Tài liệu Khảo sát độ loạn thị giác mạc trung tâm trên bệnh nhân bị mộng thịt bằng giác mạc đồ doc

7 538 4
Tài liệu Khảo sát độ loạn thị giác mạc trung tâm trên bệnh nhân bị mộng thịt bằng giác mạc đồ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 KHẢO SÁT ĐỘ LOẠN THỊ GIÁC MẠC TRUNG TÂM TRÊN BỆNH NHÂN BỊ MỘNG THỊT BẰNG GIÁC MẠC ĐỒ. Huỳnh Tấn Cảnh*, Lê Minh Thông* TÓM TẮT Công trình nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 12/2002 – 7/2003 tại Trung tâm chẩn đoán Y khoa TP. HCM. Mục đích của nghiên cứu là khảo sát mối tương quan giữa kích thước của mộng thòt và độ loạn thò giác mạc ở hai kích thước đường kính 3mm và 5mm. Thêm vào đó, chúng tôi nghiên cứu vể những thay đổi khúc xạ có liên quan đến loạn thò giác mạc không đều phụ thuộc vào kích thước của mộng thòt. Chúng tôi đã khảo sát 299 mắt bò mộng thòt nguyên phát với những kích thước khác nhau, sử dụng giác mạc đồ TMS-3 và đèn khe để đo kích thước mộng từ vùng rìa (đơn vò là mm), từ đó xác đònh các thông số về kích thước của mộng liên quan đến loạn thò giác mạc do mộng thòt gây ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy : khi mộng thòt nguyên phát xâm lấn qua vùng rìa >3mm nó sẽ gây ra loạn thò trầm trọng (>3D). Tình trạng loạn thò này có khuynh hướng gia tăng theo độ mộng. Đặc biệt, chúng tôi đã thấy được rằng, công suất khúc xạ bề mặt có một vai trò rất quan trọng trong mối tương quan giữa kích thước của mộng thòt và độ loạn thò giác mạc. SUMMARY EVALUATION OF PTERYGIUM – INDUCED CENTRAL CORNEAL ASTIGMATISM BY USING CORNEAL TOPOGRAPHY. Huynh Tan Canh, Le Minh Thong *Y Học TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 * Supplement of No 1 * 2004: 155 – 161 This study was carried out from december 2002 to july 2003 at HCM city Medical Diagnotic Center. The purpose of the study was to evaluated the correlation between pterygium size and corneal astigmatism in the 3- mm- zone and 5- mm- zone. In addition, we investigated refractive changes featuring irregular astigmatism depending on theire size. We evaluated 299 eyes with primary pterygium of different sizes, using TMS- 3 and Slit- lamp beam measurements of the size of the pterygium (in millimetters) from the limbus to assess parameters of pterygium size with induced corneal astigmatism. The result of study showed: When primary pterygium reaches more than 3mm in size from the limbus it induces significant astigmatism (>3D). This significant astigmatism tends to increas with the increasing size of the lesion. Especially, we found that the anterior crneal power has a very important role in the correlation between pterygium size and corneal astigmatism. ĐẶT VẤN ĐỀ Loạn thò giác mạc không đều do mộng thòt là một quá trình biến dạng từ từ của bề mặt trước giác mạc do bò xâm lấn của mộng thòt từ vùng rìa hướng vào trung tâm giác mạc. Mộng thòt là bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới, nhìn chung, khu vực nam bán cầu có tỷ lệ bệnh cao hơn khu vực bắc bán cầu (27) . Ở Việt Nam, những người < 50 tuổi có tỷ lệ bệnh 14% và mộng thòt là nguyên nhân đứng hàng thứ hai sau đục thuỷ tinh thể gây giảm thò lực và rối loạn thò giác hai mắt (4) . * Bộ môn Mắt - ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh Chuyên đề Tai Mũi Họng – Mắt 155 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học Do đặc tính của mộng thòt là một bệnh có tỷ lệ tái phát cao sau phẫu thuật, nên các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước từ trước đến nay tập trung vào vấn đề này rất nhiều. Riêng về vấn đề loạn thò giác mạc do mộng thòt, ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thấy công trình nào nghiên cứu, nhưng ở Mỹ và các nước châu u nhờ có giác mạc đồ đã nghiên cứu về khía cạnh này khá nhiều (6,10,19,22,23,31,32,35) . Tuy nhiên, hầu hết các công trình đều dừng lại ở chỗ so sánh sự thay đổi độ loạn thò giác mạc trước và sau phẫu thuật cắt mộng, còn những vấn đề có liên quan đến những sự xáo trộn khúc xạdo mộng thòt gây nên thì vẫn chưa có câu trả lời thống nhất. Để góp phần trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi sử dụng giác mạc đồ với máy hiệu TMS-3 khảo sát độ loạn thò giác mạc trung tâm trên bệnh nhân bò mộng thòt. Và trên cơ sở đó, rút ra một số nhận đònh để bổ sung vào việc đánh giá loạn thò giác mạc sau những phẫu thuật có ảnh hưởng bề mặt trước giác mạc cũng như chỉ đònh phẫu thuật phù hợp với bệnh học. Mục tiêu nghiên cứu. Khảo sát độ loạn thò không đều của giác mạc trung tâm ở hai kích thước đường kính 3mm và 5mm tương ứng với mỗi độ xâm lấn của mộng thòt vào giác mạc và những xáo trộn khúc xạ có liên quan đến loạn thò giác mạc do mộng thòt. ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: -Cở mẫu được tính theo công thức : n = Z(2).P(1 – P) / d(2)Ỉ n = 299 mắt. -Mẫu được chia thành 4 nhóm tương ứng với 4 độ mộng: độ I (0,2 – 1mm), độ II (1,1mm – 3mm), độ III (3,1 – 4,5mm) và độ IV (>4,5mm). -Tiêu chuẩn chọn mẫu: bao gồm, không phân biệt giới, mọi lứa tuổi, mộng thòt nguyên phát, không có các khối u ở mi và vùng rìa, không có các bệnh lý giác mạc đi kèm cũng như các bệnh lý gây kích thích tiết nhiều nước mắt (như: lông siêu, sạn vôi), nhãn áp trong giới hạn bình thường, mắt còn khả năng đònh thò. Phương pháp nghiên cứu -Thiết kế nghiên cứu : nghiên cứu chọn mẫu mô tả cắt ngang. -Phương tiện nghiên cứu : giác mạc đồ TMS-3 (Topographic Modeling System) Giác mạc đồ TMS- 3 là máy chụp hình giác mạc tự động, được sản xuất năm 1998, là thế hệ thứ 5 của loại máy này. TMS-3 hoạt động dựa trên nguyên lý của đóa Placido, đóa này có cấu trúc như một hình nón cụt, trên đó có 28 vòng tròn đồng tâm có kích thước tăng dần từ trung tâm ra ngoại biên, các vòng tròn này phát sáng khi chụp hình giác mạc và khoản cách giữa các vòng khi chiếu lên giác mạc là 180 micromet. Khi các vòng phản xạ được ghi vào bộ nhớ của máy vi tính nhờ một một máy chụp hình giác mạc (CCD camera: là loại máy chuyển các tín hiệu hình ảnh thành các tín hiệu bằng số) thì phần mềm sẽ xử lý các thông tin nhằm xác đònh khoản cách giữa các vòng tròn trên 256 kinh tuyến đã được lập trình sẳn. Qua một thuật toán trong chương trình của máy vi tính, các khoản cách này được liên kết với những khoản cách tương ứng trên một bề mặt hình cầu được thiết kế theo lý thuyết. Sự khác biệt giữa các dữ liệu thu thập được và dữ liệu theo lý thuyết sẽ cung cấp các yếu tố cho sự tái tạo lại bề mặt thật của giác mạc. Phương pháp xử lý theo toán học này có thể áp dụng cho mọi điểm trên giác mạc theo hai cách thể hiện: bằng hình ảnh bản đồ hoặc bằng số (2,11,18,20,24,25,30, 36,37,39,40,41,43,44) . Các bước tiến hành Khám