1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Toan hoc 1 So 0 trong phep tru

6 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 26,73 KB

Nội dung

- Kể được về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp.. +Biết kính yêu ông bà, cha mẹ và những ngườu thân trong gia đình - Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đì[r]

Trang 1

Ngày soạn:5/11/2018

Ngày dạy:7/11/2018

Người dạy:Hà Thị Hoa

KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 1A2 TOÁN PPCT: T42 BÀI : SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ I.MỤC TIÊU:

- Nhận biết vai trò số 0 trong phép trừ

- 0 là kết quả trừ hai số bằng nhau ,một số trừ đi 0 bằng chính nó

- Biết thực hiện phép tính trừ có số 0

- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ

- Bài 1, bài 2( cột 1,2) bài 3

* HS có năng lực làm hết các bài tập

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Sử dụng bộ đồ dùng dạy học Toán lớp 1

- Các mô hình phù hợp với các hình vẽ trong bài học

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn Định :

2/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2,3 Hs nêu miệng

3/ Bài Mới: Giới thiệu bài:

Giới thiệu phép trừ hai số bằng nhau:

a) Giới thiệu phép trừ 1 – 1 = 0

_Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thứ nhất trong

bài

_Cho HS nêu lại bài toán

_GV hỏi: 1 con vịt bớt 1 con vịt còn mấy con vịt?

_Vậy1 trừ 1 bằng mấy?

_GV viết bảng: 1 – 1 = 0, gọi HS đọc lại

b) Giới thiệu phép trừ 3 – 3 = 0 HD tương tự

_GV hướng dẫn 4 – 4

kết luận:

Hát 5+0=5, 3+0=3,0+2=2

Hs nhắc lại tựa bài

_1 con vịt bớt 1 con vịt còn 0 con vịt

_1 trừ 1 bằng 0 _HS đọc: một trừ 1 bằng 0

- HD đọc

Trang 2

Một số trừ đi số đó thì bằng 0

Giới thiệu phép trừ “một số trừ đi 0”

a) Giới thiệu phép trừ 4 – 0 = 4

_Cho HS xem hình vẽ sơ đồ trong SGK và nêu b)

Giới thiệu phép trừ 5 – 0 = 5

Tiến hành tương tự như phép trừ 4 – 4 = 0

GV nhận xét: Một số trừ đi 0 bằng chính số

đó

* Nghỉ giải lao

Bài 1: Tính _Gọi HS nêu cách làm bài

_Cho HS nêu miệng

Bài 2: Tính cho HS làm phiếu

* HS có năng lực bài 2 ( cột 3)

Bài 3: _Cho HS xem tranh

_Cho HS nêu bài toán rồi viết phép tính

3 – 3 = 0 2 – 2 = 0

* Trò chơi: Hái hoa nếu còn thời gian.

4/ Củng cố : GV cùng HS củng cố lại ND bài học

5/ Dặn dò : Chuẩn bị bài : Luyện tập

+4 hình vuông bớt 0 hình vuông còn 4 hình vuông

_4 trừ 0 bằng 4

*HS chơi trò chơi

- HS chơi trò đố bạn

HS làm vào PHT

HS làm bảng con

HS hái hoa đọc phép tính

Ngày soạn:7/11/2018

Trang 3

Ngày dạy:9/11/2018

Người dạy:Hà Thị Hoa

KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 1A2

MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI T11

BÀI 11:GIA ĐÌNH I/ MỤC TIÊU :

- Học sinh hiểu thế nào là gia đình Gia đình là tổ ấm của của em, nơi đó có ông bà , cha mẹ những người thân yêu nhất của mình Quyền được sống với cha mẹ được cha mẹ thương yêu

- Kể được về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp

+Biết kính yêu ông bà, cha mẹ và những ngườu thân trong gia đình

- Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình

II/ CHUẨN BỊ :

Giáo viên : Các mẫu tranh minh hoạ của bài 11

Bài hát “Bà ngọn nến”

Sưu tầm tranh ảnh về gia đình

Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh gia đình mình

Vẽ tranh chủ đền gia đình

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/ Ổn định :

2/ Bài Cũ:

Kiểm tra miệng :

Câu 1: Cơ thể con người gồm có mấy

phần ?

Câu 2: kể tên các bộ phận bên ngoài cơ

thể ?

Câu3: Hàng ngày em làm những gì để giữ

vệ sinh thân thể ?

Câu 4: Để răng khoẻ đẹp em phải làm gì ?

3/ Bài Mới :

Giới thiệu bài:

Cả lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau “

Hỏi:

Bài hát “ Cả nhà thương nhau “ nói lên điều

gì ?

Hát

Cơ thể người gồm có 3 phần : Đầu – mình – chân và tay

Học sinh vừa nêu vừa chỉ các bộ phận bên ngoài cơ thể

Phải siêng năng tắm rửa , vệ sinh cá nhân Đánh răng 4 lần trong 1 ngày

Hát cả nhà thương nhau và múa Bài hát “ Cả nhà thương nhau “ nói về bó mẹ

và con cái

Trang 4

Vì sao cả nhà thương nhau?

Chốt ý: “Cả nhà” có nghĩa là gia đình Hôm

nay chúng ta học bài “ Gia đình “

- Giáo viên ghi tựa :

Chuyển ý:

Gia đình là gì?

Có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta

Cô và các em cùng nhau thực hiện các hoạt

động để tìm hiểu về chủ đề “Gia đình” Tiết

học hôm nay có 3 hoạt động

HOẠT ĐỘNG 1:

TÌM HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ GIA

ĐÌNH.

Mục tiêu : Học sinh hiểu thế nào là gia đình

qua nội dung tranh vẽ gia đình bạn Lan, bạn

Minh Biết trình bày nội dụng tranh

*- Cách tiến hành :

Yêu cầu: Học sinh mở SGK bài 11

Giáo viên hướng dẫn cách xem tranh theo

thứ tự

Để tìm hiểu như thế nào là gia đình Các

em sẽ cùng nhau trao đổi theo nhóm, mỗi

nhóm 4 bạn Cô giao việc như sau: ( Gắn

lên bảng 3 tranh)

+ Tổ 1: Tìm hiểu nội dung tranh 1

- Đây là bạn Lan , gia đình bạn Lan có

những ai?

+ Tổ 2: Trao đổi nội dung tranh 2

- Gia đình bạn Lan đang làm gì ?

*- Tổ 3 và Tổ 4: Tìm hiểu nội dụng tranh số

3

+ Tổ 3: Gia đình bạn Minh có những ai?

+ Tổ 4: Gia đình bạn Minh đang làm gì?

Yêu cầu:Các Tổ nêu lại nội dung giao việc

Thời gian trao đổi nhóm là: 2phút

Yêu cầu:Đại diện nhóm trình bày

Dựa vào phần trình bày của Học sinh Nêu

câu hỏi và chốt ý

* Kết luận 1: Mỗi người sinh ra đều có bố

mẹ và người thân Mọi người sống chung

trong một mái nhà đó gọi là “Gia đình “

Học sinh thư giãn:

Chuyển ý: Ở hoạt động 1 các em đã hiểu ra

như thế nào là “Gia đình” qua hoạt động 2

chúng ta cùng xem ảnh và tranh vẽ về gia

Cả nhà thương nhau vì ba mẹ yêu thương bé,

vì bé là con của ba mẹ

Học sinh mở SGK bài 11

Học sinh nêu lại cách xem tranh và thứ tự tranh vẽ

Lớp quan sát tranh trên bảng nghe Giáo viên giao việc

Từng Tổ nêu lại nội dung giao việc của Giáo viên

Học sinh ngồi theo nhóm 4 bạn

Đại diện nhóm trình bày nội dung tranh 1 ; 2 ;

3 ; 4

Trang 5

đình các em và gia đình bạn.

HOẠT ĐỘNG 2:

SƯU TẦM ẢNH HOẶC VẼ TRANH

Mục tiêu : Học sinh biết sưu tầm ảnh hoặc

vẽ tranh về gia đình mình Xem ảnh hoặc

tranh của nhau để biết về gia đình của các

bạn trong lớp

*- Cách tiến hành :

Giáo viên : Lớp cùng nhau học tập theo dõi

bạn Cùng xem tranh và kể với nhau về

những người thân trong gia đình mình

Thời gian học tập đôi bạn là: 4 phút

Trò chơi thi đua: Gắn tranh hoặc tranh vẽ

lên bảng Sau 1 bài hai dãy nào có nhiều

ảnh hoặc tranh vẽ nhất thì dãy đó thắng

và Nhận xét trò chơi:

*Kết luận 2: Gia đình là tổ ấm cảu em Bố

mẹ , ông bà, anh chị em là người thân yêu

nhất của em

+ Vì sao nói gia đình là tổ ấm của em ?

Chuyển ý:

Ở hoạt động 2 các em đã cùng nhau học tập

đôi bạn để nói về gia đình của mình Qua

hoạt động 3 các em nói về gia đình mình

cho cả lớp cùng nghe

HOẠT ĐỘNG 3 :

KỂ VỀ GIA ĐÌNH MÌNH CHO CẢ LỚP

CÙNG NGHE.

( Hoạt động cả lớp)

Mục tiêu : Mọi người được kể và chia sẻ

với các bạn trong lớp về gia đình mình

Phương pháp: Thức hành, đàm thoại

*- Cách tiến hành:

Dựa vào ảnh và tranh vẽ của các em cô mời

các em xung phong lên kể về gia đình

mình ?

Đặt 1 câu hỏi phụ? Ví dụ: Tranh (ảnh) có

những ai?

Em muốn thể hiện gì trong tranh ?

=> Nhận xét : Tuyên dương

Giáo dục tư tưởng:

4- Củng cố:

Trò chơi : Tập hát và múa bài hát “Ba ngọn

nến“

Giáo cho Học sinh tập hát thuộc lời bài hát

và múa theo đúng nhịp điệu và tiết tấu bài

Học sinh thư giãn

Học sinh học đôi bạn xem ảnh hoặc tranh của nhau

Thi đua gắn ảnh hoặc tranh vẽ

Vì gia đình có ông bà , cha mẹ là những người thân yêu nhất của em

Học sinh xung phong kể về gia đình của minh

Học sinh xung phong kể về gia đình của mình qua ảnh và tranh vẽ

Học sinh nêu nội dung ảnh hoặc tranh vẽ của mình

Trang 6

hát

5/ DẶN DÒ.

Về nhà : sưu tầm tranh , ảnh gia đình

Chuẩn bị : Xem trước bài tiếp theo

Nhận xét tiết học

Cả lớp hát và múa hát “Ba ngọn nến“ theo sự hướng dẫn của Giáo viên

Ngày đăng: 05/01/2022, 11:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ - Bài 1, bài 2( cột 1,2) bài 3 - Toan hoc 1 So 0 trong phep tru
i ết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ - Bài 1, bài 2( cột 1,2) bài 3 (Trang 1)
w