Khái niệm HS : Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác động - Cắt kim loại bằng cưa tay là một làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại dạng gia công thô, dùng lực t[r]
Trang 1Ngày soạn : 31/10/2018
Tiết: 21
BÀI 21 + BÀI 22 CƯA VÀ ĐỤC KIM LOẠI + DŨA VÀ KHOAN KIM LOẠI
I Mục tiêu
Sau khi học xong bài này HS phải:
1 Về kiến thức
- Phát biểu được khái niệm về cưa và dũa
- Phát biểu được kỹ thuật cơ bản khi cưa, dũa
- Phát biểu được quy tắc an toàn trong quá trình gia công
2 Về kỹ năng
- Vận dụng để lựa chọn dụng cụ phù hợp khi gia công cưa hoặc dũa
- Phân tích được cơ sở của thao tác khi cưa, dũa đảm bảo an toàn
3 Về thái độ
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn dụng cụ và đảm bảo an toàn khi sử dụng
4 Định hướng hình thành và phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực sử dụng công nghệ
II Chuẩn bị của thầy và trò
1 Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến
bài học, mẫu một số dụng cụ cơ khí : Cưa, dũa
2 Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập
III Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1 Phương pháp
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thuyết trình
- ƯDCNTT – Trình chiếu
2 Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật hỏi và trả lời
IV Tiến trình bài giảng- Giáo dục
1.Ổn định tổ chức lớp:( 1-2 phút)
8A 8B 8C
2 Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)
Câu hỏi : Em hãy nêu công dụng của các dụng cụ gia công ?
- Búa : Có cán bằng gỗ, đầu búa bằng thép Dùng để đập tạo lực
- Cưa : Dùng để cắt các vật gia công làm bằng sắt, thép
- Đục : Dùng để chặt các vật gia công làm bằng sắt
Trang 2- Dũa : Dùng để tạo độ nhẵn bóng bề mặt hoặc làm tù các cạnh sắc làm bằng thép
3 Giảng bài mới
a Mở bài: ( 3 - 5 phút)
Để có một sản phẩm từ vật liệu ban đầu phải dùng một hay nhiều phương pháp gia công khác nhau theo một quy trình Muốn hiểu được một số phương pháp gia công cơ khí thường gặp trong khi gia công cơ khí như cưa, dũa thì trong buổi học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu « Bài 21 +22 : Cưa + Dũa »
b Các hoạt động
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về cưa ( 15 – 17 phút)
- Mục tiêu : Phát biểu được khái niệm cắt kim loại bằng cưa tay và mô tả được cấu tạo, công dụng, kĩ thuật cưa của cưa tay
- Hình thức tổ chức : Cá nhân
- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời
- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, quan sát
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
GV : YCHS quan sát hình vẽ kết hợp
quan sát mẫu vật :
- Em hiểu gì về cưa kim loại ?
HS : Cắt kim loại bằng cưa tay là một
dạng gia công thô, dùng lực tác động
làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại
để cắt vật liệu
GV : Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.
HS : Ghi bài.
GV : Cưa kim loại có cấu tạo như thế
nào ?
HS : Gồm khung cưa, vít điều chỉnh,
chốt, lưỡi cưa, tay nắm
GV : Chốt lại, ghi bảng.
HS : Ghi bài.
GV : Theo em, cưa có công dụng gì ?
HS : Cắt kim loại thành từng phần, cắt
bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh
GV : Bổ sung, chốt lại, ghi bảng.
HS : Ghi bài.
GV : Khi tiến hành cưa một vật bằng
kim loại cần thực hiện qua mấy công
đoạn ?
HS : 3 công đoạn : Chuẩn bị, tư thế
cưa, thao tác cưa
GV : Khi chuẩn bị cưa cần chú ý điều
gì ?
I Cắt kim loại bằng cưa tay
1 Khái niệm
- Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại
để cắt vật liệu
2 Cấu tạo
- Khung cưa
- Vít điều chỉnh
- Chốt
- Lưỡi cưa
- Tay nắm
3 Công dụng
- Cắt kim loại thành từng phần
- Cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh
4 Kỹ thuật cưa
a Chuẩn bị
- Lắp lưỡi cưa vào khung cưa
- Lấy dấu trên vật cần cưa
- Chọn eto theo tầm vóc của người
- Gá kẹp vật lên eto
Trang 3HS : Lắp lưỡi cưa vào khung cưa ; Lấy
dấu trên vật cần cưa ; Chọn eto theo
tầm vóc của người ; Gá kẹp vật lên eto
GV : Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi
bảng
HS : Ghi bài.
GV : Nên cầm cưa như thế nào cho
đúng kỹ thuật ?
HS : Tay phải nắm cán cưa, tay trái
nắm đầu kia của khung cưa
GV : Chốt lại, ghi bảng.
HS : Ghi bài.
GV : Khi cưa cần thực hiện thao tác
cưa như thế nào ?
HS :
+ Kết hợp hai tay và một phần khối
lượng của cơ thể để đẩy và kéo cưa
+ Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ
để tạo lực cắt
+ Khi kéo cưa về tay trái không ấn, tay
phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy
+ Quá trình lặp đi lặp lại cho đến khi
kết thúc
GV : Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi
bảng
HS : Ghi bài.
GV : Ở gia dình em đã sử dụng cưa
như thế nào ?
HS : Liên hệ, trả lời.
b Tư thế đứng và thao tác cưa
- Tư thế đứng : Người vừa đứng thẳng, thoải mái, trọng lượng phân đều hai chân Vị trí chân đứng so với bàn kẹp êto khoảng 75 độ
- Cách cầm cưa : Tay phải nắm cán cưa, tay trái nắm đầu kia của khung cưa
- Thao tác + Kết hợp hai tay và một phần khối lượng của cơ thể để đẩy và kéo cưa + Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ
để tạo lực cắt
+ Khi kéo cưa về tay trái không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy + Quá trình lặp đi lặp lại cho đến khi kết thúc
5 An toàn khi cưa
- Kẹp vật cưa phải đủ chặt
- Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm hỏng
- Khi đưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật
- Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về dũa ( 15 – 17 phút)
- Mục tiêu : Phát biểu được khái niệm dũa kim loại và mô tả được cấu tạo, công dụng, kĩ thuật dũa kim loại
- Hình thức tổ chức : Cá nhân
- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời
- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, quan sát
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
GV : YCHS quan sát tranh ảnh kết hợp
với mẫu vật :
- Em hiểu gì về dũa kim loại ?
HS : Là phương pháp gia công thủ
công , dùng lực tác động làm cho lưỡi
dũa chuyển động qua lại để làm phẳng
và nhẵn bóng bề mặt vật liệu
GV : Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi
II Dũa
1 Khái niệm
- Là phương pháp gia công thủ công , dùng lực tác động làm cho lưỡi dũa chuyển động qua lại để làm phẳng và
Trang 4HS : Ghi bài.
GV : Dũa gồm những loại nào ?
HS : Dũa tròn ; Dũa dẹt ; Dũa tam
giác ; Dũa vuông ; Dũa bán nguyệt
GV : Nhận
xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng
HS : Ghi bài.
GV : Dũa có công dụng gì ?
HS : Để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề
mặt nhỏ
GV : Khi cưa cần chuẩn bị những gì ?
HS : Chọn eto theo tầm vóc của người ;
Kẹp vật dũa chặt vừa phải ; Đối với vật
mềm cần lót tôn mỏng hoặc gỗ ở má
etô
GV : Bổ sung, chốt lại, ghi bảng.
HS : Ghi bài.
GV : Em hãy mô tả cách cầm dũa ?
HS : Tay phải cẩm cán dũa hơi ngửa
lòng bàn tay, tay trái đặt lên đầu dũa
GV : Chốt lại, ghhi bảng.
HS : Ghi bài.
GV : Khi dũa phải thực hiện theo
những thao tác nào ?
HS : Phải thực hiện hai chuyển động :
+ Đẩy dũa tạo lực cắt : Hai tay ấn
xuống, điều khiển lực ấn của hai tay
cho dũa được thăng bằng
+ Khi kéo dũa về không cần cắt, cần
kéo nhanh và nhẹ nhàng
nhẵn bóng bề mặt vật liệu
2 Các loại dũa
- Dũa tròn
- Dũa dẹt
- Dũa tam giác
- Dũa vuông
- Dũa bán nguyệt
3 Công dụng
- Để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ
4 Kỹ thuật dũa
a Chuẩn bị
- Chọn eto theo tầm vóc của người
- Kẹp vật dũa chặt vừa phải
- Đối với vật mềm cần lót tôn mỏng hoặc gỗ ở má etô
b Cách cầm dũa và thao tác dũa
- Cách cầm dũa : Tay phải cẩm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt lên đầu dũa
- Thao tác dũa : Phải thực hiện hai chuyển động :
+ Đẩy dũa tạo lực cắt : Hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng
+ Khi kéo dũa về không cần cắt, cần kéo nhanh và nhẹ nhàng
Trang 5GV : Bổ sung, chốt lại, ghi bảng.
HS : Ghi bài.
GV : Khi dũa phải đảm bảo an toàn
như thế nào ?
HS :
- Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa
phải được kẹp chặt
- Không dùng dũa không có cán hoặc
cán vỡ
- Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào
mắt
GV : Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi
bảng
HS : Ghi bài.
