Kháng chiến bùng nổ - Thời gian: 15p - Mục tiêu: Biết miêu tả, hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt; ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà [r]
Trang 1Ngày soạn: 08/10/2019
Tiết 16 Bài 11
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
(1075 – 1077)
I GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 - 1077)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
- Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn thứ hai và thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt
2 Kĩ năng
- Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc chiến trên sông Như Nguyệt
3 Thái độ
- Giáo dục niềm tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc thời Lý
- HS hiểu tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ, tự học
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử;
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên
+ Sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên, tài liệu tham khảo…
+ Lược đồ trận tuyến Như Nguyệt Tư liệu về Lý Thường Kiệt
2 Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập….
III PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp…
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định tổ chức(1p)
7A
7B
7C
2 Kiểm tra bài cu(5p)
a Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống?
b Nhà Lý đã chủ động tiến công để phòng vệ ntn?
- Chủ trương của nhà Lý : “tiến công trước để tự vệ”
- 10/1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân bất ngờ tấn công vào châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông)
- Sau khi tiêu diệt các căn cứ, kho tàng của giặc, Lý Thường Kiệt kéo quân về tấn công Ung Châu (Quảng Tây)
3 Bài mới(35p)
* Giới thiệu bài mới:
Trang 2Nhà Lý sau khi chủ động tiến công để phòng vệ đạt kết quả đã tiếp tục chuẩn bị kháng chiến chống quân Tống ra sao? Kết quả ntn? Đó là nội dung bài học…
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1
- Thời gian: 15p
- Mục tiêu: Biết miêu tả, hiểu được tác dụng
của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt; ghi
nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm
lược nước ta của nhà Tống
- Phương pháp dạy học: nêu vấn đề, thuyết
trình, đàm thoại, vấn đáp,
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi,
GV: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường
Kiệt đã làm gì?
HS : Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị
bố phòng
GV: Dự kiến địch kéo vào nước ta theo hai
hướng, Lý Thường Kiệt đã bố phòng
GV treo lược đồ cuộc kháng chiến chống
Tống (1075-1077) chỉ cho HS biết cách bố
trí của ta
GV: Tại sao Lý Thường Kiệt xây dựng
phòng tuyến ở các vị trí chiến lược biên
giới và lại chọn sông Như Nguyệt làm
phòng tuyến chống quân xâm lược Tống?
HS: Vì ông dự đoán các vị trí chiến lược
vùng biên giới là nơi quân xâm lược nhất
định đi qua Và xây dựng phòng tuyến sông
Như Nguyệt vì đây là con sông chặn ngang
tất cả các đường bộ từ Quảng Tây (Trung
Quốc) vào Thăng Long → Ví như một chiến
hào tự nhiên rất khó có thể vượt qua
GV: Thái độ của nhà Tống sau khi thất bại
ở Ung Châu?
HS: Nhà Tống vô cùng tức tối, liền tiến
hành cuộc xâm lược Đại Việt
HS: Tường thuật cuộc tấn công xâm lược
của quân Tống?
GV sử dụng lược đồ tường thuật + giảng
cho HS nghe về cuộc tấn công của quân
Tống
1 Kháng chiến bùng nổ
* Chuẩn bị của nhà Lý:
- Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng
- Ta xây dựng phòng tuyến ở các vị trí chiến lược ở biên giới và chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống
* Cuộc tấn công xâm lược của quân Tống:
* Quân Tống:
- Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ xâm lược Đại Việt
- Tháng 1/1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt
Trang 3GV: Kết quả cuộc xâm lược của quân
Tống như thế nào?
HS : Kết quả: quân Tống bị chặn lại không
lọt vào sâu được, phải đóng quân phía Bắc
sông Như Nguyệt
………
………
Hoạt động 2
- Thời gian: 20p
- Mục tiêu: Ghi nhớ những nét chính về
cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân
nhà Lý
- Phương pháp dạy học: nêu vấn đề, thuyết
trình, đàm thoại, vấn đáp,
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi,
GV: Yêu cầu hs tường thuật cuộc chiến
đấu trên phòng tuyến Như Nguyệ.t
GV sử dụng lược đồ tường thuật lại cuộc
chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
GV nhấn mạnh: Lý Thường Kiệt không cho
mở các cuộc phản công ngay mà đến tận
cuối mùa xuân 1077 đang đêm Lý Thường
Kiệt cho quân lặng lẽ vượt sông Như
Nguyệt đánh vào danh trại của giặc Quân
Tống thua to lâm vào tình thế khó khăn
tuyệt vọng
GV: Để động viên, khích lệ tinh thần chiến
đấu của quân ta, nhà Lý làm gì?
