Côngkhaitàichính:Chuẩntahaychuẩnquốc tế
Ngân hàng Nhà nước chủ trương côngkhai báo cáo tài chính của
các tổ chức tín dụng quốc doanh, còn các ngân hàng quốc doanh có
đủ tự tin để làm việc này?
Bằng Văn bản số 2140 ngày 27/3/2006 gửi lên Chính phủ về việc công
khai báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng quốc doanh, Ngân hàng
Nhà nước một lần nữa thể hiện quyết tâm đẩy nhanh cải cách hệ thống
ngân hàng. Văn bản nêu rõ côngkhai báo cáo tài chính của các ngân
hàng quốc doanh là bước đi thích hợp nhằm minh bạch hóa tài chính,
đồng thời đề nghị Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước quyết định việc
công khai nói trên.
Đó là chủ trương đúng của cơ quan quản lý và hoạch định chính sách, nhưng các ngân hàng
quốc doanh sẽ “xoay sở” ra sao trước yêu cầu minh bạch hóa này?
Chuẩn nào: tahayquốc tế?
Ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), nhận định côngkhai
báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng quốc doanh là chuyện sớm muộn cũng phải đến. “Khi
các đối tác nước ngoài làm việc với chúng tôi, họ chỉ hỏi báo cáo kiểm toán do các công ty kiểm
toán quốctế thực hiện. Đưa ra báo cáo được kiểm toán bởi công ty Việt Nam, lúc đó, coi như
thua”, ông Hà nói. BIDV, theo lời ông Hà, từ năm năm nay đã thuê kiểm toán quốc tế.
Thực ra, ban đầu không phải các ngân hàng quốc doanh tự động thuê kiểm toán quốc tế. Ngân
hàng Thế giới, khi giúp Việt Nam thực hiện dự án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đã đưa ra yêu
cầu thẩm định tình hình tài chính và hỗ trợ kinh phí kiểm toán cho một số ngân hàng giai đoạn
2001- 2003. Sau đó, các ngân hàng trong nước, bằng kinh phí của mình, tiếp tục thuê kiểm
toán quốctế những năm kế tiếp.
Tuy nhiên, vấn đề chính yếu của kiểm toán là theo chuẩn mực nào. Thực trạng hiện nay là các
ngân hàng quốc doanh thuê các công ty kiểm toán quốctế nhưng các công ty này tiến hành
kiểm toán theo chuẩn Việt Nam. Duy nhất một ngân hàng thực hiện kiểm toán quốctế theo
chuẩn quốctế là Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (MHB).
Có khá nhiều sự khác nhau giữa kiểm toán quốctế theo chuẩn Việt Nam và kiểm toán quốctế
theo chuẩnquốc tế. Một trong những điểm khác cơ bản là xác định nợ.
“Theo chuẩnquốctế nhiều khoản cho vay của ngân hàng không còn và được xác định là nợ,
thậm chí phân loại nợ xấu. Song, theo chuẩn Việt Nam, trên sổ sách, những khoản vay đó vẫn
còn, nó không phải là nợ, mà trở thành lãi. Tình trạng lãi giả lỗ thật là ở chỗ này. Điều này lý
giải tại sao một số ngân hàng quốc doanh trên báo cáo tổng kết vẫn có lãi, nhưng năm nào
cũng xin Chính phủ cấp bù lỗ”, một quan chức ngân hàng nhận xét.
Ông khẳng định việc đánh giá chất lượng các khoản vay theo chuẩnquốctế rất ngặt nghèo.
Các ngân hàng e ngại một khi họ chọn kiểm toán theo chuẩnquốc tế, các khoản nợ sẽ hiện ra
và khi đó, không biết tỷ lệ nợ quá hạn sẽ là bao nhiêu.
Theo báo cáo năm 2005 của các ngân hàng quốc doanh là BIDV, Công thương, Ngoại thương,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nợ quá hạn của cả bốn đều dưới 2% tổng dư nợ. Tuy
nhiên, theo một đánh giá gần đây của Ngân hàng Nhà nước, nợ quá hạn của các tổ chức tín
dụng quốc doanh là 7,7% tổng dư nợ. Con số 7,7% là dựa theo các tiêu chí của Quyết định 493
về đánh giá, phân loại nợ.
Một chuyên viên kiểm toán của Công ty Ernst & Young, công ty năm ngoái đã kiểm toán BIDV,
MHB và Vietcombank, cho biết các tiêu chí của quyết định này đã tiếp cận khá gần tiêu chuẩn
quốc tế, nhưng vẫn còn một khoảng cách phải vượt qua. Nếu tính hoàn toàn theo chuẩnquốc
tế, nợ quá hạn của một số ngân hàng quốc doanh sẽ gấp đôi con số công bố chính thức, tức
Nếu côngkhaitài chính
theo chuẩnquốc tế, nợ
quá hạn của một số
ngân hàng quốc doanh
sẽ tăng gấp đôi so với
cách
khoảng 15% tổng dư nợ.
Rào cản tâm lý và kỹ thuật
Không phải chỉ Ngân hàng Nhà nước, bản thân các ngân hàng quốc doanh cũng muốn kiểm
toán quốctế theo chuẩnquốctế để nhìn rõ hơn bức tranh tài chính của chính mình.
Song, từ trước đến nay họ không làm, một phần vì không ai yêu cầu, phần khác vì tỷ lệ nợ quá
hạn được xác định, quá khác biệt với tỷ lệ nợ theo chuẩn Việt Nam, sẽ đặt ra những câu hỏi về
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, trách nhiệm của những người lãnh đạo.
Về mặt khách quan, việc kiểm toán quốctế theo chuẩnquốctế của các ngân hàng cũng gặp
những trở ngại kỹ thuật do Việt Nam chưa có một thị trường tài chính đúng nghĩa. Chẳng hạn
Việt Nam chưa có lãi suất thị trường, nên các ngân hàng không thể hạch toán một cách chính
xác giá gốc các khoản vay.
Thí dụ, ngân hàng A phát hành trái phiếu lãi suất 8%/năm. Lãi suất đó là do họ tự xác định, tự
đưa ra căn cứ theo nhu cầu vốn và cạnh tranh thu hút vốn với các ngân hàng khác. Lãi suất
của thị trường có thể chỉ 7%, nhưng ngân hàng A phải nâng lên 8% để huy động được tiền của
dân cư. Khi hạch toán khoản vay đó, theo chuẩnquốc tế, ngân hàng A chỉ được ghi theo lãi
suất thị trường là 7%, và phải trích dự phòng ngay 1% (ghi lỗ ngay 1%). Thế nhưng theo chuẩn
Việt Nam, khoản vay này vẫn được ghi giá gốc là 8% và không phải trích dự phòng.
Tương tự, khi đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tổng tài sản có (phần bằng ngoại tệ) của
một ngân hàng, rủi ro tỷ giá theo chuẩnquốctế và chuẩn Việt Nam khác nhau. Tỷ giá hối đoái
giữa tiền đồng và đô la Mỹ, theo thị trường, có thể khác xa tỷ giá mà Ngân hàng Nhà nước
công bố hàng ngày. Kiểm toán theo chuẩnquốctế sẽ dựa trên tỷ giá của thị trường, không phải
dựa trên tỷ giá công bố như chuẩn Việt Nam.
Tới đây, khi Vietcombank và các ngân hàng quốc doanh khác cổ phần hóa, việc kiểm toán quốc
tế theo chuẩnquốctế sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc trong việc xác định giá trị doanh nghiệp,
bởi việc xếp loại, đánh giá tín nhiệm của một tổ chức tín dụng trên trường quốctế không thể
theo chuẩn Việt Nam. Điều này sẽ càng cấp thiết hơn khi Vietcombank và BIDV có ý định niêm
yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
trương nguyễn mai thảo (Theo
vneconomy
. Công khai tài chính: Chuẩn ta hay chuẩn quốc tế
Ngân hàng Nhà nước chủ trương công khai báo cáo tài chính của
các tổ chức tín dụng quốc doanh,. theo chuẩn quốc
tế, nợ quá hạn của một số ngân hàng quốc doanh sẽ gấp đôi con số công bố chính thức, tức
Nếu công khai tài chính
theo chuẩn quốc tế, nợ
quá