1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu Các kiểu lãnh đạo ppt

3 313 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 50 KB

Nội dung

Các kiểu lãnh đạo Trọng lực không xuất hiện vào ngày Newton bị quả táo rơi vào đầu. Trái đất không bắt đầu tự quay xung quanh mặt trời khi Copernicus tìm ra. Nó đã có từ trước đó. Việc lãnh đạo cũng vậy. Không phải nó đã khác mà chỉ vì chúng ta chưa biết rằng: Không chỉ có một kiểu lãnh đạo mà có vô số kiểu lãnh đạo. Kiểu lãnh đạo mà chúng ta đánh giá cao ngày nay không có gì mới hay khác biệt, đơn giản vì chúng ta nhìn nó bằng những loại thấu kính khác nhau. Sai lầm đến từ việc cố gắng định nghĩa một kiểu lãnh đạo duy nhất. Chúng ta sẽ không bao giờ thấy những nhà lãnh đạo anh hùng nữa? Không ít người lưu luyến thời đã qua của những người lãnh đạo anh hùng. Họ xót xa rằng chúng ta có thể sẽ không bao giờ thấy những anh hùng như Nelson Mandela, Billy Graham hoặc mẹ Theresa nữa. Họ thách chúng ta chỉ ra những dẫn chứng sống về những người đi vừa đôi giầy khổng lồ của lãnh đạo. Khi không tìm được dẫn chững về những người kế cận, họ cho rằng: “Chúng ta sẽ không bao giờ thấy những kiểu anh hùng như thế này nữa”. Năm 1871 và năm 1916, hai tờ báo New York Times và Washington Post của Mỹ viết những bài báo thể hiện sự xót xa rằng thời của những nhà lãnh đạo anh hùng vĩ đại đã qua. Mỗi thế hệ có những mẫu hình riêng và đặt câu hỏi: “Ai sẽ lãnh đạo khi những người này không còn nữa?” Nỗi lo của họ là câu trả lời sẽ là “không ai cả”, nhưng lịch sử đã cho thấy những điều khác. Mỗi thời đại sẽ sản sinh ra những người lãnh đạo anh hùng. Và thời đại hiện nay không phải là ngoại lệ. Ai cũng có thể trở thành lãnh đạo Trong lịch sử có sự khác biệt rõ ràng giữa việc xem lãnh đạo là đặc tính và lãnh đạo là vai trò chức năng. Trước đây, mục sư thực hiện vai trò lãnh đạo trong những giáo đoàn điạ phương nhưng không có nghĩa họ là những nhà lãnh đạo trời sinh. Ngược lại, một người nào đó không giữ vị trí lãnh đạo không có nghĩa là ông ta hay bà ta không phải là lãnh đạo. Không phải ai cũng có năng khiếu hay được trang bị sẵn để trở thành lãnh đạo. Chúng ta cần tạo ra những môi trường để cho cả những nhà lãnh đạo tốt và những nhà lãnh đạo hiệu quả nổi bật lên. Chúng ta nên tạo ra văn hoá cho các kiểu lãnh đạo. Các kiểu lãnh đạo Các kiểu lãnh đạo là sự đa dạng những vai trò chức năng, trong đó người ta mang lại sự lãnh đạo cho một nhóm, một tổ chức hoặc một cộng đồng. Có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau. Mỗi kiểu có những điểm tích cực và hạn chế và không cái nào là tốt hay xấu. Mọi thứ đều là tương đối trong những hoàn cảnh nhất định. * Độc đoán: Kiểu lãnh đạo độc đoán chiếm lấy quyền lực, sức mạnh và sự kiểm soát không giới hạn. Một cá nhân đơn phương ra quyết định, thiết lập trật tự, luật lệ và xác định những tiêu chuẩn hành vi. Người độc đoán là người không ai tranh cãi được. Với họ mọi việc đều không có sự lựa chọn khác. * Tổng thể: Kiểu lãnh đạo tổng thể tồn tại khi một người có thể nhìn bức tranh toàn cảnh và ra quyết định dựa trên cơ sở thông tin và kiến thức rộng nhất. Khi quyết định chiến lược đưa ra không phù hợp với một cá nhân, nghĩa là phong cách tổng thể có tính chất tương đối. * Người chỉ huy: Một người chỉ huy tập hợp tài năng và những nhạc cụ của một dàn nhạc thành một bản giao hưởng. Phong cách lãnh đạo chỉ huy cần một kiến thức sâu rộng của cả hệ thống có liên quan và một sự nhạy cảm để biết làm thế nào để phối hợp những tài năng, năng khiếu và những kiến thức một cách hài hoà. * Người điều khiển: Kiểu lãnh đạo người điều khiển là một cách trao quyền. Người điều khiển giúp những người khác nhận ra những khả năng tiềm ẩn của họ. Họ tin vào khả năng vốn có của mỗi người và mang lại những điều tốt nhất cho những người khác. * Người huấn luyện: Kiểu lãnh đạo huấn luyện là việc huấn luyện những cá nhân phát triển. Người huấn luyện phải có những kiến thức về những kỹ năng và thông tin mà nhân viên cần để hoàn thành nhiệm vụ. Bằng kinh nghiệm, kiến thức và sự hướng dẫn, người huấn luyện phân tích tình huống và khuyến khích nhân viên phát triển, khuyến khích mọi người tập trung vào những phần việc của họ. * Thủ lĩnh: Khi một nhà lãnh đạo nối bật như người đầu tiên giữa những người ngang tài ngang sức, nghĩa là người đó có phong cách lãnh đạo thủ lĩnh. Những người thủ lĩnh thường được chọn hoặc bầu để mang lại một cách lãnh đạo đặc biệt. Thường thì những thủ lĩnh được xem như những nhà lãnh đạo nhờ vào nỗ lực và thành tích. Những người thủ lĩnh tự chứng minh giá trị việc lãnh đạo hội tụ ở họ thông qua những người khác. * Đối tác: Đối tác cũng là một phong cách lãnh đạo. Khi quyết định, trách nhiệm hay quyền lực được san sẻ cho hai hoặc ba người, đó là phong cách lãnh đạo đối tác. Lợi ích lớn nhất của kiểu lãnh đạo này là sự kết hợp của những kỹ năng, kiến thức và khả năng. Gánh nặng được chia sẻ và thành công được nhân lên. * Nhóm: Một nhóm người chia sẻ trách nhiệm hoặc một nhiệm vụ được gọi là kiểu lãnh đạo nhóm. Nhóm cho phép mọi người phát huy những năng khiếu, tài năng và khả năng để làm được những việc mà cá nhân không làm được. Thường thì các nhóm có thể có người điều khiển, người thủ lĩnh, người chỉ huy nhưng cuối cùng, các thành viên với những khả năng khác nhau sẽ thực hiện những nhiệm vụ phù hợp. Một đàn ngỗng bay về phương Nam, khi một con mệt và lùi lại phía sau, con khác sẽ lên thay thế. * Phục vụ: Là người lãnh đạo bằng cách phục vụ những nhu cầu của những người khác, là người khuyến khích tất cả những người có liên quan phát triển và thành công. Sự khiêm nhường, kính trọng và mong muốn được chia sẻ là đặc điểm của kiểu lãnh đạo này. Những nhà lãnh đạo phục vụ đánh giá lợi ích cao hơn khen thưởng, sự chính trực cao hơn sự nhận biết và trách nhiệm cao hơn sự ngưỡng mộ. Những nhà lãnh đạo phục vụ cảm thấy họ thành công nhất khi họ giúp người khác thành công như người ta có thể hoặc thậm chí hơn người ta có thể. * Dẫn chứng: Lãnh đạo bằng dẫn chứng là một câu khá phổ biến, nhưng nó là một kiểu lãnh đạo có giá trị. Đó là những người để hành động thể hiện thay lời nói. Người ta thích những người lãnh đạo bằng dẫn chứng - những người chính trực trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Cách sống của những nhà lãnh đạo này truyền cho người khác mong muốn trở thành một người giống như họ. Họ hội tụ nhiều chuẩn mực của biểu hiện và hành vi. Trên đây không phải là danh sách những kiểu lãnh đạo toàn diện hay chính xác hoàn toàn. Tuy nhiên, nó nhắc nhở chúng ta rằng luôn luôn có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau. Và tất cả các phong cách này đều có ý nghĩa tương đối và được xác định bằng hoàn cảnh cụ thể. Nguyệt Ánh Theo gbod . văn hoá cho các kiểu lãnh đạo. Các kiểu lãnh đạo Các kiểu lãnh đạo là sự đa dạng những vai trò chức năng, trong đó người ta mang lại sự lãnh đạo cho một. Việc lãnh đạo cũng vậy. Không phải nó đã khác mà chỉ vì chúng ta chưa biết rằng: Không chỉ có một kiểu lãnh đạo mà có vô số kiểu lãnh đạo. Kiểu lãnh đạo

Ngày đăng: 23/01/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w