NielsHenrik Abel, tài ba nhưng bất hạnh
Năm 1870, Francois Raspail đã đưa ra Quốc hội vấn đề về số phận bi thảm
của NielsHenrik Abel. Nhà toán học người Na Uy này, chết ở tuổi 26 đã trở
thành hình mẫu của một nhà khoa học trẻ không được những người đi trước
thừa nhận khi còn sống. Số phận của chàng thanh niên trẻ này vẫn tiếp tục
với công trình của mình, kể cả sau khi ông qua đời.
Khi người ta chết trẻ, tốt nhất là để lại cho đời sau một công trình cách tân và những
lời luyến tiếc. Đó chính là điều mà NielsHenrikAbel đã làm mà chẳng hề suy tính.
Khi gửi một tiểu luận lên Viện Hàn lâm khoa học Paris vào năm 1826 (cuốn tiểu luận
này đúng ra là một cuốn hồi ký, mang tên “Hồi ký về các tính chất tổng quát của
một lớp rất rộng các hàm siêu việt”), ông không biết rằng nó sẽ được đón chào như
thế nào vào thời điểm công bố năm sau khi ông chết. Và người ta
cũng không biết rằng phần thiếu của cuốn tiểu luận trên giờ vẫn là một điều huyền
bí.
Tất cả bắt đầu bằng một sự lãng quên. Cauchy, một trong hai viện sĩ hàn lâm được
giao trách nhiệm đánh giá cuốn tiểu luận của Abel đã để quên tiểu luận này trong
ngăn kéo. Khi người đánh giá thứ hai, Lengendre đọc được nội dung tiểu luận này
vào thời điểm hai năm rưỡi sau đó, ông đã thừa nhận ngay lập tức dấu ấn của một
nhà toán học lớn. Với một tầm nhìn rất rộng, Abel đã táo bạo đi từ các hàm elip cho
tới lý thuyết các hàm đại số. Đồng thời ông cũng mở ra viễn cảnh lúc đó còn rất xa lạ
trên mối quan hệ kết nối đại số, giải tích và hình học. Một tài năng lớn được phát
hiện nhưng đáng tiếc lúc đó ông vừa mới qua đời.
Ngay từ năm 1830, Viện hàn lâm đã có ý định xuất bản cuốn tiểu luận này. Nhưng
cũng vào năm đó, Fourrier, thư kí viện hàn lâm qua đời. Chính vì vậy, dự định xuất
bản này bị gác lại (vì Fourrier chính là người đã kiến nghị với Viện hàn lâm cho công
bố tiểu luận này. Sau đó Viện đã giao cho Cauchy và Lengendre xem xét). Sau cuộc
cách mạng tháng 7, Cauchy do không chấp nhận từ bỏ lòng trung thành với Louis-
Philippe đã buộc phải đi tị nạn.
Lengendre về phần mình cũng mất tích vào năm 1833. Bản viết tay của cuốn tiểu
luận bị lẫn trong số các tư liệu của viện Hàn lâm và năm 1839, cuốn tiểu luận đã
không nằm trong số toàn bộ các công trình của Abel được công bố lần đầu tiên.
Cuối cùng, vào năm 1841 nó đã xuất hiện trở lại trong tạp trí “Tưởng niệm các nhà
khoa học nước ngoài”nhờ Libri, một giáo sư gốc Ý ở Pari, người cũng đã được giao
việc xuất bản các tác phẩm của Abel và sửa các lỗi trong đó. Libri đam mê Abel đến
mức xuất bản cả một tiểu sử của nhà toán học trẻ tuổi này vào năm 1834.
Tuy nhiên, chính Libri cũng là người chịu trách nhiệm đánh mấtmột lần nữa bản thảo
cuốn tiểu luận này. Lần này thời gian biến mất của nó còn lâu hơn cả lần trước đó.
Trong khi chuẩn bị tái bản lần thứ hai với các công trình đầy đủ hơn của Abel, người
ta lại không tìm thấy bản thảo của cuốn tiểu luận thần bí.
Là người đọc rất nhiều sách, Libri được giao nhiệm vu liệt kê danh sách những bản
thảo hiếm lưu lạc trong các thư viện của các tỉnh, các lâu đài, các nhà thhờ và các
trường học. Nhưng có những tin đồn rằng ông ta đã đánh cắp và biển thủ các bản
viết tay này.
Libri là nhà sưu tạp lớn các bản thảo viết tay quí hiếm đồng thời cũng là ”doanh
nhân”mua đi bán lại nhiều tàiliệu trong cả Châu Âu. Ít lâu sau cuộc cách mạng
tháng 2 năm 1848, nhất cử nhất động của ông ta đều bị theo dõi vì người ta nghi
nghờ ông ta đã “cuỗm”những hồ sơ lưu trữ nằm ở Viện hàn lâm. Libri đã trốn sang
Anh tị nạn và bị kết án 10 năm tù vắng mặt.
Từ Anh, ông ta tiếp tục sống bằng việc bán các bản thảo trong đó có cả những bản
thảo trước thế kỉ XIII. Ông trở lại Florence, thành phố quê hương của ông mang theo
hơn hai tấn giấy nhưng cái chết đã không để ông kịp sắp xếp lại chúng. Bộ sưu tập
của ông ta do đó bị thất tán tứ tung.
Chính vì thế mà “Cuốn tiểu luận Pari” đã lưu lạc tới thư viện Moreniana ở thành phố
Florence. Nó được nhà toán học Na Uy Viggo Brun phát hiện vào năm 1952 nhưng
đáng tiếc là bị mất 8 trang . Năm 2001, 4 trang bị mất được công bố và việc tìm
kiếm 4 trang còn lại vẫn tiếp tục …
Trở lai với Abel, tác giả của cuốn tiểu luận. Người có tầm nhìn xa trông rộng này là ai
mà công trình của ông giờ vẫn cuốn hút bao nhiêu người? Ông sinh ngày 5 tháng 8
năm 1802 tại nhà cha xứ Finnoy ở biển phía Đông của Na Uy. Cha ông một phó giám
mục khá quan tâm đế con cái và chúng đều được giáo dục với tư tưởng duy lý thời
chủ nghĩa ánh sáng của Châu Âu lúc bấy giờ. Năm 1820, ông chết vì uống quá nhiều
rượu. Cùng năm đó, cậu bé NielsHenrik 18 tuổi và đang học trung học tại thủ đô đã
khám phá ra toán học. Rất nhanh, ông đã chứng tỏ một tiềm năng lớn trong lĩnh vực
này và sau đó một năm, ông vào đại học. Nhưng ngay lúc đó ông đã bắt đầu công
việc mà sau này trở thành thành công đầu tiên của ông, đó là công trình trên phương
trình bậc 5. Để tiếp tục bậc đại học, chàng thanh niên trẻ Abel đã phải tới Paris, nơi
có một môi trường tốt nhất cho các nhà toán học lúc đó. Chính nơi đó, và cũng chỉ
nơi đó ông có thể hoàn thiện được học vấn của mình. Tuy nhiên, lứa tuổi 19 được coi
là quá trể để đi ra nước ngoài. Chính vì vậy, với học bổng đại học của mình, ông tự
học. Vào mùa hè 1825, ông được phép của trường đại học sang Pháp.Điều kiện duy
nhất để được du học là ông phải qua Gottigen để gặp người vĩ đại Gauss, ông hoàng
của toán học thời đó (người dịch viết là giáo hoàng của toán học, tôi sửa lại là “ông
hoàng” cho thống nhất với từ chúng ta vẫn dùng. Từ “Giáo hoàng” rõ ràng là không
hợp lý vì các nhà toán học đâu phải là những con chiên ngoan đạo).
Thay vì làm điều này, khi tới Copengagen Abel thay đổi kế hoạch. Đáng lẽ phải tới
Gottingen thì ông lạo đi Berlin. Trong những ngày ngắn ngủi – sự kiện ngẫu nhiên
nhất trong cuộc đời của Abel là ông gặp được kỹ sư August Léopold Crelle, con người
đam mê toán học. Ông này, nhờ gặp được Abel đã dũng cảm thực hiện một dự án
nung nấu từ lâu trong lòng là xuất bản một tạp chí toán học ở Berlin để có thể cạnh
tranh được với các tạp chí uy tín ở Pháp. Số đầu của Journal fur die reine und
angewandte Mathematik (Tạp chí toán học thuần túy và toán ứng dụng) xuất bản
vào đầu năm 1826. Phần lớn những gì mà Abel đã viết ra được trong lúc đó được
xuất bản trong những trang báo này. Những thứ khác, được coi là tác phẩm lớn nhất
của ông được giành cho Viện Hàn lâm khoa học Paris.
Abel tới Paris vào tháng 2 năm 1826 (có tàiliệu nói Abel lên đường tới Paris tháng 3
năm 1826 nhưng ông còn lưu lại ở nhiều nơi, phải đến mùa hè năm 1826 Abel mới
đến Paris). Cuốn tiểu luận được ông trình lên Viện Hàn lâm và ông phải trải qua 3
tháng lang thang khắp thành phố. Có rất ít những gì người ta viết về thời kỳ ở Pháp
này của ông.
Quá khiêm tốn, Abel thậm chí còn nhút nhát. Ông không dự các buổi học của Cauchy
ở trường Bách khoa hoặc ở Sorbonne. Ngược lại, ông giành nhiều thời gian cho các
buổi gặp gỡ và người ta thấy ông táo bạo trong các ghi chép của mình: Legendre là
một “người lịch sự một cách khác thường nhưng tiếc là ông ta đã quá già (người dịch
viết là “nhưng bất hạnh là ông ta cũ như một viên đá”, tôi sửa lại như trên. Cũng xin
lưu ý rằng, lúc này Legendre đã 74 tuổi rồi). Poisson về phần mình “có một cái bụng
hơi phệ và dáng đi bệ vệ”. Cũng như vậy đối với Fourrier, thư ký Viện hàn lâm. Về
Cauchy, người mà ông coi nhưng một nhà toán học lớn nhất của Paris, Abel viết:
“Cauchy là một con chiên rất sùng đạo, điều này đối với một nhà toán học có vẻ gì
rất bất bình thường”.
Qua hết Noel ở Paris, nghèo khổ và thất vọng, Abel trở về nhà. Trong một lần khám
bệnh khi thấy bị ho và sốt, người bác sĩ đã thông báo: ông bị lao phổi…
Trên đường trở về nhà, ông ghé qua Berlin. Crelle đề nghị Abel làm biên tập viên
trong tạp chí của ông nhưng đối với chàng trai trẻ Na Uy, làm việc ở một nơi không
phải đất nước quê hương của mình là một điều xấu hổ.
Tuy nhiên, ngay cả ở Na Uy, người ta cũng coi chuyến đi của Abel là một thất bại.
Không có gì công bố ở Paris và ông đã không đến gặp Gauss vĩ đại. Những bài báo
đã được in trên một tạp chí ở Berlin nhưng khổ thay, đây là một tờ báo chưa có tên
tuổi. Trường đại học đã đóng cửa trước mặt chàng tai trẻ tuổi. Không nghề nghiệp,
không thu nhập, ông dành hết thời gian để dịch các bài báo sang tiếng Pháp. Abel
làm việc cật lực trong những cơn sốt xen kẽ những lúc nằm bẹp trên giường vì sốt.
Vào tháng 12 năm 1828, ông rời thủ đô và lê bước đi tìm người vợ chưa cưới lúc này
đang làm quản gia tại một làng nhỏ hẻo lánh. Buổi khiêu vũ ngày Noel đã trở thành
định mệnh với ông. Sau khi nóng người bởi điệu nhảy vui nhộn, ông tới ban công dể
ngồi hóng mát. Ngày hôm sau, ông bắt đầu ho ra máu. Trong 12 tuần lễ nằm liẹt
giường, những lúc thấy khỏe đôi chút, ông cố gắng viết được khoảng hai, ba trang
giới thiệu về cuốn tiểu luận của mình ở Pari.
Tình trạng bệnh của ông trầm trọng. Abel mới có 26 tuổi và theo các nhân chứng,
ông đã ra đi rất nhanh, chẳng để lại trăng trối gì. Đó là ngày 6.4.1829.
Tượng của Abel ở Oslo
Tin tức không đến ngay Paris và Berlin. Ngày 8 tháng 4, Legendre viết thư thông báo
cuốn tiểu luận Pari của ông đã được tìm thấy. Cùng lúc đó, ở Berlin, Crelle cầm bút
viết cho Abel: đã tìm được một công việc cho ông. “Chắc chắn từ bây giờ ngài có thể
đảm bảo được tương lai của mình. Ngài sẽ làm việc cùng chúng tôi và cuộc sống sẽ
được đảm bảo”. Bức thư kết thúc bằng các câu sau: “Đây là một đẩt nước có khí hậu
phù hợp với ngài. Tại đây, ngài sẽ tiếp cận với khoa học và tình bạn thực sự, với
những người đánh giá cao và yêu mến ngài’’.
Tin về cái chết của Abel, khi mọi người biết đã gây ra những phản ứng rất mạnh mẽ.
Viện Hàn lâm khoa học Pari đã trao giải thưởng 1830 cho toàn bộ các công trình của
ông và nhà toán học người Đức Carl Jacobi, người có các công trình với các chủ đề
tương tự. Rất nhiều người trong đó có Legendre, Poisson, Lacroix và Maurice đã gửi
đề nghị tới nhà vua Na Uy và Thụy Điển Karl Johan cũng như viên tướng người Pháp
Jean-Baptiste Bernadotte để yêu cầu cho phép công bố các công trình và các bản
viết tay của Abel. Nhờ vậy, các công trình của ông đã được xuất bản bằng tiếng Na
Uy và tiếng Đức, sau đó được dịch sang tiếng Pháp. Abel nhanh chóng có một vị trí
“ngôi sao” trong làng khoa học quốc tế. Cái chết của ông đã gây ra một phản ứng
mạnh mẽ về trách nhiệm của nhà cầm quyền Na Uy. Rất nhanh chóng, một quyết
định được đưa ra: đất nước này phải “tạo ra một Abel mới”. Người ta đã lựa chọn
được một người: 5 năm sau khi Abel chết, đó là tài năng trẻ Ole Jacob Broch. Chàng
trai được giao cho giáo sư toán học của Abel dạy để cùng hưởng một phương pháp
giảng dạy. Năm 1840, cậu ta được gửi tới Pari với mục đích xây dựng lại công trình
nổi tiếng của Abel. Đáng tiếc, đây không phải là điều mà Abel muốn. Mặc dù khá
xuất sắc, bên cạnh là hàng loạt các giáo sư nổi tiếng, các thư ký văn phòng, cùng
các điều kiện làm việc tốt nhất, Broch vẫn chẳng để lại dấu ấn gì trong lịch sử toán
học. Ông kết thúc sự nghiệp của mình ở Pháp với tư cách giám đốc Văn phòng đo
lường quốc tế ở Sèvres.
Riêng đối với Abel, những di sản vô hình mà ông để lại cho đất nước, theo các nhà
toán học đánh giá là cực kì lớn lao.
HOÀNG AN (Theo La Recherche) - Tạp chí Tia sáng, số 4, tháng 4. 2004
(ngocson52 - diendantoanhoc)
. Niels Henrik Abel, tài ba nhưng bất hạnh
Năm 1870, Francois Raspail đã đưa ra Quốc hội vấn đề về số phận bi thảm
của Niels Henrik Abel. Nhà.
của ông được giành cho Viện Hàn lâm khoa học Paris.
Abel tới Paris vào tháng 2 năm 1826 (có tài liệu nói Abel lên đường tới Paris tháng 3
năm 1826 nhưng