HS: Nhà Lý cho người vào ngôi đền trên bờ
sông ngâm vang bài thơ “Nam quốc sơn hà”
GV: Em hiểu nội dung, ý nghĩa của bài
thơ như thế nào?
HS: Bài thơ nói rõ nền độc lập tự chủ của
Đại Việt đã có từ lâu đời Nếu như bị xâm
phạm thì quân giặc sẽ bị đánh tan tành
biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống
* Quân ta:
- Chặn đánh cản bước tiến của giặc Đến trước bờ Bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị quân ta chặn lại
- Quân thủy của nhà Tống bị quân ta chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến sâu vào để hỗ trợ cho quân bộ
2 Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
* Diễn biến:
- Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía Nam phòng tuyến trên sông Như Nguyệt nhưng bị quân ta đẩy lùi
- Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn
- Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch
* Kết quả:
+ Quân Tống thua to,
Trang 4GV: Kết quả của cuộc chiến đấu trên
phòng tuyến sông Như Nguyệt như thế
nào?
GV nhấn mạnh : Lý Thường Kiệt kết thúc
chiến tranh bằng phương pháp thương lượng
giảng hoà Quách quỳ chấp nhận ngay, rút
quân về nước
GV: Vì sao Lý Thường Kiệt lại cử người
đến thương lượng và “giảng hòa” với
Quách Quỳ?
HS: Để đảm bảo mối quan hệ ban giao, hòa
hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không
làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảo
đảm một nền hòa bình lâu dài Đó cũng là
tính cách nhân đạo của dân tộc ta
GV: Hãy nêu những nét độc đáo trong
cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
HS trả lời
GV nhấn mạnh: - Chọn địa điểm thuận lợi
để đánh giặc : sự sáng tạo của tổ tiên ta
trong việc dựa vào điều kiện tự nhiên để
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
- Biết khích lệ tinh thần của quân ta
- Cách kết thúc chiến tranh nhân đạo, hợp
tình hợp lí
GV: Trận chiến trên sông Như Nguyêt
thắng lợi nhờ nguyên nhân nào?
HS: - Tinh thần đoàn kết chiến đấu anh dũng
của ND ta
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt
GV: Em hãy trình bày ý nghĩa chiến thắng
trên sông Như Nguyệt?
HS : Là trận đánh tuyệt vời của lịch sử
chống giặc ngoại xâm của dân tộc:
- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được giữ
vững
- Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược
Đaị Việt
- Cho biết công lao của Lý Thường Kiệt
………
…
………
…
+ Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “giảng hòa” , quân Tống chấp thuận ngay và rút quân về nước
c Ý nghĩa: Nền độc lập, tự chủ của
Đại Việt được bảo vệ
4 Củng cố(3p)
- GV khái quát nội dung bài học
Trang 5Bài tập trắc nghiệm:
Nối A và B sao cho phù hợp
1 10/1075 a Quân Tống vượt biên giới qua
Lạng Sơn
1- c
3 Cuối mùa xuân
1077,
c Lý Thường Kiệt tiến công tự vệ 3 – b
5 Hướng dẫn về nhà(1p)
- HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK + lược đồ
- Xem lại tất cả các bài đã học, tiết sau thực hiện bài tập lịch sử
Trang 6Ngày soạn: 08/10/2018
Tiết 17
I – ĐỜI SỐNG KINH TẾ
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
- Dưới thời Lý, đất nước được ổn định lâu dài, nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có nhiều chuyển biến và đạt được một số thành tưụ nhất định Việc buôn bán với bên ngoài phát triển
2 Kĩ năng
- Quan sát và phân tích tranh ảnh các nét đặc sắc của một công trình nghệ thuật
3.Thái độ
- GD lòng tự hào dt, ý thức XD & bảo vệ văn hóa dân tộc cho HS
- Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc
ta vào thời Lý
Giáo dục đạo đức: Vân Đồn là nơi buôn bán sầm uất Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long Năm 1076 mở Quốc Tử Giám Có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng quê hương Ý thức trách nhiệm trong việc phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa;
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên
+ Sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, máy chiếu,…
+ Các tranh ảnh mô tả các hoạt động kinh tế thời Lý
+ Tư liệu về thành tựu kinh tế,văn hoá thời Lý
2 Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, chuẩn bị bài ở nhà…
III PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp,
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút,
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định tổ chức(1p)
7A
7B
7C
2 Kiểm tra bài cu(Kiểm tra trong quá trình học bài)
3 Bài mới(40p)
Trang 7* Giới thiệu bài mới :
Thời Lý đã đạt được những thành tựu gì trong lĩnh vực : kinh tế Do đâu mà có những thành tựu đó Đó là nội dung bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1
- Thời gian: 20p
- Mục tiêu: Trình bày được sự chuyển biến
trong nền kinh tế nông nghiệp của nước ta
thời Lý
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm
thoại, vấn đáp,
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1
phút
GVG: Như chúng ta đã biết, nông nghiệp là
nền tảng kinh tế chủ yếu của nước Đại Việt
GV: Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền
sở hữu của ai?