bệnh nhân trước khi chụp hình giác mạc, gồm có : đo thò lực, đo nhãn áp, đo kích thước mộng thòt, khám qua đèn khe để xác đònh thể lâm sàng. Chụp hình giác mạc. Lấy số liệu. Phân tích và xử lý số liệu : SPSS 7.05 Chuyên đề Tai Mũi Họng – Mắt 156 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 KẾT QUẢ Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Bảng 1 : Phân bố bệnh theo giới tính, tuổi và độ mộng. Số lượng Tỷlệ (%) Nam 109/299 36,5% Giới Nữ 190/299 63,5% < 30 14/299 4,7% 30 – 50 160/299 53,5% Tuổi: > 50 125/299 41,8% I 96/299 32,1% II 107/299 35,8% III 67/299 22,4% Độ mộng: IV 29/299 9,7% Nhận xét: Bệnh phân bố ở phái nữ nhiều hơn phái nam. Bệnh xảy ra chủ yếu ở tuổi > 30 (95,3%). Bệnh tập trung chủ yếu từ độ I đến độ III (90,3%). Phân bố bệnh theo độ mộng và thể lâm sàng. Bảng 2. phân bố bệnh theo độ mộng và thể lâm sàng Độ mộng Thể tiến triển Thể xơ Tổng số I 61(63,5%) 35(36,5%) 96(100%) II 76(71,0%) 31(29%) 107(100%) III 50(74,6%). 17(25,4%) 67(100%) IV 24(82,8%) 5(17,2%) 29(100%) Nhận xét: Trong từng độ mộng, số lượng bệnh của thể tiến triển bao giờ cũng lớn hơn thể xơ. Sự biến thiên tăng dần của các tỷ lệ trên không có ý nghóa về thống kê (p = 0,179). Độ loạn thò giác mạc > = 1d do mộng thòt. Bảng 3. Tỷ lệ những trường hợp loạn thò > = 1D ở đường kính 3mm và 5mm. Độ mộng Đường kính 3mm Đường kính 5mm I 47/96(49%) 50/96(52,1%) II 72/107(67,3%) 72/107(67,3%) III 55/67(82,1%) 59/67(88,1%) IV 29/29(100%) 29/29(100%) Nhận xét: Ở cả 2 đường kính 3mm và 5mm số trường hợp có độ loạn thò > = 1D gia tăng theo độ mộng và sự biến thiên này có ý nghóa thống kê với p < 0,001. Độ loạn thò trung bình theo thể lâm sàng -Ở đường kính 3mm, độ loạn thò trung bình giữa 2 thể lâm sàng từ độ I đến độ III không có sự khác biệt có ý nghóa thống kê (p > 0,05). Chỉ có ở độ IV thể xơ có độ loạn thò cao hơn thể tiến triển (p = 0,023). -Ở đường kính 5mm, độ loạn thò trung bình giữa hai thể lâm sàng không có sự khác biệt ở tất cả các độ mộng (p > 0,05). Độ loạn thò trung bình giữa 2 đường kính 3mm và 5mm. Bảng 4. Độ loạn thò trung bình giữa 2 đường kính 3 và 5mm. Độ mộng 3mm(D) 5mm(D) Độ loạn trung bình(D) I 0,81 0,95 0,88 II 1,25 1,68 1,47 III 3,11 3,89 3,50 IV 5,21 6,55 5,88 Nhận xét: Trong từng độ mộng, độ loạn thò trung bình ở đường kính 5mm bao giờ cũng lớn hơn ở 3mm (p < 0,001). Vàđộ loạn thò tăng dần theo độ mộng, đặc biệt tăng đột biến từ độ III. Mối tương quan giữa độ mộngđộ loạn thò. - Ở đường kính 3mm, kết quả cho thấy mối tương quan giữa độ mộngđộ loạn thò giác mạc là mối tương quan thuận, với p = 0,0001 và hệ số tương quan r = 0,606. -Cũng vậy, ở đường kính 5mm, với p = 0,0001 và r = 0,661. Sự thay đổi của 2 chỉ số SRI và SAI. SRI (Surface Regularity Index: chỉ số điều hoà bề mặt): Dùng để đánh giá sự dao động bề mặt giác mạc trung tâm. Còn SAI (Surface Asymmetric Index: chỉ số mất cân đối bề mặt): Dùng để đánh giá sự mất cân đối của toàn thể bề mặt giác mạc. Chuyên đề Tai Mũi Họng – Mắt 157 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học Mỗi chỉ số trên có 3 trò số : bình thường, nghi ngờ và bất thường. Theo kết quả nghiên cứu này: -SRI, trò số nghi ngờ tăng theo độ mộng (p < 0,001), nhưng không có trường hợp nào có trò số bất thường. -SAI, trò số bất thường tăng theo độ mộng (p < 0,001). Sự liên quan giữa công suất khúc xạ bề mặt giác mạcloạn thò giác mạc Từ độ I đến độ III, mỗi độ đều có 2 tình huống xảy ra : có loạn thò và không loạn thò. Dùng SimK là trò số biểu diễn công suất khúc xạ cao nhất của kinh tuyến ở giác mạc trung tâm để tìm hiểu xem trò số này và loạn thò giác mạc có sự liên quan gì với nhau hay không, kết quả cho thấy: Bảng 5. Công suất khúc xạ bề mặt giác mạc Độ mộng Không loạn thò(D) Có loạn thò(D) Po I 40.06 40,80 0,004 II 39,78 40,93. 