Bí quyếttừchốitrongcôngviệc
Vì quá bận rộn hay đơn giản là không có tâm trí để làm việc khác nên bạn phải từ
chối giúp đỡ đồng nghiệp. Tuy nhiên, nếu không khéo léo, bạn có thể gây ra sự
hiểu lầm cho người khác rằng bạn là người ích kỉ, xa cách với mọi người.
Hãy khéo léo từchối để tránh gây sự hiểu lầm bạn là người ích kỉ, xa cách với mọi
người (Ảnh minh hoạ)
Dưới đây là một số cách hữu ích giúp bạn nói “không” với đồng nghiệp một cách
rõ ràng và hiệu quả:
1. Lặp lại lời từchối
Đây là cách từchối thẳng thắn, khiến người yêu cầu giúp đỡ không làm phiền bạn
nhiều, đặc biệt hiệu quả với những người liên tục quấy rầy bạn. Bạn chỉ cần nói
một cách đơn giản: “Như đã giải thích hôm trước, tôi đang có dự án cần hoàn
thành gấp nên không thể giúp anh/chị được. Dù không trực tiếp tham gia nhưng tôi
có thể nhờ một người khác phụ giúp anh/chị”. Giọng nói bình tĩnh, không vội vã
sẽ giúp bạn gửi đi thông điệp một cách nhẹ nhàng và chuyên nghiệp.
2. Tìm ra biện pháp giải quyết khác
Nếu hiện tại không thể giúp đỡ đồng nghiệp, bạn có thể tìm ra cách giải quyết
khác: nhờ người khác giúp đỡ họ hoặc hẹn lại sau. Hãy cho người yêu cầu giúp đỡ
thấy được thái độ tích cực của bạn, rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ nhưng ngay lập tức
thì không thể.
3. Xác định nguyên nhân bạn từchối giúp đỡ
Đó là do bạn cảm thấy côngviệc đó quá áp lực, khó khăn? Bạn không muốn tham
gia vào những nhiệm vụ không thuộc trách nhiệm của mình? Hãy xác định rõ ràng
nguyên nhân bạn không thể giúp đỡ. Từ đó bạn sẽ có cách từchối thích hợp. Ví
dụ, nếu bạn từchối vì không ưa người yêu cầu giúp đỡ, hãy cư xử thật khéo léo.
Đừng nhắc tới những việc có liên quan tới vấn đề cũ, như: “Dự án này cũng không
phức tạp lắm. Năm ngoái, tôi đã một mình thực hiện nhiệm vụ tương tự thế này…
“Nói như vậy, họ có thể nghĩ thầm rằng: “Ah, hoá ra anh/chị ta từchối vì năm
ngoái mình đã không giúp đỡ và bây giờ “trả đũa” lại đây. “Bạn cũng nên kiềm
chế cảm xúc tốt hơn. Không nên tỏ thái độ bực tức, khó chịu khi mọi người cứ
chăm chăm nhờ vả một người bận rộn như bạn. Sếp và đồng nghiệp có thể hiểu sai
về bạn.
Không nên tỏ thái độ bực tức, khó chịu khi mọi người cứ chăm chăm nhờ vả một
người bận rộn như bạn (Ảnh minh hoạ)
4. Cân nhắc xem có nên giúp đỡ hay không
Những côngviệc được nhờ vả không đồng nhất với tốn thời gian và sức lực. Đôi
khi chúng lại mang đến cho bạn những cơ hội tốt. Bạn có thể cải thiện, phát triển
các kĩ năng mới, nâng cao kiến thức ngoài lĩnh vực của mình, mở rộng mạng lưới
quan hệ, được nhiều người biết tới… Nghe có vẻ thực dụng nhưng khi người khác
nhờ bạn giúp đỡ, thay vì từchối ngay lập tức, hãy cân nhắc: “Việc này sẽ đem lại
cho mình những gì?” Vừa có thể thắt chặt quan hệ với sếp, đồng nghiệp, vừa có
thêm những kinh nghiệm mới, tại sao bạn từchối giúp đỡ họ?
5. Không cảm thấy bối rối hay tội lỗi khi từchối
Bạn cần chú ý và nghe theo những cảm nhận riêng của mình. Nếu bạn nói không
với lí do chính đáng và trung thực, người khác sẽ tôn trọng bạn. Đừng tự dằn vặt
bản thân hay cảm thấy tội lỗi rằng mình đã không tận tậm với bạn bè. Bạn rất
muốn nhưng đơn giản là bạn không thể.
6. Không được quá dễ dãi
Nếu bạn bị yêu cầu giúp đỡ nhiều và liên tục, hãy báo cáo với sếp. Bạn chỉ cần
làm đúng phận sự phân công trách nhiệm của mình. Tránh quá dễ dãi, tính cả nể.
Nếu không, bạn sẽ bị mọi người lợi dụng, sai khiến như người giúp việc cho họ.
7. Tuyệt đối không giúp đỡ những việc bất hợp pháp, trái đạo đức nghề
nghiệp
Nếu đồng nghiệp nhờ bạn những việc không đúng và trái với quy tắc, hãy từchối
ngay lập tức. Sau đó, thông báo lại cho sếp hoặc phòng nhân sự. Còn nếu bịcông
ty ép buộc làm những việc không phù hợp với nguyên tắc nghề nghiệp của mình,
bạn nên nghĩ tới việc ra đi và tìm chỗ làm mới.
. Bí quyết từ chối trong công việc
Vì quá bận rộn hay đơn giản là không có tâm trí để làm việc khác nên bạn phải từ
chối giúp đỡ đồng. đỡ. Từ đó bạn sẽ có cách từ chối thích hợp. Ví
dụ, nếu bạn từ chối vì không ưa người yêu cầu giúp đỡ, hãy cư xử thật khéo léo.
Đừng nhắc tới những việc