Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
389,79 KB
Nội dung
ĐiệnảnhÝ
Điện ảnhÝ là nền nghệ thuật và công nghiệp điệnảnh của Ý. Cùng với
điện ảnh Pháp, điệnảnhÝ là một trong những nền điệnảnh lâu đời nhất thế giới
và là trụ cột của ngành công nghiệp điệnảnh châu Âu. Ý và Pháp cũng là hai quốc
gia dẫn đầu về số Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất, vượt xa các nền điện
ảnh lớn khác.
1. Những năm đầu
Chỉ vài tháng sau khi Anh em Lumière phát minh ra kỹ thuật điện ảnh, nền
nghệ thuật mới này đã xuất hiện ở Roma, Ý khi Giáo hoàng Leo XIII được ghi
hình trong thời gian vài giây trong khi đang cầu nguyện.
Công nghiệp điệnảnhÝ được thực sự hình thành trong khoảng thời gian từ
năm 1903 đến 1908 với 3 hãng phim lớn, Cines ở Roma, Ambrosio ở Turino và
Itala Film. Các hãng phim khác cũng nhanh chóng được thành lập tại Milano và
Napoli. Chỉ trong thời gian ngắn, các công ty này đã nhanh chóng sản xuất được
những bộ phim có chất lượng và thực hiện việc xuất khẩu phim ra bên ngoài nước
Ý. Sở trường thời bấy giờ của điệnảnh nước này là các bộ phim lịch sử với tác
phẩm đầu tiên là La presa di Roma, 20 settembre 1870 được đạo diễn Filoteo
Alberini thực hiện năm 1905. Các bộ phim tiếp theo nói về những nhân vật nổi
tiếng trong lịch sử như Bạo chúa Nero, Julius Caesar và Cleopatra được công
chúng đón nhận nồng nhiệt. Bộ phim của Arturo Ambrosio, Gli ultimi giorni di
Pompei (Ngày cuối cùng của Pompei, 1908) nổi tiếng tới mức chỉ sau đó 5 năm
nó đã được làm lại một phiên bản khác do Mario Caserini đạo diễn. Các nữ diễn
viên điệnảnh ngôi sao (tiếng Ý: diva) đầu tiên của công nghiệp điệnảnhÝ có thể
kể tới Lyda Borelli, Francesca Bertini và Pina Menichelli, trong đó Francesca
Bertini có lẽ là một trong những diễn viên đầu tiên xuất hiện trên bán khỏa thân
trong một bộ phim.
2. Cinecittà
Trường quay Cinecittà
Trong khi điệnảnhÝ đang phát triển rực rỡ thì chính quyền Phát xít Ý bắt
đầu tăng cường kiểm soạt các loại hình nghệ thuật phổ biến, bao gồm cả điện ảnh.
Dưới sự ủng hộ của Benito Mussolini, một khu vực lớn ở phía Tây Nam Roma đã
được dành riêng để xây dựng một khu phố điệnảnh (ex novo) cực lớn lấy tên là
Cinecittà. Khu phố này được quy hoạch để có tất cả những cơ sở cần thiết cho một
bộ điện ảnh, bao gồm các rạp phim, các khu trường quay, khu kĩ thuật và thậm chí
là một trường dạy quay phim cho các nghệ sĩ trẻ. Cùng lúc này, Vittorio Mussolini,
con trai của nhà độc tài cũng đứng ra thành lập một công ty sản xuất phim quốc
gia để tạo điều kiện hoạt động cho tất cả các tài năng điện ảnh, từ đạo diễn, nhà
biên kịch đến diễn viên. Kết quả của những chính sách khuyến khích điệnảnh này
là sự ra đời của một thế hệ đạo diễn cực kì tài năng gắn với Cinecittà trong đó phải
kể tới Roberto Rossellini, Federico Fellini và Michelangelo Antonioni.
3. Chủ nghĩa hiện thực mới
Phim "Bicycle Thieves"
Thế chiến thứ hai bùng nổ buộc điệnảnhÝ phải tập trung cho các bộ phim
mang tính chất tuyên truyền cho quân đội Phát xít. Tuy vậy năm 1942 đạo diễn
Alessandro Blasetti lại cho ra đời bộ phim về tầng lớp bình dân Quattro passi tra le
nuvole đánh dấu sự ra đời của trào lưu Hiện thực mới (neorealismo) trong nghệ
thuật điệnảnh Ý.
Trào lưu hiện thực mới thực sự bùng nổ và gây tiếng vang ngay sau khi
chiến tranh kết thúc, chỉ trong thời gian cuối thập niên 1940, điệnảnhÝ đã chứng
kiến sự ra đời của những bộ phim để đời như bộ ba Roma città aperta (1945),
Paisà (1946), Germania anno zero (1948) của Roberto Rossellini. Tuy Cinecittà
không thể hoạt động nhưng việc sản xuất phim vẫn được tiến hành ngoài trời,
ngay trên những con đường bị tàn phá của một đất nước đã thua cuộc trong Thế
chiến thứ hai. Những bộ phim khắc họa cuộc sống khó khăn của nước Ý sau chiến
tranh và diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên như Anna Magnani (diễn viên Ý đầu
tiên giành Giải Oscar Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất) là một công cụ văn hóa
quan trọng của chính quyền trong việc khích lệ tinh thần người dân.
Những năm sau chiến tranh cũng chứng kiến sự thăng hoa của một trong
những đạo diễnÝ vĩ đại nhất, Vittorio De Sica, với một loạt bộ phim hiện thực
kinh điển như Kẻ cắp xe đạp (Ladri di biciclette, 1948), Miracolo a Milano
(1950) và Umberto D. (1952).
Với số lượng lớn tác phẩm đặc sắc, chỉ trong vòng hơn 10 năm từ 1947 đến
1959, điệnảnhÝ đã giành tới 5 Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất cho các
phim Sciuscià (1947), Lardi di bicilette (1949), Le mura di Malapaga (1950,
sản phẩm hợp tác với Pháp), La strada (1956) và Le notti di Cabiria (1957)
trong đó 2 phim đầu do De Sica đạo diễn còn 2 phim cuối do Federico Fellini đạo
diễn.
4. Trào lưu hiện thực mới hồng và phim hài
Phim "La Dolce Vita"
Sau Umberto D., trào lưu hiện thực mới trong điệnảnhÝ gần như chấm
dứt, có lẽ một phần do điều kiện kinh tế và xã hội được cải thiện đã hướng các đạo
diễn tới những đề tài mới tươi sáng hơn là các tác phẩm mang gam màu tối về
cuộc sống. Thế chỗ nó là trào lưu hiện thực mới hồng (neorealismo rosa), vẫn là
các bộ phim lấy đề tài xã hội Ý nhưng có sự góp mặt của các nữ diễn viên xinh
đẹp như Sophia Loren, Gina Lollobrigida, Silvana Pampanini, Lucia Bosé.
Trào lưu hiện thực mới hồng được tiếp nối bằng những bộ phim hài đặc
trưng kiểu Ý (Commedia all'italiana) có đề tài xã hội cực kì nghiêm túc nhưng lại
được diễn đạt bằng những đoạn thoại và cảnh phim hài hước, trào phúng. Bộ phim
mở đầu cho trào lưu này là I soliti Ignoti (1958) của đạo diễn Mario Monicelli.
Vittorio Gassman, Marcello Mastroianni, Ugo Tognazzi, Alberto Sordi, Claudia
Cardinale, Monica Vitti và Nino Manfredi là những ngôi sao lớn của thể loại phim
này, họ cũng là những diễn viên tiêu biểu cho thời kì phục hồi của kinh tế Ý.
Mastroianni còn là diễn viên chính của một trong những bộ phim Ý xuất sắc nhất
thế kỷ, La dolce vita (1960) của Fellini, tác phẩm đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên
hoan phim Cannes năm 1960.
5. Peplum ( Kiếm và Sandal)
Phim "Hercules" (1958)
Với sự phát hành của bộ phim "Hercules" năm 1958 do lực sĩ thể hình
người Mỹ Steve Reeves thủ vai chính, nền công nghiệp điệnảnhÝ đã bất ngờ
thâm nhập vào thị trường điệnảnh Mỹ. Những bộ phim thuộc thể loại này, được
phỏng theo các câu chuyện thần thoại hoặc các câu chuyện trong Kinh Thánh,
thường là các bộ phim phiêu lưu với phục trang chất lượng kém, đã ngay lập tức
lôi cuốn các khán giả ở cả châu Âu và Mỹ. Bên cạnh rất nhiều phim về anh hùng
Hercules, những bộ phim về những người anh hùng như Sampson và Maciste cũng
thường được phát hành. Các bộ phim Peplum là nơi nuôi dưỡng các đạo diễn kiêm
nhà sản xuất như Mario Bava và Sergio Leone, một bước đột phá với nền công
nghiệp điện ảnh. Một vài bộ phim, ví du như "Hercules at the Center of the
World" do Mario Bava đạo diễn được coi là thuộc quyền sở hữu của ông.
Khi thể loại này được phát triển, kinh phí làm phim cũng được tăng lên,
điển hình như bộ phim "Sette Gladiatore" (1962), một bộ phim sử thi màn ảnh
rộng với các cảnh quay hoành tráng và ấn tượng. Có một điểm đặc biệt là hầu hết
các bộ phim thể loại Peplum đều là phim màu trong khi phần lớn các tác phẩm
điện ảnh trước đó của Ý đều là phim đen trắng.
6. Phim miền Tây kiểu Ý(Xem thêm topic Spaghetti Western)
Clint Eastwood trong "Dollars Trilogy"
Những năm 1960 chứng kiến sự ra đời của một thể loại phim đặc sắc của Ý,
những bộ phim miền Tây kiểu Ý (Spaghetti Western), vốn xuất phát từ những bộ
phim miền Tây truyền thống của điệnảnh Hoa Kỳ nhưng lại được quay tạiÝ với
kinh phí thấp và kịch bản cũng như phong cách quay rất đặc sắc.
Đại diện tiêu biểu cho thể loại phim này là bộ ba phim dollar (Dollars
Trilogy) của đạo diễn Sergio Leone gồm Per un pugno di dollari (1964), Per
qualche dollaro in più (1965) và Il buono, il brutto, il cattivo (1966) đều do
Clint Eastwood thủ vai chính và Ennio Morricone viết nhạc phim.
7. Giallo
Phim "The girl who knew too much"
Giallo (màu vàng) là thể loại phim kinh dị kiểu Ý bắt đầu nổi lên trong thập
niên 1960 và 1970 khi các đạo diễn Mario Bava, Riccardo Freda, Antonio
Margheriti và Dario Argento thực hiện các bộ phim kinh dị và rùng rợn kinh điển
sau này có ảnh hưởng lớn tới thể loại này của điệnảnh thế giới như La maschera
del demonio (1960), Danza macabra (1964), Reazione a catena (1971) và
L'uccello dalle piume di cristallo (1970).
Thể loại này được khai thác sâu hơn bằng những bộ phim điệnảnh kiểu tài
liệu (Mondo movie) trong đó các cảnh quay được thực hiện bằng phong cách quay
phim tàiliệu với bối cảnh phim gần với hiện thực ở mức cao nhất. Tiêu biểu cho
phong cách này là Mondo Cane (1962) của Gualtiero Jacopetti và đặc biệt là
Cannibal Holocaust (1980) của Ruggero Deodato. Cannibal Holocaust được
quay chân thực và kinh dị tới mức ở rất nhiều nước nó bị cấm phát hành và đạo
diễn Deodato thậm chí còn bị mời hầu tòa vì các quan chức tưởng đây là một bộ
phim tàiliệu quay cảnh giết người thật (phim snuff - snuff film) và Deodato chỉ
được thả sau khi đưa ra các bằng chứng cho thấy các diễn viên vẫn còn sống sau
khi thực hiện các cảnh phim.
8. Cuộc khủng hoảng thập niên 1980
Phim "Once Upon A Time in America"
Từ cuối thập niên 1970 đến giữa thập niên 1980 điệnảnhÝ lâm vào tình
trạng khủng hoảng kéo dài, các bộ phim nghệ thuật đăc trưng cho nghệ thuật thứ 7
Ý bị chia cắt khỏi dòng phim chính trên thị trường. Những bộ phim được ưa
chuộng thời kì này thường chỉ là những bộ phim có chất lượng nghệ thuật thấp,
thường là phim hài đề cập tới những điều cấm kị trong xã hội Ý, đặc biệt là về các
đề tài tình dục.
Trong số ít ỏi các bộ phim có chất lượng nghệ thuật cao có thể kể tới tác
phẩm hợp tác Hoàng đế cuối cùng (The Last Emperor) của đạo diễn Bernardo
Bertolucci, bộ phim này đã giành Giải Oscar Phim hay nhất cùng 8 giải Oscar
khác. Một bộ phim xuất sắc khác là C'era una volta in America của Sergio
Leone.
[...]... thế hệ đạo diễn mới đã bắt đầu đem lại sức sống cho các bộ phim Ý Sự hồi sinh của điện ảnh Ý bắt đầu với bộ phim gây tiếng vang Rạp chiếu bóng Thiên đường (Nuovo Cinema Paradiso, 1988) của Giuseppe Tornatore, tác phẩm chiến thắng tại hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại lễ trao Giải Oscar năm 1990 Cũng tại hạng mục này điện ảnh Ý còn hai lần chiến thắng khác vào thập niên 1990 với Mediterraneo... mục này điện ảnh Ý còn hai lần chiến thắng khác vào thập niên 1990 với Mediterraneo (1991) của Gabriele Salvatores và Cuộc sống tươi đẹp (La vita è bella, 1998) của Roberto Benigni Benigni cũng là người Ý đầu tiên giành tới 3 giải Oscar trong một năm với các giải Vai nam chính, Phim nói tiếng nước ngoài và Nhạc phim . Điện ảnh Ý
Điện ảnh Ý là nền nghệ thuật và công nghiệp điện ảnh của Ý. Cùng với
điện ảnh Pháp, điện ảnh Ý là một trong những nền điện ảnh lâu. bằng những bộ phim điện ảnh kiểu tài
liệu (Mondo movie) trong đó các cảnh quay được thực hiện bằng phong cách quay
phim tài liệu với bối cảnh phim gần với