0,001 III 39,93 40,73. 0,092 Nhận xét: Ở độ I và độ II, sự khác biệt có ý nghóa thống kê (p < 0,05). Bảng này không có độ IV vì ở độ này tất cả các trường hợp đều bò loạn thò. Những trường hợp có loạn thò và thò lực 10/10 Trong tổng số 299 trường hợp có 90 trường hợp bò loạn thò nhưng thò lực vẫn duy trì 10/10. Phân tích các đặc điểm cho thấy như sau: Hầu hết các trường hợp xảy ra ở người < = 50 tuổi (91,1%), và phần lớn tập trungđộ I và độ II (73,4%). Độ loạn thò < = 3D chiếm đa số (91,1%). Những người > 50 tuổi và độ loạn > 3D: không có trường hợp nào. BÀN LUẬN Khi khảo sát mối tương quan giữa độ loạn thò giác mạc và độ mộng ở 2 kích thước đường kính 3mm và 5mm, kết quả cho thấy đây là mối tương quan thuận với hệ số tương quan mạnh r (3mm) = 0,606 và r (5mm) = 0,661. Nghóa là khi độ mộng càng tăng thì độ loạn thò cũng sẽ tăng theo (p = 0,001), đặc biệt từ độ III mức độ loạn thò tăng đột biến > 3D, và đây là điểm mốc cần lưu ý. Vì khi bò loạn thò > 3D thì hầu hết û các trường hợp đều bò giảm thò lực. Do đó trên lâm sàng khi bệnh nhânmộng thòt từ độ III, xét về mặt chức năng thò giác hai mắt thì nên có chỉ đònh phẫu thuật. Bên cạnh đó, độ loạn thò trung bình ở đường kính 5mm bao giờ cũng lớn hơn ở 3mm (p < 0,001). Điều đó cho thấy, độ loạn thò giác mạc có khuynh hướng giảm dần từ vùng rìa vào trung tâm giác mạc. Hay nói khác đi, với ánh sáng trong phòng (đường kính 5mm) mắt sẽ bò những tác hại xấu về mặt khúc xạ nhiều hơn ở ánh sáng ngoài trời (đường kính 3mm). Về đặc điểm của các thể lâm sàng, thể tiến triển bao giờ cũng có tỷ lệ bệnh cao hơn thể xơ (p < 0,0001), và tỷ lệ này không thay đổi ở mọi độ mộng (p = 0,179). Kết quả này phối hợp với bệnh sinh của mộng thòt thì thấy rằng, mộng thòt dù ở độ mộng nào thì hoạt tính và khả năng tái phát vẫn luôn luôn cao. Do đó, khi chúng ta để bệnh tồn tại lâu ngày là đồng nghóa với việc chấp nhận cho giác mạc có nguy cơ bò sẹo và bò biến dạng càng nhiều. Vì vậy, việc cố gắng tìm ra một phương pháp điều trò hữu hiệu ngay khi mộng mới xuất hiện là cần thiết, mà yếu tố mấu chốt ở đây là làm sao ức chế được các tế bào mầm ở vùng rìa bò biến đổi – còn gọi là tế bào mộng thòt. Mặt khác, về mức độ gây loạn thò thì 2 thể lâm sàng nhìn chung là như nhau, duy chỉ có độ IV ở đường kính 3mm thì thể xơ gây loạn thò nhiều hơn thể tiến triền (p = 0,023), điều này có thể do đặc điểm giải phẫu bệnh của thể xơ là : mô xơ nhiều gây co kéo, kèm với yếu tố loạn dưỡng trên nền một bề dày giác mạc quá mõngtrung tâm. Đề cập đến vai trò của công suất khúc xạ bề mặt trong mối tương quan giữa độ loạn thò giác mạcđộ mộng, theo chúng tôi là vấn đề mới, được phát hiện một cách ngẫu nhiên. Vì sau khi tổng kết các số liệu nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng, từ độ I đến độ III, trong cùng một độ mộng có trường hợp bò loạn thò nhưng cũng có những trường hợp không bò loạn thò. Để trả lời cho thắc mắc này, chúng tôi đã so sánh bản Chuyên đề Tai Mũi Họng – Mắt 158 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 đồ giác mạc của nhóm có loạn thò và không loạn thò trên cùng một độ mộng thì nhận thấy, bản đồ giác mạc của nhóm có loạn thò có màu sáng hơn nhóm không loạn thò – có nghóa là, công suất bề mặt giác mạc của nhóm có loạn thò cao hơn nhóm không loạn thò. Khi đêm các số liệu xử lý bằng toán thống kê thì kết quả cũng phù hợp với nhận xét trên. Cụ thể là, ở độ I và độ II, công suất khúc xạ bề mặt của nhóm có loạn thò cao hơn nhóm không loạn thò, và sự khác biệt này có ý nghóa thống kê (pI = 0,004 ; pII=0,001), còn ở độ III, kết quả cũng như vậy nhưng sự sai biệt không có ý nghóa thống kê (p=0,092). Tuy nhiên, với kết quả ở độ I và độ II, cho phép chúng tôi đưa ra nhận xét như sau : Dưới một tác động cơ học như nhau, bề mặt giác mạc nào có công suất khúc xạ càng cao thì có nguy cơ loạn thò càng nhiều và ngược lại, công suất khúc xạ càng thấp thì nguy cơ loạn thò sẽ ít hơn. Đối với chỉ số SRI, kết quả không có trò số bất thường, ngay cả ở độ IV. Điều đó cho thấy, nếu mắt sử dụng chức năng điều tiết thì có thể duy trì được thò lực 10/10 trong những trường hợp loạn thò nhẹ, vì nếu chỉ số SRI tăng cao đến mức bất thường thì mắt luôn bò giảm thò lực dù có cố gắng sử dụng chức năng điều tiết(25). Còn chỉ số SAI thì trò số bất thường tăng theo độ mộng (p = 0,001). Như vậy, khi độ mộng càng tăng thì tính mất cân đối của bề mặt giác mạc càng trầm trọng và sự biến thiên của trò số này có ý nghóa là, mộng thòt không phải đơn thuần gây ra loạn thò tính theo sự sai biệt giữa trục có công suất khúc xạ cao nhất với trục có công suất khúc xạ thấp nhất mà còn là sự biến dạng, mất tính cân đối của toàn bộ bề mặt giác mạc. Loạn thò đi kèm với giảm thò lực là điều tất yếu, nhưng theo kết quả của đề tài nghiên cứu này có 90/299 trường hợp bò loạn thò nhưng thò lực vẫn đạt 10/10. Trong đó, phần lớn tập trung ở người < = 50 tuổi(91,1%), ở độ I và độ II chiếm đa số (73,4%), và độ loạn thò thường < 3D (91,1%). Tuy nhiên, những người > 50 tuổi và có độ loạn thò > 3D thì không có trường hợp nào. Kết quả trên đây, mặc dầu là loạn thò giác mạc không đều nhưng vẫn giống với loạn thò giác mạc đều, ở chổ, khi mắt có khả năng điều tiết để đưa một trong hai tiêu tuyến trùng lên võng mạc thì mắt có thể duy trì được thò lực 10/10(1). Những trường hợp này thường chỉ xảy ra với những người < = 50 tuổi và độ loạn thò < 3D. KẾT LUẬN Mộng thòt gây ra loạn thò giác mạc với những đặc điểm sau đây: Mối tương quan giữa độ loạn thò giác mạcđộ mộng là mối tương quan thuận. Và độ loạn thò tăng đột biến từ độ III (> 3D). Độ loạn thò ở đường kính 5mm bao giờ cũng lớn hơn ở 3mm. Thể tiến triển bao giờ cũng có tỷ lệ bệnh cao hơn thể xơ ở mọi độ mộng, và nhìn chung,độ loạn thò giữa 2 thể lâm sàng là không khác nhau. Trong cùng một độ mộng, bề mặt giác mạc nào có công suất khúc xạ càng cao thì có nguy cơ bò loạn thò càng nhiều, và ngược lại, công suất khúc xạ càng thấp thì nguy cơ bò loạn thò ít hơn. Mộng thòt gây ra loạn thò giác mạc với đặc điểm gây biến dạng toàn bộ giác mạc. Khả năng điều tiết của mắt có thể duy trì thò lực ở mức 10/10 trong những trường hợp có độ loạn thò < = 3D, nhưng với điều kiện phải < = 50 tuổi. Trong những nhận xét trên đây, có một vấn đề mà theo chúng tôi là một phát hiện mới khá thú vò. Đó là vai trò của công suất khúc xạ bề mặt trong mối tương quan giữa một lực tác động cơ học lên bề mặt giác mạc và mức độ loạn thò của giác mạc. Vì theo kết quả của nghiên cứu này cho thấy, dưới một tác động cơ học như nhau, bề mặt giác mạc nào có công suất khúc xạ càng cao thì nguy cơ bò loạn thò càng nhiều, và ngược lại. Nhưng từ trước đến nay khi nghiên cứu về loạn thò giác mạc sau các phẫu thuật có ảnh hưởng đến giác mạc, chúng ta chỉ thuần tuý xét về độ loạn thò của từng trường hợp trước và sau phẫu thuật mà không bao giờ đề cập đến yếu tố công suất khúc xạ bề mặt. Vì nếu chúng ta có đưa yếu tố này thành một biến trong phép toán thống kê thì sẽ thấy, với cùng một kỹ thuật mỗ do một phẫu thuật viên thực hiện, Chuyên đề Tai Mũi Họng – Mắt 159 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học thì nhóm bệnh có công suất khúc xạ bề mặt giác mạc cao sẽ có tỷ lệ loạn thò nhiều hơn nhóm có công suất khúc xạ thấp. Như vậy, loạn thò giác mạc sau một phẫu thuật không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật mỗ của phẫu thuật viên mà còn phụ thuộc vào chính công suất khúc xạ bề mặt của giác mạc. Tuy nhiên, đây chỉ là nhận xét bước đầu nên chỉ có giá trò tương đối về măt khoa học, do đó cần được nghiên cứu thêm trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Dẫn. Loạn thò. Thực hành nhãn khoa 2001; 7: 105 – 117. 2. Đoàn Trọng Hậu. Khúc xạ Mắt. Nhãn khoa lâm sàng 1988 ; 29 : 285 – 286. 3. Đoàn Trọng Hậu. Loạn thò. Nhãn khoa lâm sàng 1988; 33: 315 – 329. 4. Lê Đỗ Thuỳ Lan. Ghép lớp giác mạc khô trên cũng mạc để điều trò mộng thòt. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học ngành mắt 1998; 1: 2-8. 5. Lê Minh Thông. Giải phẫu học và sinh lý mắt. Giáo trình nhãn khoa 1997; 1:11. 6. Adnal Cinal. The effect of Pterygium surgery on corneal topography. Ophthalmic surgery and laser 2001; 32: 236-238. 7. AAO. Pterygium. External disease and cornea 1998- 1999; 18: 339-341. 8. AAO. Pterygium Excision. External disease and cornea 1998-1999; 22: 394-396. 9. AAO. Basic science of keratorefractive surgery. External disease and cornea 1998-1999; 25: 437-442. 10. Ashaye AO. Refractive astigmatism and pterygium. Afr j Med Sci 1990; 19: 225-228. 11. Dingeldein SA. Quan titative descriptor of corneal shape derived from computer-assisted analysis of photokeratographs. Refractive and corneal surgery 1989; 5: 372-378. 12. Dushku N, et al. Expression and relation to human papillomavirus infection in pingueculae, pterygia and limbal tumors.Arch ophthalmol 1999; 117: 1593-1599. 13. Detorakis ET. Detection of herpes simplex virus and HPV in ophthalmic pterygium. Cornea 2001; 20: 164- 167. 14. EngHL, et al. Failure to detect human papillomavirus DNA in malignant epithelial neoplasm of conjucntiva by polymerase chain reaction. Am j clin Pathol 2002; 17: 429-436. 15. F. Piras, PS Moore. Detection of HPV DNA in pterygia from different geographical regions. Br J ophthalmol 2003; 87: 864-866. 16. Gallager MJ, et al. Human papillomavirus in pterygium. Br j ophthalmol 2001; 85: 782-784. 17. Husnjak. K, et al. Comparision of five different polymerase chain reaction methods for detection of human papillomavirus in cervical cell specimens. J viral methods 2000; 88: 125-134. 18. Hayashi K. Topographic analysic of early changes in corneal astigmatism after cataract surgery. J. Cataract refract surg 1993; 19:43. 19. Ibechukwu BI. Astigmatism and visual impairment in pterygium – affected eyes in Jos, Nigeria. East Afr Med journal 1990; 67: 912-917. 20. Klyce SD. Standardized color-coded maps for corneal topography.Ophthalmology 1993; 100: 1723-1727. 21. K – Hchen. Lack of HPV in pterygium of chinese patients from Taiwan. British j ophthal 2003; 87: 1046-1047. 22. Kee Siew Fong. Refractive change following pterygium surgery. The CLAO journal 1998; 24:02. 23. Lin A, Stern GA. Correlation between pterygium size and induced corneal astigmatism.Cornea 1997; 17: 28- 30. 24. McDonald MB. Changes in corneal topography after excimer laser. Ophthalmology 2001; 98: 1338-1347. 25. Maguire LJ. Graphic presentation of computeranalyzed keratoscope photographs. Arc Ophthalmol 1997; 105:223. 26. Mc Donnel JM, et al. HPV DNA in a recurrent squamous carcinoma of the eyelid. Arch ophthalmol 1989; 107: 1631-1634. 27. Moly Kuuty K. John. Pterygia pathogenesis. Arch ophthalmol 2001; 119: 695-706. 28. Parker PJ. Central topographic island following PRK. Invest Ophthalmol Vis Ci. 1993 ; 34 : 803. 29. Paul U. Fechner. Pterygium. Ocular therapeutics 1998; 16: 369 and 26: 587. Refraction and corneal surgery 1990; 6: 26-31. 30. Reidy JJ. Corneal topography. 31. Rahamin Avisar. Pterygium – induced corneal astigmatism. IMAJ 2000; 2: 14-15. 32. Riedel T. Impact of pterygium size on corneal topography and visual acuity. Jahrestagung der DOG 2001; 29:09. 33. R. J. Buckley. The cornea.Clinical ophthalmology 1987; 5: 136-137. 34. R. Douglas Cullom. Pterygium/ Pingueculum. The Willis eye manual 1994; 4.10: 65-67. 35. Stern GA. Effect of pterygium induced corneal topographic abnormalities. Cornea 1998; 17: 23-27. 36. Stefen Kaufman. Corneal topography and imaging. Emedicine 2002; 1: 1-9. 37 Stephen Klyce. Introduction to keratoscopy. Corneal Topography 1998; 1: 2-5. 38. TW. Reid. Dose human papillomavirus cause pterygium ?.Br J ophthalmol 2003; 87: 806-808. 39. Tomidokoro A. Quantitative evaluation of corneal irregular astigmatism using computed corneal topography. Nippon Ganka gakkai zassbi 1995 ; 99 :292-301. 40. Tomey corporation USA. TMS-3 Auto topographer system guide 1998. 41. Umberto Merlin. The fundamental of keratoscopy. Corneal Topography 1998; 5: 1-82. 42. Varinli S. HPV in pterygium. Cent Afr J Med 1994; 40: 24-26. 43. Wilson SE. Quantitative descriptors of corneal topography. Arch Ophthalmol 1999; 109: 249-353. Chuyên đề Tai Mũi Họng – Mắt 160 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 44. Wilson SE. Screening for corneal topographic abnormalities prior to refractive surgery. Ophthalmology 1994; 101: 147-152. 45. Zur Hausen H. HPV infections : a major cause of human cancer. Biochem Biopys AC 1996; 1288: 55-78. Chuyên đề Tai Mũi Họng – Mắt 161 . Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 KHẢO SÁT ĐỘ LOẠN THỊ GIÁC MẠC TRUNG TÂM TRÊN BỆNH NHÂN BỊ MỘNG THỊT BẰNG GIÁC MẠC ĐỒ. Huỳnh Tấn Cảnh*, Lê Minh Thông*. này, chúng tôi sử dụng giác mạc đồ với máy hiệu TMS-3 khảo sát độ loạn thò giác mạc trung tâm trên bệnh nhân bò mộng thòt. Và trên cơ sở đó, rút ra một

