Nghiêncứumôhìnhđịnhgiáthươnghiệu (2)
4. Các cách tiếp cận khác nhau liên quan đến việc định giáthương hiệu
Thương hiệu và một vài tài sản vô hình khác dù ở quy mô như thế nào thì cũng luôn luôn được xác định dựa trên giá
trị tài chính. Nhưng chỉ đến cuối những năm 1980 mới xuất hiện một số môhình tiếp cận khả dĩ có thể hiểu và định
giá được thương hiệu. Ngày nay, việc đưa ra giá trị của thươnghiệu đã được chấp nhận rộng rãi. Địnhgiáthương
hiệu đóng một vài trò rất quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực như kế toán, địnhgiá chuyển giao, thỏa thuận bản
quyền, sáp nhập, mua bán, và quản lý.
Không giống như những tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, bất động sản, hiện tại không có thị trường
nào giao dịch thươnghiệu để có thể đưa ra mức giá so sánh. Vì vậy, để có được cách tiếp cận chính thức và hợp lý,
một vài môhìnhđịnhgiáthươnghiệu đã được phát triển. Hầu hết được phân làm hai loại:
1. Địnhgiáthươnghiệu trên cơ sở nghiêncứu thị trường
2. Địnhgiáthươnghiệu theo cách tiếp cận tài chính
4.1 Định giáthươnghiệu trên cơ sở nghiêncứu thị trường
Có rất nhiều môhình sử dụng việc nghiêncứu thị trường để đánh giá tương đối hiệu quả của thương hiệu. Cách tiếp
cận này không đưa ra một giá trị tài chính cụ thể của thương hiệu, thay vào đó nó đo lường hành vi và thái độ của
khách hàng xem ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh tế của thương hiệu. Cho dù có khác nhau như thế nào
về độ phức tạp và tinh tế, các môhình đều cố gắng giải thích, diễn dịch, và đo lường nhận thức của khách hàng liên
quan đến hành vi mua hàng. Các cách tiếp cận bao gồm quá trình nghiêncứu kiến thức về sản phẩm (không hiểu,
hiểu, hiểu rất rõ), tính thân thuộc, các sản phẩm liên quan, thuộc tính hình ảnh đặc trưng, khả năng mua hàng, sản
phẩm thích hơn, mức độ thỏa mãn, kiến nghị.
Nhìn chung, các môhình thống kê này đều được sắp xếp theo trật tự phân hạng và tính điểm để tìm hiểu các mức
độ khác nhau của khách hàng từ nhận thức đến yêu thích và cuối cùng là hành vi mua hàng. Sự thay đổi của một
hay nhiều chỉ số có thể dẫn đến sự thay đổi của hành vi mua hàng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến giá trị của thương hiệu.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này không phân biệt được tác động của các nhân tố ảnh hưởng khác như nghiêncứu phát
triển, thiết kế cũng như mối tương quan rõ ràng giữa các chỉ số marketing và hiệu quả tài chính mang lại của thương
hiệu. Một thươnghiệu có thể có những chỉ số rất tốt theo cách tiếp cận này nhưng vẫn không tạo được giá trị tối ưu
cho cổ đông.
Việc tìm hiểu, diễn giải và đo lường các chỉ số tài sản thươnghiệu là một phần rất quan trọng cho việc xác địnhgiá
trị tài chính của thương hiệu. Nhưng nói cho cùng, đây chẳng qua là việc đo lường hành vi mua hàng của khách
hàng mà theo đó đánh giá thành công của thương hiệu. Trừ khi cách đánh giá này được tích hợp vào các môhình
kinh tế, hiện tại nó tỏ ra không hiệu quả trong việc xác địnhgiá trị kinh tế của thương hiệu.
4.2 Định giáthươnghiệu theo cách tiếp cận tài chính
4.2.1 Tiếp cận trên cơ sở chi phí:
Cách tiếp cận này định nghĩa giá trị thươnghiệu là lũy kế của tất cả các chi phí phát sinh hoặc chi phí thay thế để
đưa thươnghiệu đến tình trạng hiện tại. Đó là tổng hợp của những chi phí như chi phí marketing, quảng cáo, truyền
thông…Cách tiếp cận này là không chính xác vì không có mối tương quan nào giữa chi phí đầu tư tài chính và giá trị
gia tăng của thương hiệu. Tuy nhiên, các khoản đầu tư tài chính là một phần quan trọng trong việc xây dựng giá trị
thương hiệu, chứng minh rằng thươnghiệu đang được đầu tư đúng hướng. Nếu không có khoản đầu tư này, chắc
chắn giá trị của thươnghiệu sẽ không thể gia tăng. Việc đầu tư này phải vượt qua được những khoản chi phí hiển
nhiên là quảng cáo, khuyến mãi mà còn phải bao gồm thêm chi phí nghiêncứu phát triển, huấn luyện nhân viên, thiết
kế sản phẩm, đóng gói…
4.2.2 Tiếp cận trên cơ sở so sánh
Một cách tiếp cận khác để định giáthươnghiệu là trên cơ sở so sánh với một thươnghiệu khác. Tuy nhiên, theo
định nghĩa mỗi thươnghiệu sẽ luôn luôn khác nhau và do đó không thể so sánh. Hơn nữa, trong cùng một lĩnh vực
ngành nghề, cho dù các công ty có giống nhau hệt nhau về nhóm khách hàng, chi phí quảng cáo, khuyến mãi, kênh
phân phối thì mỗi công ty sẽ có khả năng làm gia tăng giá trị thươnghiệu khác nhau. Vì vậy, không bao giờ nên dựa
vào cách tiếp cận này để định giáthương hiệu, nó chỉ có thể sử dụng để kiểm tra chéo với với các môhình khác.
4.2.3 Tiếp cận trên cơ sở “giá thưởng” - Premium price.
Theo cách tiếp cận này, giá trị thươnghiệu được tính bằng cách quy về hiện tại (NPV) phần chênh lệch giá mà sản
phẩm có thươnghiệu đạt được khi so sánh với các sản phẩm không có thươnghiệu hoặc có thươnghiệu kém hơn.
Tuy nhiên, đối với nhiều công ty, mục tiêu của việc đầu tư vào thươnghiệu không phải là để đạt được mức “giá
thưởng” so với các thươnghiệu khác mà là để duy trì sức cầu ở mức cao nhất có thể được. Điều này là đúng đối
với lĩnh vực hàng tiêu dùng.
Phương pháp này bị phê phán là có nhiều quan điểm sai lầm vì hiếm có sản phẩm tương đương nào giống nhau để
có thể đem ra so sánh. Ngày nay, hầu hết mọi thứ đều có thương hiệu, thươnghiệu của một cửa hàng đôi khi cũng
có giá trị không kém gì thươnghiệu của một nhà sản xuất và đều có cùng chung giá bán. Sự khác biệt về giá bán
của các sản phẩm có thể là một chỉ số đo lường sức mạnh của thươnghiệu nhưng nó không thể là nhân tố duy nhất
và quan trọng nhất đóng góp vào giá trị của thương hiệu
Truongnx.
<
Tổng hợp từ www.interbrand.com
. Nghiên cứu mô hình định giá thương hiệu (2 )
4. Các cách tiếp cận khác nhau liên quan đến việc định giá thương hiệu
Thương hiệu và một vài tài sản vô hình. loại:
1. Định giá thương hiệu trên cơ sở nghiên cứu thị trường
2. Định giá thương hiệu theo cách tiếp cận tài chính
4.1 Định giá thương hiệu trên cơ sở nghiên