gọi là

Quốc Triều hình luật

GV: Luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc Triều

hình luật do vua lê Thánh Tông biên soạn vua Lê

Thành Tông còn có niên hiệu là Hồng Đức

GV: Vì sao thời Lê , nhà nước quan tâm đến

pháp luật?

HS: - Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

- Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị

- Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ

GV : Lê Thánh Tông ban hành luật “Quốc triều

hình luật” ( Luật Hồng Đức) Đây là bộ luật lớn

nhất, có giá trị nhất của thời phong kiến nước ta

GV: Nội dung của bộ luật?

HS: - Bộ luật bảo vệ quyền lợi của giai cấp

phong kiến

- Bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động

- Bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động, nhất

là người phụ nữ

- Giúp nhà nước quản lí xã hội tốt

- Vừa bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến,

vừa phần nào thỏa mãn được yêu cầu của nhân

dân

GV: Ý nghĩa của bộ luật Hồng Đức?

HS: Là bộ luật tiến bộ và đầy đủ nhất trong các

bộ luật xã hội PK VN

3 Luật pháp

- Lê Thánh Tông ban hành luật Hồng Đức

- Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

- Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị

- Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ

-Bộ luật có những điều bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống dân tộc

Trang 6

-Có tác dụng tích cực, góp phần củng cố chế độ

phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế, ổn định

xã hội

 Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ?

HS: Quyền lợi, địa vị của người phụ nữ được tôn

trọng

………

………

………

4 Củng cố(3p)

- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ

- Trình bày những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật

5 Hướng dẫn về nhà(1p)

- Học bài Trả lời câu hỏi 1,2,trong SGK/96

- Đọc trước Bài 20 phần II: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

Ngày soạn: 18/01/2019

Tiết 42 Bài 20

NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)

II TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

- Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, thời Lê sơ kinh tế phát triển về mọi mặt

- Xã hội phân chia thành hai giai cấp chính : địa chủ phong kiến và nông dân Đời sống các tầng lớp khác ổn định

2 Kĩ năng

- Bồi dưỡng về khả năng phân tích tình hình kinh tế - xã hội theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhận xét chung

3 Thái độ

- Giáo dục ý thức tự hào về thời thịnh trị của đất nước

4 Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ, tự học

- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá,

Trang 7

rút ra bài học lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra

II

CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1 Giáo viên

- Sgk, giáo án, sơ đồ trống về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ, máy chiếu,…

2 Học sinh

- Sgk, vở ghi, vở bài tập,…

III PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, dạy học theo nhóm,

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia nhóm

IV

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức(1p)

7A

7B

2 Kiểm tra bài cũ(5p)

- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ

- Trình bày những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật?

3 Bài mới(35p)

Hoạt động 1

- Thời gian: 20p

- Mục tiêu: Phân tích được tình hình kinh tế thời

Lê Sơ

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại,

dạy học gợi mở-vấn đáp, dạy học theo nhóm,

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút,

chia nhóm

GV : Để khôi phục và phát triển sản xuất nông

nghiệp nhà Lê đã làm gì?

HS: Giải quyết vấn đề ruộng đất, khai hoang cho

binh lính về quê sản xuất

- Đặt 1 số chức quan chuyên trách

- Chia ruộng đất công làng xã

- Cấm giết trâu, bò

- Đắp đê ngăn mặn

GV: Những biện pháp nông nghiệp ấy có tác

1 Kinh tế

a Nông nghiệp

- Giải quyết vấn đề ruộng đất, khai hoang cho binh lính về quê sản xuất

- Đặt 1 số chức quan chuyên trách

- Chia ruộng đất công làng xã

- Cấm giết trâu, bò

- Đắp đê ngăn mặn

Trang 8

dụng gì?Nhận xét của em về nhữngchính sách

đó?

HS: Khuyến khích phát triển sản xuất, cải

thiện đời sống

- Chính sách tiến bộ, tích cực

H:Đọc sgk

GV: Tình hình thủ công nghiệp thời Lê Sơ như

thế nào?

HS: Các ngành nghề thủ công truyền thống ngày

càng phát triển-> làng thủ công

- Các xưởng thủ công nhà nước quản lí (Cục

bách tác) sản xuất đồ dùng vua, quan

- Ngành khai mỏ được đẩy mạnh

GV: Kể tên những làng nghề truyền thống

trong giai đoạn này?

HS: Bát Tràng ở Hà Nội (đồ gốm), Yên Thái

(HN) nghề nhuộm điều, Hàng đào (HN) làm

giấy, Đại Bái (Bắc Ninh) đúc đồng, Vân Chàng

(Nam Định) rèn sắt, Nghi Tàm (Hà Nội) dệt vải

nhỏ và lụa

GV: Thương nghiệp dưới thời Lê như thế nào?

HS: Mở chợ nhiều nơi, buôn bán với nước ngoài

GV:Kinh tế công thương có mối quan hệ với

nhau như thế nào?

- Hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển

GV: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế thời

Lê Sơ? (thảo

HS: Nền kinh tế phát triển ổn định sau chiến

tranh

………

………

………

Hoạt động 2

- Thời gian: 15p

- Mục tiêu: Nắm được tình hình xã hội thời Lê

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại,

dạy học gợi mở-vấn đáp,

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1

phút,

b Công nghiệp, thương nghiệp.

- Các ngành nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển-> làng thủ công

- Các xưởng thủ công nhà nước quản lí (Cục bách tác) sản xuất đồ dùng vua, quan

- Ngành khai mỏ được đẩy mạnh

- Mở chợ nhiều nơi, buôn bán với nước ngoài

2 Xã hội

Trang 9

GV : Xã hội Lê Sơ có các giai cấp và tầng lớp

nào?

-HS: Giai cấp địa chủ phong kiến- nông dân

- Tầng lớp: Thương nhân, tiểu thủ công, nô tì

GV: Hãy phân tích sự khác nhau giữa các tầng

lớp, giai cấp trong xã hội.

HS:Giai cấp điạ chủ, quan lại phong kiến- nắm

quyền, nhiều ruộng

- Giai cấp nhân dân- ít ruộng đất cày thuê, nộp tô

- Các tầng lớp khác nộp tô thuế cho nhà nước

- Nô tì tầng lớp thấp nhất trong xã hội

GV : Em có nhận xét gì về việc hạn chế nuôi và

buôn bán nô tì nhà Lê?

HS : Là chính sách tiến bộ, giảm bớt bất công

trong xã hội, thoả mãn phần nào yêu cầu của

nhân dân, đât nước được củng cố, giữ vững

Quốc gia Đại Việt cường thịnh nhất Đông Nam á

thời bấy giờ

GV: Em hãy vẽ sơ đồ xã hội thời Lê Sơ.

HS:Vẽ, giáo viên cho nhận xét, chỉnh lại sơ đồ

………

………

………

- Giai cấp địa chủ phong kiến-nông dân (Vua, vương hầu, quý tộc, địa chủ

- Tầng lớp: Thương nhân, tiểu thủ công, nô tì, nông dân…

4 Củng cố(3p)

(?) Để khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp nhà Lê đã làm gì?

(?) Trình bày các tầng lớp, giai cấp trong xã hội thời Lê Sơ ?

5 Hướng dẫn về nhà(1p)

- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK

Đọc trước mục III SGK về:

+Tình hình giáo dục và khoa cử

+Sự phát triển về văn học, khoa học, kĩ thuật thời Lê Sơ

Ngày đăng: 07/01/2022, 07:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w