Ngày đăng: 24/01/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KHẢO SÁT ĐỘ LOẠN THỊ GIÁC MẠC TRUNG TÂM TRÊN BỆNH NHÂN BỊ MỘNG THỊT BẰNG GIÁC MẠC ĐỒ.

    • TÓM TẮT

    • SUMMARY

    • EVALUATION OF PTERYGIUM – INDUCED CENTRAL CORNEAL ASTIGMATISM BY USING CORNEAL TOPOGRAPHY.

      • ĐẶT VẤN ĐỀ

        • Mục tiêu nghiên cứu.

        • ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

          • Đối tượng nghiên cứu:

          • Phương pháp nghiên cứu

          • Các bước tiến hành

          • KẾT QUẢ

            • Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 

            • Phân bố bệnh theo độ mộng và thể lâm sàng.

            • Độ loạn thò giác mạc > = 1d do mộng thòt.

            • Độ loạn thò trung bình theo thể lâm sàng

            • Độ loạn thò trung bình giữa 2 đường kính 3mm và 5mm.

            • Mối tương quan giữa độ mộng và độ loạn thò.

            • Sự thay đổi của 2 chỉ số SRI và SAI.

            • Sự liên quan giữa công suất khúc xạ bề mặt giác mạc và loạn thò giác mạc

            • Những trường hợp có loạn thò và thò lực 10/10

            • BÀN LUẬN

            • KẾT LUẬN

            • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan