LÀM VĂN Câu 1 Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ của anh chị về ý kiến của Giản Tư Trung trong văn bản đọc hiểu trên : “Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần m[r]
Trang 1SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
(Đề gồm 02 trang)
ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂNG LỰC LẦN 2
NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai , biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn
đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé” Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn Và khi đã chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc
và chúng ta hạnh phúc Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”
("Để chạm vào hạnh phúc"- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản.
việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên Từ đó, hãy giải thích nghĩa
hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”
Câu 4: Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng
việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” Vì sao?
Phần II Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Giản
Tư Trung trong văn bản đọc hiểu trên : “Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là năng lực tạo ra hạnh phúc”
Câu 2: (5,0 điểm)
“ Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ : thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng Sau không biết nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái :
- Chậc, kệ!
Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…”
Trang 2“ Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy Họ đi cướp thóc đấy Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác
À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn
vơ, khó hiểu
Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới ”
(Trích Vợ nhặt của Kim Lân NXB Giáo dục)
Phân tích sự chuyển biến về tâm lý và nhận thức của nhân vật Tràng trong 2 đoạn văn trên?
……… Hết………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ……… Số báo danh: ………
Chữ kí giám thị 1: ……… Chữ kí giám thị 2: ………
Trang 3SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
(Đáp án gồm 03 trang)
KỲ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Môn: NGỮ VĂN 12
2 Nội dung chính của văn bản trên:
Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những vệc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ
0,5
3 - Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật,
nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu khác có hàm ý…
- Nghĩa hàm ý của hai cụm từ :
+“nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt…
+ “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản
thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…
0,5 0,5
4 Học sinh chọn 01 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống
mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân
- “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, phù hợp với lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng
- Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” phù hợp với lối sống giản dị, cống hiến thầm lặng
1,0
Câu 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị)
về ý kiến của Giản Tư Trung trong văn bản đọc hiểu trên : “Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là năng lực tạo ra hạnh phúc”
2,0
a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn
Học sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành
0,25
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
lòng biết ơn
0,25
c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động Học sinh trình bày theo nhiều cách hiểu khác nhau nhưng cần đảm bảo
1,25
Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận:
Năng lực tạo ra hạnh phúc
0,25
Các câu phát triển đoạn:
1 Giải thích:
+ Hạnh phúc là cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện, vừa
có năng lực tạo cho mình cuộc sống tốt đẹp, vừa làm cho cuộc
0,25
Trang 4sống người khác trở nên ý nghĩa.
+ Cho đi yêu thương sẽ nhận lại yêu thương
2 Phân tích: Những khía cạnh
+ Những người sống hài hòa sẽ đem lại hạnh phúc
+ Những con người ích kỉ sẽ không bao giờ thỏa mãn, không
có hạnh phúc
(Dẫn chứng)
0,25
3 Bàn luận:
- Đề cao lối sống vừa biết cho mình vừa vì mọi người
- Ca ngợi những con người biết tạo ra cho mình, cho gia đình
cuộc sống hạnh phúc, vừa biết quan tâm, chia sẻ xung quanh;
phê phán những người sống vô ơn
0,25
Kết đoạn:
Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động
0,25
d Chính tả, dùng từ, đặt câu hoặc có ý sáng tạo:
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo
- Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, phù hợp
0,25
Câu 2 Phân tích sự chuyển biến về tâm lý và nhận thức của nhân vật
Tràng trong 2 đoạn văn trên?
5,0
a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài phát triển được vấn đề, Kết
bài khái quát được vấn đề.
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật
c Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
1, Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần
nghị luận
0,5
2, Phân tích :
- Giới thiệu Tràng là người lao động nghèo, xấu xí, ế vợ
- Luôn khát khao hạnh phúc gia đình – có tình thương người
giữa lúc đói, thấy người đàn bà đói anh sẵn lòng đãi người đàn
bà xa lạ, thấy người đàn bà theo anh cũng cho theo lúc đầu
cũng sợ nhưng mặc kệ, và Tràng đã “liều” đưa người đàn bà xa
lạ về nhà
- Tràng có khát vọng, niềm tin vào tương lai Anh cũng nghĩ tới
sự đổi thay cho dù vẫn chưa ý thức thật đầy đủ về cách mạng
(hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới)
- Tràng đã có sự chuyển biến về tâm lí và nhận thức, từ cuộc
sống hạnh phúc gia đình Tràng đã nghĩ về cách mạng Đây là
sự nhận thức tất yếu từ bóng tối tới ánh sáng, sự giác ngộ lí
tưởng cách mạng, lí tưởng tự do của Đảng bước đầu trong anh
Những người nông dân nghèo khổ như Tràng vẫn còn mơ hồ và
xa lạ với cách mạng nhưng nếu hiểu ra vai trò của cách mạng
thì họ sẽ sẵn sàng đi theo
3, Bàn luận đánh giá :
2,75
0,25 1,0
1,0
0,5
1,0
Trang 5- Nội dung : Tác giả đã thành công trong việc phản ánh được
sự chuyển biến về tâm lý và nhận thức của nhân vật Tràng Nạn đói ấy không thể ngăn cản được ánh sáng của tình người Đêm tối ấy sẽ qua đi để đón chờ ánh sáng cuộc sống tự do đang ở phía trước
- Nghệ thuật : Xây dựng nhân vật, đặt nhân vật vào tình huống
éo le, độc đáo để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tính cách; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, phù hợp ; ngôn ngữ bình dị, gần gũi
3, Kết bài: Khẳng định lại vấn đề 0,5
d Chính tả, đặt câu, sáng tạo
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp, tiếng Việt
- Có cách diễn đạt mới mẻ, phù hợp
0,25
TỔNG ĐIỂM: 10,0
………HẾT ……….
Thầy ( cô ) nào có nhu cầu chia sẻ tuyển tập đề thi THPT Quốc Gia 2019, xin liên hệ qua địa chỉ Email info@123doc.orgặc gọi DĐ Số 0913.486.933 được giải đáp Thầy(cô) vui lòng khi gửi Email ghi rõ Họ và tên:………… Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh…) , số Di động cá nhân để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn Cảm ơn quý Thầy/ Cô đã quan tâm.