chính sách xã hội là một hệ thống những quy định, những quyết định, những biện pháp của các cơ quan nhà nước nhằm điều chinh hành vi, hoạt động và quan hệ xã hội để giải quyết những vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình phát triển. Chính sách xã hội cũng có mục tiêu tạo ra động lực phát triển xã hội và phát triển con người. Chính sách xã hội góp phần làm giảm bớt tình trạng bất bình đẳng xã hội, thực hiện công bằng xã hội, phát triển toàn diện con người. Như vậy, chính sách xã hội là một công cụ hữu hiệu của các nhà lãnh đạo, quản lý nhằm tác động vào con người xã hội, các chủ thể xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội. Từ khái niệm trên thì chính sách xã hội có những đặc điểm sau: chính sách xã hội là cam kết chính trị, quyết định vị thế cầm quyền của chủ thể quyền lực; chính sách xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thực trạng nền kinh tế; sự hợp tác của đối tượng thụ hưởng; văn hóa, phong tục, tập quán; môi trường. việc thực hiện các chính sách xã hội là tất yếu, khách quan, cụ thể như sau: Thực hiện chính sách xã hội, một tiêu chí đánh giá sự ổn định, phát triển, tiến bộ và văn minh của xã hội. Thực hiện chính sách xã hội là thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội. Thực hiện chính sách xã hội là thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam