Tài liệu Đề cương Ngoại tiết niệu: Dẫn lưu bể thận ppt

6 1K 27
Tài liệu Đề cương Ngoại tiết niệu: Dẫn lưu bể thận ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

§C Ngo¹i tiÕt niÖu DÉn l−u bÓ thËn DẪN LƯU BỂ THẬN 1. Mục đích: - Dẫn lưu nước tiểu trừ chỉ định tạo hình đài bể thận - Dẫn lưu máu, mủ tạo điều kiện cho liền chỗ tạo hình 2. Các loại dẫn lưu bể thận: - Dẫn lưu bể thận qua nhu mô - Dẫn lưu bể thận qua niệu quản - DL niệu quản-b ể thận- nhu mô - Đặt từ bể thận- niệu quản- bàng quang: tạo hình niệu quản Dẫn lưu bể thận qua nhu mô hợp sinh lý nhất vì khi đặt dẫn lưu cố gắng đặt ống to mà 2 đường kia không đáp ứng được, hơn nữa phương pháp này qua gần thành bụng nhất Khó khăn của phương pháp này là trong trường hợp nhu mô thận dày sẽ gây chảy máu nhiều(bình thường nhu mô thận dày 1,8cm, mà lượng máu qua thận chi ếm 1/4 cung lương tim ) nên khi dùng ống dẫn lưu to sẽ gây chảy máu nhiều nên không đòi hỏi ống dẫn lưu to trong trường hợp này chỉ dùng khi có nghi ngờ ứ mủ, chảy máu lớn, còn trường hợp có ứ niệu mà không có ứ máu, mủ thì dùng ống dẫn lưu 3. Chỉ định: - Sỏi thận niệu quản mà thận ứ niệu, mủ sau khi lấy sỏi phải dẫn lưu bể th ận hoặc trường hợp sỏi thận hoặc sỏi đài bể thận(sỏi san hô toàn bộ đài bể thận) có rạch nhu mô lớn có nguy cơ chảy máu thứ phát sau mổ - Sỏi nhiều viên có nguy cơ sót sỏi sau mổ - Chấn thương rách nhu mô thận phức tạp, khâu cầm máu khó khăn, có nguy cơ chảy máu sau mổ tạo cục máu trong thận - Những trường hợp bít tắc niệ u quản gây ứ niệu, dãn thận nhưng vì một lý do nào đó(sức khoẻ bệnh nhân không cho phép, trang thiết bị, trình độ KTV hạn chế, điều kiện gây mê hồi sức kém) không giải quyết được nguyên nhân phải dẫn lưu bể thận : dẫn lưu tối thiểu - Thận dãn quá to cho dù đã lấy sỏi rồi nhưng vẫn sợ sau khi phẫu thuật có chảy máu ứ đọng cục máu trong thậ n - Tạo hình đài bể thận - Chấn thương, vết thương thận: điều trị bảo tồn 4. Các loại sonde: - Sonde Malecot(sonde quả khế) - Pezzer(sonde đầu rắn) NG. QUANG TOÀN_DHY34 - 1 - §C Ngo¹i tiÕt niÖu DÉn l−u bÓ thËn - Sonde Double J(sonde đuôi chuột) Các sonde trên có màu trắng đục - Đối với dẫn lưu trong tạo hình niệu quản thì sử dụng đoạn dây truyền dịch làm sonde * Dẫn lưu bể thận-niệu quản- bàng quang: Dùng sonde JJ(sonde đuôi chuột) trong các trường hợp: + Tạo hình niệu quản + Tạo hình bể thận mà cần để thời gian lâu 1-2 tháng + Phá sỏi niệu quản mà trên bể thận còn sỏi. Mục đích là để ổn định sau một thời gian sẽ xử trí nốt viên sỏi ở phía trên - Vị trí: Đặt nhóm đài giữa vì đài trên khi đưa sonde ra dễ vào màng phổi có thể bẻ cong xuống nhưng thế thì lại bị cong không tốt. Để ở nhóm đài dưới thì thấp dễ rò Không đặt từ bể thận ra vì dễ gây rò và hẹp - Trong các trường hợp có 2 sonde dẫn lưu bể thận: tạo hình bể thận ho ặc niệu quản và bể thận có mủ hoặc muốn phòng chảy máu thì sẽ kết hợp 2 cách dẫn lưu bể thận: DL bể thận qua nhu mô, dẫn lưu bể thận-niệu quản- bàng quang 5. Điều kiện để rút dẫn lưu: - Thời gian: 12-14 ngày - Toàn thân không sốt, không đau, tại vết mổ khô tốt - Nước tiểu không có máu, không có mủ, trong - Bể thận-niệ u quản-bàng quang lưu thông tốt(Đây là điều kiện quan trọng nhất) 6. Kiểm tra lưu thông: 3 cách * Kẹp thử: - Lưu thông tốt: bệnh nhân không đau, không sốt, thận không căng, không xì dò nước tiểu qua sonde, lượng nước tiểu qua đường niệu đạo tăng lên rõ rệt, kiểm tra thận không to. Nếu tình trạng bn ổn định như vậy từ 24-48h coi như lưu thông tốt và rút sonde - Bán tắc: Sau k ẹp, trong những giờ đầu bn bình thường không đau, không sốt, không có nước tiểu rỉ ra chân sonde, kiểm tra thận không to, lượng nước tiểu ở đường niệu đạo so với trước kẹp tăng lên không đáng kể Xử trí: mở kẹp cho nước tiểu chảy ra. Tiếp tục dùng kháng sinh, hạ sốt, nếu cần thì theo dõi kiểm tra nguyên nhân(chụp UIV) gây bán tắc để xử trí kịp thời sau khi bn ổn định(hết sốt, đỡ đau) NG. QUANG TOÀN_DHY34 - 2 - §C Ngo¹i tiÕt niÖu DÉn l−u bÓ thËn - Tắc hoàn toàn: Sau kẹp vài 3h sau thấy đau tức vùng thận, sốt cao rét run, nước tiểu rỉ qua chân sonde ra ngoài, lượng nước tiểu ở đường niệu đạo không tăng lên so với trước kẹp chứng tỏ sự lưu thông bể thận-niệu quản bị tắc hoàn toàn. Xử trí tháo bỏ kẹp cho sonde hoạt động trở lại * Bơm thuốc màu qua sonde kẹp thử: Thường dùng xanh methylen hoặc xanh Evans, bơm khoảng 10ml - Lưu thông tốt: Sau bơm kẹp lại bn đi tiểu nước tiểu xanh ngay, màu xanh gần bằng màu xanh bơm vào. Chỉ vài 3 lần đi tiểu nước tiểu trong lại. Bn không đau vùng thận, không sốt, kiểm tra thận không to, nước tiểu không rỉ ra chân sonde, chứng tỏ thận lưu thông tốt rút sonde khi nước tiểu trong - Bán tắc: Sau bơm tiến hành kẹp thử, khi đái nước tiểu có màu xanh nhạt kéo dài trong nhiều lần đi đái. Kiểm tra thận to lên, vài giờ sau bn sốt, đau vùng thận, nước tiểu xanh xì rò ra chân sonde. Xử trí: mở kẹp, kháng sinh, hạ sốt, truyền dịch và tìm nguyên nhân gây bán tắc để xử trí - Tắc hoàn toàn: Sau kẹp vài giờ bn đau, sốt, kiểm tra thấy thận to, nước tiểu có màu xanh rò ra ở chân sonde, nước tiểu qua đường niệu đạo trong. Xử trí: mở kẹp, kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, truyền dịch, tìm nguyên nhân gây tắc để xử trí * Bơm thuốc cản quang qua sonde và chụp: Xác định rõ có tắc không và nguyên nhân gây tắc PP kẹp thử ưu việt nhất vì đơn giản, không đưa chất gì vào thận tránh gây viêm nhiễm SONDE FOLEY Có 2 loại: 2 chạc và 3 chạc - Sonde 2 chạc: 1 chạc để bơm nước vào bóng, không bơm khí vì làm nổi bóng không dẫn lưu được và khí dễ xì ra. Đầu còn lại gắn túi đựng nước tiểu. Trên đầu này có ghi các thông số:16Fr, 30ml/cc, 5,5. Ý nghĩa các thông số này như sau: 16F(Franch): sonde số 16 tức chu vi sonde là 16 Salier(1salier = 1mm) 1 Fr = 0,33 mm hoặc 3 Fr = 1 mm Nếu là 16B:(Belicque): 1B=1/2 mm, tức chu vi(trong lòng) sonde là 8mm 30ml/cc: dung tích tối đa bóng chứa được 5,5: đường kính lòng sonde(mm) - Sonde 3 chạc: thêm 1 chạc để bơm nước rửa bàng quang hoặc bể thận, chủ yếu dùgn trong bơm rửa bàng quang * Tại sao sau mổ thận có sonde tiểu qua niệu đạo: NG. QUANG TOÀN_DHY34 - 3 - §C Ngo¹i tiÕt niÖu DÉn l−u bÓ thËn Vì sau mổ trong 24h bệnh nhân bí đái do tác dụng phụ của thuốc tê. Sau 24h có thể rút nhưng thường để lại vì sau mổ bn phải bất động(tránh chảy máu sau mổ), hơn nữa do tư thế nằm nên nhiều bệnh nhân không tự tiểu được nên thường để lại sonde tiểu Nhưng sau 24h cũng không cho bệnh nhân ngồi dậy để tiểu vì các sonde đặt dẫn lưu(bể thận, hố thận ) là sonde cứng khi ngồ i dậy có thể thúc thủng phúc mạc vì vậy không cho bệnh nhân ngồi dậy, khi nào rút các sonde trên thì cho ngồi * Lưu ý: Khi bệnh nhân mổ thận có sonde tiểu(đặt qua niệu đạo): bệnh nhân có sonde tiểu Còn bệnh nhân mà mổ bàng quang có sonde tiểu thì gọi là dẫn lưu bàng quang * Thông tiểu dùng sonde Nelaton: ống thẳng không có bóng Sonde Nelaton C¸c lo¹i sonde NG. QUANG TOÀN_DHY34 - 4 - ĐC Ngoại tiết niệu Dẫn lu bể thận A - Catheter niệu đạo đầu tù, có 1 lỗ B - Catheter niệu đạo Robinson C - Catheter niệu đạo có đầu kiểu ống sáo D - Catheter Coudé đầu bầu dục và thắt ngẵng E- Sonde Malecot có 4 cánh F - Sonde Malecot có 2 cánh G - Sonde Pezzer tự giữ, mở ở đầu H - Sonde Foley 2 chạc :có một nhánh để bơm bóng (i) và một nhánh để dẫn lu (ii) I. Sonde Foley 3 chạc: một nhánh để bơm bóng (i), 1 nhánh để dẫn lu (ii) và một nhánh để bơm rửa bàng quang (iii) u Sonde Malecot Sonde Pezzer NG. QUANG TON_DHY34 - 5 - §C Ngo¹i tiÕt niÖu DÉn l−u bÓ thËn Sonde Foley 2 chạc Sonde Foley 3 chạc NG. QUANG TOÀN_DHY34 - 6 - . 2. Các loại dẫn lưu bể thận: - Dẫn lưu bể thận qua nhu mô - Dẫn lưu bể thận qua niệu quản - DL niệu quản-b ể thận- nhu mô - Đặt từ bể thận- niệu quản-. máu thì sẽ kết hợp 2 cách dẫn lưu bể thận: DL bể thận qua nhu mô, dẫn lưu bể thận- niệu quản- bàng quang 5. Điều kiện để rút dẫn lưu: - Thời gian: 12-14

Ngày đăng: 22/01/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan