1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án Hóa học 9 tiết 23 24

9 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 54,66 KB

Nội dung

+ Nhôm có phản ứng với dd kiềm - Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thực hành, thí nghiệm, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp phát hiện và giải [r]

Trang 1

Ngày soạn: 08/11/2018

Bài 17: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

I Mục tiêu

1 Về kiến thức

- HS nêu được cách sắp xếp các kim loại trong dãy hoạt động hoá học của KL

và phân tích được ý nghĩa của dãy

2 Về kĩ năng

- Biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kết luận hoạt động hoá học mạnh và yếu, cách sắp xếp các KL theo từng cặp, từ đó rút ra cách sắp xếp của dãy

- Viết được các PTPƯ chứng minh cho từng ý nghĩa của dãy

- Bước đầu vận dụng ý nghĩa của dãy để xét PƯ cụ thể của KL với chất khác có xảy ra hay không

3 Về tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng

4 Về thái độ và tình cảm

- Học sinh có khả năng làm việc khoa học, chính xác, cẩn thận

5 Định hướng phát triển năng lực học sinh

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác

- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

II Chuẩn bị của GV và HS

1 GV:

Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm cho HS hoạt động nhóm:

Thí nghiệm 1: Một đinh sắt, 1 dây (mảnh) đồng, dd FeSO4, dd CuSO4

Thí nghiệm 2: Một dây đồng, một mẩu bạc, dd AgNO3, dd CuSO4

Thí nghiệm 3: Một đinh sắt, một dây đồng, 2 ống nghiệm đựng dd HCl

Thí nghiệm 4: Một mẩu Na, đinh sắt, dd phenolphtalein, 2 cốc nước cất

2 HS: đọc trước bài nhà

- Nghiên cứu trước cách tiến hành các thí nghiệm trong bài

III Phương pháp

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, thực hành, thí nghiệm, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi

Trang 2

IV Tiến trình giờ dạy

1 Ổn định tổ chức (1’)

9A 9B

2 Kiểm tra bài cũ (7’)

Gọi 3 HS làm các BT: 4, 5, 6 (Nếu có HS khá y/c xung phong làm BT 7*)

3 Giảng bài mới

Hoạt động 1: Dãy hoạt động hóa học của kim loại được

xây dựng như thế nào? (20’)

- Mục tiêu: Biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút

ra kết luận hoạt động hoá học mạnh và yếu và cách sắp xếp các KL theo từng cặp, từ đó rút ra cách sắp xếp của dãy

- Phương pháp dạy học: trực quan, làm mẫu, thực hành, thí nghiệm, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi.

TN 1: Thực hiện thí nghiệm Fe tác dụng với

dung dịch CuSO4 và Cu tác dụng với dung dịch

FeSO4

- Yêu cầu học sinh quan sát để tự rút ra kết

luận?

Hs thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm báo cáo, hs lắng nghe, bổ sung ý

kiến và hoàn thiện.

TN2: GV biểu diễn TN yêu cầu học sinh quan

sát để tự rút ra kết luận?

Cho Cu vào dung dịch AgNO3 và cho Ag vào

dung dịch CuSO4

HS quan sát TN: mô tả hiện tượng và rút ra kết

luận.

TN3:

Hướng dẫn HS làm TN: Cho dây đồng vào dung

dịch HCl và đinh sắt vào dung dịch HCl

HS làm TN.

HS quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết

luận.

I Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào?

*TN1: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đó là Cu

- Kết luận: Sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng, đồng hoạt động hóa học yếu hơn sắt Ta xếp sắt trước đồng: Fe,Cu

*TN2:

- Kết luận: Đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc, bạc hoạt động hóa học yếu hơn đồng Ta xếp đồng đứng trước bạc: Cu, Ag

*TN3:

Kết luận: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn H, còn Cu hoạt động hóa học kém H Ta xếp

Fe, H, Cu như sau: Fe, H, Cu

Trang 3

TN4: Giáo viên làm TN biểu diễn

- Cho 1 mẫu Natri vào cốc 1 đựng nước cất có

thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein

- Cho 1 chiếc đinh sắt vào cốc 2 đựng nước cất

có nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein

Hs quan sát trạng thái, màu sắc

- Căn cứ vào các kết luận ở TN 1, 2 , 3, 4 em

hãy sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều

giảm dần mức độ hoạt động hóa học

Hs sắp xếp: Na, Fe, H, Cu, Ag.

- Giới thiệu: Bằng nhiều TN khác nhau, người ta

sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm

dần mức độ hoạt động hóa học

HS nghe và ghi chép.

*TN4:

- Kết luận: Ta xếp Natri đứng trước sắt: Na, Fe

*Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại:

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.

Hoạt động 2: Dãy hoạt đông hóa học của kim loại có ý nghĩa

như thế nào? (10’)

- Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi

Từ các TN để xây dựng dãy hoạt động hóa học

của kim loại, các em hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Các kim loại được sắp xếp như thế nào trong

dãy hoạt động hóa học?

- Kim loại ở vị trí nào phản ứng với nước ở

nhiệt độ thường?

- Kim loại ở vị trí nào phản ứng với dung dịch

axit giải phóng khí hiđro?

- Kim loại ở vị trí nào đẩy được kim lọai đứng

sau ra khỏi dung dịch muối?

HS thảo luận nhóm, rút ra kết luận về ý nghĩa

của dãy hoạt động hóa học của kim loại.

II Dãy hoạt đông hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?

(SGK)

Trang 4

4 Củng cố (6 phút)

Cho các kim loại Mg, Fe, Cu, Zn, Ag, Au, → Kim loại nào có thể tác dụng được với

a dung dịch H2SO4 loãng

b dung dịch FeCl2

c dung dịch AgNO3

- Viết các phương trình phản ứng xảy ra

- Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học

5 Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (1 phút)

- Làm bài tập trang 54 SGK

- Soạn bài 18: “Nhôm”

+ Nghiên cứu cách tiến hành các thí nghiệm trong bài

Ngày soạn: 10/11/2018

Tiết 24

BÀI 18: NHÔM

I Mục tiêu

1 Về kiến thức

HStrình bày được:

- Tính chất vật lý của kim loại nhôm là: nhẹ, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

- Tính chất hoá học của nhômg: gồm những tính chất hoá học của KL nói chung

và tính chất riêng của nhôm là tác dụng với dung dịch kiềm mạnh

2 Về kĩ năng

- Biết dự đoán tính chất hoá học của nhôm từ tính chất của KL nói chung và các

KT đã biết, vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hoá học của KL, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán: đốt bột nhôm, nhôm tác dụng dd H2SO4 loãng, tác dụng dd CuCl2

- Dự đoán nhôm có phản ứng với dd kiềm không và dùng thí nghiệm để kiểm tra

dự đoán

- Viết được các PTHH biểu diễn tính chất hoá học của nhôm (trừ phản ứng với dung dịch kiềm)

3 Về tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng

4 Về thái độ và tình cảm

Trang 5

- Thấy được vai trò của nhôm trong đời sống.

II Chuẩn bị của GV và HS

1 GV: Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm cho HS hoạt động nhóm:

Thí nghiệm 1: Bột nhôm, bìa giấy, đèn cồn

Thí nghiệm 2: Dây nhôm và ống nghiệm đựng dd CuCl2

Thí nghiệm 3: Dây nhôm và ống nghiệm đựng dd NaOH đặc

2 HS: đọc trước bài ở nhà

+ Nghiên cứu cách tiến hành các thí nghiệm trong bài

III Phương pháp

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thực hành, thí nghiệm, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi

IV Tiến trình giờ dạy

1 Ổn định tổ chức (1’)

9A 9B

2 Kiểm tra bài cũ (6’)

Gọi 3 HS làm các BT: 3 ,4 ,5

Bài 5: Cho hỗn hợp Cu và Zn vào dd H2SO4 loãng dư, Zn phản ứng hết, Cu không phản ứng

a) PTHH:

Zn + H2SO4    ZnSO4 + H2

b) Số mol H2 : nH2 = 22,4

24 , 2

= 0,1 mol Theo PTHH: nZn = nH2 = 0,1 mol

=> mZn = 0,1 65 = 6,5 (gam)

=> Khối lượng chất rắn sau PƯ là Cu:

mCu = 10,5 - 6,5 = 4 (gam)

1 Giảng bài mới:

Hoạt động 1: Tính chất vật lý của nhôm (5’)

- Mục tiêu: Học sinh nắm được tính chất vật lí của kim loại Al

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan, phương pháp dạy học theo nhóm, pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt

câu hỏi.

- HS quan sát mảnh nhôm

? Nhận xét: màu sắc, ánh kim, tính dẻo?

I/ Tính chất vật lý của nhôm

- Kim loại màu trắng bạc, có

ánh kim

Trang 6

? Khối lượng riêng, t0 nóng chảy?

=> Y/c HS kết luận về tính chất vật lý của KL

nhôm?

Nêu kết luận.

………

………

………

- Dẻo,dễ dát mỏng

- Nhẹ (D =2,7g/cm3)

- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, t0

n/c

=660oC

Hoạt động 2: Tính chất hoá học (20’)

- Mục tiêu: Dự đoán tính chất hóa học của nhôm từ tính chất chung của kim loại nói chung và các kiến thức đã biết

+ Nhôm có phản ứng với dd kiềm

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thực hành, thí nghiệm, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi

Hãy dự đoán tính chất hoá học của nhôm căn cứ vào

tính chất hoá học chung của KL?

- HS dự đoán: Al có tính chất hoá học của một KL.

?Vậy để chứng minh cho những gì vừa dự đoán,

chúng ta cần làm gì?

HS: Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng

(HS có thể đưa ra nhiều dự đoán khác nhau, GV

khéo léo định hướng HS nêu ra ý tưởng sử dụng thí

nghiệm hóa học)

GV: phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm thí nghiệm

theo nhóm

( Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 3 thí

nghiệm trong số các thí nghiệm:

TN1: Al+ O2

TN2: Al + S

TN3: Al + HCl

TN4: Al + CuCl2

TN5: Al + NaOH

Nhóm 1,2: TN1,3

Nhóm 3,4: TN 4,5 )

(TN 2 GV chiếu video cho HS theo dõi)

GV để sẵn hóa chất, dụng cụ cho mỗi nhóm theo các

II/: Tính chất hoá học:

1 Nhôm có những tính chất hoá học của KL không?

a) Nhôm phản ứng với phi kim:

4Al + 3O2   t0 2Al2O3

2Al + 3Cl2   t0 2AlCl3

Trang 7

thí nghiệm đã chia.

Các nhóm thực hiện thí nghiệm, ghi kết quả vào

phiếu học tập

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm báo cáo kết quả cho cả lớp cùng theo dõi

?Vậy nhôm có những tính chất hóa học nào?

HS: Thông qua các thí nghiệm vừa thực hiện, nêu

TCHH của nhôm?

? Trong số các tính chất trên, tính chất nào không

phải là tính chất chung của kim loại?

- GV nhận xét, kết luận tính chất hóa học của nhôm

- Ỏ điều kiện thường nhôm có phản ứng với oxi

trong không khí không?

=> ở điều kiện thường nhôm cũng phản ứng với oxi

trong không khí một cách dễ dàng tạo thành nhôm

oxit

GV lưu ý: Lớp Al2O3 mỏng, bền, bảo vệ đồ dùng

bằng nhôm không cho phần nhôm phía trong tác

dụng với H2O và O2 nên đồ nhôm bền

- Hãy viết thêm PTPƯ của nhôm với 1 phi kim khác

mà em biết?

- Y/c viết thêm PTPƯ với H2SO4 loãng.?

- Viết PTPƯ và cử đại diện lên bảng.

GV lưu ý: Al không phản ứng với H2SO4 đặc nguội

và HNO3 đặc nguội

? Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi,

nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không ? Hãy giải

thích

HS: Không Vì nếu dùng xô, chậu, nồi bằng nhôm

để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng thì các

vật dụng trên sẽ bị ăn mòn, nhanh bị hỏng

………

………

………

(trắng)(vàng lục) (trắng) 2Al + 3S   t0 Al2S3

b) Nhôm phản ứng với dd axit:

2Al + 6HCl2AlCl3+ 3H2

2Al + 3H2SO4 (dd)   

Al2(SO4)3 + 3H2

c) Nhôm phản ứng với dd muối:

2Al + 3CuCl2    2AlCl3 + 3Cu

=> Nhôm có đầy đủ tính chất hoá học của KL nói chung

2 Nhôm có tính chất hoá học nào khác?

Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm

Trang 8

Hoạt động 3: Ứng dụng của nhôm (5’)

- Mục tiêu: Nêu được những ứng dụng của nhôm trong cuộc sống

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi

- Dựa vào SGK, kiến thức thực tế để nêu các ứng

dụng của nhôm trong công nghiệp và đời sống?

GV lưu ý HS về vai trò và tác hại của nhôm

- Với khả năng chống ăn mòn thụ động, rẻ, nhôm

được sử dụng rộng rãi Giao dịch kim loại nhôm rất

lớn (chỉ sau sắt) cả về số lượng lẫn giá trị

+ Nhôm được dát mỏng 0,01mm dùng để làm bao

gói thực phẩm, giấy gói thuốc lá,…

+ Sản xuất thuốc chữa đau dạ dày

+ Mĩ phẩm (nhưng khá độc, có thể gây dị ứng cho

cơ thể,…)

- Thức ăn (đặc biệt là thức ăn chua, mặn) để lâu sẽ

ăn mòn nhôm tạo thành muối nhôm, muối này xâm

nhập vào thức ăn rồi vào cơ thể sau đó gây hại

- Việc dùng nhôm tái chế (có lẫn nhiều kim loại)

phổ biến gây hại tiềm tàng

………

………

………

III/ Ứng dụng của nhôm 1) Trong đời sống:

Làm đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng

2) Trong công nghiệp:

Chế tạo máy bay, ô tô, tàu

vũ trụ …

Hoạt động 4: Sản xuất nhôm (5’)

- Mục tiêu: Viết được phương trình điều chế nhôm từ quặng boxit

- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi

Nguyên liệu sản xuất nhôm?

- quặng bôxit.

- Ở nước ta, quặng bôxit có nhiều ở đâu?

- Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Nguyên (tuy nhiên do

nhiều nguyên nhân, nước ta chưa khai thác và sản

xuất được nhôm)

- Phương pháp sản xuất nhôm?

- Điện phân nóng chảy nhôm oxit (quặng nhôm)

- Hãy viết PTPƯ?

IV/ Sản xuất nhôm

- Nguyên liệu: quặng bôxit

- Phương pháp: điện phân nóng chảy nhôm oxit Al2O3

xúc tác criolit

Trang 9

- HS theo dõi GV giới thiệu quá trình và nguyên tắc

sản xuất nhôm.

- HS theo dõi GV giới thiệu quá trình và nguyên tắc

sản xuất nhôm.

GV bổ sung thông tin: Khai thác quặng bôxit chế

biến thành alumin để luyện nhôm là một quy

trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ,

đồng thời phát thải một lượng khí thải nhà kính

và bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê

gớm Trên đất có quặng bôxit không thể trồng

được gì vì bản thân dưới đó là tầng quặng dày

10m mà không loại cây gì có thể sống được

Hơn nữa việc khai thác quặng như thế có nguy

cơ làm thay đổi môi trường sinh thái, khâu khai

thác lộ thiên này là một trong những công nghệ

tàn phá môi trường mạnh nhất, đặc biệt là thảm

động thực vật và gây xói mòn…

- HS: nghe và ghi nhớ thông tin

………

………

………

PTPƯ:

2Al2O3   dpnc 4Al + 3O2

4 Củng cố (2’)

- Y/c HS tóm tắt nội dung cần ghi nhớ: Tính chất vật lí, hoá học, ứng dụng và sản xuất nhôm

5 Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (1’)

- Y/c HS làm các BT: 1, 2, 3, 4, 5 (HS khá làm BT 6)

- Đọc trước bài 19: Sắt

+ Nghiên cứu cách tiến hành các thí nghiệm trong bài

Ngày đăng: 06/01/2022, 07:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hoạt động của GV- HS Nội dung ghi bảng - Giáo án Hóa học 9 tiết 23 24
o ạt động của GV- HS Nội dung ghi bảng (Trang 2)
Hoạt động của GV- HS Nội dung ghi bảng - Giáo án Hóa học 9 tiết 23 24
o ạt động của GV- HS Nội dung ghi bảng (Trang 6)
- Viết PTPƯ và cử đại diện lên bảng. - Giáo án Hóa học 9 tiết 23 24
i ết PTPƯ và cử đại diện lên bảng (Trang 7)
w