1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Giáo án lịch sử 9 tuần 28

10 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 27,29 KB

Nội dung

- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương - Hai bên tham chiến ngừng bắn lập lại hoà bình… - Lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm [r]

Trang 1

Ngày soạn: 26/3/2021

Tiết 37

BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG

THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) - Tiếp

I Mục tiêu bài dạy

1 Về kiến thức:

- Giải pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương bằng hiệp định Giơ-ne-vơ (7.1954)

- ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống TDP của nhân dân ta

2 Về kĩ năng

- Rèn cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, tổng hợp kiến thức, sự kiện lịch sử

- Kĩ năng sống: kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy,kĩ năng giao tiếp…

3 Về tư tưởng

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc Tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết Đông Dương, đoàn kết quốc tế

4 Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,

năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện bối cảnh lịch sử

+ Phân tích, so sánh Biết được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã đưa cuộc KC của dân tộc có những bước phát triển như thế nào

II Chuẩn bị

Giáo viên: Giáo án, tài liệu, tranh ảnh

Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi sgk

III Phương pháp- kỹ thuật

-PP: Trình bày miệng, trực quan, vấn đáp, kể chuyện, nêu và giải quyết vấn đề

- KT: Đặt câu hỏi, giao n/v,đặt câu hỏi, động não, nhóm

IV Tiến trình giờ dạy

1 Ổn định tổ chức (1p)

- Kiểm tra sĩ số học sinh

- Kiểm tra vệ sinh của lớp

9A

9B

2 Kiểm tra bài cũ: (3’)

? Trình bày Kế hoach Na-va của Pháp- Mĩ

3 Bài mới

3.1 Hoạt động khởi động (2’)

Trang 2

* Mục tiêu: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị

tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế

tích cực để HS bước vào bài học mới

* Phương Pháp: GV cho HS xem 1 bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên

Giáp , Sau đó GV hỏi: Hình ảnh trên là ai? Sự kiện nào gắn liền với tên tuổi

của ông? HS suy nghĩ trả lời…

* Dự kiến sản phẩm:

- Dự kiến HS trả lời: Đại tướng Võ Nguyên Giáp tên ông gắn liền với

chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

GV giới thiệu bài: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954 của

ta làm thất bại hòan toàn kế hoạch Na- Va của Pháp – Mĩ ,kết thúc bằng chịến

dịch LS Điện Biên Ph ta buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại

Giơ-ne-vơ Tìm hiểu ý nghiã,nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống

Pháp 1945- 1954 Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay

3.2 Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1:(15p)

MT : Hs nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa

chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954

PP: Trình bày miệng, trực quan, vấn đáp, kể

chuyện, nêu và giải quyết vấn đề

KT:Động não.tư duy

GV : Treo lược đồ Việt Nam HS quan sát ví trí

địa lí Điện Biên Phủ

GV: Các em đẫ được học địa lí vùng Tây Bác

Việt Nam kết hợp với sự hiểu biết cuaur mình

? Em hãy giới thiệu về vị trí địa lí và miêu tả

căn cứ Điện Điện Biên Phủ

- Là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây vùng

rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Việt lào

- Đế quốc Pháp -Mĩ đã làm gì để xây dựng Điện

Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh

- Hs nêu theo sgk

GV giới thiệu trên lược đồ

? Âm mưu của P-M trong việc xây dựng căn cứ

Điên Biên phủ như thế nào?

- HS: Theo dõi trên lược đồ kết hợp với SGK trả

lời

- Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập cứ điểm

mạnh nhất Đông Dương, lực lượng cao nhất lên

đến 16200 quân, được bố trí thành 49 cứ điểm,

chia thành 3 phân khu

- Biến ĐBP thành một pháo đài bất khả xâm phạm

để nghiền nát bộ đội chủ lực của ta

? Trước âm mưu đó của địch ta có chủ trương gì?

II Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên phủ 1954

2 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954

*Âm mưu của Pháp -Mĩ

- Xây dựng ĐBP thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương

-> Một pháo đài bất khả xâm phạm

*Chủ trương của ta

- Đầu tháng 12/1953 ta quyết định mở chiến dịch ĐBP

Trang 3

- HS : Theo dõi một số hình ảnh nêu chủ trương

của ta

- Ta : quyết định mở chiến dịch ĐBP

? HS quan sát một số hình ảnh em hãy giới thiệu

và miêu tả những hình ảnh đó về công tác chuẩn bị

của ta?

- HS: Tự bộc lộ

? Em hãy nêu mục tiêu của ta trong chiến dịch là

gì?

- Tiêu diệt lực lượng dịch, giải phóng vùng TBắc

tạo điều kiện giải phóng bắc Lào

? Chiến dịch Điện Biên phủ diễn ra ntn?

- HS: Theo dõi trên lược đồ GV tường thuật trước

diễn biến chiến dịch trước 1 lần

- GV tường thuật sinh động diễn biến trên lược đồ

kết hợp với miêu tả, kể chuyện lịch sử: anh Tô

Vĩnh Diện, Phan Đình Giót

HS: Tường thuật lại một lần diễn biến, HS nhận

xét, GV nhận xét

? Em hãy nêu Kết quả của chiến dịch lịch sử

ĐBP?

- Nêu theo sgk

? Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử

ntn?

- HS phát biểu

GV phân tích thêm và k/định lại ý nghĩa to lớn của

chiến thắng ĐBP: “Làm chấn động địa cầu”

* Hoạt động 2:(10p)

* MT : Hs nắm được nội dung, ý nghĩa Hiệp định

Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông

Dương (1954)

PP: Trình bày miệng, trực quan, vấn đáp, kể

chuyện, nêu và giải quyết vấn đề

KT: động não, trình bày 1 phút

? Nêu những nội dung cơ bản của hiệp định

Giơ-ne-vơ?

- Nêu theo sgk

GV phân tích giảng giải thêm về nội dung hiệp

định

? Việc kí hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến

tranh ở Đông Dương có ý nghĩa như thế nào?

- Chấm dứt chiến tranh xâm lược của TDP và can

* Diễn biến:

- Đợt 1: Từ 13->17/3/54: Tấn công phân khu bắc

- Đợt 2: Từ 30/3->26/4/54

- Đợt 3: Từ 1/5->7/5/54

*Kết quả/sgk

* ý nghĩa

- Là thắng lợi to lớn nhất

- Đập tan kế hoạch Na-va

- Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của CNĐQ, tác động mạnh đến thế giới, cổ vũ các dân tộc thuộc địa khác đấu tranh

III Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954)

- Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne- vơ (Thụy Sĩ) được ký kết

* Nội dung

- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc

cơ bản của 3 nước Đông Dương

- Hai bên tham chiến ngừng bắn lập lại hoà bình…

- Lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời…

- VN tiến tới tuyển cử tự do trong

cả nước vào thnág 7/1975

* Ý nghĩa:

+ Đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và

Trang 4

thiệp Mĩ ở VN và Đông Dương

- Là văn bản pháp lí quốc tế công nhận các quyền

dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương và được

các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng

- Pháp buộc phải rút quân đội về nước, âm mưu

mở rộng,vkéo dài, quốc tế hoá chiến tranh của

P-M bị thất bại

- MB hoàn toàn được giải phóng đi lên CNXH

HS : Nghe và theo dõi đoạn vi deo

* Hoạt động 3:(10p)

* MT : Hs hiểu được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân

thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

(1945-1954)

PP: Trình bày miệng, vấn đáp, , nêu và giải quyết

vấn đề

KT: động não, tư duy

? Cuộc kháng chiến chống TDP của nhân dân ta

thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?

- Trước hết là đối với dân tộc VNam

- Đối với quốc tế

GV phân tích ý nghĩa lịch sử

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân

thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

? Nguyên nhân chủ quan đưa đến thắng lợi của

cuộc kháng chiến là gì?