HS: -> của nhà vua
GV: Nêu những biện pháp nhà Lý khuyến
khích phát triển nông nghiệp.
HS: đọc “Năm 1038 noi theo” và trả lời
GV: Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua
có ý nghĩa như thế nào?
HS: Vua khuyến khích nhân dân sản xuất
HS đọc “ năm 1051 (1192)”
GV: Em có nhận xét gì về các chính sách
nông nghiệp của nhà Lý ?
HS: Nhà nước quan tâm đến sản xuất nông
nghiệp, nhân dân chăm lo sản xuất → Nông
nghiệp phát triển, được mùa liên tục
GV: Kết quả của các chính sách đó? Tại
sao nông nghiệp thời Lý phát triển mạnh
như vậy?
HS: Đó là những chính sách tiến bộ…
………
………
Hoạt động 2
- Thời gian: 20p
- Mục tiêu: Trình bày được những chuyển
biến về nền thủ công nghiệp và thương
1 Sự chuyển biến của nền nông nghiệp
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nông dân canh tác & nộp thuế
- Biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển :
+ Vua cày lễ tịch điền + Khai khẩn đất hoang + Chú trọng thủy lợi + Ban hành luật bảo vệ sức kéo
→ Nông nghiệp phát triển, được mùa liên tục
2 Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Trang 8nghiệp thời Lý
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm
thoại, vấn đáp,
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi,trình bày 1
phút,
GV: Nghề thủ công nghiệp phát triển như
thế nào?
HS: Nghề chăn tằm, ươm tơ, làm đồ gốm,
xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa phát
triển
GV: Em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại
Việt thời đó? Vì sao nhà Lý không dùng
gấm vóc của nhà Tống?
HS: Lụa thời Lý rất tốt và phát triển, nhà Lý
không dùng gấm vóc của nhà Tống bởi nhà
Lý muốn nâng cao giá trị hàng trong nước
LHVN hiện nay “Người Việt ưu tiên dùng
hàng Việt”
GV: Bước phát triển mới của thủ công
nghiệp là gì?
HS: -> nghề làm đồ trang sức bằng vàng
bạc, nghề giấy, nghề in bản gỗ… được mở
rộng
GV cho Hs quan sát H.22 / tr.44 và H.23 /
tr.45 Qua đó GV giáo dục tinh thần tự hào
dân tộc và bảo vệ các cổ vật lịch sử
GV: Việc trao đổi, buôn bán phát triển
như thế nào?
HS: được phát triển, mở rộng
GV: Thăng Long – thành thị duy nhất của
nước ta hồi ấy, gồm 2 bộ phận:
- Khu vực chính trị bao gồm kinh thành và
các cơ quan nhà nước
- Khu vực nhân dân, bao gồm các phường
thủ công của nhà nước và nhân dân, các
chợ
GV: Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước
ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới
mà không tự do đi lại ở nội địa ?
HS: trả lời theo ý hiểu
GV: Việc thuyền buôn nước ngoài vào
trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình
hình thương nghiệp của nước ta hồi đó
a) Thủ công nghiệp:
- Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân gian : nghề dệt, nghề làm gốm… phát triển mạnh
- Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng bạc, đúc đồng… đều được mở rộng
- Tạo ra nhiều sản phẩm mới, kĩ thuật ngày càng cao
- Có nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh…
b) Thương nghiệp:
- Hoạt động trao đổi buôn bán ở trong và ngoài nước được mở mang hơn trước
- Vân Đồn trở thành trung tâm buôn bán sầm uất
Trang 9như thế nào?
HS: Rất phát triển
GV: Cho biết nguyên nhân phát triển kinh
tế?
HS: đất nước hòa bình, có ý thức dân tộc.
GV: Sự phát triển của thủ công nghiệp và
thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì?
HS: nhà Lý quan tâm tới đời sống nhân dân
………
………
- Nguyên nhân của sự phát triển: Đất nước độc lập, hòa bình & ý thức dân tộc là động lực to lớn thúc đẩy
sự phát triển
4 Củng cố(3p)
- GV khái quát nội dung bài học
- Trình bày mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp:
5 Hướng dẫn về nhà(1p)
- HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK
- Tìm hiểu tiếp mục:
“II – Đời sống kinh tế, văn hóa”