5 An toàn khi dũa
- Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt
- Không dùng dũa không có cán hoặc cán vỡ
- Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt
4 Củng cố: (1- 2 phút)
- Đặt một số câu hỏi củng cố bài để học sinh khắc sâu kiến thức
- Nhận xét, đánh giá giờ học
5 Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)
- Về nhà học cũ và làm bài tập các nội dung đã học.
- Đọc và chuẩn bị « Bài 24 : Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép»
s
Trang 6Ngày soạn: 31/10/2018
Tiết: 22
CHƯƠNG IV : CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
BÀI 24: NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
I Mục tiêu
Sau khi học xong bài này HS phải
1 Về kiến thức
- Phát biểu được khái niệm và phân loại được chi tiết máy
- Phát biểu được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy
- Phát biểu được công dụng của từng kiểu lắp ghép
2 Về kỹ năng
- Phân biệt được nhóm chi tiết có công dụng chung và nhóm chi tiết có công dụng riêng
- Phân biệt được mối ghép cố định và mối ghép động
3 Về thái độ
- Có ý thức vệ sinh và bảo vệ chi tiết máy
4 Định hướng hình thành và phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực ngôn ngữ kĩ thuật
II Chuẩn bị của thầy và trò
1 Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến
bài học, mẫu một số chi tiết của cụm trục trước xe đạp : Trục, đai ốc, vòng đệm, côn, đai ốc hãm côn và một số chi tiết máy khác : Bulong, đai ốc, lò xo, bánh răng, vòng bi, khung xe đạp ; mảnh vỡ máy
2 Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập
III Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học
1 Phương pháp
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thuyết trình
-UWSSD CNTT : Trình chiếu
2 Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật hỏi và trả lời
IV Tiến trình bài giảng- Giáo dục :
1 Ổn định tổ chức lớp:( 1- 2 phút)
2 Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)
Câu hỏi : Em hãy nêu những kỹ thuât cơ bản khi dũa kim loại ?
Trang 7* Kỹ thuật dũa :
a Chuẩn bị :
- Chọn eto theo tầm vóc của người
- Kẹp vật dũa chặt vừa phải
- Đối với vật mềm cần lót tôn
mỏng hoặc gỗ ở má etô
b Cách cầm dũa và thao tác dũa
- Cách cầm dũa: Tay phải cẩm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt lên đầu dũa
- Thao tác dũa: Phải thực hiện hai chuyển động :
+ Đẩy dũa tạo lực cắt: Hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng
+ Khi kéo dũa về không cần cắt, cần kéo nhanh và nhẹ nhàng
3 Giảng bài mới
a Mở bài: ( 3 - 5 phút)
Máy hay sản phẩm cơ khí thường được tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép lại với nhau Khi hoạt động, máy thường hỏng hóc những chỗ lắp ghép Vì vậy, để hiểu được các kiểu lắp ghép chi tiết máy nhằm kéo dài thời gian sử dụng của máy và thiết bị Chúng ta cùng nghiên cứu « Bài 24 : Khái niệm về chi tiết máy
và lắp ghép »
b Các hoạt động
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về chi tiết máy ( 15 – 17 phút)
- Mục tiêu : Phát biểu được khái niệm về chi tiết máy và phân loại được chi tiết máy
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời
- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình, quan sát
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
GV : Chiếc ôtô hoặc xe máy được tạo
thành như thế nào ?
HS : Tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép
với nhau
GV : YCHS quan sát H24.1/SGK :
- Cụm trục trước xe đạp được hợp thành
từ mấy phần tử ? Em hãy kể tên các phần
tử đó ?
HS : 5 phần tử là trục, đai ốc, vòng đệm,
đai ốc hãm côn, côn
GV : Em hãy cho biết công dụng của
từng chi tiết ? Các phần tử đó có đặc điểm
gì chung ?
HS :
+ Trục : Hai đầu có ren để lắp vào càng
xe nhờ đai ốc
+ Đai ốc hãm côn : Có nhiệm vụ giữ côn
I Khái niệm về chi tiết máy
1 Khái niệm về chi tiết máy
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm
vụ nhất định trong máy
- Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy :
Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa
Trang 8ở lại một vị trí.
+ Đai ốc, vòng đệm : Lắp trục với càng
xe
+ Côn : Cùng với bi, nối tạo thành ổ trục
- Đặc điểm chung của các phần tử đó là
không thể tách rời được nữa và có nhiệm
vụ nhất định trong máy
GV : Những phần tử đó chính là những
chi tiết máy => Vậy, em hiểu gì về chi tiết
máy ?
HS : Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo
hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ
nhất định trong máy
GV : Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi
bảng
HS : Ghi bài
GV : YCHS quan sát H24.2/SGK :
- Em hãy cho biết phần tử nào không phải
là chi tiết máy ? Tại sao ?
HS : Phần tử không phải là chi tiết máy :
Mảnh vỡ máy vì nó cấu tạo không hoàn
chỉnh
GV : Vậy, dấu hiệu để nhận biết chi tiết
máy là gì ?
HS : Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy :
Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và
không thể tháo rời ra được nữa
GV : Nhấn mạnh, chốt lại, ghi bảng.
HS : Ghi bài.
GV : Dựa vào đâu để người ta phân loại
chi tiết máy ?
HS : Dựa vào công dụng để phân loại.
GV : Em hãy kể tên các chi tiết máy mà
em biết ?
HS : Bulong, đai ốc, bánh răng, trục
khuỷu, khung xe đạp
GV : Dựa vào công dụng, chi tiết máy
được chia làm mấy nhóm ?
HS : Hai nhóm : Nhóm chi tiết có công
dụng chung và nhóm chi tiết có công
dụng riêng
GV : YCHS quan sát tranh ảnh kết hợp
quan sát mẫu vật :
2 Phân loại chi tiết máy :
Chi tiết máy được chia làm hai nhóm :
+ Nhóm chi tiết có công dụng chung : Bulong, đai ốc, bánh răng,
lò xo => được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau
+ Nhóm chi tiết có công dụng riêng : Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp => chỉ được dùng trong một loại máy nhất định
Trang 9- Em hãy sắp xếp các chi tiết đó vào hai
nhóm chi tiết có công dụng chung và
nhóm chi tiết có công dụng riêng ?
HS :
+ Nhóm chi tiết có công dụng chung :
Bulong, đai ốc, bánh răng, lò xo =>
được sử dụng trong nhiều loại máy khác
nhau
+ Nhóm chi tiết có công dụng riêng : Trục
khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp
=> chỉ được dùng trong một loại máy
nhất định
GV : Nhấn mạnh, bổ sung, chốt lại, ghi
bảng
HS : Ghi bài.
GV : Em có nhận xét gì về các chi tiết
máy hiện nay ?
HS : Các chi tiết máy đều được tiêu
chuẩn hóa
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách lắp ghép của các chi tiết máy với nhau
( 15 – 17 phút)
- Mục tiêu: Mô tả được các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào
- Hình thức tổ chức : Cá nhân
- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời
- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, quan sát
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
GV : YCHS đọc nội dung phần II/SGK :
- Các mối ghép được chia làm mấy loại ?
HS : Các mối ghép được chia làm hai loại
là mối ghép cố định và mối ghép động
GV : YCHS quan sát mô hình chiếc xe
đạp kết hợp quan sát mẫu vật :
- Em hãy kể tên các chi tiết của chiếc xe
đạp ?
HS : Khung xe đạp, bánh xe, líp, vành
đĩa, tay phanh, ổ trục, yên xe, lồng xe
GV : Em hãy sắp xếp các chi tiết đó vào
hai loại mối ghép đó ?
HS :
- Mối ghép cố định : Khung xe đạp, yên
xe, lồng xe
- Mối ghép động : Bánh xe, vành xe, líp,
ổ trục, tay phanh
GV : Nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh
II Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ?
- Các mối ghép được chia làm hai loại là mối ghép cố định và mối ghép động
a Mối ghép cố định :
- Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau Gồm :
+ Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt
+ Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn
b Mối ghép động :
Trang 10GV : Qua các ví dụ đó em hãy phân biệt
hai loại mối ghép cố định và mối ghép
động ?
HS :
* Mối ghép cố định :
- Là những mối ghép mà các chi tiết được
ghép không có chuyển động tương đối
với nhau Gồm :
+ Mối ghép tháo được như ghép bằng vít,
ren, then, chốt
+ Mối ghép không tháo được như ghép
bằng đinh tán, bằng hàn
* Mối ghép động :
- Là những mối ghép mà các chi tiết được
ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp
với nhau như bánh ròng rọc và trục
GV : Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi
bảng
HS : Ghi bài.
- Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và
ăn khớp với nhau như bánh ròng rọc
và trục
4 Củng cố: (1- 2 phút)
- Đặt một số câu hỏi củng cố bài để học sinh khắc sâu kiến thức
- Mời một vài HS đọc ghi nhớ SGK/Tr 85
- Nhận xét, đánh giá giờ học
5 Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)
- Về nhà học bài, học thuộc ghi nhớ, trả lời câu hỏi cuối bài và hòa thành bài tập.
- Đọc và chuẩn bị « Bài 25 : Mối ghép cố định – Mối ghép không tháo được.»