- Nếu không xác định được chính xác người tạo ra tin đồn thất thiệt mà chỉ xác định được người tung tin thì áp dụng theo quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009; [r]
Trang 1Phạt thế nào với người tung tin đồn “câu like”' trên mạng xã hội? Nếu việc bịa chuyện trên mạng xã hội nhưng không gây ảnh hưởng đến người khác, không nhằm tuyên truyền chống đối nhà nước hay mê tín dị đoan thì việc này không
vi phạm quy định của pháp luật Trong trường hợp việc bịa chuyện trên mạng xã hội vi phạm 1 trong 3 điều trên thì có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự, tùy theo mức độ vi phạm.
Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch
vụ Internet và thông tin trên mạng quy định, việc “đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc
phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…” là các hành
vi bị cấm
Theo quy định vừa trích dẫn ở trên, việc tung tin đồn thất thiệt về người khác hoặc tin đồn khủng bố, dịch bệnh…lên các trang mạng nói chung và trang mạng xã hội Facebook nói riêng là việc làm không được pháp luật cho phép Do đó, người có hành vi vi phạm có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
Về xử phạt hành chính: Tùy thuộc vào từng trường hợp, người có hành vi tung tin đồn
thất thiệt có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật áp dụng cho trường hợp đó, ví dụ như sau:
- Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày
13/11/2013, người “cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc
phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân” có thể bị phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
- Người có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường có thể
bị xử phạt theo quy định của Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn…
Về xử lý hình sự
- Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1999 người phạm tội có thể
phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về “Tội vu khống” Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt
Trang 2tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm
- Nếu không xác định được chính xác người tạo ra tin đồn thất thiệt mà chỉ xác định được người tung tin thì áp dụng theo quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung
năm 2009; cụ thể, người nào thực hiện hành vi “ Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật này” và hành vi này xâm phạm
lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm
Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định