- Dựa sgk và suy nghĩ của cá nhân

GV bổ sung, phân tích và khẳng định lại

? Nguyên nhân khách quan của cuộc k/c chống

Pháp là gì?

? Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là

quan trọng nhất? vì sao?

? Em hãy lấy ví dụ về sự đoàn kết của các dân tộc

Đông Dương?

- HS nêu ví dụ

GV bổ sung thêm về sự đoàn kết Đông Dương và

sự giúp đỡ của Trung Quốc, LXô và các lực lượng

dân chủ tiến bộ trên thế giới…

can thiệp của Mỹ ở Đông Dương + Là văn bản mang tính pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương

+ Buộc Pháp phải rút hết quân về nước Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

IV Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

1 Ý nghĩa lịch sử (sgk)

- Đối với dân tộc

- Đối với quốc tế

2 Nguyên nhân thắng lợi

+ Chủ quan:

- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch HCM với đường lối đúng đắn, sáng tạo

- Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, có mặt trận dân tộc thống nhất…

- Lực lượng vũ trang với 3 thứ quân không ngừng lớn mạnh

- Có hậu phương rộng lớn, vững chắc

+ Khách quan:

- Sự đoàn kết Đông Dương

- Sự giúp đỡ quốc tế…

Điều chỉnh, bổ sung:

………

………

………

3.3 Hoạt động luyện tập

* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã

được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức:

* Phương thức:

Trang 5

- GV tổ chức cho HS lập bảng thống kê chiến thắng quân sự của nước ta từng

bước đánh bại thực dân Pháp 1946 - 1954 theo các nội dung: thời gian,, chiếu

thắng tiêu biểu, ý nghĩa

Thời gian Thắng lợi tiêu

biểu

Ý nghĩa

Dự kiến sản phẩm

Thời gian Thắng lợi

tiêu biểu

Ý nghĩa

19/12/1946 Cuộc chiến

đấu ở ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc

vĩ tuyến 16

 Làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng, tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài

năm 1947 Chiến dịch

Việt Bắc thu-đông

 Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

 Chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng là đúng, chứng minh tính vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc

 Làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài

năm 1950 Chiến dịch

Biên giới thu – đông

 Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến

 Mở đường liên lạc quốc tế, làm cho cuộc kháng chiến thoát khỏi tình thế bị bao vây cô lập

 Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc; bộ đội thêm trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm

 Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc

Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến Năm 1953

-1954

Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân

 Bước đầu phá sản kế hoạch của Pháp

Năm 1954 Chiến dịch

lịch sử Điện Biên Phủ

 Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ

sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến

Trang 6

3.4 Hoạt động vận dụng, mở rộng:

? Từ nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), có thể rút ra bài học gì trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

Bài học rút ra:

 Muốn đất nước phát triển đồng bộ, các tầng lớp nhân dân phải đoàn kết, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

 Đảng và Nhà nước là cơ quan đầu não, phải có những chính sách, bước đi đúng đắn nhằm mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân và cho đất nước

 Bên cạnh khai thác những tiềm năng trong nước, ta phải biết tận dụng sự giúp đỡ, đầu tư của nước ngoài vào, tuy nhiên phải chú trọng đến việc phát triển kinh tế đồng hành với bảo vệ môi trường

3.5 Hướng dẫn về nhà (2’)

- Học kĩ nội dung bài học, trả lời các câu hỏi, bài tập sgk

- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện có liên quan

- Chuẩn bị trước nội dung bài mới – Tìm hiểu về lịch sử củ địa phương (Bài 4 sách lịch sử địa phương: Quân dân Quảng Ninh trong thời kì kháng chiến chống Pháp 1945-1954)

Trang 7

Ngày soạn: 26/3/2021

Tiết 38

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG NINH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

(1945-1954)

I Mục tiêu bài dạy

1 Về kiến thức

- Tình hình kinh tế Quảng Ninh trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp

2 Về kỹ năng

- Rèn cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, sưu tầm lịch sử địa phương

- Kĩ năng sống: hợp tác, xử lí thông tin, đảm nhận trách nhiệm

3.Về tư tưởng

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về quê hương,

có ý thức trách nhiệm với quê hương

4 Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn

đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện bối cảnh lịch sử

II Chuẩn bị:

GV: - Tài liệu tham khảo ,sách địa phương

HS: đọc và xem trước bài

III Phương pháp –kỹ thuật

PP: Trình bày miệng, trực quan, vấn đáp, kể chuyện, nêu và giải quyết vấn đề,

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật nhóm, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ

IV.Tiến trình dạy học –giáo dục :

1 Ổn định tổ chức (1’)

- Kiểm tra sĩ số học sinh

- Kiểm tra vệ sinh của lớp

9A

9B

2 Kiểm tra bài cũ.

A Kiểm tra 15 phút Câu 1: Nêu nội dung, ý nghĩa của hiệp định Giơ-ne-vơ?

Câu 2:Trình bày nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống TDP của nhân dân ta?

B Đáp án-biểu điểm Câu 1: ( 4 điểm)

* Nêu được 4 nội dung mỗi ý đúng 0.25 điểm

Trang 8

- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương

- Hai bên tham chiến ngừng bắn lập lại hoà bình…

- Lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời…

- VN tiến tới tuyển cử tự do trong cả nước vào thnág 7/1975

* Nêu được 4 ý nghĩa mỗi ý đúng 0.25 điểm

- Chấm dứt chiến tranh xâm lược của TDP và can thiệp Mĩ ở VN và Đông Dương

- Là văn bản pháp lí quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương và được các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng

- Pháp buộc phải rút quân đội về nước, âm mưu mở rộng, kéo dài, quốc tế hoá chiến tranh của P-M bị thất bại

- Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội

Câu 2: ( 6 điểm)

* Ý nghĩa lịch sử (3 điểm)

- Đối với dân tộc:

+ Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, chấm dứt ách thống trị của TD Pháp gần

1 thế kỷ

+ Miền bắc giải phóng hoàn toàn, tạo điều kiện giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước

- Đối với quốc tế :

+ Giáng đòn mạnh vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc +Cổ vũ tinh thần giải phóng của các nước bị trở thành thuộc địa của chủ nghĩa

đế quốc

* Nguyên nhân thắng lợi (3 điểm)

+ Chủ quan:

- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch HCM với đường lối đúng đắn, sáng tạo

- Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, có mặt trận dân tộc thống nhất…

- Lực lượng vũ trang với 3 thứ quân không ngừng lớn mạnh

- Có hậu phương rộng lớn, vững chắc

+ Khách quan:

- Sự đoàn kết Đông Dương

- Sự giúp đỡ quốc: Trung Quốc, LXô và các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới…

3 Bài mới:

3.1 Hoạt động khởi động

Giới thiệu bài mới (1’)

3.2 Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1 : cá nhân

PP vấn đáp, nêu vấn đề

KT động não, trình bày 1 phút

* MT : Hs nắm được quá trình đấu

tranh bảo vệ và xây dựng chính

I Đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến (Từ tháng 9- 1945 đến tháng 12-1946)

1 Bảo vệ và xây dựng chính quyền cách

Trang 9

quyền cách mạng, chuẩn bị kháng

chiến của nhân dân QN

HS: Đọc mục 1 (SGK/ 20-21)

? Sau cách mạng tháng tám năm

1945 quân dân Quảng Ninh đã xây

dựng và bảo vệ thành quả của cách

mạng tháng tám như thế nào

- Trả lời câu hỏi

? Quân dân Quảng Ninh tiến hành

bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân

dân các cấp như thế nào?

? Quân dân Quảng Ninh đã làm gì để

bảo vệ chính quyền cách mạng?

- HS: Tìm hiểu trong SGK

? Quân dân Quảng Ninh đã tích cực

chuẩn bị cho kháng chiến như thế

nào?

Hoạt động 2 : cả lớp, cá nhân

PP vấn đáp, nêu vấn đề

KT động não, tư duy

* MT : Hs nắm được cuộc diễn biến

cuộc kháng chiến chống TDP của

nhân dân QN

? Em hãy trình bày tóm

tắt cuộc kháng chiến chống Pháp của

quân dân Quảng Ninh giai đoạn

(1946-1950)

? Quân dân Quảng Ninh đã tích cực

mạng

- Tích cực tham gia diệt giặc đói, giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm

- Sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khéo léo với Trung Quốc

- Kiên quyết ngăn chặn hành động phá hoại của bọn phản cách mạng

- 9/ 1945 Đại đội Ks Con từ Hòn Gai tiến ra Tiên Yên phối hợp với nhân dân địa phương dẹp tan bọn phỉ , thành lập huyện Tiên Yên

- 11- 1945 phối hợp với quân dân Đình Lập quét sạch bọn phỉ ở Đầm Hà, thành lập chính quyền nhân dân 2- 1946 ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Hải Ninh ra đời

- 6-1-1946, 90% cử tri của Quảng Ninh bầu cử Quốc hội

- Giữa năm 1946 tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân ở cấp xã và tỉnh

2 Chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp

- 15-4-1946, 1000 tên lính Pháp chiếm đóng Hòn Gai, Cẩm Phả, nhân dân mít tinh biểu tình, công nhân tổ chức : Tuần

lễ bất hợp tác

- Xây dựng lực lượng vũ trang chuẩn bị kháng chiến

- Ở miền núi và nông thôn tích cực xây dựng làng chiến đấu ngăn chặn sự tấn công của quân Pháp

II Trực tiếp kháng chiến chống thực dân Pháp

1 Kháng chiến trong giai đoạn 1946-1950

- Sáng 20-12-1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi ủy ban đặc khu Hòn Gai đầu hàng

11 giờ cùng ngày chúng nổ súng xâm lược

- Quân dân Quảng Ninh tổ chức đánh địch và giam chân chúng ở thị xã Hòn Gai, Cẩm Phả

- Cuối 2-1947 Pháp mở rộng xâm lược Uông Bí, Đông Triều Quân dân Quảng

Trang 10

đóng góp cho cuộc kháng chiến

chống Pháp ntn?

? Trình bày những trận đánh lớn của

quân dân Quảng Ninh trong kháng

chiến chống Pháp?

Ninh tích cực chiến đấu tiêu hao nhiều sinh lực địch và thu được nhiều vũ khí của chúng

- 10-1947 , Đại hội Đảng Bộ liên tỉnh Quảng Hồng lần thứ nhất tại Bắc Nội

- Năm 1948 ta mở chiến dịch Đông Bắc lần thứ nhất…

- 3-1949 , quân ta mở chiến dịch Đông Bắc lần thứ hai

- Kết quả (sgk/23)

2 Kháng chiến trong giai đoạn 1950-1954

- Quân dân Quảng Ninh tích cực ủng hộ kháng chiến về sức người và sức của cho chiến dịch

- 12-1950 tổ chức đánh địch ở Bình Liêu

- Đầu năm 1951 ta mở chiến dịch đường

số 18

- Diễn biến (sgk/24)

- Kết quả (sgk/24)

- Ý nghĩa

Điều chỉnh, bổ sung:

………

………

………

3.3 Hoạt động luyện tập (3p)

GV sơ kết lại những nội dung kiến thức cơ bản cần ghi nhớ của bài học

3.4 Hoạt động vận dụng, sáng tạo (3’)

- Trách nhiệm của bản thân em khi còn ngồi trên ghế nhà trường?

3.5 Hướng dẫn về nhà: (1p)

- Học kĩ nội dung bài học

- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, mẫu chuyện có liên quan bài 28

Ngày đăng: 07/01/2022, 01:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w