NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO KINH ĐÔ (KDC)

57 27 0
NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO KINH ĐÔ (KDC)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN QUẢN TRỊ HỌC NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO KINH ĐÔ (KDC)   DANH SÁCH NHÓM 6 Họ và tên Mã số sinh viên 1. Lê Thuỵ Thanh Thư 3118380325 2. Huỳnh Thị Mỹ Tiên 3118380334 3. Trần Vương Hương Trà 3118380343 4. Phạm Văn Tỉnh 3118380340 5. Đỗ Huyền Trang 3118380344 6. Lê Thị Tố Quyên 3118380265 7. Nguyễn Thị Thanh Trúc 3118380364 8. Lại Quế Trân 3118380355 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 1.TÍNH CẦN THUYẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ 3 THUYẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ 3 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 3.GIỚI HẠN CỦA CHUYÊN ĐỀ 4 4.KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC 5 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUA CÁC GIAI ĐOẠN 5 1.2. MỤC TIÊU HIỆN TẠI CỦA DN 7 1.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC 8 1.4. CÁC MỤC TIÊU CỦA DN ĐANG THỰC ĐEO ĐUỔI 10 1.5. XÁC ĐỊNH LẠI MỤC TIÊU TRONG TÌNH HÌNH MỚI. 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 13 2.1. PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TỔ CHỨC 13 2.2. PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CỦA CÁC NGUỒN LỰC BÊN TRONG DN 20 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP 39 3.1 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 39 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 42 3.3 CÁC ĐIỀU KIỆN, CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN 48 KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC 55 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của chuyên đề: Đất nước ta đã và đang bước vào thời kỳ phát triển mới, vì vậy, trong sự quản lí của mình, nhà nước luôn cố gắng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh tiến lên theo hướng tích cực nhất. Cho nên hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để theo kịp trào lưu mới, không ngừng nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế đất nước, Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô (KDC) đã gặt hái được rất nhiều thành công, góp phần đưa ngành chế biến lương thực, thực phẩm của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung lên một tầm cao mới. Hiện tại, Kinh Đô là một công ty cổ phần chuyên sản xuất và kinh doanh đồ ăn nhẹ tại Việt Nam, với các mặt hàng chính gồm bánh,kẹo và kem. Bên cạnh đó, Kinh Đô là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao nhất trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Với mong muốn rằng phần nào sẽ góp phần tìm ra hướng đi phù hợp cho Công ty Cổ phần Kinh Đô giữ vững vị thế của mình trong tương lai, đồng thời, nhằm vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu ở môn Quản trị học, nên chúng em đã chọn đề tài “Nghiên cứu môi trường quản trị Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô (KDC) ” để thực hiện bài nghiên cứu này. 2. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài nghiên cứu này một cách có hiệu quả, sử dụng các phương pháp sau để thực hiện đề tài: Phương pháp nghiên cứu mô tả, thu thập số liệu, tổng hợp, để phân tích tình hình họat động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Kinh Đô. Từ đó thì chúng em mới có thể đánh giá các điểm mạnh cũng như điểm yếu bên trong công ty, bên cạnh đó, sẽ đưa ra các nhóm giải pháp, chính sách thật sự cần thiết và hiệu quả để doanh nghiệp phát triển hơn. 3. Giới hạn của chuyên đề: Không gian nghiên cứu: Thị trường bánh kẹo tại Tp.HCM và các tỉnh thành khác trên toàn quốc. Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty CP Kinh Đô trong năm 20182020 4. Kết cấu của chuyên đề Ngòai phần mở đầu, kết luận và phụ lục, bài nghiên cứu bao gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về tập đoàn Kinh Đô. Chương 2: Thực trạng và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. + Phân tích, tổng hợp và đánh giá các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp + Phân tích, tổng hợp và đánh giá các yếu tố của các nguồn lực bên trong doanh nghiệp Chương 3: Đề xuất các nhóm giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp.   CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC 1.1. Quá trình hình thành và phát triển qua các giai đoạn a. Giới thiệu Tên công ty: Công ty cổ phần Kinh Đô Tên tiếng anh: Kinh Do Corporation Tên viết tắt: KIDO CORP Biểu tượng: Trụ sở chính: 141 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, Tp HCM Điện thoại: (848) 3827 0838 Fax: (848) 3827 0839 Email: infokinhdo.vn Website: www.kinhdo.vn Tập đoàn Kinh Đô được sáng lập và lãnh đạo bởi hai anh em Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên. Công ty cổ phần Kinh Đô là công ty lớn chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn nhẹ tại Việt Nam. Các mặt hàng chính của công ty gồm các loại bánh, kẹo và kem. Hiện nay Kinh Đô là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao nhất trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Công ty Kinh Đô hiện là công ty thực phẩm hàng đầu tại thị trường Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Hệ thống phân phối của Kinh Đô trải khắp 64 tỉnh và thành phố với 150 nhà phân phối và gần 40.000 điểm bán lẻ. Sản phẩm của Kinh Đô đã được xuất khẩu sang thị trường 20 nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Úc, Trung Đông, Singapore, Đài Loan, với kim ngạch xuất khẩu đạt 10 triệu USD vào năm 2003. Ngành nghề kinh doanh của Công ty: Chế biến nông sản thực phẩm; Sản xuất kẹo, nƣớc uống tinh khiết và nước ép trái cây; Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc, giày dép, túi xách, đồng hồ, mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy, điện lạnh, thủ công mỹ nghệ, dụng cụ học tập và giảng dạy, văn phòng phẩm, vật tư ngành ảnh, rau quả tươi sống; Dịch vụ thương mại; Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa; Dịch vụ quảng cáo; Mua bán hàng điện tửđiện gia dụng, vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, thực phẩm công nghiệp, hóa mỹ phẩm, đồ chơi (trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội), đồ gia dụng, máy ổn áp, thiết bị điện gia dụng, hàng trang trí nội thất, thiết bị văn phòng, vàng, bạc, đá quý, rượu, bia, thuốc lá điếu sản xuất trong nước (không kinh doanh dịch vụ ăn uống), máy tính, máy in và thiết bị phụ tùng,...và một số dịch vụ khác thể hiện trong Giấy đăng ký kinh doanh. b. Lịch sử và quá trình phát triển Năm 1993: Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GPUB ngày 27021993 của Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh và Giấy phép Kinh doanh số 048307 do Trọng tài Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 02031993. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, với 70 công nhân và vốn đầu tƣ 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack – một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước.. Năm 1993 và 1994 công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của Nhật bản trị giá trên 750.000 USD. Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6134 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 14.000m². Đồng thời công ty cũng đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD. Năm 19971998, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp với tổng trị giá đầu tư trên 1,2 triệu USD. Cuối năm 1998, dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate được đưa vào khai thác sử dụng với tổng đầu tư khoảng 800.000 USD. Sang năm 1999, Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 40 tỉ VNĐ, cùng với sự ra đời của Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô, tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh (Sài GònGia Định). Cùng thời gian đó là hệ thống Kinh Đô Bakery kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô ra đời. Năm 2000, Công ty Kinh Đô tiếp tục tăng vốn đầu tư lên 51 tỉ VNĐ, mở rộng nhà xưởng lên gần 60.000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 40.000m². Để đa dạng hóa sản phẩm,công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Bánh mặn Cracker từ châu Âu trị giá trên 2 triệu USD. Bên cạnh đó, một nhà máy sản xuất bánh kẹo Kinh Đô cũng được xây dựng tại thị trấn Bần Yên Nhân, tỉnh Hưng Yên trên diện tích 28.000m², tổng vốn đầu tư là 30 tỉ VNĐ. Tháng 042001, Công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất Kẹo cứng và một dây chuyền sản xuất Kẹo mềm hiện đại với tổng trị giá 2 triệu USD, công suất 40 tấnngày, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Đến tháng 062001, tổng vốn đầu tư của Công ty Kinh Đô lên đến 30 triệu USD. Công ty đưa vào khai thác thêm một dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker trị giá 3 triệu USD và công suất 1.5 tấngiờ. Nhà máy Kinh Đô tại Hưng Yên cũng được đưa vào hoạt động nhằm phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Năm 2001 công ty đẩy mạnh việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan. Năm 2002, sản phẩm và dây chuyền sản xuất của công ty được BVQI chứng nhận ISO 9002 và sau đó là ISO 9002:2000. Nâng vốn điều lệ lên 150 tỉ VNĐ, công ty bắt đầu gia nhập thị trường bánh Trung Thu và đổi tên thành Công ty cổ phần Kinh Đô. Ngày 01102002, Công ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô. Sản lượng tiêu thụ năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước. Kinh Đô hiện có một mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp cả nước.Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến 20%. Năm 2003, Kinh Đô chính thức mua lại công ty kem đá Walls Việt Nam của tập đoàn Unilever từ Anh Quốc và thay thế bằng nhãn hiệu kem Kidos. Năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáng lập Công ty CBTP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty KiDo và Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC). Định hướng của Kinh Đô là thông qua công cụ MA, sẽ mở rộng qui mô ngành hàng thực phẩm với tham vọng là sẽ trở thành một tập toàn thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà có vị thế trong khu vực Đông Nam Á Năm 2014, bán toàn bộ mảng kinh doanh bánh kẹo trở thành công ty con chính thống của Mondelez International có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Với việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đa ngành., Kinh Đô cũng mở rộn sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, tài chính, và phát triển hệ thống bán lẻ. Theo đó, các lĩnh vực có mối tương quan hỗ trợ nhau, Công ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính, các công ty con hoạt động theo từng lĩnh vực với các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung tạo của Tập đoàn 1.2. Mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp Định hướng phát triển của Kinh Đô trở thành: Tập đoàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam, tầm trung của khu vực và hướng tới một Tập đoàn đa ngành: thực phẩm bán lẻ, địa ốc, tài chính nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. Định vị chiến lược của Công ty với trọng điểm là khách hàng, đồng thời vẫn quan tâm đến giải pháp sản phẩm tối ưu và định vị hệ thống một cách đồng bộ. 1.3.Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của hệ thống Kinh Đô Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổng phần Kinh Đô 1.4 Các mục tiêu, nhiệm vụ, sứ mệnh, tầm nhìn hiện hữu của doanh nghiệp đang đeo đuổi a. Tầm nhìn Với sự nhiệt huyết, óc sáng tạo, tầm nhìn xa trong rộng cùng những giá trị đích thực, công ty không chỉ tạo ra mà còn gửi gắm niềm tự hào của mình vào những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu cho một cuộc sống trọn vẹn. Với khẩu hiệu: Hương vị của cuộc sống b. Sứ mệnh Sứ mệnh của Kinh Đô đối với người tiêu dùng là tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các phẩm bổ sung và đồ uống. Kinh Đô cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm Với cộng đồng: Để góp phần phát triển và hỗ trợ Cộng đồng, Kinh Đô chủ động tạo ra, đồng thời tích cực tham gia và đóng góp cho những chương trình hướng đến cộng đồng và xã hội. Kinh Đô hướng đến trở thành tổ chức tiên phong cho sự phát triển của xã hội và mang tính cộng đồng cao. Với cổ đông: Sứ mệnh của Kinh Đô không chỉ dừng ở việc mang lại mức lợi nhuận tối đa trong dài hạn mà còn thực hiện tốt việc quản lý rủi ro từ đó làm cho cổ đông an tâm với những khoản đầu tư Vì đối tác: sứ mệnh của Kinh Đô là tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng bằng cách đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lí thông qua các sản phẩm, dịch vụ đầy tính sáng tạo. Kinh Đô không chỉ đáp ứng đúng xu hướng tiêu dùng mà còn thõa mãn được mong ước của khách hàng. Với nhân viên: Kinh Đô luôn ươm mầm và tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu và kỳ vọng trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của nhân viên. Vì vậy KIDO luôn có một đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, trung thành, có khả năng thích nghi cao và đáng tin cậy. Luôn ươn mầm và tạo mọi điều kiện để thõa mãn các nhu cầu và kỳ vọng trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của nhân viên. Vì vậy, Kinh Đô luôn có một đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, trung thành, có khả năng thích nghi cao và đánh tin cậy Để góp phần phát triển và hỗ trợ cộng động. Kinh Đô chủ đông tạo ra, đồng thời mong muốn được tham gia và đóng góp cho những chương trình hướng đến cộng động và xã hội 1.5. Xem xét để điều chỉnh, bổ sung,… xác định lại các mục tiêu, nhiệm vụ, sứ mệnh, tầm nhìn trong phương hướng và tình hình mới a. Tầm nhìn: Kinh Đô nhìn nhận được yêu cầu với các loại thực phẩm của khách hàng ngày càng tăng cao nên Kinh Đô mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn về mặt chất lượng cũng như sự tiện lợi khi sử dụng. Điều này đã cung cấp được sự hướng dẫn về điều cốt lõi phải bảo toàn, tương lai thôi thúc doanh nghiệp tới từ đó tạo sự cuốn hút động viên nỗ lực của mọi người, làm cho niềm tin và các nguyên tắc của Kinh Đô trở nên rõ ràng. Với việc đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng thì Kinh Đô muốn trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm thể hiện các mụn tiêu mong muốn của tổ chức, tuyên bố tầm nhìn của Kinh Đô khá hiểu quả đảm bảo các yếu tố: rõ rang, tập trung, khả thi, dễ dàng truyền tải và đáng khao khát b. Sứ mệnh: Kinh đô ra đời là để mang lại lợi ích cho xã hội thông qua việc cung cấp các sản phẩm trên linh vực thực phẩm. Kinh Đô luôn luốn làm tốt mọi khâu trong chu trình sản xuất sản phẩm để cung ứng tới khách hàng. Công ty hoạt động nhằm phục vụ người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam và một số nước xuất khẩu với những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày đảm bảo an toàn, mang lại sự thỏa mái và yên tâm khi sử dụng. Và nhằm chiếm được lòng tin của khách hàng để có giữ vị trí là công ty cung cấp thực phẩm hàng đầu Việt Nam Sự quan tâm đối với vấn đề sống còn, phát triển khả năng sinh lợi của công ty là tối đa hóa lợi nhuận nhằm tạo ra ra sự tin tưởng đối với các cổ đông, Kinh Đô luôn tạo sự tin tưởng cho các cổ đông bằng chính những khoản lợi nhuận lớn, qua đó làm Kinh Đô luôn mạnh về nguồn vốn và đội ngũ lãnh đạo Công ty cũng tự đánh giá khả năng của mình “ nhiệt huyết, óc sáng tạo, tầm nhìn xa trông rộng cùng với những giá trị đích thực” với năng lực và khả năng của mình công ty chứng tỏ được với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, luôn đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng, tạo ra những sản phẩm mà khách hàng mong muốn Công ty phát triển nhằm đóng góp môt phần công sức và sự phát triển của cộng đồng xac hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Công ty phát triển mang lợi ích lớn cho xã hội và khi xã hội phát triển thì đó cũng là cơ hội để công ty phát triển c. Mục tiêu: Kinh Đô không ngừng chủ động với thị trường, khách hàng và người tiêu dùng bằng những chính sách phù hợp với yêu cầu của môi trường với kết quả là tiếp tục giữ vững vị thế là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành với sức tang trưởng cao. Một phần lớn đóng góp cho kết quả này là từ năng lực vận hành kinh doanh để đạt được những kết quả tốt hơn. Với doanh nghiệp, Kinh Đô luôn có mục tiêu dài hạn đó là dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thực phẩm, mục tiêu này được đặt ra cho cả tổ chức cùng nhau xây dựng và phát triển. Với cấp đơn vị kinh doanh, mục tiêu cần là tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng. Công ty mở rộng them độ phủ, cơ cấu lại danh ục sản phẩm, thiết kế lại và trưởng khai hệ thống phân phối mới, hợp lí qui trình kiểm soát chất lượng trong suốt chuỗi giá trị. Cụ thể với từng sản phẩm: • Kem và các sản phẩm từ sữa: tăng trưởng thị phần, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường • Ngành hàng bán trung thu cần vững vàng vị trí đứng đầu • Ngành hàng Cookies: nâng cao chất lượng sản phẩm • Ngành hàng Wafers: đa dạng hóa sản phẩm, phục vụ nhu cầu phần khúc • Ngành hàng bánh bông lan: Đầu tư khai thác phân khúc cấp cao • Ngành hàng bánh mì: tập trung sản phẩm cấp cao và phát triển theo chiếu sâu • Ngành hàng Snack: đầu tư gia tăng doanh số • Ngành hàng Chocolate và kẹo: tái cấu trúc doanh mục sản phẩm Với mục tiêu cấp chức năng: Với hệ thống sản xuất: Đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất mới cao cấp, xây dựng và mở rộng nhà xưởng, tăng công suất hiện tại để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường. Tối ưu hóa chi phí Với nguồn tài chính: Tăng cường xây dựng thể mạnh tài chính, sử dụng, đầu tư hợp lý nguồn vẫn vào các hoạt động phục vụ lợi ích của công ty Với hệ thống nghiên cứu phát triển: Đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng mọi lứa tuổi, mọi nhu cầu theo xu hướng tiêu dùng, tập trung nâng cấp chất lượng sản phẩm hiện tại và đầu tư vào nghiên cứu kể cả ngoài nước để cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng. Với hệ thống marketing: Xây dựng thương hiệu mạnh vững vàng cùng năm tháng, tuyên truyền quảng bá các sản phẩm mới tới với người tiêu dùng một cách tốt nhất, mở rộng kênh phân phối và đảm bảo hệ thống hoạt động một cách tốt nhất. Với nguồn nhân lực: Xây dựng đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm, đồng thời cũng phải xây dựng đội ngũ nhân viên có đủ năng lực, tăng cường đồng bộ các nguồn lực nội bộ và bên ngoài, đồng thời hợp tác tốt với các nhà cung cấp chiến lược, chiêu mộ đội ngũ nhân sự cấp cao để làm việc, kết hợp với nhân sự hiện tại để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 2.1. Phân tích, tổng hợp và đánh giá các yếu tố bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp 2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô 1. Yếu tố kinh tế Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tang trưởng kinh tế khá cao,kéo theo đó là cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và tăng lên. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế Cuối năm 2007, Việt Nam gia nhập vào WTO, sự kiện này đã đánh dấu nhiều thay đổi trong nước, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ tuy nhiên cũng vì thế mà đất nước có sự biến động theo nền kinh tế thế giới. Lạm phát: Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tang cao từ năm 2004, cùng với giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa. Năm 2007, chỉ số CPI tăng đến 12.6% và đặc biệt tăng cao vào những tháng cuối năm. Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với nền kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên đến 30%. Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hang hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát cũng xuống mức khá thấp. CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Tuy vậy, mức tăng này so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều. Điều này làm cho giá cả tăng chóng mặt, gây trở ngại lớn cho nền kinh tế nói chung và Kinh Đô nói riêng khi giá cả nguyên vật liệu ngày càng tăng cùng với việc thắt chặt chi tiêu của khách hang cũng làm giảm đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp. Lãi xuất ngân hàng: Lạm phát ngày càng tăng mạnh kéo theo lãi xuất ngân hàng biến động cao, hiện nay lãi xuất cho vay ở các ngân hàng xấp xỉ 16%năm gây ảnh hưởng lớn với doanh nghiệp trong việc vay vốn để mở rộng quy mô, bắt buộc doanh nghiệp phải hạn chế sản xuất. Chứng khoán: ngày càng giảm điểm trầm trọng thể hiện sức khỏe của nền kinh tế đang có vấn đề lớn, làm cho giá chứng khoán của Kinh Đô trên sàn giao dịch cũng giảm điểm. Tỷ giá hối đoái: Chính phủ có sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái tăng nhằm khuyến khích xuất khẩu, đây cũng là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đẩy mạnh sản phẩm của doanh nghiệp ra nước ngoài. Thu nhập bình quân: thu nhập bình quân ngày càng tăng thể hiện đời sống người dân ngày càng thay đổi sẽ có nhiều nhu cầu ăn uống hơn đặc biệt là những sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Đây cũng là điều kiện tốt để doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn các sản phẩm bánh kẹo. Khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là rất lớn. Dịch Covid19 xuất hiện và diễn biến phức tạp,ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. 2. Yếu tố chính trịpháp luật • Thể chế chính trị: Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một Dảng chính trị là Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh. Theo điều 15 của Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. • Pháp luật: Hệ thống pháp luật Việt Nam có 6 bậc mà bất cứ doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng phải theo: Hiến pháp, pháp lệnh, luật, nghị định,thông tư, văn bản hướng dẫn. Luật pháp đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép hoặc ràng buộc đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ.Chính phủ là cơ quan giám sát,duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích quốc gia. Chính phủ có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chỉ tiêu của mình. Trong mối quan hệ với doanh nghiệp, chính phủ đóng vai trò vừa là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm vừa là khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp. Như vậy, việc nắm bắt những quan điểm, những quy định, ưu tiên, những chương trình chỉ tiêu của chính phủ cũng như thiết lập mối quan hệ tốt với chính phủ sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ do môi trường này gây ra. 3. Yếu tố văn hóa xã hội • Trình độ văn hóa : Sự tác động của các yếu tố văn hóa thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác và phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa thường rất rộng. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh: những quan điểm đạo đức, thẩm mỹ,những phong tục tập quán truyền thống, những quan tâm và ưu tiên của xã hội,trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội. Vấn đề đặt ra đối với nhà quản trị doanh nghiệp là không chỉ nhận thấy sự hiện diện của nền văn hóa xã hội hiện tại mà còn là dự đoán những xu hướng thay đổi của nó, từ đó chủ động hình thành chiến lược thích ứng. • Tôn giáo, tín ngưỡng : Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho các luồng văn hóa, tôn giáo trên thế giới dễ dàng du nhập vào Việt Nam. Về mặt dân cư, Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều lưu giữ hình thức tín ngưỡng tôn giáo riêng của mình nên loại hình tín ngưỡng, tôn giáo ở đây rất đa dạng. Uớc tính Việt Nam hiện nay có khoảng 80% dân số có đời sông tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. Trong những sinh hoạt tôn giáo thì thường thức ăn và bánh kẹo là một phần không thể thiếu, do đó cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ngày càng phát triển, trong đó có Kinh Đô. • Dân số, lao động : Việt Nam là một quốc gia đông dân, hơn 90 triệu dân (năm 2021). Dân số Việt Nam là dân số trẻ,vì thế Việt Nam thật sự là một môi trường đầy tiềm năng cho ngành thực phẩm nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng. Cơ cấu lao động Việt Nam còn thể hiện sự lạc hậu, tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm hơn 50%, thêm vào đó đội ngũ chưa qua đào tạo là phổ biến,phương thức đào tạo theo kiểu truyền nghề, tính đồng đều không cao. Lao động cả nước đang tập trung về các khu công nghiệp và các thành phố lớn mang tính điều tiết thị trường. Dân số Việt Nam phần lớn vẫn còn ở nông thôn, chiếm 75% dân só cả nước, sự di cư vào các trung tâm đô thị lớn sẽ có ảnh hưởng đến thói quen tiêu dung trong nhiều năm tới. • Phong tục tập quán lối sống : Quan niệm sống hiện nay thay đổi rất nhiều cùng với đời sông cải thiện dẫn đến nhu cầu sống ngày càng cao hơn. Người dân quan tâm nhiều hơn đến những yêu cầu an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh của sản phẩm. Người tiêu dung Việt Nam sẽ còn quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, các thành phần và nhãn hiệu, cụ thể hàm lượng chất béo thấp hoặc hàm lượng cholesterol thấp. Về lối mua sắm, các nhà đầu tư quốc tế và nội địa đã bắt đầu nhìn thấy tiềm năng của thương mại hiện đại ở Việt Nam. Ảnh hưởng của thương mại sẽ thể hiện qua việc người dân mua sắm như thế nào. Trước hết, tần số mua sắm sẽ giảm bớt vì ngày càng ít người tiêu dùng mua sắm ở chợ và họ bắt đầu mua khối lượng lớn theo tuần. Dự báo, các đại lý thương mại hiện đại sẽ cách mạng hóa thói quen tiêu dùng bằng việc giảm tần số mua sắm và tăng giá trị mua sắm. Sở thích đi du lịch của người dân cũng là một điểm đáng chú ý đối với các nhà sản xuất bánh kẹo. • Tính linh hoạt, hướng ngoại của người tiêu dùng : Người Việt Nam rất thích sản phẩm mới và của nước ngoài, sẳn sàng bỏ tiền để mua các sản phẩm thời thượng, đây là cơ hội cho doanh nghiệp khai thác tiềm năng này tuy nhiên cũng đem đến nguy cơ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm bánh kẹo của nước ngoài. 4. Yếu tố tự nhiên Việt Nam nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam giáp với nhiều nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Biển Đông. Nhờ Vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, công ty bánh kẹo Kinh Đô dễ dàng thông thương với các đối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Tuy nhiên khoảng cách Nam Bắc khá lớn nên ban đầu khi mới thành lập các chi nhánh ở miền Bắc việc phân phối, cung cấp sản phẩm cho thị trường miền Bắc gặp nhiều khó khan về chi phí vận chuyển, quảng bá sản phẩm đòi hỏi công ty phải có chiến lược phù hợp. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu Việt Nam có sự khác biệt lớn giữa các thời điểm trong năm và giữa các vùng miền gây khó khan cho việc nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp. Bánh kẹo là sản phẩm chứa nhiều đường bột,dầu thực vật…là loại thực phẩm gây khô nóng khi sử dụng. Vì vậy điều kiện thời tiết tự nhiên cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thị sản phẩm. Nhu cầu thường tăng lên vào mùa lạnh, đặc biệt mùa lạnh lại có nhiều ngày lễ tết, cụ thể bắt đầu từ trung thu nhu cầu gia tăng đến tết nguyên đán. Ngược lại nhu cầu vào mùa nóng giảm xuống, gây khó khan cho việc tiêu thụ sản phẩm. 5. Yếu tố công nghệ Tại Việt Nam tình trang công nghệ còn hết sức lạc hậu, chưa được đổi mới đầu tư nhiều. thiếu trang thiết bị tinh chế mang tính hiện đại do đó chất lượng sản phẩm không đồng đều, năng suất thấp dẫn đến giá thành cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Việt Nam thường đứng vị trí cuối hoặc nửa cuối bảng xếp hạng về một số chỉ số công nghệ quan trọng như chính phủ điện tử, khả năng sáng tạo công nghệ, phổ biến công nghệ hiện đại, kỹ năng con người… Năng lực khoa học, công nghệ quốc gia nói chung của nước ta còn thấp và quy mô quá nhỏ bé. Với tình trạng như vậy khi hội nhập kinh tế, nếu không chuẩn bị đổi mới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó khan trong việc tạo ra các sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường. 2.1.2 Phân tích môi trường vi mô 1. Yếu tố khách hàng Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt độn kinh doanh sản xuất kinh doanh của ngành và từng doanh nghiệp. Khách hàng được phân làm 2 nhóm: người tiêu dùng cuối cùng và nhà phân phối. Với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng thì công ty chia thành 3 khu vực thi trường chính: + Khu vực thị trường thành thị nơi có thu nhập cao tiêu dùng các loại sản phẩm đa dạng với yêu cầu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, bắt mắt. +Khu vực thị trường nông thôn nơi có thu nhập vừa tiêu dùng các loại sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng không cần đẹp, giá cả phải chăng. + Khu vực thị trường miền núi nơi có thu nhập rất thấp yêu cầu chất lượng sản phẩm vừa phải, mẫu mã không cần đẹp, nặng về khối lượng, giá cả phải thấp. Với khách hàng là nhà phân phối thì được coi là khách hàng quan trọng của công ty bởi họ tiêu thụ số lượng lớn các dòng sản phẩm. Kinh Đô sỡ hữu hệ thống phân phối rộng lớn chỉ sau Vinamilk, Masan đang được tận dụng triệt để cho chiến lược phát triển dài hạn của Kinh Đô. Kinh Đô có hệ thống phân phối bánh kẹo và là một trong những hệ thống phân phối lớn nhất trong ngành thực phẩm. Tuy nhiên đối với khách hàng tiêu dùng cuối cùng, Kinh Đô đang chịu sức ép về mặt giá cả. Với mức thu nhập có hạn, người tiêu dùng luôn muốn mua được nhiều sản phẩm với giá bỏ ra là ít nhất nên giá cả luôn là mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng. Tình hình dịch covid19 ngày càng nghiêm trọng, khiến cho đa số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Phần lớn khách hàng hiện tại rất quan tâm đến giá cả mặt hàng và thường chú trọng đến mặt hàng có giá cả rẻ để đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng ngày. Dịch bệnh đã khiến cho số lượng khách hàng của công ty Kinh Đô giảm đi khá nhiều bởi đa phần bây giờ họ chỉ quan tâm đến nhu yếu phẩm hàng ngày. 2. Nhà cung ứng, cung cấp Các nguyên liệu cơ bản như đường, trứng, bột, bột sữa…được mua trong nước theo phương thức đấu thầu ( Công ty bột mì Bình Đông,tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn…); nguyên liệu như Chocolate được chính công ty nhập khẩu; các phụ gia như dầu, muối, hương liệu được mua từ các doanh nghiệp trong nước có uy tín( Tường An); bao bì được cung cấp bởi các nhà sản xuất trong nước có uy tín( Tân Á, Tân Tiến..) Nhìn chung yếu tố “nhà cung cấp” ít ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất của công ty Kinh Đô, do sự dồi dào nguồn nguyên liệu trên thị trường. Mặc khác Kinh Đô là nhà sản xuất lớn nên mức độ tác động bất lợi của nhà cung cấp đến Kinh Đô không đáng kể. Trong thời kì dịch bệnh, mặc dù các doanh nghiệp khác đang chịu không ít tổn thất do thiếu nguồn nguyên liệu nhưng đối với Kinh Đô do nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập trong nước nên không chịu tổn thất gì nhiều. 3. Đối thủ cạnh tranh Cạnh tranh là yếu tố khách quan, là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Xác định phạm vi ngành và đối thủ cạnh tranh: tương ứng với các sản phẩm của công ty thì “ngành” được xác định bao gồm các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thuộc nhóm các sản phẩm của Kinh Đô Bánh trung thu: do chất lượng sản phẩm cao,thương hiệu mạnh, tiếp thị tốt…nên luôn được bán hết trước tết trung thu vì vậy lợi nhuận từ bánh trung thu của Kinh Đô rất cao. Các đối thủ của Kinh Đô như Đức Phát, Hồng Khánh, tuy nhiên quy mô sản xuất lại không bằng do đó Kinh Đô vẫn luôn duy trì được vị thế là nhà sản xuất bánh trung thu lớn nhất cả nước. Kẹo cứng, mềm: Kinh Đô luôn bám sát thị hiếu của người tiêu dùng và luôn có điều chỉnh kịp thời trong việc đưa ra các sản mới phù hợp với khách hàng. Tuy nhiên, kẹo lại là sản phẩm có doanh thu thấp nhất trong các sản phảm của công ty do có nhiều đối thủ cạnh tranh như Perfetti, công ty CP bánh kẹo Hải Hà, công ty CP bánh kẹo Hải Châu… Kẹo chocolate:được sản xuât trên dây chuyền công nghệ hiện đại, kẹo chocolate của Kinh Đô có chất lượng ổn định, mẫu mã đẹp. Tuy nhiên do tâm lý người tiêu dùng lại thích các sản phẩm kẹo chocolate nước ngoài nên đã tạo ra thách thức lớn đối với công ty Kinh Đô. Thế nhưng, kẹo chocolate Kinh Đô vẫn giữ được vị trí ổn định và đang có xu hướng ngày càng phát triển. 4. Sản phẩm thay thế Các sản phẩm thay thế đối với mặt hàng bánh kẹo hầu như ít, vì bánh kẹo là sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thường thức, nhu cầu ăn vặt, nhu cầu cung cấp dinh dưỡng,một phương tiện giao tiếp xã hội như làm quà biếu, tặng. Tuy nhiên hiện nay xuất hiện một sản phẩm thay thế có khả năng giành lấy vị trí của bánh kẹo đó chính là thức ăn nhanh. Vì vậy chất lượng bánh kẹo cần được nâng cao, đa dạng về chủng loại để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đứng trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được khách hàng lựa chọn để thay thế bánh kẹo, họ bắt đầu chú tâm đến bữa ăn hàng ngày hơn thưởng thức bánh kẹo. 5. Đối thủ tiềm ẩn Với nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng, cộng them những chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước và hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh bánh kẹo, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia lĩnh vực sản xuất này. Đối thủ chưa xuất hiện trên thị trường Việt Nam nhưng tương lai sẽ xuất hiện và kinh doanh cùng các sản phẩm của công ty: Kinh Đô sẽ phải đối mặt với các đối thủ các thâm niên cao trên thị trường kinh doanh bánh kẹo khi gia nhập WTO, AFTA như Kellog, các nhà sản xuất Cookies của Đan Mạch,Malaysia… Đối thủ đã có mặt trên thị trường Việt Nam, kinh doanh khác sản phẩm của công ty nhưng tương lai sẽ kinh doanh cùng sản phẩm của công ty: Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể làm giảm lợi nhuân của doanh nghiệp do họ đưa vào các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết. 5. Các nhóm áp lực, chính quyền địa phương Áp lực về giá cả: Dịch bệnh covid19 khiến cho nền kinh tế của cả nước ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng đối với các loại bánh kẹo suy giảm đáng kể. Với tình hình hiện tại, giá cả sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu. Nếu các mặt hàng bánh kẹo vẫn giữ nguyên giá gốc mà không có các chuoeng trình khuyến mãi, ưu đãi thì khả năng tiêu thụ sản phẩm như lúc trước rất khó. Áp lực về chất lượng sản phẩm: Tập đoàn đa quốc gia Millward Brown phối hợp với công ty nghiên cứu thị trường Custumer Insights vừa công bố Kinh Đô là một trong 10 thương hiệu thành công tại Việt Nam và có tiềm năng phát triển trong Kinh Đô. Như vậy qua kết quả cho thấy, Kinh Đô là doanh nghiệp được nhiều người tiêu dùng quan tâm nhất về mảng bánh kẹo. Tuy nhiên, áp lực về sự thay đổi sự lựa chọn đối với các sản phẩm khác vẫn luôn tồn tại nếu Kinh Đô không tiếp tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Chính quyền địa phương: Công ty Kinh Đô là doanh nghiệp trải dài từ Bắc vào Nam với 20 năm kinh nghiệm sản xuất bánh kẹo, luôn nhận được sự tin dùng của khách hàng nên cũng nhận được sự tín nhiệm của chính quyền địa phương , tạo điều kiện đưa thương hiệu Kinh Đô đến gần hơn với người tiêu dùng. 2.1.3 Tổng hợp, liệt kê các yếu tố cơ hội, nguy cơ bên ngoài công ty Kinh Đô 1. Cơ hội Sự phục hồi của nền kinh tế sau đợt khủng hoảng là động lực quan trọng góp phần vào sự phát triển của Kinh Đô. Tạo điều kiện đưa Kinh Đô lên một vị thế mới. Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ giúp cho Kinh Đô mở rộng thị trường,phát triển them nhiều phân khúc thị trường mới. Vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam giúp Kinh Đô dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, nâng tầm giá trị sản phẩm. Nền văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú của Việt Nam, đặc biệt các lễ hội giúp cho ngành sản xuất bánh kẹo ngày càng phát triển,đặc biệt là thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ chuyên ngành sản xuất bánh kẹo giúp Kinh Đô không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng góp phần tạo thêm động lực để Kinh Đô sản xuất thêm nhiều loại bánh kẹo đưa ra thị trường. Kinh Đô áp dụng kĩ thuật công nghệ sản xuất hàng đầu châu Á tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Việc sát nhập sắp tới giữa KDC, NKD và Kido sẽ giúp Kinh Đô củng cố vị thế thị trường và cải thiện chất lượng doanh nghiệp 2. Nguy cơ Yếu tố lạm phát, những biến động bất lợi của tỷ giá ngoại tệ ảnh hưởng đến nguyên liệu nhập khẩu vào. Việc gia nhập vào WTO cũng là cơ hội để các công ty nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn, khi đó Kinh Đô sẽ khó khăn hơn trong việc mở rộng thị phần và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Thị trường tài chính trong nước luôn biến động phức tạp, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Tình hình giá cả trong nước hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp: giá vàng,giá xăng… Nguồn nguyên liệu trong nước ngày càng thu hẹp do dịch covid19 Khách hàng có xu hướng tin dùng hàng ngoại gây khó khăn cho doanh nghiệp khi chưa đưa ra được nhiều sản phẩm bắt mắt. Tình hình dịch bệnh, người tiêu dùng ít chú tâm đến các sản phẩm bánh kẹo. 2.2. Phân tích, tổng hợp và đánh giá các yếu tố của các nguồn lực bên trong DN 2.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực Bảng: Cơ cấu lao động theo chức năng quản lý stt Khoản mục Số lượng Tỷ trọng 1 Ban tổng giám đốc 16 0,3% 2 Lãnh đạo phòng ban, phân xưởng 136 2,4% 3 Cán bộ, nhân viên văn phòng, phát triển kinh doanh 2.037 35,9% 4 Công nhân 3.223 56,8% 5 Tạp vụ, bảo vệ, tài xế, kho 258 4,5% Tổng cộng 5.670 100,0% ( nguồn: KDC ) Bảng: Cơ cấu lao động theo trình độ stt Khoản mục Số lượng Tỷ trọng (%) 1 Trên đại học 18 0,3% 2 Đại học 847 14,9% 3 Trung cấp, cao đẳng 650 11,5% 4 Khác 4.155 73,3% Tổng cộng 5.670 100,0% ( nguồn: KDC ) Theo thực tiễn về nguồn nhân lực tại công ty Kinh Đô họ có những đặc điểm được nghiên cứu và đánh giá như dưới đây. Bảng: Đánh giá thực tiễn về nguồn nhân lực tại công ty Kinh Đô STT Chỉ tiêu Đặc điểm công ty 1 Trình độ chuyên môn Gần 27% công nhân và nhân viên công ty Kinh Đô có trình độ từ trung cấp trở lên ( trong đó Đại học và trên đại học chiếm 15,2% ). 2 Kinh nghiệm Thành lập năm 1993, đội ngũ nhân viên của công ty ngày càng lớn mạnh sau 27 năm hình thành và phát triển. 3 Ý thức kỷ luật Lực lượng lao động trong công ty hiện nay đang ngày càng phát triển. đặc điểm ngành nghề mà công ty đang kinh doanh ( bánh kẹo) là tính chất thời vụ. Nên cty luôn có số lượng lớn lao động phổ thông làm việc theo mùa và không ổn định. Do đó việc tạo kỷ luận trong nhân viên khá khó khăn. 4 Tinh thần trách nhiệm Phần lớn những nhân viên làm việc lâu dài cho Kinh Đô đều có ý thức chấp hành kỷ luật một cách nghiêm túc cũng như có tinh thần trách nhiệm với tổ chức. 5 Cách quyết định nhân lực Thời gian làm việc: Công ty tổ chức làm việc 8hngày, 5,5 ngàytuần, nghỉ trưa 1h. Khi có yêu cầu về tiến độ sản xuất, kinh doanh thì nhân viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và Công ty có những quy định đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động theo quy định của nhà nước và đãi ngộ thoả đáng cho người lao động. Nghỉ phép, nghỉ lễ, Tết: Thời gian nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ ốm đau thai sản được đảm bảo theo đúng quy định của Bộ Luật lao động. Nhân viên được nghỉ lễ và Tết 9 ngày theo quy định của Bộ Luật Lao động và được hưởng nguyên lương và bảo hiểm xã hội. Những nhân viên có thời gian làm việc tại Công ty từ 12 tháng trở lên được nghỉ phép 12 ngày mỗi năm, những nhân viên có thời gian làm việc tại Công ty chưa đủ 12 tháng thì số ngày được nghỉ phép trong năm được tính theo tỷ lệ thời gian làm việc. Ngoài ra, cứ 05 năm làm việc tại Công ty nhân viên lại được cộng thêm 01 ngày phép. 6 Chính sách tuyển dụng Tuyển dụng: Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có năng lực vào làm việc cho Công ty, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Tùy theo từng vị trí cụ thể mà Công ty đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các chức danh đều phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: có trình độ chuyên môn cơ bản, cán bộ quản lý phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành, nhiệt tình, ham học hỏi, yêu thích công việc, chủ động trong công việc, có ý tưởng sáng tạo. Đối với các vị trí quan trọng, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe, với các tiêu chuẩn bắt buộc về kinh nghiệm công tác, khả năng phân tích và trình độ ngoại ngữ, tin học. Chính sách thu hút nhân tài: Công ty có chính sách lương, thưởng đặc biệt đối với các nhân viên giỏi và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan, một mặt để giữ chân nhân viên lâu dài, mặt khác để “chiêu hiền đãi sĩ”, thu hút nhân lực giỏi từ nhiều nguồn khác nhau về làm việc cho Công ty. Chính sách lương: Công ty xây dựng chính sách lương riêng phù hợp với đặc trưng ngành nghề hoạt động và bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước 7 Đào tạo Công ty chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ISO 9001:2000. Việc đào tạo thường được tiến hành tại Trung tâm Đào tạo Kinh Đô (KTC). Các chương trình đào tạo của KTC chú trọng vào nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm, ISO,...từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đầu ra. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cũng được chú trọng về chiều sâu. 8 Điều kiện lao động Văn phòng làm việc, nhà xưởng khang trang, thoáng mát. Đối với lực lượng lao động trực tiếp, Công ty trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, các nguyên tắc an toàn lao động được tuân thủ nghiêm ngặt. 9 Chính sách xã hội Bảo hiểm và phúc lợi: Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Công ty trích nộp đúng theo quy định của pháp luật. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên: Công đoàn và Đoàn Thanh niên Công ty hoạt động khá hiệu quả, các phong trào thể dục thể thao, văn nghệ của công nhân viên diễn ra hàng năm rất sôi nổi, tạo điều kiện cho công nhân viên Công ty được nâng cao đời sống tinh thần và rèn luyện sức khoẻ. Ngoài ra hàng năm cán bộ công nhân viên Công ty còn được tổ chức đi nghỉ mát vào các dịp lễ. Chính sách ưu đãi cổ phiếu cho cán bộ công nhận viên: thực hiện dưới hai hình thức: thưởng cổ phiếu và bán cổ phiếu với giá ưu đãi so với giá thị trường. Nhằm tạo sự gắn bó lâu dài của nhân viên với Công ty và tạo động lực khuyến khích cho cán bộ công nhân viên làm việc. 10 Năng lực kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc điều hành: Trần Kim Thành. Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc: Trần Lệ Nguyên. Ông là em trai của ông Trần Kim Thành. Phó tổng giám đốc: Vương Ngọc Xiềm, Vương Bửu Linh. Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. ( theo Bản cáo bạch của CTCP Kinh Đô ) Nhận xét Điểm mạnh:  Có các cán bộ quản lý tốt nghiệp đại học chuyên ngành, nhiệt tình, ham học hỏi, yêu thích công việc, chủ động trong công việc, có ý tưởng sáng tạo.  Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nhất định  Trong bối cảnh đại dịch Covid19 xảy ra đúng vào giữa thời Cách mạng công nghiệp 4.0, vì vậy có thể ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào giải quyết công việc như là làm việc trực tuyến, từ đó đội ngũ nhân sự có cơ hội được trau dồi thêm các kỹ năng chuyên môn vừa đảm bảo an toàn về sức khỏe. Điểm yếu:  Dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất lao động do thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội.  Phải cắt giảm nguồn nhân lực. 2.2.2 Tài chính TC DN Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Bảng: Báo cáo về vốn điều lệ, vốn kinh doanh và tình hình sử dụng VĐL, vốn KD Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu 31122018 31122019 30092020 1 Vốn điều lệ 2.566.534 2.566.534 2.566.534 2 Vốn kinh doanh 6.842.021 6.778.863 6.635.554 Vốn chủ sở hữu 5.484.516 5.277.569 5.004.848 Nợ phải trả 1.357.505 1.501.295 1.630.706 3 Tổng tài sản 6.842.021 6.778.883 6.635.554 Tài sản ngắn hạn 2.655.834 2.629.926 2.561.578 Tài sản dài hạn 4.186.187 4.148.938 4.073.976 ( nguồn: BCTC riêng lẻ kiểm toán năm 2019 và Quý III năm 2020 của KDC ) Khả năng huy động vốn  Vốn ngắn hạn: công ty huy động qua ngân hàng,. Khả năng huy động vốn ngắn hạn cũng tương đối cao, do uy tín của công ty đã được khẳng định.  Vốn dài hạn: ngân hàng và thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn khá hiệu quả cho công ty, không chỉ trong nước mà còn vươn ra cả nước ngoài. Gía trị cổ phiếu của công ty hiện nay tương đối cao, và các nhà lãnh đạo công ty có những chính sách huy động vốn rất hiệu quả. Kinh Đô có phòng kinh doanh chứng khoán riêng cùng với ban điều hành năng động và tiềm năng tài chính ổn định nên việc giữ giá cổ phiếu trong giai đoạn biến đoạn là hoàn toàn có thể. Tổng dư nợ vay Bảng: Số dư nợ vay của công ty Kinh Đô Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu 31122018 31122019 3092020 I Vay ngắn hạn 361.572 755.006 824.753 1 Vay ngân hàng 163.727 557.161 626.908 NHTM Taipei Fubon 57.988 232.300 174.664 BIDV 105.739 167.374 245.472 HD Bank 96.688 Malayan Banking Berhad 52.161 173.148 VIB 8.638 Vietcombank 33.625 2 Trái phiếu đến hạn trả 197.845 197.845 197.845 II Vay dài hạn 395.945 198.098 199.714 1 Trái phiếu thường trong nước 395.945 198.098 199.714 Tổng cộng 757.517 953.104 1.024.467 ( nguồn: BCTC riêng lẻ kiểm toán năm 2019 và Quý III năm 2020 của KDC ) Tình hình công nợ Bảng: Các khoản phải thu của Công ty Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu 31122018 31122019 30092020 I Các khoản phải thu 463.304 2.358.899 2.135.204 1 Phải thu khách hàng 295.436 430.857 517.678 2 Trả trước người bán 43.161 3.068 38.413 3 Phải thu về cho vay ngắn hạn 8.000 4 Phải thu khác 272.097 2.128.363 1.840.829 5 Dự phòng nợ khó đòi (155.390) (203.399) (261.715) II Phải thu dài hạn 85.885 58.945 57.092 1 Trả trước người bán dài hạn 16.259 14.403 14.403 2 Phải thu dài hạn khác 69.626 44.542 42.689 Tổng cộng 549.189 2.417.834 2.192.296 ( nguồn: BCTC riêng lẻ kiểm toán năm 2019 và Quý III năm 2020 của KDC ) Bảng: các khoản phải trả của Công ty Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu 31122018 31122019 30092020 I Nợ ngắn hạn 954.092 1.295.540 1.423.445 1 Phải trả người bán 32.694 110.120 157.113 2 Người mua trả tiền trước 4.078 3.517 0 3 Thuế và các khoản phải trả Nhà nước 3.525 9.615 8.662 4 Phải trả người lao động 10.006 148 5 Chi phí phải trả 21.416 23.987 35.337 6 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 364 7 Phải trả khác 480.708 366.556 370.396 8 Vay ngắn hạn 361.572 755.006 824.753 9 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 40.093 26.739 26.671 II. Nợ dài hạn 403.413 205.755 207.261 1 Phải trả dài hạn khác 2.969 2.969 2.969 2 Vay dài hạn 395.945 198.098 199.714 3 Dự phòng các khoản công nợ dài hạn 4.499 4.688 4.578 Tổng cộng 1.357.505 1.501.295 1.630.706 ( nguồn: BCTC riêng lẻ kiểm toán năm 2019 và Quý III năm 2020 của KDC ) Tỷ suất lợi nhuận Đơn vị tính: triệu đồng STT Khoản mục 2018 2019 % tăng giảm Quý III 2020 1 Tổng giá trị tài sản 6.842.021 6.778.863 0,9% 6.635.554 2 Doanh thu thuần 157.672 1.378.797 774,5% 1.756.819 3 Lợi nhuận gộp 61.412 137.313 123,6% 141.228 4 Lợi nhuận từ HĐKD 15.751 (8.923) 156,7% 65.123 5 Lợi nhuận khác 3.171 26.463 734,6% 4.414 6 Lợi nhuận trước thuế 18.922 17.539 7,3% 69.537 7 Lợi nhuận sau thuế 27.322 10.634 61,1% 68.258 8 Tỷ lệ cổ tức ( trên mệnh giá ) 10% 16% 60,0% 16% ( nguồn: BCTC riêng lẻ kiểm toán năm 2019 và Quý III năm 2020 của KDC ) Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu Bảng: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty Kinh Đô Đơn vị tính: triệu đồng Các chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 Quý III2020 1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán + Hệ số thanh toán ngắn hạ: Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn Lần 2.78 2.03 1.80 + Hệ số thanh toán nhanh: (TS ngắn hạn Hàng tồn kho)Nợ ngắn hạn Lần 2.76 2.03 1.80 2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn + Hệ số NợTổng tài sản % 19.84 22.15 24.58 + Hệ số nợVốn chủ sở hữu % 24.75 28.45 32.58 3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động + Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bánHàng tồn kho vòng 8.05 97.21 513.44 + Doanh thu thuầnTổng tài sản vòng 0.02 0.20 0.26 4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời + Hệ số LN sau thuế Doanh thu thuần % 17.33 0.77 3.89 + Hệ số LN sau thuếVốn chủ sở hữu % 0.48 0.20 1.33 + Hệ số LN sau thuếTổng tài sản % 0.40 0.16 1.02 + Hệ số LN từ HĐSXKDDoanh thu thuần % 17.33 0.77 3.89 ( nguồn: KDC ) Trích khấu hao tài sản cố định : Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Khấu hao tài sản cố định hữu hình và hao mòn tài sản cố định vô hình được trích theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau: Nhà cửa và vật kiến trúc 3 – 46 năm Máy móc thiết bị 5 – 25 năm Phương tiện vận tải 6 – 10 năm Thiết bị văn phòng 3 – 5 năm Thương hiệu 10 – 20 năm Quyền sử dụng đất 10 – 46 năm Phần mềm máy tính 3 – 12 năm Mối quan hệ với khách hàng 16 – 20 năm Lợi thế quyền thuê đất 8 – 32 năm + Thanh toán các khoản nợ đến hạn : Theo báo cáo kiểm toán tại thời điểm 31122019 và 30092020, Công ty không có bất kỳ khoản nợ quá hạn nào. Các khoản nợ đến hạn phải trả đều được công ty thanh toán đầy đủ, đúng hạn. + Các khoản phải nộp theo Luật định : Công ty thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải nộp Nhà nước khác theo đúng quy định hiện hành. Số dư các khoản thuế và phải nộp cho Nhà nước tại ngày 31122018, 31122019 và 30092020 như sau: Bảng: số dư các khoản phải nộp theo Luật định Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu 31122018 31122019 30092020 1 Thuế thu nhập doanh nghiệp (10.442) (4.935) (10.442) 2 Thuế thu nhập cá nhân 3.525 4.108 8.662 3 Thuế khác (62) (62) (62) Tổng cộng (6.978) (889) (1.841) ( nguồn: BCTC riêng lẻ kiểm toán năm 2019 và Quý III năm 2020 của KDC ) Trích lập các quỹ theo Luật định Công ty trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Hàng năm, lợi nhuận của Công ty sau khi nộp thuế cho Nhà nước theo quy định sẽ đư

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN QUẢN TRỊ HỌC NGHIÊN CỨU MƠI TRƯỜNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO KINH ĐÔ (KDC) Giảng viên hướng dẫn : Từ Minh Khai Nhóm thực : Nhóm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7, năm 2021 DANH SÁCH NHÓM 6 Họ tên Lê Thuỵ Thanh Thư Huỳnh Thị Mỹ Tiên Trần Vương Hương Trà Phạm Văn Tỉnh Đỗ Huyền Trang Lê Thị Tố Quyên Nguyễn Thị Thanh Trúc Lại Quế Trân Mã số sinh viên 3118380325 3118380334 3118380343 3118380340 3118380344 3118380265 3118380364 3118380355 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .3 1.TÍNH CẦN THUYẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ THUYẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.GIỚI HẠN CỦA CHUYÊN ĐỀ 4.KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC .5 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUA CÁC GIAI ĐOẠN .5 1.2 MỤC TIÊU HIỆN TẠI CỦA DN 1.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC 1.4 CÁC MỤC TIÊU CỦA DN ĐANG THỰC ĐEO ĐUỔI .10 1.5 XÁC ĐỊNH LẠI MỤC TIÊU TRONG TÌNH HÌNH MỚI 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 13 2.1 PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TỔ CHỨC 13 2.2 PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CỦA CÁC NGUỒN LỰC BÊN TRONG /DN 20 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP .39 3.1 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 39 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 42 3.3 CÁC ĐIỀU KIỆN, CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN 48 KẾT LUẬN .52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC 55 LỜI MỞ ĐẦU Tính cần thiết chuyên đề: - Đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới, vậy, quản lí mình, nhà nước ln cố gắng đẩy mạnh cơng nghiệp hố, đại hố nhằm thúc đẩy mơi trường kinh doanh tiến lên theo hướng tích cực Cho nên nay, doanh nghiệp cần phải tìm cho hướng đắn để theo kịp trào lưu mới, không ngừng nâng cao vị doanh nghiệp thương trường - Cùng với tăng trưởng kinh tế đất nước, Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô (KDC) gặt hái nhiều thành công, góp phần đưa ngành chế biến lương thực, thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng nước nói chung lên tầm cao Hiện tại, Kinh Đô công ty cổ phần chuyên sản xuất kinh doanh đồ ăn nhẹ Việt Nam, với mặt hàng gồm bánh,kẹo kem Bên cạnh đó, Kinh Đơ cơng ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao cơng ty niêm yết thị trường chứng khốn Việt Nam Với mong muốn phần góp phần tìm hướng phù hợp cho Cơng ty Cổ phần Kinh Đô giữ vững vị tương lai, đồng thời, nhằm vận dụng kiến thức tiếp thu môn Quản trị học, nên chúng em chọn đề tài “Nghiên cứu môi trường quản trị Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô (KDC) ” để thực nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: - Để thực đề tài nghiên cứu cách có hiệu quả, sử dụng phương pháp sau để thực đề tài: Phương pháp nghiên cứu mô tả, thu thập số liệu, tổng hợp, để phân tích tình hình họat động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Kinh Đơ Từ chúng em đánh giá điểm mạnh điểm yếu bên cơng ty, bên cạnh đó, đưa nhóm giải pháp, sách thật cần thiết hiệu để doanh nghiệp phát triển 3 Giới hạn chuyên đề: - Không gian nghiên cứu: Thị trường bánh kẹo Tp.HCM tỉnh thành khác toàn quốc - Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh Công ty CP Kinh Đô năm 2018-2020 Kết cấu chuyên đề Ngòai phần mở đầu, kết luận phụ lục, nghiên cứu bao gồm ba chương: - Chương 1: Tổng quan tập đoàn Kinh Đơ - Chương 2: Thực trạng tình hình hoạt động doanh nghiệp + Phân tích, tổng hợp đánh giá yếu tố bên doanh nghiệp + Phân tích, tổng hợp đánh giá yếu tố nguồn lực bên doanh nghiệp - Chương 3: Đề xuất nhóm giải pháp tốt cho doanh nghiệp CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC 1.1 a - Quá trình hình thành phát triển qua giai đoạn Giới thiệu Tên công ty: Công ty cổ phần Kinh Đô Tên tiếng anh: Kinh Do Corporation Tên viết tắt: KIDO CORP Biểu tượng: Trụ sở chính: 141 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, Tp HCM Điện thoại: (84-8) 3827 0838 Fax: (84-8) 3827 0839 Email: info@kinhdo.vn Website: www.kinhdo.vn Tập đồn Kinh Đơ sáng lập lãnh đạo hai anh em Trần Kim Thành Trần Lệ Nguyên Công ty cổ phần Kinh Đô công ty lớn chuyên sản xuất kinh doanh thức ăn nhẹ Việt Nam Các mặt hàng cơng ty gồm loại bánh, kẹo kem Hiện Kinh Đô công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao công ty niêm yết thị trường chứng khốn Việt Nam Cơng ty Kinh Đơ công ty thực phẩm hàng đầu thị trường Việt Nam với năm liên tục người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao Hệ thống phân phối Kinh Đô trải khắp 64 tỉnh thành phố với 150 nhà phân phối gần 40.000 điểm bán lẻ Sản phẩm Kinh Đô xuất sang thị trường 20 nước giới Mỹ, Châu Âu, Úc, Trung Đông, Singapore, Đài Loan, với kim ngạch xuất đạt 10 triệu USD vào năm 2003 Ngành nghề kinh doanh Công ty: - Chế biến nông sản thực phẩm; - Sản xuất kẹo, nƣớc uống tinh khiết nước ép trái cây; - Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc, giày dép, túi xách, đồng hồ, mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy, điện lạnh, thủ công mỹ nghệ, dụng cụ học tập giảng dạy, văn phòng phẩm, vật tư ngành ảnh, rau tươi sống; - Dịch vụ thương mại; - Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa; - Dịch vụ quảng cáo; - Mua bán hàng điện tử-điện gia dụng, vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, thực phẩm cơng nghiệp, hóa mỹ phẩm, đồ chơi (trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khỏe trẻ em, ảnh hưởng đến an ninh trật tự an toàn xã hội), đồ gia dụng, máy ổn áp, thiết bị điện gia dụng, hàng trang trí nội thất, thiết bị văn phòng, vàng, bạc, đá quý, rượu, bia, thuốc điếu sản xuất nước (không kinh doanh dịch vụ ăn uống), máy tính, máy in thiết bị phụ tùng, số dịch vụ khác thể Giấy đăng ký kinh doanh b Lịch sử q trình phát triển - Năm 1993: Cơng ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân Công ty TNHH Xây dựng Chế biến thực phẩm Kinh Đô, thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/02/1993 Chủ tịch UBND Tp Hồ Chí Minh Giấy phép Kinh doanh số 048307 Trọng tài Kinh tế Tp Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/1993 Những ngày đầu thành lập, Công ty xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, với 70 cơng nhân vốn đầu tƣ 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất kinh doanh bánh snack – sản phẩm người tiêu dùng nước - Năm 1993 1994 công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ Nhật trị giá 750.000 USD - Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng số 6/134 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 14.000m² Đồng thời cơng ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies với công nghệ thiết bị đại Đan Mạch trị giá triệu USD - Năm 1997-1998, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bơng lan cơng nghiệp với tổng trị giá đầu tư 1,2 triệu USD - Cuối năm 1998, dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate đưa vào khai thác sử dụng với tổng đầu tư khoảng 800.000 USD - Sang năm 1999, Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 40 tỉ VNĐ, với đời Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đơ, quận thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gịn-Gia Định) - Cùng thời gian hệ thống Kinh Đô Bakery - kênh bán hàng trực tiếp Công ty Kinh Đô đời - Năm 2000, Công ty Kinh Đô tiếp tục tăng vốn đầu tư lên 51 tỉ VNĐ, mở rộng nhà xưởng lên gần 60.000 m2, diện tích nhà xưởng 40.000m² Để đa dạng hóa sản phẩm,cơng ty đầu tư dây chuyền sản xuất Bánh mặn Cracker từ châu Âu trị giá triệu USD - Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất bánh kẹo Kinh Đô xây dựng thị trấn Bần Yên Nhân, tỉnh Hưng Yên diện tích 28.000m², tổng vốn đầu tư 30 tỉ VNĐ - Tháng 04/2001, Công ty đầu tư thêm dây chuyền sản xuất Kẹo cứng dây chuyền sản xuất Kẹo mềm đại với tổng trị giá triệu USD, công suất 40 tấn/ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nước - Đến tháng 06/2001, tổng vốn đầu tư Công ty Kinh Đô lên đến 30 triệu USD Công ty đưa vào khai thác thêm dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker trị giá triệu USD công suất 1.5 tấn/giờ Nhà máy Kinh Đô Hưng Yên - - - - - đưa vào hoạt động nhằm phục vụ cho thị trường Hà Nội tỉnh phía Bắc Năm 2001 cơng ty đẩy mạnh việc xuất thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan Năm 2002, sản phẩm dây chuyền sản xuất công ty BVQI chứng nhận ISO 9002 sau ISO 9002:2000 Nâng vốn điều lệ lên 150 tỉ VNĐ, công ty bắt đầu gia nhập thị trường bánh Trung Thu đổi tên thành Công ty cổ phần Kinh Đô Ngày 01/10/2002, Công ty Kinh Đơ thức chuyển thể từ Cơng ty TNHH Xây dựng Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đơ sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô Sản lượng tiêu thụ năm sau tăng gấp đôi so với năm trước Kinh Đơ có mạng lưới 150 nhà phân phối 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp nước.Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến 20% Năm 2003, Kinh Đơ thức mua lại công ty kem đá Wall's Việt Nam tập đoàn Unilever từ Anh Quốc thay nhãn hiệu kem Kido's Năm 2010, Kinh Đô tiến hành việc sáng lập Công ty CBTP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) Công ty KiDo Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC) Định hướng Kinh Đô thông qua công cụ M&A, mở rộng qui mô ngành hàng thực phẩm với tham vọng trở thành tập tồn thực phẩm có quy mơ hàng đầu khơng Việt Nam mà có vị khu vực Đông Nam Á Năm 2014, bán tồn mảng kinh doanh bánh kẹo trở thành cơng ty thống Mondelez International có trụ sở Hoa Kỳ Với việc định hướng phát triển để trở thành tập đồn đa ngành., Kinh Đơ mở rộn sang nhiều lĩnh vực khác đầu tư kinh doanh bất động sản, tài chính, phát triển hệ thống bán lẻ Theo đó, lĩnh vực có mối tương quan hỗ trợ nhau, Cơng ty mẹ giữ vai trị chun đầu tư tài chính, công ty hoạt động theo lĩnh vực với ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung tạo Tập đoàn 1.2 Mục tiêu doanh nghiệp Định hướng phát triển Kinh Đô trở thành: Tập đoàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam, tầm trung khu vực hướng tới Tập đoàn đa ngành: thực phẩm bán lẻ, địa ốc, tài nhằm đảm bảo phát triển bền vững tương lai Định vị chiến lược Công ty với trọng điểm khách hàng, đồng thời quan tâm đến giải pháp sản phẩm tối ưu định vị hệ thống cách đồng 1.3.Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức hệ thống Kinh Đơ CƠNG TY CỞ PHẦN KINH ĐƠ Cơng ty Cổ phần Kinh Đơ Bình Dương Cơng ty TNHH MTV KIDO Công ty TNHH MVT Kinh Đô Miền Bắc Công ty TNHH Tân An Phước Công ty Cổ phần Vinabico Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Công ty cổng phần Kinh Đô HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI DOANH THU _Sales _ Marketing _ R&D KHỐI CHI PHÍ _ Sản xuất _ Mua hàng _ Logistic SBU Cookies Craker Snack Cakes Buns Candies Kem, sữa chua VĂN PHÒNG BAN GIÁM ĐỐC _ Phá chế _ Đầu tư _ Chiến lược _ PR _ Kiểm toán nội KHỐI HỖ TRỢ _ Kế toán _ Nhân _ IT _ Đào tạo Các điểm yếu(W): Ý thức cạnh tranh nhân viên chưa cao Bộ máy nhân rườm ràvà máy móc Thương hiệu Kinh Đơ tiếng (do thành cơng số dịng sản phẩm bánh Trung thu, bánh tươi) việc xây dựng thành cơng thương hiệu cho dịng sản phẩm chưa thật đồng Phong cách quản lý kiểu gia đình hẳn cịn tồn tại, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng dẫn đến tỉ lệ nhân viên bỏ việc cao Chưa chủ động hoàn toàn nguồn nguyên liệu, máy móc thiết bị doanh nghiệp tốt, với xã hội kinh tế ngày phát triển, doanh nghiệp cần có thay đổi mặt sách phúc lợi, lương thưởng cho nhân viên nhằm tạo cân lương đối thủ cạnh tranh thỏa đáng lòng nhân viên, phát huy thêm điểm mạnh nhân văn hóa doanh nghiệp mà cơng ty có W1W2W4-O1O2O7: chiến lược chỉnh đốn máy quản lí doanh nghiệp W3W4-O1O2: chiến lược liên doanh Liên kết với doanh nghiệp khác nhằm học hỏi thêm kinh nghiệm quản lí nhân sự, chiến lược kinh doanh chiến lược quảng bá sản phẩm thị trường W2W4-O5: tăng cường lực quản lí, áp dụng khoa học cơng nghệ vào cách quản lí nhân W5-O2: chiến lược hội nhập phía sau 42 W1W2W4-T1T4: chiến lược chỉnh đốn Với tình hình cạnh tranh gay gắt bên việc covid 19 ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp việc chỉnh đốn lại máy nhân cho phù hợp với tình hình kinh doanh quan trọng chỉnh đốn, sửa chữa giúp tạo thỏa đáng cho nhân viên, thúc đẩy hiệu suất sản xuất, tăng cao chất lượng sản phẩm giành lợi thị trường W3W5-T1T4: chiến lược hội nhập phía sau chiến lược tập trung tăng trưởng theo hướng thâm nhập thị trường 3.2 Một số giải pháp thực theo chức chiến lược phát triển công ty CP Kinh Đô BẢNG MA TRẬN CÁC GIẢI PHÁP THEO CHỨC NĂNG Chức NNL TC-KT MKT SX R&D VHDN Hoạc - Nâng cao trình - Tiềm lực tài - Phát triển thị - Mua lại - Phát h độ nguồn nhân trường rộng liên triển thêm phát huy văn định lực tỷ Kinh Đô rãi thông qua doanh với sản hóa doanh lệ lao động có mạnh, việc cải thiện doanh phẩm nghiệp trình độ cao so số tài mở rộng nghiệp ngồi giá trị với tổng số lao mức thêm hệ thống chung ngành chung mà động Công cao, phân phối, kết ngành tạo hạt điều, doanh ty thấp nhà hợp với khả đậu nghiệp - Có thề gửi lao đầu tư đánh chiến lược sản xuất phộng, … sở hữu, đồng động đào tạo giá cao - marketing để lơn thời thay đổi thêm Công ty cần tiếp cận và giảm sử dụng mục tuyển lao tận dụng ưu hướng dẫn chi máy móc tiêu, sứ động từ bên để người tiêu phí đầu tư ngành mệnh, tầm huy động dùng sử dụng ban đầu - Ưu tiên tuyển thêm nguồn - Tiếp tục bánh kẹo nhìn, chiến sản phẩm để sản lược triết lao động có trình tài từ cơng ty thay xuất có lí kinh độ cao cho bên ngồi sử dụng điểm doanh để phận R&D, thông qua hàng nhái phân phối phù hợp với nhân , dự án hàng với xu hướng maketing, kinh mới, có tính chất lượng sản phẩm kinh doanh doanh xuất nhập khả thi cao sở bánh kẹo khẩu,… - Tuy nhiên, sản xuất nhỏ công ty phải - Tình hình xem xét huy covid19 phức động hợp lý, tạp, công ty 43 tránh phụ phải đẩy thuộc mạnh nhiều vào kênh bán bên ngoài, hàng online, dự án kết hợp phải có chiến với app lược tốt để giao hàng tránh rủi ro grap, now, cao xảy baemin, , - Hạn chế tự tạo việc sử dụng app giao hàng vốn từ cổ để phục vụ đông nhu cầu đối tác nhằm khách hàng giảm áp lực chi trả cổ tức chia lợi nhuận Tổ - Chỉnh đốn công ty - Bố trí lại - Thiết lập chức máy quản lí cấu cơng tác đội ngũ sốt cường thiết lập chặt kế toán chuyên tập chi phối thêm nhân học thường vấn đề kỉ luật công ty để trung phát nhà lực cho nhân viên nâng cao triển thương cung cấp, hoạt động trau doanh suất hiệu thiết lập R&D, xây dồi văn hóa nghiệp - Trong tình thị trường mà mối dựng doanh - Trong tình hình hình dịch tập đồn cịn quan hệ dịch bệnh bệnh chưa có chỗ tốt để có nghiên Covid19 cần Covid19 , đứng, đặc biệt nguồn cứu phải có chiến công ty cần thị trường phát triển ty, đồng thời 44 - Kiểm Tăng - Tổ chức khóa cung cấp cho niên để phát phần nghiệp cho nguồn nhân lực công lược giảm thiểu phải tổ chức nước ngồi bớt nhân lại máy khơng cần thiết, lâu dài phẩm nâng cấp - Tổ chức đẩy ổn định vững máy quản lý nhân kế mạnh - Tổ chức hữu, đồng thời tốn hợp lí , tạo sáng máy phục vụ mục phải tuyển dụng vừa làm việc tạo cho đội nhân tiêu phát thêm online ngũ nhân viên hợp lí triển tập nhân viên có khả nhà, vừa làm kênh đoàn làm việc việc offline marketing , xưởng sản linh hoạt cơng ty khuyến khích xuất đề online - Cơ cấu nhân phù hợp offline nhân viên viên có ý với tình - Bố trí lại hoạt động tưởng quảng hình dịch cấu nhân viên phải đảm bảo bá hay cho phù hợp với marketing thị nhà giao dịch bật đem lại Covid19 nước diễn , nguồn thu lớn doanh nghiệp đủ quy trình cho cơng ty thời kì xác - Tổ chức , dịch bệnh diễn cao Tránh nâng cao biến phức tạp gây tổn trau dồi đội thất đến ngũ nguồn tài marketing online cơng ty Lãnh - Tăng cường đạo lực quản lí, áp dụng khoa học cơng nghệ vào cách quản lí nhân Tuyển dụng thêm nhân viên có kinh nghiệm xây dựng thương hiệu chiến lược phát triển sản phẩm, Kinh Đơ có nhiều sản phẩm có 45 Đưa Tăng cường hoạt đơng sách phúc R&D lợi phù kinh phí, hợp để có buổi họp tồn nhân viên cơng ty nhằm xây - Luôn tạo động lực , khơi dậy nhu cầu để từ thúc đẩy cho nhân viên làm việc với tinh thần nỗ lực tốt - Phải đưa định đắn , lúc, phù hợp với tình kênh online nhằm thực công chuyển đổi số, đặc biệt tình hình covid 19 việc chuyển đổi số thích nghi cần thiết ưu tốt thị trường với canh tranh gay gắt cần phát triển thêm chất lượng sản phẩm cạnh tranh vơi sản phẩm thay dần xuất công ty tình hình chung xã hội đẩy nhân tinh thần lực thiết bị nhân viên để tạo công nhân sản mặt xuất nhằm hàng tăng chất lượng suất, hiệu cao suất nhằm tăng chất cạnh lượng sản tranh phẩm thị công ty trường thúc dựng tin cậy công ty vững công việc cho nhân viên Ln động viên , khích lệ nhân viên đạy thành tích tốt cơng việc - Hỗ trợ nhân viên có - Cần đưa hồn cảnh định tuyển khó dụng nhân tình hình cách hợp lí dịch bệnh Con người phụ Covid19 hợp với khó khăn chức vụ - Chỉ đạo cấp Qua thúc phân bổ đẩy tinh thần nhân hợp lí để hoạt hiệu suất động công ty công việc diễn giúp cơng ty bình thường có đội ngũ áp dụng thị 46 nhà nước nhân viên doanh chất lượng nghiệp để tạo tình hình sản Covid19 phẩm chất lượng cạnh tranh thị trường Kiểm -Giám sát đánh giá liên tục tra nhân viên phịng ban, qua có sách thay đổi cho hợp lí cách quản lí nhân công ty -Kiểm tra xem xét tình hình ăn, ngủ, nghỉ sinh hoạt, đội ngũ nhân viên phải làm việc 100% công ty áp dụng thị nhà nước doanh nghiệp tình hình dịch bệnh Covid19 -Theo dõi sát -Theo dõi - Thường Quan tâm khốc liệt Thi thoảng doanh thu xuyên nhiều có đợt nguồn tiền, khu vực kiểm tra sản kiểm tra , rà chi tiêu, từng, dịng đánh giá phẩm sốt doanh thu sản phẩm giám phòng ban, khoản dư nhằm đánh sát các hoạt để xem xét nợ nhằm cân giá hiệu hoạt động động thử tác phong vấn đề marketing sản xuất nghiệm, làm việc tài đưa vấn nghiên doanh biện pháp cần đề liên nghiệp, tránh thiết để doanh quan giải vấn đề nghiệp pháp kịp nảy sinh mở rộng thêm toàn thực vệ sinh an cứu nhân viên Từ đưa thời cho - Ln có thị phần phẩm, cơng ty báo cáo tài - Kiêm tra nguồn -Trong tình hàng thường xun nguyên hình dịch tháng, hàng chất lượng liệu tạo bệnh năm, để hệ thống sản Covid19 , cơng ty có marketing phẩm cơng ty cần cơng ty có nhiều biện pháp online 47 tài hợp offline - Thường buổi lí thị trường meeting công ty - Kiểm tra sốt online với -Ln kiểm báo cáo hàng kiểm tra nhân viên để soát , kiểm tháng tốc tru nắm bắt tra nguồn vốn độ khách trình vận hiệu đầu tư, vốn hàng tiếp hành suất tác cổ phần hay nhận qua các nhà phong làm khoản cách quảng bá máy sản việc hầu chi trả đầu tư sản phẩm , ví xuất để 80% doanh dụ thông đưa nhân viên nghiệp qua giải pháp phải làm cách định kì phương tiện kịp thời việc online truyền thơng, có lỗi nhà thông qua xảy facebook, xưởng youtube, sản xuất xuyên rà instagram…, qua trương trình sale offline trung tâm thương mại, … 3.3 Các điều kiện, sách biện pháp để thực giải pháp trên: 3.3.1 Nguồn nhân lực: - Để nâng cao trình độ nguồn nhân lực , cơng ty có thề gửi lao động đào tạo thêm nước tuyển lao động từ bên ngồi Ưu tiên tuyển cao động có trình độ cao cho phận R&D, nhân 48 sự, maketing, kinh doanh xuất nhập - Cần có sách lương bổng, đãi ngộ thích hợp để giữ chân nhân viên giỏi cơng ty, đồng thời có sách thu hút nhân viên giỏi từ bên ngồi, có sách đáp ứng nhu cầu nhân lực cho việc phát triển công ty - Gắn thu nhập với kết lao động nhân viên, thực khen thưởng vượt tiêu, phận kinh doanh maketing để kích thích nỗ lực tối đa họ - Có biện pháp hỗ trợ cho nhân viên có hồn cảnh khó khăn, đặc biệt tình hình Covid19 - Trong tình hình Covid 19 nay, doanh nghiệp cần tạo điều kiện tốt cho hệ thống nhân ăn ở, ngủ nghỉ , sinh hoạt tốt cơng ty để tránh việc trì hỗn sản xuất thị phủ áp đụng doanh nghiệp Song song tổ chức, phân bổ hợp lí máy nhân làm việc online nhà - Áp dụng phần mềm vào chu trình tuyển dụng online Ví dụ thơng qua phầm mềm Zoom, Google Meet, ….để vấn phát vấn online thí sinh tuyển dụng nhân Kết hợp theo phải có sách điều kiện kèm theo : Mức lương thưởng ? Lương cứng bao nhiêu?, Điều kiện thân có phù hợp làm cơng việc hay khơng? Có sẵn sàng làm việc offline cơng ty tình hình dịch bệnh Covid19 hay khơng ? … 3.3.2 Tài chính-Kế tốn: -Tiềm lực tài Kinh Đơ mạnh, số tài ln mức cao, nhà đầu tư đánh giá cao Kinh Đô nên tận dụng ưu để huy động thêm nguồn tài từ bên ngồi thơng qua dự án mới, có tính khả thi cao Tuy nhiên, Kinh Đô phải xem xét huy động hợp lý, tránh phụ thuộc nhiều vào bên ngồi - Thời hạn tốn Kinh Đơ đánh giá tốt so với doanh nghiệp ngành, mặt “hấp dẫn” nhà cung cấp, đồng thời tạo phí khơng hợp lý Kinh Đơ phải trì lượng tài sản lưu động cao Vì vậy, Kinh Đơ cần xem xét lại thời hạn tốn cho nhóm nhà cung cấp để giảm chi phí vay nơ ngân hàng - Thực khốn chi phí cho phận, trước mắt phận thu mua nguyên liệu, có sách khen thưởng họ sử dụng khoản chi phí thấp định mức nhằm kích thích phận tìm 49 nhà cung cấp có giá thật cạnh tranh , điều đồng nghĩa với việc hạ giá thành sản phẩm - Đối với nhà phân phối chủ lực, cần có sách hỗ trợ tín dụng như: cho hưởng chiết khấu hợp lý dựa thời hạn toán họ, ngược lại trường hợp nhà phân phối gặp khó khăn tài tăng thời hạn tốn… - Điều chỉnh ngân sách phù hợp cho phòng ban hoạt động tốt tình hình dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến doanh thu suất làm việc nhân viên 3.3.3 Marketing: - Xây dựng chiến lược marketing cho dòng sản phẩm nhằm gây ấn tượng nhãn hàng đến với khách hàng - Cắt giảm chi phí để khai thác thị trường nông thôn: thị trường nông thôn khu vực gần chưa khai thác, dân cư nông thông chiếm gần 70% dân số nước Do đó, Kinh Đơ muốn mở rộng thị phần mình, Kinh Đơ nên quan tâm đến thị trường nơng thơn nhiều dịng sản phẩm có giá mức trung bình, hướng vào nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập thấp trung bình - Mở chi nhánh thị trường trọng điểm để phân phối sản phẩm nhằm giảm áp lực bất lợi từ phía nhà phân phối, đồng thời giúp cơng ty nắm bắt nhanh chóng thơng tin thị trường - Có kế hoạch tham gia kỳ hội chợ triễn lãm ngồi nước để tìm kiếm thêm nhiều nhà phân phối quản bá thương hiệu - Tăng cường đầu tư bán hàng qua mạng, hình thức phân phối ngày phổ biến giới tiết kiệm thời gian chi phí - Ký hợp đồng dài hạn với nhà phân phối, khách hàng lớn, có uy tín, đồng thời có sách hỗ trợ cấp tín dụng, thưởng… để hạn chế trường hợp nhà phân phối tìm nhà cung cấp khác thị trường cạnh tranh gay gắt nguy nhà phân phối từ đối thủ cạnh tranh cao - Quan tâm nhiều vấn đề xây dựng bán hàng trực tuyến kênh thương mại điện tử, Kinh Đô chuyển đổi số từ lâu với tình hình Covid 19 việc xây dựng thương hiệu tảng trực tuyến cần trọng 50 3.3.4 Nguyên liệu sản xuất: - Cần tìm nhà cung cấp đầu mối, thực công tác đàm phán giá điều khoản liên quan để đảm bảo nguyên liệu đầu cao có chất lượng tốt ổn định, giá cạnh tranh ổn định, số lượng cung ứng ổn định, thời gian giao hàng nhanh nhằm giảnm chi phí lưu kho… Kinh Đơ cần ký hợp đồng nguyên tắc dài hạn để nhà cung cấp n tâm sản xuất, nhập khầu hàng hố Có Kinh Đô giảm giá thành, nâng cao khả cạnh tranh thương trường - Có sách hỗ trợ tài cho nhà cung cấp chủ lực nhằm tạo mối quan hệ chiến lược, nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, giá cạnh tranh… - Áp dụng hình thức khốn chi phí nguyên liệu cho phận thu mua để tạo chủ động cho phận này, có chế độ khen thưởng khiển trách rõ ràng để tạo động lực kích thích họ tăng hiệu hoạt động 3.3.5 Sản xuất: - Có kế hoạch sản xuất hợp lý để khai thác tốt cơng suất máy móc, nhanh chóng khấu hao hết giá trị máy móc thiết bị, nhằm đầu tư loại máy có cơng nghệ tiên tiền giới - Chú ý đến việc giảm giá thành sản phẩm cách hạn chế đế mức thấp tỷ lệ hao hụt, giảm công đoạn thừa, khơng tạo giá trị - Khuyến khích đội ngũ kỹ sư, nhân viên… nghiên cứu giải pháp nâng cao suất lao động, thay máy móc, thiết bị nhập ngoại nhằm tiết kiệm chi chí 3.3.6 Cơng nghệ: - Đầu tư thêm nhân tài cho phận nghiên cứu phát triển, có sách khen thưởng hợp lý dựa kết kinh doanh sản phẩm họ nghiện cứu đem lại nhằm kích thích họ tạo sản phẩm giá trị gia tăng hơn, tạo lợi cạnh tranh cho cộng ty - Khuyến khích nhân viên tham gia kỳ hội trợ triển lãm công nghệ ngồi nước để tìm kiếm cơng nghệ mới, máy móc đại nước tiên tiến nhằm tung dòng sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày tăng người tiêu dùng 3.3.7 Các sách cần có: 51 *Phía nhà nước: - Nhà nước thường nên thường xuyên tổ chức hội chợ triễn lãm ngành thực phẩm ngồi nước để doanh nghiệp ngành thực phẩm tiếp cận thị trường nội địa đặc biệt thị trường xuất dễ dàng - Nhà nước cần có nhiều biện pháp để chống hàng nhái, hàng giả hình thức trốn thuế khác - Nhà nước cần giảm chênh lệch mức sống thành thị nông thôn, nâng cao mức sống người dân nông thôn Chỉ mức sống người dân nông thôn cải thiện, phận dân cư chiếm 75% dân số tạo thị trường lớn ổn định, đảm bảo cho phát triễn bền vững ngành thực phẩm * Phía cơng ty cổ phần King Đơ : - Có sách đãi ngộ nhân viên hợp lí , hỗ trợ cơng nhân nhà xưởng sản xuất có hồn cảnh khó khăn dịp lễ tết Đặc biệt tình hình dịch Covid19 - Phải có sách hỗ trợ test nhanh bệnh Covid19 miễn phí với tất nhân viên làm việc 100% công ty công ty nằm vùng dịch KẾT LUẬN Hoạch định chiến lược chiến lược kinh doanh có ý nghĩa sống cịn doanh nghiệp, phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp sử dụng hiệu nguồn lực, đồng thời xác định hướng trình phát triển Trải qua suốt 10 năm xây dựng phát triển, Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô (KDC) trở thành tập đoàn lớn chuyên sâu lĩnh vực sản xuất cung cấp bánh kẹo cho thị trường Việt Nam tiếng uy tín Mặt hàng bánh kẹo doanh nghiệp Kinh Đô đa số khách hàng Việt ưa chuộng tin dùng Góp vào thành cơng đó, nhờ doanh nghiệp biết cách áp dụng chiến lược kinh doanh cách có hiệu Trên sở phân tích nghiên cứu môi trường quản trị doanh nghiệp Kinh Đơ, nhóm chúng em xin tóm tắt chương sau: 52  Chương 1: - Giới thiệu sơ lược công ty cổ phần Kinh Đô trình phát triển doanh nghiệp - Xác định mục tiêu, mục đích doanh nghiệp dài hạn hướng tới Tập đoàn đa ngành: thực phẩm bán lẻ, địa ốc, tài chính, - Xác định mục tiêu, mục đích doanh nghiệp thời đại mới: tạo sản phẩm chất lượng cao, xây dựng đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm, Sau tìm hiểu sơ lược Công ty cổ phần Kinh Đô, tiến hành phân tích điểm mạnh điểm yếu doanh nghiệp chương  Chương 2: Nghiên cứu môi trường hoạt động doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngồi mơi trường bên + Mơi trường bên ngồi gồm có mơi trường vĩ mơ mơi trường vi mơ Nghiên cứu mơi trường bên ngồi giúp xác định hội nguy mà doanh nghiệp gặp phải hoạt động sản xuất kinh doanh +Mơi trường bên bao gồm yếu tố nội bên doanh nghiệp Nghiên cứu môi trường bên giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu doanh nghiệp Sau xác định điểm mạnh điểm yếu doanh nghiệp, nhóm chúng em lấy làm sở để xây dựng ma trận SWOT, đồng thời, đưa nhóm giải pháp hoạch định hiệu cho cơng ty Kinh Đô  Chương 3: - Tiến hành hoạch định chiến lược kinh doanh Kinh Đô thông qua ma trận SWOT - Đưa số chiến lược thực theo chức : + Chiến lược chỉnh đốn + Chiến lược liên doanh - Gợi ý sách, biện pháp nhân sự, tài marketing Đưa giải pháp tối ưu nhằm thay giải pháp ( cũ) thực tiễn Thơng qua nghiên cứu, mong góp phần mang lại kết khả quan, nâng cao uy tín, phần Cơng ty CP Kinh Đơ thương trường Tuy nhiên, q trình thực hiện, cơng ty phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu chỉnh kịp thời phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể công ty 53 Do trình độ khả tìm hiểu chúng em nhiều hạn chế, nên nghiên cứu lần khơng tránh khỏi thiếu sót Chúng em mong nhận góp ý thầy để làm chúng em hoàn thiện Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy ! Hết DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp –“Quản Trị học” - NXB Thống Kê 1997 Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hòang, Phạm Xuân Lan – “Quản trị chiến lược - Phát triển vị cạnh tranh” – NXB Giáo Dục, 1998 TS.Nguyễn Thành Hội, Ts.Phạm Thăng –“Quản trị học” - NXB Thống kê 2005 Công ty CP Kinh Đô www.kinhdofood.com Tổng cục thống kê VN http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=4679 54 Bộ kế hoạch đầu tư tốc độ tăng trưởng ngành bánh kẹo http://www.mpi.gov.vn/ttkt-xh.aspx?Lang=4&mabai=141 Website: https://text.123docz.net/document/4053741-phan-tich-moi-truong-bentrong-ben-ngoai-cua-cong-ty-kinh-do.htm Website: https://text.123docz.net/document/2470989-phan-tich-chien-luoc-kinhdoanh-cua-kinh-do.htm Website: https://bnews.vn/nam-2021-kido-dat-muc-tieu-lai-800-tydong/187457.html 10 Website: https://www.kdc.vn/bai-viet/kinh-do-chien-luoc-mo-rong-mat-hang-thietyeu-manda-va-lien-doanh-cung-nganh 11 Website: https://123docz.net/document/254077-phan-tich-van-hoa-doanh-nghiepcua-cong-ty-co-phan-kinh-do.htm PHỤ LỤC: PHÂN NHÓM CÁC NHÓM SẢN PHẨM BÁNH KẸO Bánh kẹo phân loại thành nhóm sau: Nhóm kẹo: a Kẹo cứng (Hard candy): Đặc trưng lọai kẹo cứng, dịn có trạng thái thủy tinh Hương vị điển hình kẹo cứng: Mùi trái cây, Mùi socola,… b Kẹo mềm (Soft candy): Đặc trưng lọai kẹo mềm, dẻo, người ăn thường “nhai” Kẹo thường sử dụng lọai nguyên liệu tự nhiên nên chứa nhiều vitamin c Kẹo Jelly Gum : Đặc điểm lọai kẹo dẻo, dai, hình dạng thường thú, có màu sắc phong phú… 55 d Kẹo Nougat Mashmallow: Lọai kẹo đòi hỏi kỹ thuật sản xuất cao, đặc biệt phải giữ cho lọai hạt thêm vào dòn lâu khơng bị dầu Nhóm bánh a Bánh biscuit: Lọai bánh kẹp kem với nhiều lọai hương vị khác kem trái cây, chocolate, cà phê,… b Bánh cookies : Phương pháp tạo hình bánh đùn, nặn Bánh có nhiều đường chất béo bánh biscuit c Bánh crackers: Thành phần chủ yếu bột mì, chất béo muối Chất khơng có g Bánh snack: Trạng thái dịn, xốp Bánh định hình cắt cán, ép đùn h Bánh Trung thu : Đây lọai bánh mang đậm nét Á Đông, phục vụ cho dịp Trung Thu Chocolate sản phẩm liên quan Các lọai bánh kẹo đặc sản vùng, miền… 56 ... Cơng ty Cổ phần Kinh Đơ Bình Dương Công ty TNHH MTV KIDO Công ty TNHH MVT Kinh Đô Miền Bắc Công ty TNHH Tân An Phước Công ty Cổ phần Vinabico Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Công ty cổng phần Kinh Đô HỘI... em chọn đề tài ? ?Nghiên cứu môi trường quản trị Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô (KDC) ” để thực nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: - Để thực đề tài nghiên cứu cách có hiệu quả, sử dụng phương... hàng cơng ty gồm loại bánh, kẹo kem Hiện Kinh Đô cơng ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao công ty niêm yết thị trường chứng khốn Việt Nam Cơng ty Kinh Đô công ty thực phẩm hàng đầu thị trường Việt

Ngày đăng: 07/12/2021, 16:56

Mục lục

    Marketing trực tuyến là một con dao hai lưỡi. Khả năng lan truyền mạnh, tính tương tác cao, những gì là ưu điểm của mạng xã hội đều có thể để lại tác động xấu cho doanh nghiệp. Dễ dàng nhận lại bình luận tiêu cực (và có thể không kiểm soát được)

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan