1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển logistics tại công ty tnhh mlc itl

73 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Đề thực hiện và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được rất nhiêu sự hỗ

trợ, giúp đỡ Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thây Vũ Đình Hòa-

người trực tiếp hướng dẫn khóa luận đã luôn dành nhiêu thời gian, công sức

hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoản thành đề tải

nghiên cứu khoa học

Em xin trân trọng cám ơn Ban giám đốc, cùng toàn thê các thây cô giáo công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ

em trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong khóa luận tốt nghiệp này không tránh

khỏi những thiếu sót Em kính mong Quý thầy cô tiếp tục có những ý kiến đóng

góp, giúp đỡ để đề tài được hoản thiện hơn

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!

Trang 2

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Logistics ngày nay, dù trực tiếp hay gián tiếp, có tác động quan trọng đến hầu

hết mọi hoạt động của con người, mọi sự vận động của xã hội Phát triển dịch vụ

logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nên kinh tế và quốc gia Trong xu thế toản cầu mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các

quốc gia trên thế giới ngày cảng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn Điều này đã làm cho dịch vụ logistics trở thành một trong các lợi thế cạnh tranh của quốc gia

Những nước kết nói tốt với mang lưới dịch vụ logisties toàn câu thì có thê tiếp cận

được nhiêu thị trường và người tiêu dùng từ các nước trên thê giới

Khi thị trường toản câu phát triển với các tiễn bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhả quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến

lược doanh nghiệp LogIstics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các

hoạt động của doanh nghiệp Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đâu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tơi ưu hố q trình chu chuyên nguyên vật liệu, hang hoa, dich vu logistics giup giam chi phi, tang kha nang canh tranh cho doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp đã thành công lớn nhờ có chiến lược vả hoạt động logistics đúng đăn Nhưng cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại vì có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics như: chọn sai vị trí, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả Ngoài ra logisties còn hỗ trợ đặc lực cho hoạt động Marketting Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cân đến, vảo thời điểm thích hợp San pham, dịch vụ chỉ có thê làm thoả mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi

Trang 3

Công ty TNHH MLC-ITL chi nhánh Hà Nội được thành lập từ những năm 2011 với ngành nghé chính là kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải Trong thời

øian qua, công ty đã không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh Hiện nay, MLC- ITL đã trở thành một trong những công ty cung cấp dich vu hau can tong thé

chuyên nghiệp, đáng tin cậy, mang lợi lợi ích và giả trị cho khách hàng Tuy nhiên,

trong quá trình hoạt động logistics của công ty còn nhiều hạn chê: chưa đa dạng hóa đối tượng khách hảng tại các thị trường mới, thực hiện các chính sách phat triển dịch vụ logistics chưa đồng bộ và day đủ Xuất phát từ thực trạng trên, tác

giả lựa chọn đề tài: “Phát triển địch vụ logisfics tại Công ty TNHH MLC-ITL”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiền cứu

2I Mục dích nghiên cứu

Trên cơ sở những nghiên cứu về lý luận cũng như thực trạng về hoạt động logistics của công ty TNHH MLC-ITL, tác giả thực hiện đề tài nhăm mục đích dé xuất các giải pháp hoản thiện các hoạt động logistics của công ty TNHH MLC-ITL

22 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đê tài “Phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty TNHH MLC-ITL” được thực

hiện nhăm các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động phát triển dịch vụ logistics

của doanh nghiệp, bao gôm các nội dung như: các khái niệm, vai trò, mục tiêu của

logistics trong doanh nghiệp; một số nội dung co ban cua logistics trong doanh nghiệp; các yếu tô ảnh hưởng đến hoạt động logistics trong doanh nghiệp

Thứ hai, tiễn hảnh phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển

dịch vụ logistics và đánh giá thực trạng triển khai hoạt động phát triển dịch vụ

Trang 4

Từ cơ sở lý luận đã được hệ thông cũng với những đánh giá khách quan về thực trạng triển khai hoạt động phát triển dịch vụ logistics của công ty, đề tài đưa ra

các giải pháp, đề xuất nhăm hoàn thiện việc triển khai hoạt động phát triển địch vụ

logistic cho công ty

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 3.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm hai đối tượng chủ yếu Về mặt lý thuyết,

đối tượng nghiên cứu là những khái niệm, định nghĩa, nội dung vê các vẫn đê có liên quan đến hoạt động logistics Về mặt thực tế, đối tượng nghiên cứu là thực trạng cac hoat déng logistics tai cong ty TNHH MLC-ITL

3.2 Phamvinghién citu

Phạm vi thời gian: Từ năm 2016-2018

Phạm vi không gian: Tại công ty TNHH MLC-ITL trong mối quan hệ với các thị trường công ty đang hoạt động

4 Phương pháp nghiên cứu

Người viết thu thập dữ liệu thông qua các phương pháp: thu thập dữ liệu bản

giây từ các văn phòng, tải liệu trong công ty; thu thập dữ liệu thông qua các thông

tin trên mạng ¡internet như các website, e-mail đểê có những thông tin, số liệu

chính xác tuyệt đối 100% đưa vào những bảng biểu số liệu

Phương pháp phỏng vân, khảo sát: phỏng vấn các cán bộ, công nhân viên trong công ty cũng như khảo sát tệp khách hàng của công ty (cả trực tiếp và gián

tiếp qua email, điện thoại ) nhăm giup cho đề tài trở nên đa chiêu, nhiều góc nhìn

Trang 5

Người viết sử dụng các phương pháp phân tích đữ liệu gồm: mô tả đữ liệu, so

sánh dữ liệu và liên hệ những dữ liệu đó trong sự tương quan với các dữ liệu khác để có được những số liệu, những đánh giá chính xác về thực trạng hoạt động

logistics của công ty; từ đó phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra những giải pháp khắc phục, phát triển hoạt động logistics của công ty

5 Kết cầu khóa luận

Ngoài phân mở đầu và kết luận, đề tài được kết câu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động Logistics trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Logisties MLC-ITL Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động phát triển dịch vụ logIstic tại Công ty TNHH MLC-ITL CHƯƠNG T1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHAT TRIEN LOGISTICS TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Khai quát chung vé logistics

1.1.1 Khai niém vé logistics

Trang 6

bảo điều kiện cho quân sỹ hảnh quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác Côngviệc “hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của minh va tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đôi phương Quá trình tác nghiệp đó dân hình thành một hệ thông mà sau này gọi là quản lý logistics Từ đó đến nay, nhiều ứng dụng về logistics đã được phát triển và vẫn còn được sử dụng đến ngảy nay, mặc dù đã có ít nhiều thay

đối đề phù hợp với môi trường sản xuất kinh doanh

Dưới khía cạnh luật học thì ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ logIstics cũng đã

được sử dụng chính thức trong Luật Thương mại 2005, và được phiên âm theo

tiếng Việt là “lô-p1-stíc” Điều 233 Luật Thương mại định nghĩa: “Dtchvụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tô chức thực hiện một hoặc nhiều

công việc bao gôm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan cùng các thủ tục giấy tờ khác, tư vẫn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,

giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với

khách hàng để hưởng thù lao.”

Dưới khía cạnh học thuật, hiện nay có khá nhiều khái niệm, định nghĩa về

logistics Theo Hiép hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng

(Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP), thi thuật ngữ này duoc dinh nghia kha day du nhu sau:

“Quản tri logistics la mot phan của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc

hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyên và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch

vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuât phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hảng Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản

trivan tai hang hoa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực

Trang 7

quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba Ở một sô mức độ khác nhau, các chức năng

của logistics cũng bao gôm việc tìm nguôn đâu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói,

dịch vụ khách hàng Quản trị logisties là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa

tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức

năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”

Từ những khái niệm trên ta đưa ra &hái niệm tổng quát ngăn gon: “Logistics

trong kinh doanh là quá trình tôi ưu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyên và dự trữ

nguồn tài nguyên từ điêm đâu tiên của dây chuyên cung ứng đên tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua một chuỗi các hoạt động kinh tế.”

Trong đó, Nguôn đầu vào của quá trình logistics gồm các nguôn tự nhiên,

nhân lực, tài chính và thông tin Người hoạt động trong lĩnh vực logistics lập kế

hoạch, thực hiện vả kiêm soát những nguồn dau vào này dưới nhiều dạng khác nhau bao gôm nguyên liệu thô (như các cụm lắp ráp, phụ tùng, vật liệu bao bì đóng gói, các sản phẩm căn bản); tôn kho trong quá trình sản xuất (như bán thành phâm — những sản phẩm đã được hoàn thành một phân nhưng chưa săn sảng để bán ra) và thành phâm (là những sản phẩm đã được chế tạo hoàn chỉnh sẵn sàng bán cho người trung gian hay người tiêu thụ cuối cùng) Đầu ra của hệ thống logistics gôm

lợi thế cạnh tranh cho một tô chức — kết quả thông qua định hướng cạnh tranh và

kết quả hoạt động có hiệu quả, tiện ích thời gian và địa điểm (time and place

utility), đi chuyên hữu hiệu hàng hóa đến người tiêu dùng Nguôn ra khác được

hinh thanh dich vu logistics tich hop dé logistics trở thành một tải sản được đăng ký

ban quyén của một tổ chức Đầu ra nảy của logisfics đạt được do thực hiện hữu

hiệu những hoạt động logIsfics

Trang 8

Các chuyên gia nghiên cứu về dịch vụ logIsftics đã rút ra một sô đặc điêm cơ

bản của ngành dịch vụ này như sau:

Thứ nhất, Logistics là tông hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên ba khía cạnh chính, đó là logistics sinh tôn, logistics hoạt động và logistics hệ thông

- Logistics sinh tén có liên quan tới các nhu câu cơ bản của cuộc sống Logisties sinh tổn đúng như tên gọi của nó, xuất phát từ bản năng sinh tôn của con người, đáp ứng các nhu cầu thiết yêu của con người như: cân gì, cần bao nhiêu, khi nào can và can ở đâu Logistics sinh tôn là bản chất và nên tảng của hoạt động logistics noi chung;

- Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tôn và gắn với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vảo, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng:

- Logistics hệ thông giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động Các yếu tố

của logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ,

cơ sở hạ tầng nhà xưởng Logistics sinh tổn, hoạt động và hệ thống có môi liên hệ chặt chẽ, tạo cơ sở hình thành hệ thông logistics hoan chinh

Thir hai, Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: LogIsftics hỗ trợ

toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyên sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng Một doanh nghiệp

có thé két hop bat cứ yếu tố nào cua logistics véi nhau hay tất cả các yếu tố

Trang 9

Thứ ba, Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải 21a0

nhan, van tai giao nhan gan lién và năm trong logistics Cùng với quá trình phát

triển của mình, logistics da lam dadang hóa khái niệm van tai giao nhan truyén thong Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan, cho tdi

cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door) Từ chỗ đóng vai trò đại

lý, người được ủy thác trở thành một chủ thê chính trong các hoạt động vận tải giao

nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguôn luật điều chỉnh Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra, Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cap dich vu logistics

Thứ tư, Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức:

Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hảng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước

nhập khẩu vả trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro

mắt mát đối với hàng hóa là rât cao, vả người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với

nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm Tới những năm 60-70 của thế ky XX, cach

mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyên hàng hóa, là tiền để và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO-Multimodal Transport

Operator) MTO sé chiu trach nhiém tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển

Trang 10

nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế Như vậy, MTO ở đây

chính là người cung cấp dich vu logistics

11.3 Vai tro cia hoat dong logistics

Cùng với sự phát triên mạnh mẽ của nên kinh tế thê giới theo hướng toàn cầu

hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn

cau (GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở

rộng thị trường cho các hoạt động kinh tÊ

Khi thị trường toản cầu phát triển với các tiễn bộ công nghệ, đặc biệt là việc

mở cửa thị trường ở các nước đang vả chậm phát triển, logistics được các nhà quản

lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến

lược doanh nghiệp Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nên kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chi dimg hang thứ 2 so với hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ như thị trường tam giác bao gồm 3 khu vực địa lý: Nhật, Mỹ- Canada và EU Trong thị trường tam giác này, các công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia vì quyên lực kinh tế của họ đã vượt quá biên giới quốc gia, quốc tịch của

công ty đã trở nên mờ nhạt Ví dụ như hoạt động của Toyota hiện nay, mặc dù phan

lớn cô đông của Toyota là người Nhật vả thị trường quan trọng nhất của Toyota là Mỹ nhưng phân lớn xe Toyota bán tại Mỹ được sản xuất tại nhà máy của Mỹ thuộc sở hữu của Toyota Như vậy, quốc tịch của Toyota đã bị mờ đi nhưng đối với thị

trường Mỹ thì rõ ràng Toyota là nhà sản xuất một số loại xe ô tô và xe tải có chất

Trang 11

Thứ hai, Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụkiện, tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm

tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyền Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân

hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tôn kho Chính trong giai đoạn này, cách thức tôi ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyên hảng hóa được đặt lên hàng đâu Và với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, logistics chính là một công cụ đắc

lực đề thực hiện điều nảy

Thứ ba, Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh đoanh

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiêu bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bô sung nguôn nguyên liệu, phương tiện vả hành trình vận tải, địa điểm, kho bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm Để giải quyết những vấn dé nay một cách có hiệu quả không thể thiêu vai tro ctia logistics vi logistics cho phép nha quan ly kiém soat và ra quyết định chính xác về các van đề nêu trên để giảm tôi đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu tu, Logistics dong vai tro quan trong trong viéc dam bao yếu tô đúng thời gian- dia diém (just in time)

Quá trình toản cầu hóa kinh tê đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng

phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với

dịch vụ vận tải giao nhận Đồng thời, đề tránh hàng tôn kho, doanh nghiệp phải làm

Trang 12

chung và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hang đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu không chế lượng hang tôn kho ở mức tỗi thiểu Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá

trình nảy trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp

hơn

1.2 Phát triển dịch vụ logistics của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và nội dung phát triển dịch vụ logistics của doanh nghiệp

Dịch vụ được định nghĩa là bất kỳ hoạt động nào mà một bên có thể cung ứng cho bên kia Cung ứng này là vô hình và không tạo ra bất kỳ sự sở hữu nào về vật

chất cụ thể Việc sản xuất dịch vụ có thê hoặc không sử dụng các hỗ trợ của sản

phẩm vật chất

Phát triển dịch vụ nói chung, phát triển địch vụ logistics noi riéng duoc hiéu la

tông thể các biện pháp để phát triển quy mô cung ứng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thông qua việc tăng mức độ hài lòng cho khách hàng đồng thời gắn liền với việc nâng cao kết quả kinh doanh Nội dung phát triển dịch vụ bao gồm: Tăng qui mô cung ứng, đa dạng hóa, nâng cao chất

lượng dịch vụ, phát triển thương hiệu, phát triển địch vụ mới

Tiến trình phát triển dịch vụ nói chung, phát triển dịch vụ logistics nói riêng bao gồm các bước:

Bước thứ nhất: Nghiên cứu thị trường và khách hàng (Trong đó phái trả lời

được các câu hỏi như khách hàng có nhu câu đối với dịch vụ gì? Họ muốn đáp ứng

các dịch vụ đó như thể nảo? Điều gì có ý nghĩa với họ khi các dịch vụ được giải

Trang 13

Bước thứ hai: Xác định các nguồn lực của công ty và mục tiêu phát triển dịch vụ Trong đó nguôn lực công ty bao gôm nguôn lực hữu hình và nguôn lực vô hình, còn các mục tiêu phát triên địch vụ bao gồm kết quả kinh doanh, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Bước thứ ba: Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu

Trong đó, phân đoạn thị trường theo các tiêu chí khu vực địa lý, dân số, hành

vi mua hàng và đánh giá các phân đoạn dựa trên qui mô và mức tăng trưởng của từng phân đoạn thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ câu của phân đoạn thị trường, mục tiêu và nguôn lực của doanh nghiệp Cuối cùng, lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vảo một trong năm cách hoặc phối hợp các cách: Tập trung vào một phân đoạn

thị trường: chuyên môn hóa có chọn lọc; chuyên môn hóa sản pham/ dich vu; chuyên môn hóa theo thị trường hay phục vụ toàn bộ thị trường Việc lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu nào còn phụ thuộc vào thực tê hoạt động của mỗi doanh

nghiép

Bước thứ tư: Định vị trên thị trường mục tiêu Định vị là hoạt động của doanh

nghiệp tạo dựng hình ảnh sản phẩm được xác định bởi khách hàng dựa trên những

đặc tính quan trọng nhăm chiếm giữ một vị trí rõ ràng, khác biệt và đáng mong

muon trong tâm trí của những khách hàng mục tiêu so với những sản phâm cạnh tranh thông qua các phương pháp như: Định vị dựa trên đặc tính, lợi ích; định vị

dựa trên giá/ chất lượng: định vị dựa trên việc sử dụng hoặc ứng dụng: định vị dựa trên người sử dụng sản phẩm, định vị dựa trên loại sản phâm; định vị dựa trên đối thủ cạnh tranh; định vị dựa trên cảm xúc

Bước thứ năm: Thiết kế các chính sách sản phẩm, dịch vụ nhăm phát triển về

Trang 14

Bước cuôi cùng chính là lên kê hoạch hành động và triên khai các chính sách

phát triển dịch vụ đó

1.2.2 Một số hoạt động logistics chức năng trong doanh nghiệp 1.2.2.1 Xu ly don dat hang

Trong chuỗi cung ứng, quản ly don hang là quá trình duyệt thông tin của

khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phôi nhăm mục đích phục vụ cho nhà cung

cấp và nhà sản xuất Quá trình nảy cũng đông thời duyệt thông tin về ngày giao hàng, sản phẩm thay thế và những đơn hàng thực hiện trước đó của khách hàng Quá trình này dựa vào điện thọai và các chứng từ có liên quan như đơn hàng, đơn hàng thay đối, bảng báo giá, hóa đơn ban hang

Quá trình quản lý đơn hảng theo truyền thông tốn nhiều thời gian và hoạt động chéng chéo Đó là do su di chuyên dòng dữ liệu trong chuỗi cung ứng diễn ra

chậm Sự di chuyển chậm này có thể đảm bảo tốt cho chuối cung ứng đơn giản,

nhưng với chuỗi cung ứng phức tạp thì cần phải yêu cầu mục tiêu hiệu quả và nhanh chóng Quản lý đơn hàng hiện đại tập trung vào những kỹ thuật có thể giúp dòng đữ liệu liên quan đến đơn hàng diễn ra nhanh hơn vả hiệu quả hơn

- Nháp dữ liệu cho một dơn hàng: nhập một và chỉ một lan

Sao chép dữ liệu băng các ứng dụng công nghệ có liên quan đến nguon dir liéu

nếu có thể, và tránh nhập lại dữ liệu băng tay vì đữ liệu nay cần chuẩn xác đề lưu

thông suốt kênh phân phối Thông thường, cách hữu ích nhất là để nhân viên bán hàng tự nhập các đơn hàng vào hệ thống quản lý của công ty ngay tại điểm bán, sau đó hệ thông này sẽ truyền dữ liệu đến các thành viên khác có liên quan trong kênh phân phối như kế toán, nhân viên kho hàng, nhà cung cấp

Trang 15

Thực tế cho thây, quá trình đặt và quản lý đơn hàng diễn ra mỗi ngày tại

doanh nghiệp cân được tự động hóa để trở nên tôi ưu nhưng vẫn phải đảm bảo tính

linh hoạt để đối phó với các trường hợp xảy ra lỗi đơn hàng, tránh chồng chéo chức năng và trách nhiệm giữa các bộ phận có vai trò tiếp thị và bán hàng khi xử lý sự cố bất ngờ.Quá trình xử lý băng tay nên được tối thiểu hóa nhăm giảm tối đa độ trễ đơn hàng và những sai sót, nhầm lẫn thường gặp khi lên đơn, tiếp nhận và xử lý

đơn thủ công Bên cạnh đó hệ thông phải có khả năng gửi dữ liệu cần thiết cho các

thành viên thuộc những bộ phận liên quan nhăm thuận tiện hơn trong viéc kip thời

hỗ trợ xử lý các trường hợp ngoại lệ (lỗi đơn hàng, khách hàng hủy đơn dat hang,

các yêu cầu đặc thù )

- theo doi trang thai xu ly don hang

Khi lượng đơn hàng phát sinh mỗi ngày lớn hoặc don hàng có quá trình hoàn thành đơn hàng kéo dài, việc theo dõi trạng thái xử lý từng đơn hàng là vô cùng quan trọng Điều đó giúp kế toán phân loại được trạng thái đơn hàng, phía kho hàng năm được các đơn đã hoàn thành, các đơn hàng thực hiện, nhăm rút ngăn quy trình bán hàng, tránh tình trạng bỏ xót đơn hàng Khi một đơn hàng gặp vân đề thì doanh nghiệp co thé lay thong tin don hang d6 dé lam việc trực tiếp với các thành viên liên quan

- _ Tích hợp hệ thống đặt hàng với các hệ thống liên quan khác dé duy trì tính

toàn vẹn của đữ liệu

Trang 16

kế hoạch phân phối Khi khách hàng tiến hành đặt hàng, dữ liệu này phải được tự

động cập nhật vào hệ thông kịp thời và chính xác.Đồng thời hệ thống đặt hàng cũng cần tích hợp đây đủ thông tin khách hàng bao gồm lịch sử đặt hàng, các giao dịch đã diễn ra

!22.2 Mua nguyên vát liệu

Vat tu, hang hoa 1a dau vao cua qua trinh logistics Mac dù không trực tiếp tác động vào khách hàng nhưng quản trị hàng hoá và vật tư có vai trò tạo tiên đề quyết định đôi vơi chất lượng toàn bộ hệ thông quan tri logistic

Về nguyên tắc, việc mua nguyên vật liệu nhăm đáp ứng mọi nhu câu liên tục của sản xuất kinh doanh và được duy trì ôn định thông qua các nguôn cung cap va

thời hạn mua nguyên vật liệu có định Những biến động từ việc thiếu hụt nguyên

vật liệu có thể gây ra sự chậm trễ trong giao hàng hay thiếu sót trong việc đáp ứng

nhu câu của khách hảng Do đó quản lý nguyên vật liệu đòi hỏi cân phải có sự thắt chặt và cần được áp dụng các biện pháp an toàn trong quá trình thiết lập kho Đây

chính là lý do doanh nghiệp cân lên kế hoạch mua nguyên vật liệu một cách chi tiết

cụ thê nhăm đảm bảo công việc kinh doanh của mình

Hoạt động này bao gồm: Xác định nhu câu vật tư, hàng hoá; tìm kiếm va lựa

chọn nhà cung cấp; Tiến hành mua sắm; Tổ chức vận chuyên, tiếp nhận và lưu kho,

bảo quản và cung cấp cho người sử dụng Trong đó, việc xác định nhu câu vật tư,

hàng hóa sẽ căn cứ vào số liệu có được từ quá trình quản trị đơn đặt hàng kê trên

Trang 17

chi tiét ở những mục sau Ở đây, người việt chỉ đề cập đên 3 vân đề: các tiêu thức lựa chọn nhà cung câp, kế hoạch nhập hàng cũng như chính sách nhập hàng

- _ Các tiêu thức lựa chọn nhà cung cấp:

Trên thực tế, tùy nhu cầu va đặc thù mỗi ngành nghề, doanh nghiệp sẽ phải xây dựng nhiêu bộ chỉ tiêu đánh giá cho riêng mình Song về nguyên tắc, hoạt động

đánh giá và các số liệu thu thập phải đầy đủ vả khách quan, nham phản ánh được

tình hình thực tế của từng nhà cung cấp Một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá nhà cung cấp làm căn cứ để lựa chọn hoặc thay đối nhà cung cấp cho hàng hóa, nguyên

vật liệu cho hoạt động mua hàng như: chất lượng sản pham, tỷ lệ hàng hóa hư

hỏng, thời gian giao hàng đúng hẹn, chính sách bảo hành, chất lượng dich vụ khách

hàng, chi phí sản phẩm và điều khoản thanh toán

- _ Kế hoạch mua nguyên vật liệu — Quy trình theo thời gian và số lượng hàng hóa

Lên kế hoạch mua nguyên vật liệu cân được thực hiện một cách nghiêm túc

bởi đây là một quy trình quan trọng cho phép xác định được nhu cầu thực tế trong một thời gian (thông thường theo mùa vụ) và lên kế hoạch tái nhập (theo số lượng

và theo lịch định kỳ để điều chỉnh khối lượng hàng hóa tổn lại trong kho hàng)

- _ Chính sách nhập hàng cơ bản cho doanh nghiệp

Thời gian và SỐ lượng là hai yêu tÔ tác động tới việc lựa chọn chính sách mua

nguyên vật liệu, theo đó doanh nghiệp có thể lên kế hoạch nhập hang theo bốn chính sách cơ bản sau:

¡ Nhập hàng theo thời gian và số lượng hàng hóa cố định

Trang 18

Chính sách này rât phù hợp với những sản phẩm có sức tiêu thụ ồn định và thường xuyên

1i Nhập hảng theo thời gian cô định và số lượng thay đôi

Phương pháp nhập hàng bỗ sung phù hợp với những sản phẩm hang hóa dat tiên, dễ hỏng hóc hay công kênh và có sức tiêu thụ đêu đặn Với mỗi mặt hàng, cần đặt ra mức độ lưu kho tôi đa Vào thời gian có định, chú cửa hàng sẽ phân tích kho hàng tôn đọng và đặt ra yêu câu về số lượng cho phép nhập hàng vảo kho ở mức độ tôi đa cho phép

iii Nhập hàng theo thời gian thay đối và số lượng có định

Phương thức nhập hảng tập trung vảo việc xác định mức độ lưu kho tối thiểu đối với các mặt hàng và kiểm soát theo thời gian Nó cho phép tạo yêu câu về số lượng hàng hóa cố định và đồng thời đáp ứng được nhu câu trong suốt thời hạn giao hang (thời hạn bắt đầu từ lúc yêu cầu nhập hàng đến thời hạn giao hàng) Phương thức nhập hàng nảy phù hợp chủ yếu với những mặt hàng đắt tiền và có độ tiêu thụ không thường xuyên

iv _ Nhập hàng theo thời gian và số lượng thay đổi

Phương thức nhập hàng này phù hợp cho mặt hàng của từng chương trình,

theo đó yêu câu nhập hàng được thực hiện hoàn toàn dựa trên nhu câu Số lượng

nhập hàng là kết quả của việc đánh giá nhu cầu ngắn hạn 1223 Van chuyển

Vận chuyên là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng cách vê không gian của sản phâm và dịch vụ trong hé théng logistics theo yéu cau của khách hàng Nếu sản phẩm được đưa đến đúng vị trí mà khách hàng yêu cau

Trang 19

cách thức tô chức vận chuyển còn giúp cho sản phẩm có đến đúng vào thời điểm khách hàng cần hay không? Điều nảy cũng tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm Như vậy băng cách quản trị vận chuyên tốt sẽ góp phan dua san phẩm đến đúng nơi và đúng lúc phù hợp với nhu câu của khách hàng

Vận chuyên hàng hóa là sản phầm dịch vụ nên nó khác với các sản phâm vat

chât khác, nó có các đặc điêm nôi bật như tính vô hình, tính không tách rời, tính

không ôn định và không lưu giữ được

Các thành phần tham gia vận chuyển hàng hóa bao gôm: người gửi hàng (shipper hay còn gọi là chủ hàng), người nhận hàng (khách hàng), đơn vị vận chuyên, chính phủ (mang tính vĩ mô, tác động đến hoạt động vận chuyên thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ) và công chúng

Việc phân loại vận chuyên cũng có thể tuân theo nhiều hình thức: loại phương tiện vận chuyên, theo mức độ điều tiết của nhà nước (vận chuyên riêng hay tự vận

chuyền, vận chuyền theo hợp đồng, vận chuyên công cộng) hay theo khả năng phôi hợp của các phương tiện vận tải (vận chuyên đơn phương thức vả đa phương thức)

Ta có bảng xếp hạng đặc điểm của các con đường vận chuyền hàng hóa như

sau, theo sô liệu tự nghiên cứu và tông hợp

Trang 20

Các chỉ tiêu Duong sat | Duong Đường | Duong Duong

thuy bo hang không | ống Tốc độ 3 4 2 1 5 Tinh lién tuc 4 5 2 3 1 ĐỘ tin cậy 3 5 2 4 1 Năng lực vận chuyển | 2 1 3 4 5 Tinh linh hoat 2 4 1 3 5 Chi phi 3 1 4 5 2 Tông hợp 17 20 14 20 19 Trong đó: xếp hàng ] là tốt, nhanh và rẻ nhất; xếp hạng 5 là tệ, chậm và đắt nhất

(Nguôn: tác giả tự tông hợp)

Từ những số liệu trong bang 1.1, nha quan trị mới có thê lựa chọn được các

điêu kiện giao hàng, phương thức vận tải cho phù hợp với nhu câu và điều kiện của doanh nghiệp Về điều kiện giao hàng gồm có giao hàng nội địa và giao hàng quốc tế Giao hàng quốc tế chỉ áp dụng trong một số trường hợp: xuất khâu, nhập khẩu, tạm nhập- tái xuất, tạm xuất- tái nhập Còn lại hầu hết các trường hợp khác là áp

dụng giao hàng nội địa

Trang 21

dịch vụ trong mối tương quan với chi phí; về sự phối hơp vận chuyển tủy thuộc theo mật độ khách hàng và khoản cách, quy mô thị trường và dự trữ hàng hóa

1224 Dự trữ

Dự trữ là sự tích luỹ sản phẩm, hàng hoá tại các doanh nghiệp trong quá trình vận động từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyển cung ứng, tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thông suốt Dự trữ trong nên kinh tế còn cân thiết do yêu câu cân bằng cung câu đối với các mặt hàng theo thời vu, dé dé phòng các rủi ro, thoả mãn những nhu câu bất thường của thị trường, dự trữ tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp Vì vậy việc quản lý dự trữ tốt sẽ giúp doanh nghiệp cân đôi giữa vôn đâu tư với những cơ hội đầu tư khác

Dự trữ trong thương mại thực hiện 3 chức năng cơ bản: chức năng cân đôi cung- câu, chức năng điêu hòa các biên động và chức năng giảm chị phí

Chức năng cân đổi cung- cẩu: đảm bảo cho sự phù hợp giữa nhu cầu và nguồn cung về số lượng, không gian vả thời gian Trong sản xuât, kinh doanh phải tập

trung khối lượng dự trữ thời vụ, dự trữ có thời gian đến trước, do điều kiện giao

thông vận tải và khí hậu thời tiết dự trữ đề phòng những biến động của nên kinh tế Chức năng này chịu sự tác động to lớn của môi trường vĩ mô

Chức năng điểu hòa những biến động: Dự trữ để đề phòng những biên động ngắn hạn do sự biến động của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng Cần phải có dự trữ bảo hiểm trong công tác thực hiện chức năng này

Trang 22

Các quyết định quan trọng nhất trong quản trị dự trữ bao gôm:

- Khoi lượng du trtt: khéi lượng dự trữ lại bao gom sé lượng dự trữ và giá trị dự trữ

Về số lượng dự trữ, doanh nghiệp sử dụng các phiếu kho để ghi chép sự vận

động của hàng hóa (nhập và xuất) và tính toán số lượng tôn kho (dự trữ cuối cùng =

dự trữ ban đầu + nhập - xuất)

Kiểm kê: Phiếu kho cho phép nắm được hàng tôn trong kho về mặt giấy tờ, nhưng nó không thê tính được những mắt mát hoặc hư hỏng ở tất cả các dạng Đề

khắc phục điều này, quy định các doanh nghiệp thực hiện kiểm kê một cách thường

xuyên (kế toán), hoặc gián đoạn (ngồi kế tốn)

Việc kiểm kê này là cơ sở dé đánh giá dự trữ được biểu thị ở bảng cân đối, cho phép nhà quản trị biết được bất cứ lúc nào về tình hình dự trữ của họ Việc kế toán này của dự trữ là khá dễ dàng về sô lượng hiện vật, nhưng có nhiêu khó khăn ve giá trị

Về vẫn đề năm bắt các dự trữ về mặt giá trị là khó khăn, vi thông thường các

mặt hàng nhập vảo có những giá mua khác nhau Vấn dé cần phải định giá cho chúng khi xuất kho theo giá nào? Về phương pháp có thể sử dụng như: phương pháp nhận diện, phương pháp bình quân, phương pháp FIFO, LIFO Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp dé ap dung can chú trọng tới ảnh hưởng của từng phương pháp

đối với bảng tông kết tài sản và bảng kê lời lỗ của doanh nghiệp

- Cơ cấu mặt hàng dự trữ và thời gian dự trữ:

Tùy từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực kinh doanh, từng quy mô công ty mà có cơ cau mat hang cũng như thời gian dự trữ khác nhau Ở đây, người viết tìm

Trang 23

gian dự trữ phụ thuộc phân lớn vào tần suất phân phôi, lưu chuyển của hàng hóa đó

Đối với những mặt hàng bán chạy, thường xuyên được đưa ra thị trường thì sẽ có tỷ trọng dự trữ lớn hơn các mặt hàng tôn kho khác; nhưng ngược lại, những mặt hàng này lại có thời gian dự trữ ngắn hơn nhiều Điều này vừa giúp giảm thiểu chi

phí lưu kho cả vé mat thoi gian và độ chiếm đóng kho; mặt khác đảm bảo được

những hàng hóa bán chạy luôn được đảm bảo đưa ra thị trường đáp ứng được cả về

số lượng và tiễn độ 1.2.2.5 Kho bãi

Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản vả chuẩn bị

hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và

chi phí thập nhất

Với vị trí quan trọng như vậy, kho có các vai trò như sau: đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa; góp phân giảm chỉ phí sản xuất, vận chuyển, phân phôi; hễ trợ quá trình cung cấp dịch vụ Kho cũng có mỗi liên kết mật thiết đến các công tác sản xuất, vận chuyền, dịch vụ khách hang, chi phi logistics

Chức nang chủ yếu của kho hàng bao gém: gom hang, phối hợp trung chuyển hàng hóa và bảo quản, lưu giữ hàng hóa

Trang 24

| ] Khe ri€éng Kho cong cong Bỗ lurœna kho? : | | Tập trung Phân tán [ | | I Oui mé kho? Wi tri kho? Ì Hỗ trí khơng gian nhà kha Í r he — 3 San pham gi? O dau?

Hình 1.1; Cac quyết định cơ bản trong quản trị kho

(Nguôn: GS.TS Đặng Đình Đào (2017), Giáo trình Quản trị logistic, NXB Lao động& Xã hội) - - Sô lượng kho: Phụ thuộc chủ yếu vảo quy mô của doanh nghiệp Doanh nghiệp lớn với nhiều cơ sở kinh doanh, các nhà phân phối, đại lý thì sẽ yêu cầu phải có nhiêu kho, mỗi khu vực lại phải có tông kho để phục vụ nhu cầu cho phân phối hàng hóa

- Vi tri kho: Phu thuộc chủ yếu vảo thị trường phân phối của doanh nghiệp

Kho hàng phải được đặt gần với các cơ sở phân phối, đảm bảo về thời gian vận

Trang 25

- Quy mo kho: Phu thuộc chủ yeu vào chiến lược kinh doanh của doanh

nghiệp tại từng thị trường, từng khu vực nhất định Các quyết định về quy mô kho có sự ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định trong dự trữ hàng tôn kho

- Quy hoạch mặt băng kho bao gôm các công việc:

+ Bồ trí, thiết kế cấu trúc kho bãi và các phương tiên cất trữ, bốc xếp hàng trong kho

+ Quản lý hàng hóa: bao om viéc phan loai hang, dinh vi, lap danh muc, dan

nhãn hoặc thanh lý hàng chất lượng kém

+ Kiểm kê hàng hóa: điều chỉnh sự chênh lệch (nếu có), kiểm kê tôn kho, lưu giữ hơ sơ

Ngồi ra thực hiện các quyết định quản trị kho phải kèm theo thực hiện tốt các công tác như: Quản lý công tác xuất nhập hàng; Đảm bảo an toản cho hàng hóa, người lao động: Phòng ngừa trộm cắp, cháy nô

1.2.2.6 Dịch vụ khách hàng

Trong hoạt động logistics, dịch vụ khách hàng được hiểu là toản bộ kết quả

đầu ra, là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thong Do đó muốn phát triển

logistics phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng.Theo quan điểm này, dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua và người bán và bên thứ ba là nhà thầu phụ Kết quả của quá trình này tạo ra giá trị gia tăng cho san

phẩm hay dịch vụ được trao đổi, được đo băng hiệu số ela tri dau ra va gla tri dau vào của một loạt các hoạt động kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau và thê hiện

qua sự hải lòng của khách hàng Là thước đo chât lượng toản bộ hệ thông logistics của doanh nghiệp, dịch vụ khách hảng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phân, đến tông

Trang 26

vả sản phâm kinh doanh mà giá trị cộng thêm vào sản phâm va dich vu do hau can mang lại không giống nhau

Có nhiều yếu tô để tạo nên dịch vụ khách hàng, trong logistics thì cũng tương tự Các doanh nghiệp có thể áp dụng một hay nhiều yếu tô để cải thiện hiệu quả

kinh doanh của mình Việc sử dụng các yếu tổ nay chu yeu la dé thuc hién chinh

sách giá trị thuộc về khách hàng Tức là đưa cho khách hàng giá trị lớn hơn.Giá trị

thuộc về khách hàng được hiểu là sự chênh lệch giữa chi phí mà họ bỏ ra so với những giá trị họ thực sự nhận được Chi phí được hiểu không chỉ bao om tién bac,

mà còn gồm cả thời gian, công sức Còn giá trị thì thuộc về các lợi ích họ đạt

được Một số yêu tô cơ bản gồm:

a Thor gian

Thoi gian ngay cang quan trọng, thế giới càng phát triển thì con người cảng coi trọng thời gian hơn Do đó, đây là một yếu tố cực kì có giá trị dé tạo ra sự hài lòng cho khách hàng.Thời gian mà họ nhận được sản phẩm cảng ngăn, thì họ sẽ cảng hài lòng hơn

Chang thế mà hiện nay có các dịch vụ vận chuyển ngay lập tức Ví dụ như “giao hàng 2h” của Tiki Chắc chắn răng chăng ai muốn mua hàng online, ví dụ như mua một đôi giày mà phải đợi đến 1 tuần mới nhận được hàng thay vì 2h sau

b Độ tin cậy

Về mặt này, chúng ta đang nói đến van đề thương hiệu Thương hiệu có độ tin cậy cảng cao thì dịch vụ khách hàng cảng có cơ hội để làm thỏa mãn khách hàng

Trang 27

Hãy nhìn lại chính mình, tất cả chúng ta đều cảm thấy an toàn hơn khi mua ở những thương hiệu uy tín Chúng ta không bị áp lực tĩnh thân về việc lừa đảo hay những gì tương tự khi sử dụng nó

Dịch vụ khách hàng trong logistics dựa rất nhiều vào độ tin cậy bởi nó ảnh

hưởng trực tiếp với quy trình kinh doanh của khách hảng c Thong tin

Là nhân tổ liên quan đến các hoạt động giao tiếp, truyền tin cho khách hàng về hàng hóa, dịch vụ, quá trình cung cấp dịch vụ một cách chính xác, nhanh chóng, dễ

hiểu Mặt khác liên quan đến thu thập xử lý các khiếu nại, đề xuất, yêu cầu từ phía

khách hàng đề có những điều chỉnh, giải đáp phù hợp

d Độ linh hoạt

Đó là khả năng linh động về sản phẩm theo nhu cầu khách hàng Khách hảng muôn sử dụng một sản phâm giải quyết được vấn đề của họ, cho nên nếu có thể hãy tùy biến sản phẩm để nó có thể phù hợp nhất với nhu cau khach hang

1.2.3 Cac nhân tô ảnh hưởng đến hoạt động logistics

1.2.3.1 Môi trường pháp lý

Ở nước ta, có khá nhiêu các văn bản pháp luật, thông tư, nghị định quy định

về việc thành lập doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chuyên ngành, tô chức, hiệp

hội và cả các quy định về thuế Tuy nhiên, nhiêu văn bản không chặt chẽ, rõ ràng, không theo kịp sự phát triển của ngành Logistics Như ta đã biết, logistics liên quan

đến nhiều bộ ngành như: Giao thông vận tải, Hải quan, kiêm định mỗi bộ ban

hàng những quy định khác nhau, đôi khi chồng chéo nhau gây không ít khó khăn

Trang 28

trong những trở lực không nhỏ lảm ảnh hưởng trực tiếp đến ngành Logistics Viét Nam trong quá trình hội nhập thê giới

1.2.3.2 Tình hình phái triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam

Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải liên hop (Combined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bang ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa

phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác đề

giao hàng Các phương thức vận tải phô biên hiện nay gồm vận tải hảng không, vận

tải bộ, vận tải đường sắt, vận tải biển Cần lưu ý, vận tải đa phương thức do ]

người vận tải chịu trách nhiệm trên cơ sở 01 hợp đồng và 1 chứng từ vận tải cho

toàn chặng vận chuyên

Hiện nay, các doanh nghiệp phát triên nhanh về số lượng nhưng quy mô cung cap dich vu logistics nho, kinh doanh kiêu manh mún Phát triển ô ạt về số lượng nhưng quy mô phân lớn các công ty giao nhận Việt Nam nhỏ, vốn ít, trang bị lạc hau va nhân lực thì đa phân chỉ có khoảng 10-20 người/ công ty Nghiệp vụ chủ yếu của các công ty trong nước chỉ là mua bán cước đường biên, hàng không, khai thuế quan, dịch vụ xe tải, không nhiêu công ty có đủ năng lực đảm nhận toàn bộ chuỗi cung ứng bao gôm vận chuyên đường bộ, kho bãi, đóng gói, thuê tàu

Hệ thống kết câu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa,

đường hàng hải và đường hàng không nhìn chung chưa đáp ứng nhu câu Phương tiện vận tải đường bộ đã sử dụng nhiều năm, nhập khẩu từ nước ngoài đã

được tân trang lại, kiểu loại thuộc nhiều nước sản xuất, các xe có da phân là xe

trọng tải thấp

Một điều đáng buôn là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logIlsfics

Trang 29

doanh theo kiểu chụp giật, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ đề

dành được các hợp đồng và chủ yếu là hạ giá thành thuê container, điều này chỉ có các doanh nghiệp trong nước bị thiệt, còn các doanh nghiệp nước ngoài là những người chủ tảu sẽ đóng vai trò ngư ông đắc lợi

1.2.3.3 Nguồn nhân lực phục vụ Logistics

Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics

tại Việt Nam hiện nay trở nên thiêu hụt trầm trọng Các chương trình đào tạo,

nâng cao tay nghệ trong ngảnh logistics hiện nay được thực hiện ở các cơ sở đảo

tạo chính thức, đào tạo theo chương trình Hiệp hội và đào tạo nội bộ Tập trung đào

tạo đội ngũ lao động có tay nghệ để nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics là hết sức

cân thiệt

1.2.3.4 Sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại

Việt Nam

Trong những năm qua, công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại Việt Nam đã không ngừng phát triển, điều này góp phần không nhỏ vào việc phát triển ngành logistics Nhờ có công nghệ thông tin và thương mại điện tử mả

logistics Viét Nam trở nên linh hoạt hơn, giao thương được với nhiêu quốc gia trên

thế giới cách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm được nhiêu thời gian chỉ phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vu logistics

Tuy nhiên bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý để nâng cao hiệu quả logistics cũng còn nhiều hạn chế vì thế đòi hỏi các doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics phải linh hoạt hơn nữa, chú trọng đầu tư hơn

nữa thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn

Trang 30

1.2.4.1 Đo lường kết quả bên trong

Đo lường kết quả bên trong tập trung vào các hoạt động vả quá trình so sánh

các hoạt động với mục đích đặt ra trước đây

Có thé phân loại các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động logistics thành: Chỉ phí, Dịch vụ khách hàng, Năng suất, Quản trị tài sản và chất lượng

Chỉ phí đề thực hiện các mục tiêu hoạt động xác định là chỉ tiêu phản ánh trực

tiếp nhật kết quả logistics Kết quả chỉ phí logistics chủ yếu được đo băng tổng số tiên, tý lệ phần trăm trên doanh số, hoặc chi phí trên một đơn vị quy mô

Dịch vụ khách hàng là loại chỉ tiêu đo lường két qua logistics thir hai Bao gôm 3 tiêu chí nhỏ:

a) Tính săn có của hàng hóa/dịch vụ

- Sự sẵn có của hàng hóa tại các địa điểm bán và nơi cung cấp là L cách thức để đánh giá khả năng đáp ứng những mong đợi của khách hàng trong quá trình vận hành các hoạt động logistics Tính săn có được đánh giá theo 3 tiêu chí :

+ Tỷ lệ phân trăm hàng hóa có mặt tại kho ở 1 thời điểm + Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng

+ Tỷ lệ phan trăm những đơn đặt hàng đã được thực hiện đây đủ vả giao cho

khách Đây là chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất về lượng hàng san có để phục vụ

khách hàng

Trang 31

- Đề cập tới thời gian cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của khách qua các đơn hàng Hiệu suất nghiệp vụ thể hiện qua chỉ tiêu tốc độ và độ ổn định thời gian giao

hàng

Hiệu suất dịch vụ chính là khả năng cung ứng dịch vụ thể hiện chủ yêu qua mức độ thực hiện đơn hàng của công ty Các hoạt động tạo nên Ï vòng quay đơn

đặt hàng điển hình bao gồm :

Hình thành và truyền đạt đơn hàng - Xử lý đơn đặt hàng và chấp nhận thanh toán - chuẩn bị sẵn sảng hàng hóa - Làm vận đơn và chứng từ - Vận chuyên và giao

hàng

- Các chỉ tiêu tốc độ , sự phù hợp vả tính linh hoạt của các hoạt động phục vụ khách hàng có liên quan trực tiếp đến toàn bộ cơ câu vòng quay đơn hảng trên và thế hiện hiệu suất nghiệp vụ của hoạt động logistics

+ Tốc độ cung ứng dịch vụ

+ Sự chính xác của vòng quay đơn đặt hàng

+ Tính linh hoạt

c) Độ tin cậy dịch vụ

- Độ tin cậy dịch vụ hay chất lượng dịch vụ đề cập tới khả năng của | cong ty thực hiện hoàn hảo các hoạt động đáp ứng đơn đặt hàng theo nhận thức của khách

hàng Toản bộ quá trình phục vụ khách hang déu đề cập tới việc thỏa mãn yêu câu

của khách hàng, do đó chất lượng dịch vụ được xem xét trước hết với 2 chỉ tiêu : sự

Trang 32

Năng suất là chỉ tiêu khác dé do lường kết quả của tô chức Năng suất là mối

quan hệ giữa đầu ra được tạo ra và số lượng đầu vào được hệ thống sử dụng để tạo

nên đầu ra này Có 3 loại chỉ tiêu đo lường năng suất cơ bản: thông kê, động thái và đại diện

Chỉ tiêu đo lường tài sản tập trung vào việc sử dụng đầu tư vốn vào cơ sở vật chất và thiết bị, cũng như sử dụng vốn vào dự trữ để đạt được các mục đích của

logistics Chất lượng các chỉ tiêu đo lường chất lượng, những đánh giá định hướng quá trình được thiết kế để xác định hiệu quả của một loạt các hoạt đọng thay vì một hoạt động riêng lẻ Tuy nhiên chất lượng luôn luôn khó đo lường do phạm vi rộng lớn của nó

1.2.4.2 Do lường kết quả bên ngoài

Trong khi các chỉ tiêu bên trong là quan trọng để kiểm tra theo dõi tổ chức chi tiết, thì các chỉ tiêu đo lường kết quả bên ngoài là cân thiết để theo dõi hiểu và phát triển khách hảng hiểu sâu sắc những đôi mới từ những ngành khác Đo lường kết quả bên ngồi bao gơm: Chỉ tiêu đo lường mong đợi khách hàng, xác định chuẩn mực thực ti n tốt nhất, đo lường toàn diện chuỗi cung ứng, thỏa mãn khách hang/ chất lượng

Chi tiêu đo lường mong đợi khách hàng: Cấu thành quan trọng kết quả logisties là đo lường chính xác những mong đợi của khách hàng Những chỉ tiêu đo lường nảy có thể thu thập được thông qua điều tra hỗ trợ công ty hoặc ngành, hoặc

nhờ vào dòng đơn đặt hàng hệ thông Việc điều tra cơ bản kết hợp các chỉ tiêu đo

lường những mong đợi của khách hàng về mặt khả năng đây đủ hàng hóa, thời gian thực hiện đơn đặt hàng, khả năng đảm bảo thông tin, giải quyết khó khăn và hỗ trợ

sản phẩm Việc điều tra được triển khai và điều hành bởi bản thân doanh nghiệp

Trang 33

Xác định chuẩn mực thực tỉ n tốt nhất: chuân mực cũng là khía cạnh quan

trọng của các chỉ tiêu đo lường toản diện kết quả Ngày cảng có nhiều doanh

nghiép coi chuẩn mực như là kỹ thuật để so sánh các nphiệp vụ của mình với các

nghiệp vụ của đôi thủ cạnh tranh và doanh nghiệp dẫn đầu trong những ngành có

và không có quan hệ

Đo lường toan diện chuỗi cung ứng : Tập trung kết quả và hiệu quả toản bộ chuỗi cung ứng yêu câu các chỉ tiêu đo lường phản ánh tồn cảnh thơng nhất Toản

cảnh này phải so sánh được và phù hợp cho cả chức năng của doanh nghiệp và tình trạng thiết kế kênh

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHAT TRIEN CHUOI DICH VU LOGISTICS TAI CONG TY TNHH MLC - ITL

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MLC - ITL

s* Tên công ty: Công ty TNHH Logisties MLC-ITL

* Tên tiếng Anh: MLC-ITL Logisties Company Limited

¢* Dia chi: Phong 1109, Toa nha Ocean Park, số 1, Đào Duy Anh, Phương

Mai, Dong Đa, Hà Nội s* Điện thoại: 04 3574 7320 s* Fax: 04 3574 7320 s* Website: http://mlc-ItÏ.com s* Giám đốc: Takayoshi Sakurai % Mã số thuế: 0310914187-001

* Ngày cấp giấy phép kinh doanh: 19/09/2011 tại Cục thuê TP Hà Nội * Vốn điều lệ: 10,000,000,000 đồng (băng chữ: mười tỷ đông chăn./.)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Logisties MLC-ITL, chỉ nhánh Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt động ngày 09/01/2011 với ngành nghề chính là kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho

vận tải

Trong 8 năm hoạt động kinh doanh công ty đã không ngừng mở rộng quy mô

kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cung cấp dịch vụ vận tải và kho bãi

Trang 35

2.L2 Chức năng, nhiệm vụ của công Íy

MLC-ITL là một cơng ty liên doanh được tạo thành từ hai công ty hậu cần

danh tiếng, tổng công ty hậu cần Mitsubishi Logistics (Nhật Bản) và công ty hậu can Indo Trans (Viét Nam)

Với sự hỗ trợ mạnh về mặt kinh nghiệm trong lĩnh vực hậu cân từ hai cong ty,

MLC-ITL mang dén cho khách hang dich vu hậu cần, vận tải tích hợp tốt nhất, bao gôm vận chuyển quốc tế, nội địa qua đường biển, hàng không, thông quan, kho bãi

va hang dv an

Sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm cùng với dịch vụ hậu cần chuyên

nghiệp, giá cả cạnh tranh, MLC-ITL có thể đảm đương bat ky don hang vận chuyển

nao va tu tin mang lại cho khách hàng sự hài lòng

Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ thuê kho bãi tại MUC-ITL Logistics:

- _ Giá rẻ hơn trong thị trường, giá cả linh hoạt với nhu câu của khách hang - _ Diện tích cho thuê linh hoạt tùy theo nhu cầu của khách hàng Ví dụ khách hàng hiện tại chỉ có nhu câu thuê 100m2, nhưng sau đó khách hàng muốn mở rộng

thêm diện tích hoặc đối vị trí khác đều được hỗ trợ

- _ Quản lý hàng hóa cho khách hàng, báo cáo nhập xuất hàng hóa, có đội ngũ

nhân sự quản lý phụ trách, máy móc phương tiện đầy đủ

- — Vị trí cho thuê tốt, giá tốt cho khách hàng, cung cấp các dịch vụ tại chỗ như bốc xếp hảng hóa

- _ Kho năm ở vị trí thuận tiện, đường xá lưu thông tốt, hệ thống kho mới

Trang 36

2.1.3 Ngành nghệ kinh doanh

s* Dich vu van tai quéc té va Logistics quéc té

Van tai duong bién xuat/ nhap hang lẻ, hàng nguyên cont từ bất cứ địa điểm

nào trên thế giới về Việt Nam và từ Việt Nam đi các địa điểm trên thế giới

Vận tải đường hàng không xuất nhập từ bất cứ địa điểm nào trên thế giới về

Việt Nam và từ Việt Nam di cac nước trên thế ĐIỚI Tuyến thế mạnh: Châu Á, Nhật Bản, TrungQuốc,

¢¢ Dich vụ vận tải nội địa

Vận tải đường biển từ Hải Phòng vào Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng,

Vũng Tàu và ngược lại

Vận tải nội địa miễn Bắc, miénTrung, mién Nam

s* Dịch vụ phân phối

Đội xe 16 đầu kéo và hơn 10 nhà thâu phụ với hơn 100 dau kéo luôn sẵn sang

phục vụ khách hàng, cung cấp các giải pháp phân phối hiệu quả từ Bắc vào Nam

¢¢ Dich vu kho bai

Kho mién Bac: 16000 m? tai khu công nghiệp Hà Bình Phương, Thường Tin,

Ha Noi (cach trung tam Ha Noi 15km)

Kho mién Nam: 12000 m? tai 99A/ 5A25, duéng N3, Binh Dang, Binh Hoa,

Thuan An, Binh Duong

Sử dụng phần mêm bản quyền WMS cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại: xe nâng, giá kệ, trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toản lao động, phòng chỗng cháy

9

ˆ^

Trang 37

s* Dịch vụ khai báo hải quan và xin cập phép xuất nhập khâu theo chính sách

mặt hàng

Với đội ngũ hơn 30 nhân viên OPS với nhiêu năm kinh nghiệm khai báo hải

quan trên phần mêm Ecus, được đảo tạo nghiệp vụ chuyên sâu, MLC-ITL nhận khai báo, thông quan tất cả các mặt hàng Luôn sẵn sang thực hiện tốt các thủ tục xin cấp phép chuyên nganh dé đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh nhất

2.1.4 Cơ cấu tổ chức

MLC-ITL có đội ngũ nhân viên và lãnh đạo chuyên nghiệp hóa, gồm nhiễu thành viên đã có kinh nghiệm lâu năm trong các công ty lớn, đầu ngành Mô hình

Trang 38

Trong thời gian qua, công ty đã đạt được những thảnh tích hết sức đáng

khích lệ như việc doanh thu, lợi nhuận tăng đều qua các năm; tận dụng hiệu quả

chi phí vôn vay hay cô găng giảm chi phí quản lý thời gian gần đây, cụ thể:

Về tài sản của công ty có xu hướng tăng nhanh và chiều hướng tăng mạnh

nhất bắt đầu từ năm 2018 Mức tăng tổng tài sản năm 2018 so với năm 2017 là

21.989.200 nghìn đồng tương ứng tăng 18.17%, trong đó đáng chú ý là công ty tiếp tục đầu tư vào tài sản ngăn hạn Năm 2016 tổng tài sản ngắn hạn của công ty là 75.747.575 nghìn đông đến năm 2017 chỉ tiêu này tăng 6.558.578 nghìn dong so với năm 2016 tương ứng với tỷ lệ 8,66% và tài sản ngăn hạn năm 2018 tăng mạnh lên tới 19.399.653 nghìn đông ứng với tỷ lệ là 23,57%, cho thấy mức tăng

Trang 39

năm 2018 tốt hơn năm 2017 Điều nảy cho thấy sự phát triển của công ty trong quá trình kinh doanh

Bảng 2.4: Phân tích lợi nhuận sau thuế công ty giai đoạn 2016-2018 (ĐVT: nghìn đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Lợi nhuận sau thuế 2.839.852 |3.297.340 | 5.169.693 Mức tăng 457.488 1.872.353 ~16,11% 56,78% (Nguồn: Tổng hợp từ bảng 2.2) Trong đó:

- _ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 giảm 4.133.351 nghìn đồng tương ứng giảm 21,2%, tuy nhiên đến năm 2018 chỉ tiêu này tăng

3.323.187 nghìn đồng với tý lệ tăng 21,63%, điều này cho thấy sự cố gắng của

công ty trong việc cải thiện các cung cấp dịch vụ hậu can, đem lại sự hài lòng và

Ngày đăng: 29/12/2021, 00:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w