1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở thành phố hải phòng

116 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIÊN PP “(|e »® “^^ Trí Tuệ Và Phát Triển KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP Dé tai

THU HUT VON DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI

VAO KHU CONG NGHIEP, KHU KINH TE

O THANH PHO HAI PHONG

Giáo viên hướng dẫn : TS Ngô Công Thành

Sinh viên thực hiện : Trân Thị Vân Chinh

Khoa al

Ngành : Kinh tế

Chuyên ngành : Kinh tê đối ngoại

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tên tôi là Trần Thị Vân Chinh, là tác giả khóa luận: “Thu hút vốn đầu

tư trực tiếp nước ngồi vào khu cơng nghiệp, khu kinh tế ở thành phố Hải

Phòng”.Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bồ trước đây Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực

Tôi xin cam đoan răng các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Tác giá khóa luận

Trang 3

MỤC LỤC

LOI CAM ĐOAN c1 1 221212121111 1101121 HH HH xen e DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIET TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG - S111 111212121511111511111212121 1111511121115 He DANH MỤC CÁC HÏÌNH V - S21 1211151115515121212111111x1517 21512 EE tre

PHẦN MỞ ĐẦU Q.1 S 101111 111111151111151111111111111111111 1100111811 1

CHUONG 1: MOT SO VAN DE CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE

KHU CONG NGHIEP, KHU KINH TE VA DAU TU TRUC TIEP NUGC

91011 5

1.1 Một số vân đề cơ bản về khu công nghiệp và khu kinh tế 5 1.1.1 Khái niệm KCN, KKT 5c n2 1 E21 tri 5 1.1.2 Đặc điểm của KƠN, KKTT c2 v tt SE xế 7 1.1.3 Phân loại KƠN - 5222121 11112222121 tt re 12

1.1.4 Vai trò của KN và KKT c2 nọ HT Hs nh nh nhào 12

1.1.5 Khái quát tình hình phát triển các KCN, KKT ở Việt Nam ló 1.2 Một số vấn đề chung về FDI 5 S2 St 1E 2111 1111115511111 E11 xe 16 1.2.1 Khai nim V6 FDI oo cccccccccceccccecscsesececeesesevevsesesecseeesevevevsseee 16 1.2.2 Đặc điểm FDI S1 TỰ HE HH re 18 1.2.3 Phan loai FDI o.cecccccccccccccccscscsscscseescseseestessvsessestssevsseeseeenees 20 1.2.4 Tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 23 1.3 Một số nhân tô ảnh hưởng đến thu hút FDI vào KCN, KKT 26 1.3.1 Nhóm các nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng c.cccc, 26

1.3.2 Nhóm các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 28

1.3.3 Nhóm các nhân tố về kinh tẾ - 5s c1 221tr 30 1.4 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương -s- 31 1.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương 2-52 2c sss s52 31 1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai 25 S5 SS t SE SE nsrec 33

CHUONG 2: THUC TRANG THU HUT VON FDI VAO CAC KHU CONG

Trang 4

2.2 Thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Hải Phòng giai đoạn 20 10 — 2013 5c c1 1111101122121 211 01tr kg 42 2.2.1 Tình hình thu hút FDI trên địa bàn thành phô nói chung 42 2.2.2 Tinh hình thu hút FDI vào các KCN, KKT ở Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2013 -c s21 1111112112111110111011111101111011 111011 45 2.3 Đánh giá chung về hoạt động thu hút FDI vào khu công nghiệp, khu kinh tế ở Hải Phòng giai đoạn 2010-2013 5c 22c 222 sex erre 59 2.3.1 MOts6 thanh cong dat dU06 ooo cceeccceeccccecceceecsvsestescseseseevevseeen 59

2.3.2 Một số mặt còn hạn chế 22 SE 115 Tnhh HH heo 64 2.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế trong hoạt động thu hút FDI vào các KCN, KKT ở thành phô Hải Phòng - 66

CHUONG 3: MOT SO GIAI PHAP NHAM TANG CUONG THU HUT

VỐN FDI VÀO KCN, KKT Ở HẢI PHÒNG .- 5c nen 72 3.1 Cơ sở để xuất giải pháp - c ccs cx S112 2111 x11 gen 72 3.1.1 Quan điểm phát triển của Hải Phòng 522cc szvzszee2 72 3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng 73

Trang 5

DANH MUC CAC KY HIEU, CHU VIET TAT BCC BOT BT CCN CNH-HDH DWT EU FDI GDP IMF JETRO JICA KCN KCNC KCX KKT KOTRA ODA OECD TNCs UBND UNCTAD USD WTO

Hợp đông hợp tác kinh doanh

Hợp đồng Xây dựng — Kinh doanh — Chuyển giao Hợp đồng Xây dựng — Chuyển giao

Cụm công nghiệp

Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa

Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính băng tân

Liên minh Châu Âu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổng sản phẩm quốc nội

Quỹ tiên tệ quốc tế

Tổ chức xúc tiễn mau dịch Nhật Bản Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Khu công nghiệp

khu công nghệ cao Khu chế xuất

Khu kinh tế

Cơ quan xúc đầu tư thương mại Hàn Quốc

Hỗ trợ phát triển chính thức

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tê

Các công ty xuyên quốc gia Ủy ban nhân dân

Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc Đô la Mỹ

Trang 6

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng Nội dung Trang

Các KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phó Hải

2-1 Phòng 40

2-2 | Các phân khu trong KKTT Đình Vũ — Cát Hải 41

>.3 | Tinh hình thu hút FDI vào thành phố Hải Phòng giai 42

đoạn 2010-2013

24 Tổng số dự án đầu tư và vôn đâu tư vào các KCN, KKT 45 ở Hải Phòng lũy kê đên cuôi năm 2013

>.5 | Tinh hinh dang ký mới va tang von của các dự án FDI A6 vào các KCN, KKT Hải Phòng giai đoạn 2010-2015

2.6 Danh mục các nhà đầu tư FDI đầu tư vào các KCN, KKT 50 thành phô Hải Phòng tính đền ngày 16/09/2003

Doanh thu, giá trị xuất khẩu và đóng góp cho Ngân sách

2-7 | nhà nước từ hoạt động của các dự án FDI tại các KCN, 56 KKT Hai Phong

2-8 _ | Tý lệ lấp đầy của một số KCN Hải Phòng 58 3] Danh muc cac linh vuc uu tién thu hut FDI trong giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020 77

Trang 7

Hình 2-1 Hình 2-2 Hình 2-3 Hìmh 2-4 Hìmh 2-5 Hình 2-6 Hìmh 2-7 Hình 2-8 Hình 2-9

DANH MUC CAC HINH VE

Vốn FDI vao thanh phé Hai Phong giai doan 2010- 2013 Số lượng dự án FDI vào Hải Phòng giai đoạn 2010 —2013 Tình hình thu hút vỗn FDI vào KCN, KKT ở Hải Phòng giai đoạn 2010-2013 Tình hình tăng vốn FDI vào các KCN, KKT Hải Phòng giai đoạn 2010-2013

Biéu dé Binh quan von dau tu mot du an tai cac KCN, KKT tai thanh pho Hai Phong

Ty trong số dự án của các nhà dau tu

Tỷ trọng về vốn đầu tư FDI của các quốc gia đầu tư vao cac KCN, KKT Hai Phong

Đầu tư FDI theo lĩnh vực vào céc KCN, KKT Hai

Phòng

Trang 8

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc

té, sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc ø1a có sự liên kết chặt chẽ với các quốc gia khác trên toàn thê giới Đối với mỗi nước và đặc biệt là các nước đang phát triển, việc huy động, tập trung các nguồn lực cho quá trình phát triển của đất nước để đảo tạo nguôn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tâng vật chất và kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thúc đây quá trình tăng trưởng nên kinh tê là những nhiệm vụ rất quan trọng cần phải thực hiện để đất nước ngày càng phát triển và bắt kịp với các nước đứng đầu thế giới Trong tình hình đó, mỗi quan hệ giữa đâu tư trong nước với đầu tư

trực tiếp nước ngoài là một trong những vấn để quan trọng và rất được quan

tâm Hiện nay, FDI đang trở thành một trong những nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng, có đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giúp tạo ra nhiều ngành

nghề và sản phẩm mới, không những tạo cơ hội nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực vả năng lực quản lý cũng như thúc đây chuyển giao công nghệ va nâng cao trình độ công nghệ mà còn góp phân mở rộng thị trường xuất khâu, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập sâu hơn vào nên kinh tế thế giới Một trong những yêu tô thu hút nguồn vốn FDI mạnh mẽ vào Việt Nam đó là việc

phát triển các khu công nghiệp và khu kinh tế

Trong thời gian gân đây, nhiều đự án FDI lớn đã được đầu tư vào các KCN, KKT của các tỉnh thành trên cả nước, trong đó có thành phố Hải Phòng Hải Phòng là thành phố biển năm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, năm giữ nhiều lợi thế để thúc đây đâu tư và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hải Phòng đáp ứng khá tốt ba điều kiện mà các nhà đầu tư luôn quan tâm, đó là cơ sở hạ tâng, thủ tục hành chính và nguồn nhân lực Hải Phòng trong những năm vừa qua luôn xếp trong tốp đầu của cả nước về lượng von FDI dau

Trang 9

như thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước Thành phố có nhiều tiểm năng phát triển, kết quả thu hút và sử dụng vốn FDI khá tích cực nhưng vẫn còn những mặt hạn chế còn tổn tại Nhận thấy tính thực tiễn của việc nghiên cứu về vấn đề thu hút vốn FDI vào các KCN, KKT của Hải Phòng để có thê làm nên tảng đưa ra những đề xuất giúp việc thu hút vốn FDI có hiệu quả hơn Do đó, nghiên cứu đề tài “Thực trạng thụ luút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tẾ ở thành phố Hải Phòng "là hết sức cần thiết, không những có ý nghĩa lý luận mà còn có ý

nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng

nói riêng và của Việt Nam nói chung 2 Tình hình nghiên cứu

Với chủ để về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu công nghiệp, khu kinh tế có khá nhiều công trình nghiên cứu của nhiều cơ quan, ban ngành

như Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh té quốc dân và các bài báo, bài tổng hợp, phân tích liên quan đến vấn đề này

“Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phô Hải Phòng” là Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý của Mạc Như Thế, bảo vệ vào năm 2013 tại trường Đại học Kinh té quốc dân

“Hồn thiện cơng tác xúc tiễn đầu tư nhằm phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam” là Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Thu Hương,

bảo vệ năm 2005 tại trường Đại học Kinh té quốc dân

Ngồi những cơng trình trên còn có những bài tổng hợp, phân tích như các số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng nói chung và vào các KCN, KKT ở Hải Phòng nói riêng, các bài bảo như “Thu hút EDI: Hải Phòng là bến đậu cho dự án đến từ Nhật Bản”, “FDI vào Hải Phòng vẫn tăng mạnh”, “Hải Phòng chuyển dịch cơ câu kinh tế qua thu hút FDL7, “Thu

hút vốn FDI vào các KCN, KKT của Hải Phòng: Đứng trong tốp đâu cả

Trang 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích những vẫn đề từ lý luận cho đến thực tiễn về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các khu cơng nghiệp và khu kinh tế ở địa bàn thành phố Hải Phòng, khóa luận được nghiên cứu với mục đích nhăm đánh giá đúng thực trạng và để xuất phương hướng cũng như giải pháp nhằm đây mạnh thu hút và vận động hiệu quả nguôn von FDI vào các khu công nghiệp và khu kinh tế ở Hải Phòng

Đề thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của khóa luận gồm có: - Làm sáng tỏ những vấn để lý luận cơ bản về KCN, KKT và FDI như

khái niệm, đặc điểm, vai trò đôi với sự phát triển kinh tế - xã hội

Phân tích, làm rõ tình hình thu hút vốn FDI vào các KCN, KKT ở thành phó Hải Phòng trong giai đoạn 2010-2013

-_ Để xuất một số giải pháp nhằm đây mạnh thu hút vốn FDI vào KCN, KKT cua Hai Phong

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng tập trung vào giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, từ đóđể xuất giải pháp tăng cường thu hút vỗn FDI một cách hiệu quả ở thành phơ Hải Phịng Ngồi ra, khóa luận cũng nghiên cứu thêm về kinh nghiệm thu hút vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN của tỉnh Bình Dương và Đồng Nai

Š Phương pháp nghiên cứu

Trang 11

6 Kết câu khóa luận

Ngoài lời mở đâu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của bài khóa luận được trình bày trong 3 chương:

Chương 1:Lý luận chung vé KCN, KKT va đầu tư trực tiếp nước ngoải

Chương 2: Thực trạng thu hút vốn FDI vào các KCN, KKT của Hải

Phòng giai đoạn 2010 — 2013

Trang 12

Chương Í

MOT SO VAN DE CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE KHU CONG NGHIEP, KHU KINH TE VA DAU TU TRUC

TIEP NUOC NGOAI

1.1 Một số vẫn đề cơ bản về khu công nghiệp và khu kinh tế LIT, Khai niém KCN, KKT

Khu céng nghiép

Tùy vào điều kiện từng nước mà khu công nghiệp có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau Hiện nay, ở Việt Nam có 3 khái niệm do Nhà nước quy định về khu công nghiệp, xuất phát từ đặc điểm sản xuất, quản lý

Khu công nghiệp (KCN) là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được thành lập theo điều kiện, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất

Khu chế xuất (KCX) là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khâu, thực hiện các dịch vụ cho các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khâu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tại đây, Nhà nước ban hành các chính sách ưu đãi nhằm khuyên khích đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài

Trang 13

Thực tế hiện nay có xuất hiện thêm một số khái niệm KCN mới như KCN địa phương, KCN nông thôn Đây là các KCN phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trong nước, hoạt động của các doanh nghiệp này không chỉ đơn thuần là sản xuất mà còn găn liền với các hoạt động khác như thương mại, dịch vụ, nhà ở

KCN nhìn chung là một khu chức năng của đô thị Hiện nay ở Việt Nam, mô hình quản lý phát triển KCN chủ yêu là Công ty đầu tư xây dựng- kinh doanh kết câu hạ tầng KCN và Ban Quan ly KCN

Cụm công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố quyết định thành lập, có quy mô nhỏ hơn KCN Quy mô các cụm công nghiệp khoảng 10-15 ha và có thể không có tường rào phân cách; tiêu chí về cơ sở hạ tầng thường đơn giản

Khu kinh tế

Theo Điều 3 Luật đầu tư 2005, kø kinh rể là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ

KKT được tổ chức thành các khu chức năng bao gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT

KKT cửa khẩu là KKT hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa

khâu quốc tế hoặc cửa khâu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật

Để thành lập KKT cân có các điều kiện sau:

Trang 14

mạch của quốc gia và quốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát triển kết câu hạ tầng kỹ thuật;

- Có quy mô điện tích từ 10.000 ha trở lên và đáp ứng yêu câu phát

triển tổng hợp của khu kinh tế;

-_ Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, quan trọng và có tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực;

-_ Có khả năng phát huy tiềm năng tại chỗ và tạo ảnh hưởng phát triển lan tỏa đến các khu vực xưng quanh;

-_ Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tôn thiên nhiên; không gây

ảnh hưởng xâu và làm tốn hại đến các đi sản văn hóa vật thể, danh lam thăng

cảnh, các quân thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thâm mỹ, khoa học; phù hợp với bố trí quốc phòng và đảm bảo quốc phòng, an ninh; có điều kiện đảm bảo yêu câu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững

1.1.2 Đặc điểm của KCN, KKT

Khu công nghiệp

Cho đến nay, các KCN đã và đang được phát triển ở hậu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển và các nước đang phát triển Dù có thể

khác nhau về quy mô, địa điểm, phương thức xây dựng hạ tầng nhưng nhìn

chung các KCN có những đặc điểm sau: Về không gian

KCN là một tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn găn liền phát

triển công nghiệp với xây dựng co sé ha tang va hinh thành mạng lưới đô thi và phân bố dân cư hợp lý Đây là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và thường không có dân cư sinh sống

Trang 15

pháp lý riêng và được hưởng rất nhiều ưu đãi Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp được xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ phục vụ công nghiệp, không phục vụ mục đích dân cư, kể cả người Việt Nam, người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp

Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là yếu tô hàng đâu, giữ vai trò then chốt quyết định đến van dé di vào hoạt động của KCN như: mặt bằng nhà xưởng: hệ thống điện, nước; đường xá giao thông: hệ thống thông tin liên lạc; đường truyền Internet; hệ thống xử lý nước thải và chất thải Nguôn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng KCN thường do Chính phủ bỏ ra để san lấp mặt băng, làm đường giao thông Trong trường hợp Nhà nước không đủ vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì Nhà nước có thể kêu gọi từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như trong nước Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN thường do một công ty phát triển hạ tầng đảm nhiệm Công ty này có thể là doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh thực hiện Các công ty phát triển hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cầu

hạ tầng rồi sau đó có quyên cho các doanh nghiệp khác thuê lại

Yếu tô cơ sở hạ tầng còn được chia thành cơ sở hạ tâng trong KCN và cơ sở hạ tầng ngoài KCN Cở sở hạ tầng ngoài KCN có thể kế đến như đường giao thông quốc gia, khu nhà ở cho chuyên gia và công nhân lao động trong KCN, bệnh viện

Vé tinh chất hoạt động

KCN là nơi tập trung và thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

Trang 16

công nghiệp để phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; phát triển và kinh doanh băng sáng chế: quy trình công nghệ

Về tô chức quản lý

Trên thực tế, trong các KCN đều có thành lập hệ thống Ban quan ly

KCN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trong KCN Ngoài Ban quản lý KCN, tham gia quản lý tại các KCN còn có các Bộ, Ngành như UBND tỉnh - thành phố, Bộ Kế hoạch va Đâu tư, Bộ Thương mại, Bộ Xây dựng KCN có chính sách kinh tê đặc thù và ưu đãi nhăm thu hút vốn đầu tư nước ngồi, tạo mơi trường đâu tư thuận lợi và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư KCN cho phép các doanh nghiệp sử dụng những phạm vi đất đai nhất định bên trong KCN để thành lập các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ với nhiều ưu đãi như thủ tục hành chính, giá thuê đất

Về chức năng hoạt động

KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp Lĩnh vực đâu tư chủ yếu của các doanh nghiệp trong KCN là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp Trong KCN, không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho loại hình sản xuất này

Sản phẩm của các doanh nghiệp KCN thường chủ yếu dành cho thị trường thế giới và phục vụ xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều doanh nghiệp KCN sản xuất kinh doanh nhăm phục vụ thị trường nội địa Các doanh nghiệp sản xuất trong KCN rất quan tâm đến vẫn dé giảm nhập khẩu máy móc, thiết bị và hàng hóa tiêu dùng, đồng thời cũng rất chú trọng đến việc sản xuất hàng hóa chất lượng cao với mục đích thay thế hàng nhập khẩu

Về thành lập KCN

Trang 17

Đề phát triển các KCN, Nhà nước phải thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi, bao gồm hệ thông kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hệ thông cơ chế chính sách toàn diện, đồng bộ Chính vì vậy, Nhà nước phải xây dựng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, thâm định kỹ trước khi thành lập và

triển khai xây dựng chúng

Vê đâu tr cho sản xuất

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong KCN có khu vực hoặc doanh nghiệp chuyên sâu sản xuất hàng hóa xuất khâu được gọi là khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất

Phụ thuộc vảo quy hoạch tổng thể phát triển KCN đã được phê duyệt và dự án đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, trong phạm vi khu công nghiệp có thể thành lập khu vực riêng bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khâu nhăm đầy mạnh xuất khẩu và các dịch vụ thu ngoại tệ

Khu kinh tế

Về không gian thành lập KKT: KKT được thành lập dựa trên cơ sở diện

tích đất tự nhiên rộng lớn, có điều kiện đặc biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí

địa lý kinh tê thuận lợi Các yếu tô thuận lợi này được khai thác trong quá

trình quy hoạch, xây dựng mới các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ

thuật, tạo thành một không gian kinh tế rộng lớn và đặc thù bởi sự kết hợp các yếu tô nảy

Vẻ quy hoạch tổng thể: KKT được tô chức thành các khu chức năng gôm: khu phi thuế quan, khu bảo thuê, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT

Về lĩnh vực đấu tư: KKT cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng có mục tiêu trọng tâm phủ hợp với từng khu kinh tế được thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau, không chỉ tập trung vào phát triển công nghiệp hay chế biến

Trang 18

Phan biét KCN va KKT

Thit nhdt, vé muc tiéu thanh ldp Muc tiéu thanh lap cla KCN 1a nham thu hút vốn đâu tư trong nước và nước ngoài Còn KKT được thành lập với mục tiêu khuyến khích và thu hút đầu tư, áp dụng cơ chế chính sách mới, khắc phục những vướng mặc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành trong khi chưa có điều kiện thực thi trên phạm vi cả nước, tạo môi trường đầu tư kinh đoanh thuận lợi nhất cho nhà đầu tư

Thứ hai, về không gian thành lập KCN có đặc điểm nỗi bật là có ranh giới địa lý xác định, đã có sự giải phóng mặt băng, thiết kế và xây dựng mới theo quy hoạch, không có dân cư sinh sống Còn KKT lại được xây dựng trên

cơ sở một diện tích đất tự nhiên sẵn có, đã tôn tại các điều kiện nhất định về

dân cư, địa lý Các yêu tô thuận lợi này được khai thác trong quá trình quy hoạch, xây dựng mới các khu chức năng, các công trình kĩ thuật hạ tầng, tạo thành một không gian kinh tế rộng lớn và đặc thù bởi sự kết hợp các yếu tố này

Thứ ba, về chức năng hoạt động Ö KCN thì chỉ chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp Lĩnh vực đầu tư chủ yêu của các doanh nghiệp là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp Trong KCN, các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho các loại sản xuất này không tôn tại Còn ở KKT thì được phép đâu tư đa ngành, đa lĩnh vực nhưng có mục tiêu trọng tâm phù hợp với từng khu vực kinh tế được thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau

Thứ tr, về gắn kết với khu dân cư Đỗi với KKT, ở khu phi thuế quan thì bao gồm cả các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu giải trí đặc biệt, khu đân cư, khu hành chính trong khi đó, KCN thì tách bạch riêng, phân biệt với các vùng lãnh thô khác và thường không có dân cư sinh sống Như vậy,

có thê thấy KKT là mô hình kinh tế đặc biệt, có quy mô lớn và không chỉ tập

Trang 19

1.1.3 Phân loại KCN

Dựa trên các tiêu chí khác nhau mà có thể có các cách phan loai KCN khac nhau

- Phân theo đặc điểm quản lý: KCN, KCX, khu công nghệ kỹ thuật cao

- Phân theo loại hình công nghiệp: KCN khai thác và chế biến dâu khí, KCN thực phẩm Hiện nay, các KCN phân lớn là KCN đa ngành để phù hợp theo cơ cầu phát triển kinh tế và công nghiệp của khu vực

- Phân theo quy mô:

+_ KN có quy mô nhỏ: điện tích dưới 100 ha

+ KỂN có quy mô trung bình: diện tích từ 100 — 300 ha + KẾN có quy mô lớn: điện tích hơn 300 ha

- Theo tiêu chí tỷ lệ lấp đây, có thể chia thành KCN chưa được thuê, KCN van dang được lấp đầy và KCN có tỷ lệ lắp đây 100%

- Theo lãnh thổ địa lý có thể phân chia các KCN theo ba miễn Bắc, Trung, Nam; theo các vùng kinh tế xã hội hoặc theo các vùng kinh tế trọng điểm; và theo các tỉnh thành để phục vụ cho việc khai thác thế mạnh của mỗi vùng

Ngoài các tiêu chí trên còn nhiều tiêu chí khác như theo trình độ kỹ thuật, theo chủ đầu tư, theo tính chất thực thể kinh tế - xã hội Tùy vào mục đích khác nhau mà có thể phân loại theo các cách khác nhau cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

11.4 Vat tro cua KCN va KKT

Thứ nhất, KCN và KKT là công cụ tăng cường thu hút đầu tr trong và ngoài nước, góp phần thúc đây tăng trướng kinh tế - xã hội quốc gia

Sự ra đời của các KCN gắn liền với đường lối đổi mới, chính sách mở

cửa do Đại hội lần thứ VI năm 1986 khởi xướng Thực tế hơn 20 năm qua, kế

Trang 20

Cơ sở hạ tầng ở các KCN được xây dựng hoàn chỉnh tạo điều kiện tập trung hóa sản xuất cao, do vậy thu hút được các nhà đầu tư sản xuất công nghiệp với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại đầu tư vào KCN Dây chuyên sản xuất hiện đại của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo ra các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng trong nước cũng như xuất khâu với năng

suất lao động cao chính là nền tảng của sự nghiệp CNH-HĐH Đông thời, các

doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội tiếp thu, học hỏi phương thức tô chức quản lý sản xuất và được tiếp cận với công nghệ hiện đại

Các KCN đã góp phân thúc đấy phát triển công nghiệp, tăng trưởng kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tý trọng công nghiệp chế biến phục vụ xuất khâu và tiêu dùng trong nước Đồng thời, KCN cũng giải quyết việc làm, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghẻ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hẹp chênh lệch giữa các vùng trên cả nước

Sự phát triển nhanh, có chất lượng của các KCN có tác động rất tích

cực đối với sự chuyển dịch cơ cầu của một tỉnh, một vùng và của cả nước Từ một nước nông nghiệp đang ở giai đoạn đầu của quá trình CNH-HĐH, nhụ cầu việc làm là rất lớn Phát triển công nghiệp nói chung và phát triển KCN

nói riêng nhằm tạo ra nhiều việc làm, thu hút ngày càng nhiều lao động dư

thừa ở khu vực nông thôn góp phân nâng cao năng suất lao động ở khu vực này

Các KCN góp phân đây mạnh quá trình chuyển biến cơ câu sản xuất

công nghiệp theo hướng xuất khâu, thay thế nhập khẩu một cách có hiệu quả, nâng dân tý trọng các mặt hàng đã qua chế biến, hạn chế đến mức thấp nhất việc xuất khẩu nguyên liệu thô

Thế kỷ XXI là thê kỷ của công nghệ Quốc gia nào có khả năng sở hữu

lớn về vốn và công nghệ thì quốc gia đó sẽ có những bước tiễn nhảy vọt trong kinh tế Thông qua các KCN, Việt Nam có khả năng đón nhận các nguồn vốn lớn cùng công nghệ tiễn bộ trong giai đoạn toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập

Trang 21

Thứ hai, đâu tir nước ngoài vào KCN, KKT là nguồn vốn bồ sung quan trọng cho nguồn vốn phát triển kinh tế

Đối với một nước xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lúa nước và chịu

hậu quả nặng nề của chiến tranh như Việt Nam, để đạt được mục tiêu tăng

trưởng và phát triển nên kinh tế đất nước đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư rất lớn Trên thực tế dễ dàng thấy răng vốn trong nước là không đủ để đáp ứng nhu cầu này Do vậy, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN là vô cùng quan trọng bởi nó phản ánh tiềm năng phát triển công nghiệp của đất nước Trong tong số các dự án thực hiện trong KCN, số dự án đo các nhà đầu

tư nước ngoài hoặc do liên doanh với nước ngoài thực hiện chiếm phân lớn, do vậy mà KCN là công cụ quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài

Thứ ba, tiết kiệm chỉ phí đâu trr hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng, sử dụng hợp lý tài nguyên đất và thuận lợi trong quản lý, xử lý tác động không tốt đến moi trivong

Viéc xay dung cac KCN, KKT chinh la quy hoach tap trung cac nha máy sản xuất vào một khu vực Việc xây dựng cơ sé ha tang chi viéc tiến hành một lần duy nhất, các công ty đầu tư sẽ không phải mất công đầu tư xây dựng hạ tầng nữa Chính nhờ sự tập trung các doanh nghiệp vào một khu ma tài nguyên đất được sử dụng hợp lý hơn do không có sự đâu tư tràn làn khắp nơi, đồng thời thông qua đó giúp việc quản lý được dễ dàng hơn

Thứ tư, KCN, KKT là nơi thu hút vốn đầu tư khoa học công nghệ kỹ thuật cao frong và ngoài Hước

Đề phát triển đất nước, việc thu hút công nghệ kỹ thuật hiện đại từ các nước bạn trên thê giới là vấn dé mà mỗi nước đang và chưa phát triển vô cùng

quan tâm đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay Để có thể

Trang 22

kỹ thuật hiện đại, mà đặc biệt là công nghệ nguồn, sẽ góp phân thúc đây

chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực trong nước sẽ có cơ hội tiếp xúc, nghiên cứu và sử dụng các loại máy móc và công nghệ sản xuất hiện đại đó

Thứ năm, KCN, KKT góp phần đầy mạnh phái triển công nghiệp, thúc đây quá trình CNH-HDĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại

Tác động của vốn, khoa học kỹ thuật do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại làm cơ cấu kinh tê được chuyển dịch Hướng chuyển dịch là tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, giảm ty trọng sản phẩm nông nghiệp Số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong KCN tăng sẽ thu hút được số lượng khá lớn lao động, giải quyết được công ăn việc làm cho nước sở tại Ngoài ra, KCN còn góp phan day mạnh xuất khâu, tăng thu ngoại tệ cho dat nước

Mục tiêu phát triển các KCN là tạo đà tăng trưởng công nghiệp, tạo

nguôn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và từng bước phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tự phát, phân tán, tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra

Thứ sáu, tạo việc làm cho người lao động, chuyển địch cơ cấu lao dong, nâng cao chất lượng lao động

Cac KCN, KKT duoc dau tư phat triển cơ sở hạ tầng đồng bộ và chất

lượn sẽ thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư, đặc biệt là các nha dau tu FDI Cac

nhà đầu tư khi đến tư sẽ sử dụng nguôn lao động ở địa phương, thông qua đó

giúp tạo công ăn việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp cũng như góp phân

nâng cao chất lượng lao động

Thứ bảy, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như giao lưu, hợp tác đầu tư quốc tế

Trang 23

tiếp vào KCN cũng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước chủ nhà với các nước, lãnh thổ của chủ đầu tư

1.1.5 Khái quát tình hình phát triển các KCN, KKT ở Việt Nam

Kể từ sau khi KCX đầu tiên được hình thành và đi vào hoạt động năm 1991 cho đến nay, hoạt động và sự phát triển của KCN là một trong những đóng góp rất lớn đối với công cuộc CNH-HĐH của Việt Nam Chính phủ đang ngày càng nhận thấy rõ hơn sự cân thiết của các KCN đối với việc tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đâu tư kinh doanh Ngày 26-02-1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 192/NĐ-CP ngày 28-12-1994 về ban hành quy chế KCN Ngày 24-04-1997, căn cứ theo luật Tổ chức Chính phủ ngày 30-09-1992, Luật khuyến khích đâu tư trong nước ngày 22-06-1994, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12-11- 1996, Chính phủ đã ban hành thêm Nghị định số 36/CP ngày 24-04-1997 về

ban hành quy ché KCN, KCX, KCNC nhăm mục tiêu mở rộng và nâng cao

hiệu quả hoạt động của việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý KCN,

KCX, KCNG Mới đây nhất, Chính phủ cũng đã ban hành thêm Nghị định số

29/2008/NĐ-CP ngày 14-03-2008 quy định về KCN, KCX và KKT

Trải qua hơn 20 năm thành lập và phát triển, tính đến hết tháng 11 năm

2013, cả nước có 288 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên là 80.809 ha, 15

KKT ven biển với tổng diện tích mặt đất và mặt nước là hơn 698.221 ha và 28 KKT cửa khâu với tông diện tích hơn 600 nghìn ha Trong số 288 KCN, có 190 KCN đã đi vào hoạt động với tông diện tích đất tự nhiên là 54.093 ha và 98 KCN đang trong giai đoạn đến bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản Trong 11 tháng đầu năm 2013 đã đưa thêm 5 KCN đi vào hoạt động

1.2 Một số vẫn dé chung vé FDI

1.2.1 Khai niém vé FDI

Trang 24

Quỹ tiền tệ quốc tế (TMF) đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm về FDI vào năm 1977, FDI được hiểu là khoản vốn được đâu tư trực tiếp nhăm thu

được lợi nhuận có tính dài hạn trong doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ

của một nên kinh tê khác với nên kinh tê của nước chủ đầu tư, và mục đích

của chủ đâu tư đó là dành được quyên quản lý thực sự và chỉ phối đối với doanh nghiệp đó

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm mục đích thiết lập các mỗi quan hệ kinh tế dài hạn với một doanh nghiệp,trong đó nhà đầu tư giành được sự ảnh hưởng quan trọng và có hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp Cũng theo OECD, đầu tư có thể dưới hình thức thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chì nhánh thuộc toàn quyên quản lý của chủ đầu tư; mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới; hoặc cấp tín dụng trong dài hạn

Theo Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD), FDI là hoạt động đầu tư có quan hé dai han, phan ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ đối với doanh nghiệp của

mình ở một nên kinh tế khác

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), FDI là hoạt động đầu tư được diễn ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đâu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) đi kèm với quyền quản lý tài sản đó

Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, FDI được hiểu là

hoạt động mà nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam một khoản vốn băng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiên hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật này

Trang 25

Như vậy, có thê hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu

tư quốc tê, trong đó chủ đầu tư của một quốc gia đâu tư vốn, tải sản lớn vào một thực thể kinh tế ở một quốc gia khác nhăm giành quyên kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát thực thể kinh tế đó với mục đích là lợi nhuận trong đài hạn

1.2.2 Đặc điểm FDI

Thứ nhát, chủ đầu tư nước ngoài là người sở hữu, đồng thời là người su dung vốn đầu tư; tự quyết định đâu tr và chịu trách nhiệm về kết qua san xuất kinh doanh của mình

Như vậy, chủ đầu tư sẽ trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vôn đầu tư Vẻ bản chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư

bó vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn hay thậm chí là toàn bộ các cơ sở

kinh doanh ở nước ngoài nhăm sở hữu toàn bộ hay một phần cơ sở đó, và †rực

tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành hoạt động của đối

tượng mà họ bỏ vốn đầu tư

Hoạt động của nhà đầu tư bao hàm từ khâu lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư; lập dự án đầu tư đến việc tô chức, quản lý và điều hành các dự án đâu tư Họ tự đưa ra những quyết định mà theo họ là có lợi nhất, đồng thời tự chịu trách nhiệm về kết quả sản

xuất kinh doanh cũng như rủi ro hay lợi nhuận thu được Vì vậy mà FDI thường mang tinh kha thi va hiệu quả cao, không có ràng buộc về chính trị cũng như không dé lai ganh nang no cho nên kinh tế của nước nhận đầu tư Tỷ lệ góp vốn đâu tư sẽ quyết định việc phân chia quyên lợi và nghĩa vụ giữa các chủ đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoàải của từng nước

Trang 26

cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh sở hữu hoàn toàn; các hoạt động mua lại và sáp nhập Bên cạnh đó, FDI có thể còn được thực hiện thông qua khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, BOT, BTO, BT Ngoài ra, chủ đầu tư khi thực hiện đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư cũng cân phải tuân thủ theo các quy định do luật pháp nước sở tại đề ra

Thứ ba, nước tiếp nhận đâu tư có thể tiếp thu công nghệ, kỹ thuật tiên tiễn, kinh nghiệm quản lý hiện đại

FDI là hình thức chuyển giao lớn về vốn, công nghệ, kỹ thuật hiện đại và cả kỹ năng quản lý tiên tiễn Thông qua hoạt động FDL nước tiếp nhận đầu tư, mà gần nhất là các doanh nghiệp và nhà sản xuất kinh doanh của nước tiếp nhận, có thể tiếp nhận được công nghệ tối tân, học hỏi các kinh nghiệp quản lý hiện đại

Thứ tư, FDI chủ yếu là đâu tư tư nhân với mục đích hàng đấu là tìm kiếm lợi nhuận

Theo cách phân loại của UNCTAD, IME và OECD, FDI là đầu tư tư nhân Hoạt động FDI vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư nên von đâu tư được tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư nhăm thỏa mãn được mục dich t6i da hoa loi nhuận của họ

Các nước nhận đâu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển cần lưu ý

vấn để này khi tiến hành thu hút FDI; phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào việc phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng

FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đâu tư

Thứ năm, FDI có thê diễn ra theo hai hướng đó là đầu tư nước ngoài vào trong nước và đấu tr từ trong nước ra nước ngoài

Trang 27

nảo thì nó đều có vai trò và tác động vô cùng quan trọng đối với một quốc gia Trên thực tế, FDI được thực hiện chủ yếu bởi các công ty xuyên quốc gia Đó là những tập đoản có những tiềm lực lớn về vốn, công nghệ hiện đại, sản phẩm có uy tín và danh tiếng cũng như tính năng động cao và khả năng cạnh tranh mạnh 1mẽ

Thứ sáu, FDI thường gắn liên với quá trình hội nhập quốc tỄ và quá trình tự do hóa tài khoản vốn giữa các nước trong khu vực và trên thể giới, nước tiếp nhận đầu tư có các chính sách về FDI, trong đó thể hiện quan điểm mở cửa và hội nhập quốc tế đầu tư của mình

Trong điều kiện toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, các quốc gia đều có xu hướng cải cách, điều chỉnh pháp luật, chính sách theo hướng giảm thiểu các rào cán đối với FDI nhằm mục đích vừa tăng sức cạnh tranh và thúc đây

thu hút, vừa thực hiện tốt việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Điều này góp

phân làm cho dòng vốn FDI ngày cảng gia tăng Vì vậy, đôi với mỗi quốc gia, bên cạnh việc tận dụng tốt các tác động tích cực, cần phải thực hiện các chính sách và các biện pháp hữu hiệu nhăm giảm thiêu những tác động tiêu cực do các vấn để kinh tế xã hội nảy sinh do FDI gay ra

1.2.3 Phân loại FDI Theo bản chất đầu tư

- Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào

- Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư Hình thức này

Trang 28

- Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cỗ phần hoặc

trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty

- Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm

- Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đâu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau

Phân theo động cơ của nhà đầu tư

- Vốn tìm kiếm tài nguyên là dòng vốn nhăm khai thác nguôn tài nguyên thiên nhiên rẻ và đôi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào Nguôn vốn loại này còn nhăm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận Loại vốn này còn nhăm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận hay tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt và tay đối thủ cạnh tranh

- Vốn tìm kiếm hiệu quả là nguồn vốn nhăm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công tẻ, giá các yếu tô sản xuất như điện, nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, điều kiện pháp lý

- Vốn tìm kiểm thị trường là hình thức đầu tư nhăm mở rộng thị trường

hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mắt Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhăm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp

nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm

nhập vào các thị trường khu vực và toàn câu Phân theo hình thức đầu tư

Trang 29

- Hình thức doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh là một tô chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng góp vốn, cùng kinh doanh, nhăm thực hiện các cam kết trong hợp đông liên doanh và điều lệ doanh nghiệp liên doanh, phù hợp với khuôn khổ pháp luật của nước nhận đâu tư

- Hình thức hợp đông BCC: Hợp đồng BCC là một văn bản được ký kết giữa chủ đâu tư nước ngoài và một chủ đầu tư nước chủ nhà để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới

- Hình thức BƠT và các hình thức phát sinh: BTO, BT

Hợp đồng BOT là hình thức đâu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thâm quyển nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để đâu tư xây dựng, sau khi công trình hoàn thành sẽ tiễn hành kinh doanh khai thác trong một thời hạn nhất định, đảm bảo thu hồi được vốn và có lợi nhuận hợp lý; hết thời hạn, nhà đâu tư chuyến giao khơng bồi hồn cơng trình đó cho nhà nước của nước sở tại

Hợp đông xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựng chuyển giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm khác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà đành cho quyên kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời gian đủ để hoàn lại toàn bộ vốn đâu tư và có lợi nhuận thỏa đáng đối với công trình đã được xây dựng và chuyển giao

Đôi với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanh toán băng tiền hoặc băng tài sản nào đó tương xứng với vốn dau tu đã bỏ ra và một tỉ lệ lợi nhuận hợp lý

Trang 30

Ngoài các cách phân chia được nêu ở trên còn có các cách phân chia khác như phân chia theo mục đích của nhà đầu tư (chiều dọc, chiều ngang và hỗn hợp); phân chia theo mục đích của nước tiếp nhận đâu tư (FDI thay thế nhập khẩu, FDI tăng cường xuất khẩu, FDI theo các định hướng khác của chính phủ); theo chiến lược của nhà đâu tư

1.2.4 Túc động của FDI dối với sự phát triển kinh tế - xã hội 1.2.4.1 Đôi với nước đâu tư

Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thê sản xuất ở nơi tiếp nhận đâu tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đâu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ốn định với giá phải chăng Mặt khác, đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoải mà các nước dau tư mở rộng được thị trường tiêu thụ tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước

1.2.4.2 Đối với nước tiếp nhận dau tw

Tác động tích cực

Thứ nhất, FDI có những đóng góp tích cực đến tăng trưởng kinh tẾ của

nước nhận đầu tư Việc tiếp nhận FDL có hiệu quả sẽ đem lại cho nước tiếp

nhận nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường Đặc biệt đối với các nước còn đang hạn chế về vốn trong nước sẽ có cơ hội tăng vốn trên thị trường quốc tế mà không phải lo lăng gánh nặng nợ công Với các tác động đó, FDI sẽ góp phan chuyên dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển bền vững và đáp ứng được sự mất cân đối trong việc điều tiết nguồn lực cho quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo điều tiết của thị trường Hơn nữa, FDI còn giúp đây nhanh quá trình chuyển dịch cơ câu kinh tế của địa phương, giúp cho nên kinh tế hội nhập sâu vào nên kinh tế thê giới, nâng cao vị thế cho nơi tiếp nhận đầu tư

Trang 31

thế giới Thông qua FDI, các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia với nguồn vốn lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý hiện đại đã chuyển giao công nghệ và tài sản vô hình cho các doanh nghiệp nước tiếp nhận Khi đó, các doanh nghiệp nước tiếp nhận có điều kiện tiếp cận và sử dụng máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động Mặt khác, các nước tiếp nhận đầu tư cũng có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận các kỹ năng, phương pháp quản lý, cách thức điều hành tiên tiến của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ đã tạo ra môi trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp khác cũng phải nâng cao năng suất lao động và chất

lượng sản phẩm và dịch vụ của mình

Thứ ba,giúp nước tiếp nhận sử dụng có hiệu quả những lợi thể của đất

nudc ma nhiều năm qua không thể thực hiện Đối với các nước đang phát

triển và chậm phát triển, do hạn chế về vốn cũng như công nghệ nên việc khai thác các tài nguyên khoáng sản gặp nhiều khó khăn Các nhà đầu tư FDI vào đầu tư mang theo vốn và công nghệ hiện đại khiến cho việc khai thác tài

nguyên được thuận lợi và đễ dàng hơn

Thứ tư,DI đem lại khả năng mở rộng quy mô sản xuấi, xây dựng những doanh nghiệp và cơ sở sản xuất dịch vụ mới và giúp tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống người dân địa phương Khi thực hiện FDI tại nước tiếp nhận đầu tư, các công fy xuyên quốc gia và đa quốc gia sẽ sử dụng lao động địa phương, do vậy điều này sẽ tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng va tri thức của ho Du trong trường hợp không còn làm trong các công ty này, họ vẫn có khả năng làm việc hiệu quả ở những nơi khác với vốn kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo và tích lũy được trước đó

Trang 32

lực kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và góp phân cải tạo cảnh quan xã hội cho nên kinh tế của nước tiếp nhận đâu tư

Tác động tiIÊH cực

Thứ nhất dòng vốn FDI vào các nước đang phái triển có thể lầm giảm ty lệ tiết kiệm và đâu tư nội địa Điều này xuất phát từ quyên lực thị trường của các cơng fy nước ngồi và khá năng của các công ty này trong việc thực hiện quyên lực đó nhăm thu lợi nhuận cao và chuyển ra nước ngoài Băng nhiều biện pháp khác nhau, các công ty FDI có thể làm giảm số lượng các doanh nghiệp trong nước nhằm chiếm lĩnh thị trường, từ đó ảnh hướng đến cán cân thanh toán của nước tiếp nhận Ngoàải ra, FDI còn có thể là nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng chuyển giá trong nội bộ các công ty xuyên quốc gla

The hai,FDI c6 thé lam mắt cân đối ngành, vùng kinh /Ê vì các lĩnh vực và địa bàn được đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoải mà nhiều khi không theo ý muốn của bên tiếp nhận dau tu do thông thường các nhà đâu tư thường tập trung vào ngành, lĩnh vực có lợi nhuận cao và địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi Điều này cho thấy việc chủ động

trong bố trí cơ câu đầu tư bị hạn chế Nếu bên tiếp nhận vốn FDI không có quy hoạch chiến lược cụ thê sẽ dẫn đến FDI không theo ý muốn của bên tiếp nhận đâu tư về địa bàn đầu tư, lĩnh vực, ngành nghề và quy mô đâu tư Nói cách khác, nêu không thâm định được trình độ của đối tác nước ngoài, rất có

thể dẫn đến hiệu quả của hợp tác trong FDI thấp

Thứ ba, khai thác và sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên Vì chạy theo lợi nhuận nên các nhà đầu tư nước ngoài thường khai thác triệt dé và tìm mọi cách để sử dụng các nguôn tài nguyên khoáng sản, đất đai ở nước tiếp nhận Nếu không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học, có thể dẫn đến việc đâu tự tràn lan, kém hiệu quả; tài nguyên bị khai thác bừa bãi

Trang 33

Thứ tư, chuyển giao công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường Hoạt động chuyển giao công nghệ một mặt có tác động rất tích cực đối với nước tiếp nhận, mặt khác có thể làm cho nước đó phụ thuộc vảo sự vận động của dòng công nghệ nước ngoài Bên cạnh đó, công nghệ được chuyển giao cho các nước đang phát triển thường là những công nghệ không phù hợp, đã lạc hậu và có thể gây ô nhiễm môi trường, chứ không phải chủ yêu là công nghệ nguôn, công nghệ ở các nước tiên tiễn Do vậy, FDI nêu khơng gắn với việc kiểm sốt công nghệ của đối tác nước ngoài, rất có thể sẽ dẫn đến việc đưa vào thị trường nội địa những công nghệ lạc hậu, công nghệ cũ làm cho

nước tiếp nhận FDI để trở thành bãi thải công nghiệp

1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào KCN, KKT

1.3.1 Nhóm các nhân tô thuộc về cơ sở hạ tang

Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc một

địa phương Một hệ thông cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh là điều mong muốn của

mọi nhà đầu tư nước ngoài

Nói đến cơ sở hạ tâng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống,

bến bãi mà còn nói đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng,

các công ty kiểm toán, tư vấn Thiếu sự hỗ trợ cân thiết của các hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại của các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu câu rất quan trọng cân phải được xét đến

Hầu hết các KCN đều hình thành trên các khu đất mới, do đó cần đảm

Trang 34

tốt điều này có thể sẽ lại hình thành những khu vực ô nhiễm như trong nội thành trước đây Thực tế ngoài ưu điểm tập trung sản xuất, các KCN cũng là nơi cơ sở điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh Đây cũng là một trong các yêu tố hấp dan các nhà đầu tư chọn KCN để sản xuất thay vì chọn nơi khác Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phải phù hợp với đối tượng nhà đầu tư nhằm xác định giá thuê đất cho phù hợp

Vốn đâu tư cơ sở hạ tầng được xem như tiền dé thu hút các vốn đầu tư

khác Doanh nghiệp chỉ đồng ý bỏ vốn đầu tư vào các KCN khi đã có cơ sở

hạ tầng hoàn chỉnh Do đó vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được xem như nguon von mở đường mà các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng phải bỏ ra ngay từ ban đầu Giải quyết được mâu thuẫn khi chưa thu được tiền thuê đất mà phải bỏ ra vốn đâu tư sẽ khăc phục được tôn tại về tiễn độ lấp đây các KCN còn chậm Các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN phải có tiểm lực tài chính tốt nhăm đảm bảo tiên độ đền bù giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khu vào thuê đất có thể tiên hành xây dựng nhà máy nhanh chóng Do nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, vì vậy nguôn vốn đâu tư không những phải được đảm bảo đầy đủ mà còn được đâu tư đúng lúc, đúng chỗ nhăm có thể phát huy tác dụng ngay được

Cơ sở hạ (dng xã hội

Bên cạnh cơ sở hạ tầng xã kỹ thuật, môi trường đầu tư còn chịu ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ

thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo,

vui chơi giải trí và các dịch vụ khác Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa cũng câu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tang xã hội của một nước hoặc một địa phương Quá trình phát

triển các KCN phái gắn liền với việc xây dựng các khu dân cư và các công

Trang 35

phát triển Ngoải ý nghĩa về mặt kinh tế, việc phát triển khu dân cư xung

quanh các KCN còn nhăm ồn định về mặt xã hội và an ninh trật tự Vì vay, đây cũng là nhân tô quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của các KCN

Các điều kiện đề cung cấp nguyên liệu và lao động

Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh 6n định và giảm chị phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, các yêu tố đầu vào như nguyên liệu sản xuất, lao động đã được các nhà đầu tư cân nhắc khi quyết định đâu tư vào một KCN Vì vậy các KCN phải bảo đảm được việc gần nguôn cung cấp nguyên liệu lao động với giá cả thích hợp Ngoài ra, các KCN được bồ trí gan các nguồn cung ứng lao động sẽ giúp doanh nghiệp và chính quyển địa phương không bị áp lực về việc giải quyết nơi ăn, ở và các dịch vụ phúc lợi khác Bên cạnh số lượng lao động còn cần chú ý đến chất lượng lao động

1.3.2 Nhóm các nhân tô thuộc về môi trường kinh doanh

Tài nguyên thiên nhiên

Sự đôi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tô tích cực thúc day thu hút đầu tư nước ngoài Trong trường hợp của Malaysia, nguôn tài nguyên thiên nhiên của nước này có sức hút FDI mạnh mẽ nhất Các nhà đầu tư nước ngoài đồ xô đến nước này là nhắm đến các nguôn tài nguyên dôi dào đó là dầu mỏ, khí đốt, cao su, gỗ, Đặc biệt, tại các quốc gia thành viên ASEAN, khai thác tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng nhất của nhiéu TNCs trong nhiễu năm qua

Bên cạnh đó, đất đai cũng là yếu tố được quan tâm KCN phải được bố trí tại vị trí có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi và hiệu quả, có khả năng mở rộng sản xuất khi phát triển và có thể liên kết thành các cụm công nghiệp Địa điểm phải gần các trung tâm kinh tế và nguồn cung ứng điện nước

Trang 36

xây dựng khu dân cư tương đối lớn, do đó chỉ phí đầu tư giải tỏa ngày càng tăng Trong khi chi phí đền bù lại chiếm một tỷ trọng tương đôi lớn trong cơ cầu giá thành cho thuê đất Vì vậy, đây là một thách thức rất lớn đối với các KCN trong quá trình cạnh tranh thu hút đầu tư nêu không tính toán giá cho thuê đất một các hợp lý, nhất là tại các đô thị lớn Vị trí khu đất, công năng hiện hữu của khu đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đền bù giải tỏa Do đó các vùng đất nông nghiệp kém màu mỡ, hiệu quả canh tác không cao sẽ có thuận lợi hơn trong việc xây dựng các KCN

Vi tri dia ly

Một nghiên cứu về các nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài tại các nên kinh tế đang phát triển trong thời kỳ 1980-2005 đã xác định răng, lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguôn nhân lực và thúc đây các doanh nghiệp tập trung hóa

Hệ thong chinh tri

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ được quyết định bởi các yêu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chỉ phối của các yếu tổ chính trị Sự ôn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các ổn định về chính trị được xem là rất quan trọng Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa Ổn định về chính trị với việc thu hút đầu tư nước ngoài Chính sách cởi mở và nhất quán của Chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong viéc thu hut FDI

Cơ chế chính sách

Cơ chế tài chính minh bạch, tỷ lệ tham những thấp cũng như sự chuyển đổi chính sách theo hướng tích cực cũng là những nhân tổ quan trọng nhăm tăng cường thu hút vốn FDI vào cả nước nói chung và các KCN, KKT nói riêng Ngoài ra, hệ thống cơ chế chính sách liên quan đến thuế, các yêu câu về thời gian và quy trình thủ tục về giấy tờ cũng có ảnh hưởng lớn đến quyết

Trang 37

Các nhà đầu tư khi đầu tư vào KCN ngoàải việc quan tâm đến giá thuê

đất, tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ còn đặc biệt quan tâm đến môi trường đâu tư Nhăm tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư vào KCN, Nhà nước phải cải thiện môi trường dau tu dam bảo thơng thống, giải quyết các thủ tục hành chính giản đơn từ khâu cấp giấy phép đâu tư, cấp phép xây dựng đến các chính sách về thuê, tín dụng, hải quan Hầu hết các quốc gia trên thê giới đều áp dụng cơ chế “một cửa” để giảm thiểu tối đa các thủ tục cho nhà đâu tư Trong bồi cảnh hiện nay, yêu tố môi trường đầu tư đang trở thành yếu tố hàng đầu trong việc thu hút đầu tư vào các KCN Trong chừng mực nảo đó, nó còn quan trọng hơn cả yếu tô giá đất và giá nhân công

1.3.3 Nhóm các nhân tô về kinh tế

Nhân tô thị trường

Quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và nên kinh tế Nhăm duy trì và mở rộng thị phần, các TNCs thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nước đựa trên chiến lược thay thé nhap khẩu của các nước mời

gọi đâu tư Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư cũng có nhiều nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận Khi lựa chọn điểm đến đầu tư trong một nước, các nhà đâu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư bởi đối với họ, những vùng đó là thị trường tiềm năng

Nhán tổ lợi nhuận

Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đâu tư Trong thời đại toàn cầu hóa, việc thiết lập các nhà máy ở nước ngoài

được xem là phương tiện rất hữu hiệu của các TNCs trong việc tối đa hóa lợi

nhuận Điều này được thực hiện thông qua việc thiết lập các mối liên kết chặt

Trang 38

Nhân tô chỉ phí

Phân đông các nhà đầu tư FDI vào các nước khác đầu tư là để khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí Trong đó, chỉ phí về lao động thường được xem là nhân tổ quan trọng nhất khi ra quyết định đâu tư Nhiều nghiên cứu cho thấy, đôi với các nước đang phát triển, loi thé vé chi phí lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoải còn cho phép các công ty giảm được chi phí vận chuyển, kiểm soát được các nguôn nguyên, nhiên, vật liệu giá rẻ, nhận được ưu đãi về đầu tư và thuế cũng như các chi phí sử dụng đất, do đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh

1.4 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương 1.4.1 Kinh nghiém cua tinh Binh Duong

Bình Dương là một tỉnh miền Đông Nam Bộ có nhiều bất lợi như không

có cảng, không có sân bay, không có cửa khẩu, và cũng không phải là một tỉnh trung tâm lớn của cả nước, nhưng trong những năm qua, với các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài có hiệu quả, tỉnh đã trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút vỗn FDI Có thể nói, Bình Dương là ví dụ điển hình về việc phát triển không dựa vảo lợi thế về tài nguyên hay vị trí địa

lý sẵn có, mà dựa vào chiến lược và hành động phù hợp với tiến trình phát

triển và hội nhập của địa phương Ở tỉnh Bình Dương, có một số thành công

cân được học hỏi

Thứ nhất, tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thực hiện chủ trương nhất quán và xuyên suốt trong việc khuyến khích, kêu gọi thu hút vốn dau tư nước ngoài vào tỉnh Chính nhờ sự nhất trí, ủng hộ xuyên suốt từ trên xuống dưới mà rất nhiều nhà khoa học, các nhà đâu tư trong và ngoài nước đã kéo về đầu tư Hơn thế nữa, UBND tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ các nhà đầu tư để xúc tiễn, mời gọi đâu tư

Trang 39

thể, trong đó phải kế đến chương trình đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhự giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, viễn thông, hạ tầng của khu dân cư tập trung đô thị gắn liền với quy hoạch các KCN tập trung để sẵn sảng đón nhận các nhà đầu tư

Thứ ba, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành “Quyết định về thủ tục, trình tự và thời gian xét duyệt cấp giấy phép đầu tư dự án đâu tư nước ngoài trong và ngoài KCN tại tỉnh Bình Dương, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để triển khai nhanh dự án” Với quyết định này, công

tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã được thực hiện một cách triệt để; qua đó giúp giảm bớt phiền hà cho nhà đầu tư cũng như tạo điều kiện cho nhà đâu tư trong quá trình xúc tiến, thâm định, cấp giấy phép, triển khai sau cấp giấy phép một cách thuận lợi và nhanh chóng Ngoài ra, tỉnh cũng có sự rành mạch và nhất quán trong quản lý các dự án đầu tư Dự án trong KCN thì do Ban Quản lý KCN, dự án ngoài KCN thì do Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm trách

Thứ tz, UBND tỉnh luôn quan tâm theo dõi và đốc sức giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư Nêu nảy sinh vấn đề vượt thâm quyền của tỉnh thì các nhà lãnh đạo của tỉnh cùng nhà đầu tư đi ra Hà Nội gặp gỡ các cơ quan chức năng Hay là việc trong khi nhiều địa phương khác đua nhau giảm giá thuê đất để thu hút đầu tư thì Bình Dương không giảm mà lại sử dụng phương thức hỗ trợ nhà đầu tư, giúp họ yên tâm làm ăn

Thứ năm, công tác xúc tiễn, kêu gọi đầu tư được lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan tham gia rất tích cực Công tác xúc tiễn đầu

tư được thực hiện thông qua các cuộc hội thảo hay các buổi gặp gỡ, tiếp xúc

với các cơ quan lãnh sự và các nhà đầu tư đã đầu tư thành công trên đại bành tỉnh do UBND tỉnh chủ trì

Trang 40

địa bản tỉnh Đông thời, tỉnh Bình Dương còn thực hiện đây đủ và kịp thời các ưu đãi đôi với đầu tư trong và ngoải nước

1.4.2 Kinh nghiệm của tính Đông Nai

Tỉnh Đồng Nai năm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước Đồng Nai cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương tạo nên tam giác phát triển ở khu vực này Những năm gần đây, Đông Nai luôn là một trong những tỉnh thành dẫn đầu cả nước về thu hút von FDI Những kinh nghiệm trong thu hút vốn đâu tư trực tiếp nước ngoải của Đông Nai là bài học cho nhiều tỉnh thành trên cả nước để tăng cường thu hút hiệu quả hơn nguồn von FDI

Thứ nhất, tỉnh Đồng Nai đã có những bước đi chủ động hơn trong việc

thu hút đầu tư, đồng thời chủ động lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên

theo hướng phát triển bên vững Trong những năm qua, tỉnh đã liên tục tăng cường công tác xúc tiên đầu tư, trực tiếp tiếp cận với các nhà đâu tư tiềm năng Điển hình như năm 2013, tỉnh đã tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản; ký kết tuyên bố chung hợp tác phát triển kinh tế với tỉnh Hyogo; ký kết chung và hợp tác phát triển kinh tế với Cục Kinh tế thương mại và công nghiệp vùng Kansai Điều này cho thấy sự chủ động của tỉnh trong việc kêu gọi đầu tư

Thứ hai, Đồng Nai tập trung tạo lập một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, tăng cường cải cách thủ tục hành chính cùng với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp để các doanh nghiệp an tâm đâu tư phát triển Vấn đề thủ tục hành chính được thực hiện một cách rõ ràng, công khai và minh bạch, rút ngăn thời gian xử lý hồ sơ Thêm vào đó, 100% cơ quan cấp sở, ngành và cấp huyện đều đã thực hiện mô hình một cửa và một cửa liên thông

Thứ ba, Chính quyên địa phương các cấp luôn sát cánh cùng hợp tác, hỗ

Ngày đăng: 29/12/2021, 00:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w