Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
320,63 KB
Nội dung
ĐIỆNẢNHĐẾQUỐCNGA Những bộ phim đầu tiên được du nhập vào ĐếQuốcNga là nhờ vào công của hai anh em nhà Lumière ( Lumière brothers ) khi họ đem chúng đến cuộc triển lãm ra mắt lần đầu tại thủ đô Mátx-cơ-va và St. Petersburg vào tháng 5 năm 1896. Cùng trong tháng này, nhà quay phim của hai anh em là Camille Cerf cũng tạo ra bộ phim đầu tiên của Nga khi ông ghi hình lại toàn bộ lễ đăng quang của vua Nicholas Đệ Nhị tại cung điện Kremlin. Kể từ đó, phim ảnhtạiNga bắt đầu được tiêu thụ chủ yếu tại các hội chợ cũng như trong các gian thính phòng nghệ thuật được thuê lại (để thay cho rạp chiếu phim). Sau khi anh em nhà Lumière trở thành nhà đại diện và mở ra các chi nhánh văn phòng và sau hơn một vòng quay của thế kỷ, việc sản xuất phim ảnh mới có được những nền tảng vững chắc trong lòng của khán giả Nga. Lúc bấy giờ các rạp chiếu bóng đã được xây dựng đầy đủ, và các nhà phân phối phim ảnh cũng chuyển từ việc bán trực tiếp sang hình thức phân phối thẳng cho các chủ rạp chiếu bóng. Aleksandr Drankov là nhà sản xuất bộ phim tường thuật đầu tiên của Nga có tựa Stenka Razin do Vladimir Romashkov đạo diễn, dựa theo những sự kiện được nói đến trong một bài hát dân gian Nga nổi tiếng. Và Ladislas Starevich là người đã làm ra bộ phim hoạt hình đầu tiên của Nga vào năm 1910 có tựa đề Lucanus Cervus. Sau đó ông vẫn tiếp tục làm thêm nhiều phim hoạt hình khác cho đến khi Cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga bùng nổ vào năm 1917, Starevich đã theo dòng người di cư sang nước Pháp. Ông được Nga Sa Hoàng phong tặng huân chương cho những thành tựu công việc của ông vào năm 1911. Defence of Sevastopol (1911) Gặp phải sự kình địch gay gắt từ các công ty thế giới của Pháp, Mỹ, Đức, Đan Mạch, Anh và Italy vì lý do chính trị, tuy vậy nền kinh tế nội địa của ĐếQuốcNga trong 5 năm tiếp theo đó lại đạt được những bước nhảy vượt bậc, và chỉ tính riêng trong năm 1918 đã có 129 bộ phim Nga được ra đời (mặc dù đa số thời lượng của các bộ phim này tương đối ngắn). Năm 1912, phim trường Khanzhonkov bắt đầu hoạt động và nhà đạo diễn Ivan Mozzhukhin đã làm nên bộ phim đầu tay của ông ngay tại đây, bộ phim truyện có tựa là Oborona Sevastopolya ("The Defense of Sevastopol"). Cùng năm này, bộ phim Nga liên quan đến Đức đã giới thiệu tên tuổi của nhà đạo diễntài ba Yakov Protazanov đến với thế giới được sản xuất, tác phẩm mang tựa Ukhod Velikovo Startsa ("Departure of the Grand Old Man") và đây cũng là một bộ phim tiểu sử nổi tiếng nói về cuộc đời của đại thi hào Lev Tolstoy. Bản thân Sa Hoàng Nga cũng đã tự tay làm một số phim gia đình ngay tại cung điện của ông cũng như bổ nhiệm cả một nhà điệnảnh làm người tư vấn cho ông. Mặc dù vậy, Sa Hoàng cũng tỏ thái độ ủng hộ cho một ý kiến được viết vào năm 1913 nói về phim ảnh như sau : "một vật phẩm trống rỗng . thậm chí còn có thế gây hại . ngu ngốc . chúng ta không nên bộc lộ sự quan tâm và quan trọng thái quá cho những thứ vặt vãnh, vớ vẩn này". Sa Hoàng Nicholas đã tiến cử và hỗ trợ một số trợ lý đặc biệt cho các nhà làm phim của "The Defence of Sevastopol" và một số phim tương tự, tuy nhiên thực tế trong thời kỳ này, điệnảnhNga vẫn chưa có đựơc một nguồn tài trợ chính thức của chính phủ, quốc gia hay nhận được sự điều hành, quản lý thích đáng nào. Tất cả chỉ có một số luật liên quan đến việc kiểm duyệt phim trên tầm cấp độ quốc gia như việc cấm làm phim về các nhân vật Sa Hoàng trong các bộ phim lớn, nhưng đại đa số các nhà làm phim lại được tự do sản xuất phim phục vụ quần chúng; các quan chức địa phương có lẽ là những người có trách nhiệm quản lý trong việc kiểm duyệt và cấm phát hành phim nghiêm ngặt nhất của thời kỳ này. Thể loại phim trinh thám và nhiều dạng phim mêlô khác(melodrama - thể loại phim sử dụng lối thể hiện cường điệu, thái quá) cũng rất được ưa chuộng trong thời kỳ này. Father Sergius (1917) Thế Chiến I lan đến nước Nga vào năm 1914 đã gây ra không ít thay đổi cho nền điệnảnh của quốc gia. Việc nhập khẩu phim trong nước bị sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là các bộ phim của Đức cùng đồng minh đều biến mất khỏi thị trường Nga. Các nhà làm phim Nga cũng gần như ngay lập tức quay sang quan điểm chống-Đức và bắt tay vào làm các bộ phim chứa đậm tư tưởng ái quốc. Các bộ phim này thường được sản xuất trong tình trạng vô cùng hấp tấp, thậm chí vừa quay vừa viết tiếp kịch bản. Kết quả rất khả quan : trong năm 1916, Nga đã sản xuất ra 499 bộ phim, hơn gấp 3 lần sản lượng của 3 năm trước đó, và thời lượng của các bộ phim cũng đc kéo dài hơn. Trong khi đó, các đồng minh của Nga bắt đầu nhập khẩu về một số tác phẩm nổi bật hơn, bao gồm các bộ phim của Protazanov và Yevgeni Bauer, một chuyên gia về thể loại phim tâm thần học, đồng thời cũng là 1 nhà địênảnh có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới, bao gồm cả ngành công nghiệp điệnảnh Mỹ. Bất lợi hơn nữa, các hãng phim Nga bị cấm đưa tên tuổi các nhà quay phim lên màn hình, vàcác tư kiệu về chiến tranh phải được nhập khẩu từ Pháp và Anh. Đồng thời Hội đồng Skobolex cũng được chính phủ thành lập nhằm giám sát việc làm phim thời sự và các bộ phim tuyên truyền. Và rồi sau đó, Cuộc Cách Mạng Nga (Russian Revolution) bùng nổ, lên đến cao trào và trở thành trung tâm của Chiến tranh Thế giới. Cùng với việc nhân dân quay sang bài chống Sa Hoàng, sau Cuộc Cách Mạng Tháng Hai, các nhà sản xuất phim bắt đầu ra mặt và sản xuất ra nhiều bộ phim chống đối Sa Hoàng Nga. Trong khi đường phố Nga vắng bóng người qua lại thi những tác phẩm này, cùng với lượng phim trinh thám và phim mêlô như thường lệ, đã lôi kéo được hầu hết các nhà cách mạng lấp đầy các rạp chiếu bóng lúc bấy giờ. Tuy nhiên sau đó, việc cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, cùng nền kinh tế kiệt quệ, phim ảnh Xô Viết địa phương lấy đềtài nông thôn áp đảo doanh thu, và sự ác cảm của công nghiệp điệnảnh với Chủ nghĩa Cộng sản đã khiến cho nền công nghiệp phim ảnhNga chết dần ngay thời điểm Lênin, vào ngày 8/11/1917 khai sinh ra một đất nước mới, nước Cộng Hoà Xã Hội Liên Bang Xô Viết Nga. Mỉa mai thay, bộ phim quan trọng cuối cùng của ĐếQuốcNga được hoàn thành vào năm 1917, Father Sergius (Otets Sergii), đã trở thành bộ phim được xuất xưởng đầu tiên dưới thời kỳ của đất nước Xô Viết mới, của nền điệnảnh Liên Xô. ĐIỆNẢNH XÔ VIẾT Nền điệnảnh của Liên Bang Xô viết, thường bị nhầm lẫn sang ĐiệnảnhNga bởi các phim tiếng Nga chiếm phần lớn trong cả hai nền điện ảnh, bao gồm cả các phim được công chiếu trong Liên Bang Xô Viết mang văn hoá, ngôn ngữ, lịch sử tiền Xô Viết ( thời Sa hoàng ), mặc dù thường bị thay đổi ít nhiều nội dung bởi chính quyền Trung ương. Các nền điệnảnh nổi tiếng trong giai đoạn này bao gồm Nga , Armenia, Gruzia, Ukraina và ở mức độ thấp hơn là Lithuanian, Belarus, Moldova. Trong thời điểm đó, nền công nghiệp điện cảnh của Liên Xô, được hoàn toàn quốc hữu hoá trong toàn bộ lịch sử Liên Xô, được dẫn dắt bởi các tư tưởng triết học và nhân sinh quan Cộng sản Chủ nghĩa, đã mang đến một cái nhìn mới về điện ảnh, cái nhìn hiện thực Xã hội chủ nghĩa, một sự khác biệt với tất cả các nền điệnảnh trước đó và sau này khi Liên Xô sụp đổ. Những thập niên đầu tiên, 1920 - 1940 Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết, chính thức thành lập vào ngày 30/12/1922, ngay từ khi thành lập Liên Xô đã coi phim ảnh là một trong những phương tiện lý tưởng để giáo dục và truyền tải đến người dân các thông điệp của Đảng Cộng Sản bởi tính đại chúng của điện ảnh. V.I.Lenin đã công nhận rằng điệnảnh là một phương tiện quan trọng để tuyên truyền đến cho nhân dân ý nghĩa, mục đích, và những thành công của Chủ Nghĩa Cộng Sản. Tuy nhiên, trong thời gian giữa Chiến tranh thế giới lần thứ I và Cách mạng Tháng Mười Nga, phần lớn nền công nghiệp phim ảnh nói riêng và các ngành công nghiệp khác hỗ trợ cho nó (như điện lực) đang đặt trong tình trạng hỗn loạn. Phần lớp các rạp chiếu phim đều nằm trên hành lang giữa Moscow và St. Petersburg, còn hầu hết các rạp khác đều không thể sử dụng được. Thêm vào đó, nhiều diễn viên, nhà sản xuất, đạo diễn, và các tầng lớp nghệ sĩ khác trong thời kì tiền Xô Viết đã bỏ chạy ra nước ngoài hoặc gia nhập vào các quân đoàn Hồng Quân khi họ tiến đánh các phần tử phong kiến phản quốc ở phía Nam. Mặt khác, chính phủ mới thành lập cũng không có đủ nguồn lực để duy trì sự hoạt động của ngành công nghiệp điện ảnh. Vì thế, chính phủ ban đầu đã chỉ đạo các dự án kiểm duyệt và chứng nhận các bộ phim từ thời tiền Xô Viết và chưa vội quốc hữu hoá ngành điện ảnh. Khi đường lối này được áp dụng, các phim đầu tiên của nền điệnảnh Xô Viết là các phim cũ của ĐếQuốcNga và các phim nhập khẩu đã qua kiểm duyệt với điều kiện không chống phá Nhà nước Xô Viết và hệ tư tưởng của Đảng. Mặc dù vậy, phim đầu tiên được công chiếu tại Liên Xô lại không thoả mãn hoàn toàn yêu cầu trên: bộ phim "Otets Sergii" ( Father Sergii), một bộ phim tôn giáo hoàn thành trong những tuần cuối cùng của ĐếQuốcNga và chưa được mang ra công chiếu. Bộ phim được công chiếu vào năm 1918. Sau đó, chính phủ chỉ có thể chi một khoản tiền khiêm tốn để thực hiện các phim ngắn, mang tính tuyên truyền cao, nổi tiếng nhất là các phim agitki - các phim tuyên truyền với mục đích gây xúc động, cổ vũ tinh thần của nhân dân tham gia vào các hoạt động của chính phủ và đã rất hiệu quả với những người chưa hoàn toàn tin tưởng vào chế độ mới. Các bộ phim ngắn này ( thường chỉ có độ dài bằng 1 cuộn phim nhỏ) không có các hiệu ứng đặc biệt, thường chỉ thu lại các bài diễn văn trực tiếp, được đưa đi qua nhiều làng mạc, ngay cả những nơi chưa bao giờ biết đến phim ảnh trước đó. Battleship Potemkin Phim thời sự, như phim tài liệu, cũng là một thể loại phim chính khác của điệnảnh Xô Viết thời kì mở đầu. Seri phim thời sự Kino-Pravda của Dziga Vertov là bộ phim thời sự nổi tiếng nhất thời bấy giờ. kéo dài từ năm 1922 đến 1925. Mặc dù mang nặng xu hướng giáo dục nhưng đạo diễn Vertov đã sử dụng bộ phim này để giới thiệu chủ nghĩa hiện thực Xã hội chủ nghĩa - một thử nghiệm mới của điện ảnh. Mặc dù vậy, cho đến tận năm 1921, vẫn không có một rạp chiếu bóng đầy đủ chức năng nào ở ngay tại Moscow cho đến tận cuối năm 1921. Những thành công liên tiếp của các bộ phim cũ đã mở ra một khởi đầu tươi sáng cho nền điệnảnh Xô Viết, tới mức chính quyền đã không còn can thiệp quá sâu vào việc trình chiếu các bộ phim nữa, và trong năm 1923, 89 rạp mới đã được bổ sung và mở cửa trở lại. Mặc dù thuế đánh vào ngành bán vé và sản xuất phim ảnh rất cao, nhưng cũng đã xuất hiện các cá nhân tự bỏ tiền ra làm phim, với điều kiện các phim này phải tuân theo thế giới quan của Chủ nghĩa Xã hội. Trong khi đó, các đạo diễn và kịch bản gia ủng hộ Chủ nghĩa Cộng Sản đã nhanh chóng làm nên một cuộc bùng nổ trong nền điệnảnh Liên Xô. Những tài năng mới hợp tác cùng các nhà làm phim kì cựu, với mục tiêu mang nghệ thuật của Chủ nghĩa cộng sản kết hợp lại để định nghĩa một thể loại "phim Xô Viết" hoàn toàn khác biệt và xuất sắc hơn phim ảnh của các nước đế quốc. Những nguời lãnh đạo của nền điệnảnh mới này cho rằng yếu tố cần thiết để đạt tới điều đó là họ phải có được sự tự do trong những thử nghiệm với điện ảnh, một điều có thể tạo ra những sáng tạo những cũng có thể tạo ra những phản hồi không dự đoán được như việc thắt chặt quản lý của chính quyền. Bộ phim Battleship Potemkin của Eisenstein được công chiếu rộng rãi vào năm 1925, một bộ phim ca ngợi giai cấp công nhân. Những nhà lãnh đạo Đảng ngay sau đó đã nhận ra rằng, rất khó để kiểm soát được sự biểu hiện trên phim của các đạo diễn, bởi hiểu được ý nghĩa bộ phim đã là cả một vấn đề. Một trong những bộ phim nổi tiếng nhất trong những năm 30 là Circus. Ngay sau khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, các bộ phim màu như A Stone Flower (1947), A Tale of Siberia (1947), và The Kuban Cossacks (1949) đã được công chiếu. Các bộ phim nổi tiếng khác trong thập niên 40 là Aleksandr Nevsky và Ivan Grozny. Ballad of a Soldier Những thập niên 1950 - 1970 Với sự bắt đầu của chiến tranh Lạnh, các nhà kịch bản đã miễn cưỡng phải theo xu thế này, chính vì thế, chỉ có một lượng không nhiều các bộ phim được sản xuất trong thời gian này. Cuối những năm 1950 và 1960, sau khi Stalin qua đời và Khruschev lên năm quyền, nền điệnảnh Xô Viết lại tiếp tục nở rộ với những bộ phim như Ballada o Soldate (Ballad of a Soldier), đã giành giải thường BAFTA cho phim hay nhất và The Cranes Are Flying. Vysota (Height) cũng được đánh giá là 1 trong những bộ phim hay nhất của cuối thập niên 50. Trong thời kì này, các nhà làm phim được trao nhiều tự do hơn trong việc thể hiện các tác phẩm của mình, mở rộng ra nhiều thể loại và sản xuất ra rất nhiều bộ phim giải trí và nghệ thuật. Trong đó có rất nhiều bộ phim xuất sắc như: * Seventeen Instants of Spring (Semnadtsat mgnoveniy vesny) (1973) * White Sun of the Desert (Beloe Solntze Pustyni) (1970) * Solaris (1972) * Moscow Does Not Believe In Tears (1979) (Moskva Slezam ne Verit) * I am striding Through Moscow (Ya Shagayu po Moskve) (1963) * Irony of Fate (Original title: Ирония судьбы, или С лёгким паром!) (1975) * Gentlemen of Fortune (Gentelmeny Udachi) (1972) starring Yevgeny Leonov * The Diamond Arm (Brilliantovaya Ruka) The Cranes is Flying Đạo diễn Liên Xô không phải quan tâm lắm đến vấn đề tiền bạc bởi vậy họ để ý đến tính nghệ thuật của bộ phim hơn là những thành công về kinh tế. Chính vì thế, phim Liên Xô mang nặng tư tưởng triết học và văn hoá đặc trưng của các nước thuộc Liên Xô. Bởi thế người ngoại quốc rất khó để hiểu toàn bộ phim Liên Xô nếu chưa đi sâu vào nghiên cứu văn hoá của các nước thành viên Liên Bang Xô Viết. Solyaris Hoạt hình cũng là một thể loại mà điệnảnh Liên Xô rất thành công với những kĩ thuật làm phim tân tiến. Bộ phim hoạt hình Tale of Tales (1979) của Yuriy Norshteyn đã hai lần được trao danh hiệu "Phim hoạt hình xuất sắc nhất mọi thời đại" do các nhà làm phim hoạt hình trên toàn thế giới bình chọn vào các năm 1984 và 2002. [...]... ngành điệnảnh Mỹ, các bộ phim của nước này chiếm hơn một nửa toàn bộ sản phẩm điệnảnh thế giới Nhưng, nếu nói về những cường quốcđiệnảnh lớn khác, ví dụ như Pháp, Anh, Italia, Đức, Nhât Bản, và trong danh sách này cũng có thể nói về Trung Quốc, thì cạnh tranh của Nga là khá thành công Kể cả về mức tham gia vào các cuộc liên hoan điệnảnhquốc tế có uy tín lớn Chặng đường thế kỷ của nghề điệnảnh Nga. .. nay, nghề điệnảnhNga có vị trí ở đâu trên không gian văn hóa thế giới? Сhúng tôi sẽ giới thiệu quan điểm về các nội dung trên, qua phát biểu của ông Daniil Dondurei, nhà phê bình điệnảnh và nhà nghiên cứu văn hóa có uy tín của Nga Không cần nghi ngờ gì, Nga đang là một trong những cường quốcđiệnảnh dẫn đầu thế giới, — ông Daniil Dondurei nói Có thể là hiện nay, Nga không cạnh tranh ngang hàng... ở cội nguồn khiến điệnảnh trở nên một nghệ thuật Nhiều bậc thầy của Nga đã được tặng giải thưởng cao quý tại các cuộc thi điệnảnh có uy tín trên thế giới Đạo diễnNga đầu tiên nhận giải thưởng “Cành cọ vàng” của liên hoan điệnảnh Kann ngay hồi năm 1958, là Mikhail Kalatozov với bộ phim “Khi đàn sếu bay qua’ Rồi sau đó, bộ phim này đã được chiếu rất thành công trên màn ảnh điệnảnh ở các nước khắp...Trong năm kỉ niệm 60 năm điệnảnh Xô Viết (1979), ngày 25/4 Chủ tịch Đảng Cộng Sản Liên Xô đã ra quyết định hàng năm sẽ lấy ngày 27/8, ngày mà Lenin đã kí sắc lệnh quốc hữu hoá ngành công nghịêp điện ảnh, làm "Ngày điệnảnh Xô Viết" Thập niên 1980 Thập niên 80 chứng kiến sự nới lỏng trong quản lý, kiểm duyệt điện ảnh cùng một loạt những rối ren trong xã hội Trong thập... nghề điệnảnhNga và thế giới: Andrei Tarkovski, Elem Klimov, Kira Muratova, còn rồi sau đó cả Aleksei German, Nikita Mikhalkov, Aleksandr Xokurov Nhưng công lao chính của nghề điện ảnh Nga là các bộ phim này đã hình thành quan điểm về các giá trị tinh thần Và hiện nay loại hình nghệ thuật này là ngườI truyền tải ký ức văn hóa của dân tộc, — ông Daniil Đondurei nói Thành tựu chính của nghề điện ảnh Nga. .. trong tiếng Nga nghĩa là "đen tối"), với những phim như Little Vera, đã khắc hoạ đời sống khó khăn của nhân dân trong thời kì này Các bộ phim nổi tiếng trong giai đoạn này có: * Pokrovsky Gates (Pokrovskiye Vorota) (1982) * Little Vera (Malenkaya Vera) (1988) * Kin-dza-dza! (1986) 100 năm ĐiệnảnhNga Trong suốt năm 2008, ở Nga sẽ diễn ra các hoạt động đủ loại kỷ niệm 100 năm của nghề điệnảnhquốc gia... chứng minh về tầm vóc thế giới của nghề điệnảnh Nga, — ông Daniil Đondurei nhấn mạnh Nhưng không nên quên rằng, trong 100 năm qua, nghề điệnảnh và lịch sử của Nga đã trải qua những giai đoạn khác nhau: cả thuận lợi, cũng như rất phức tạp Ví dụ, dưới thời Stalin, các bộ phim đã bị kiểm duyệt đặc biệt nghiêm khắc Nhưng cả hồi đó đã xuất hiện rất nhiều phim, mà đến nay vẫn được coi là kinh điển Còn trong... sếu bay qua’ Rồi sau đó, bộ phim này đã được chiếu rất thành công trên màn ảnh điệnảnh ở các nước khắp thế giới Những tác phẩm điệnảnh của các đạo diễn Sergei Bondarchuk, Nikita Mikhalkov và Vl.Menshov đã từng được tặng giải thưởng cao quý “Oskar” của Viện hàn lâm điệnảnh Mỹ Còn trong thế kỷ 21, đạo diễn trẻ tuổI Andrei Zviagintxev đã hai lần được cầm trong tay pho tượng “Sư tử vàng” – giải thưởng... tựu chính của nghề điệnảnhNga là trong đó đã nhận thức được chiều sâu của tính cách dân tộc, quan hệ con người, các đặc điểm của cộng đồng Nga, vẫn luôn luôn tồn tại Nếu không có những đặc điểm này, thì hẳn là thế giới đã không chú ý đến chúng ta, — nhà khoa học Nga khẳng định . mới, của nền điện ảnh Liên Xô. ĐIỆN ẢNH XÔ VIẾT Nền điện ảnh của Liên Bang Xô viết, thường bị nhầm lẫn sang Điện ảnh Nga bởi các phim tiếng Nga chiếm phần. ĐIỆN ẢNH ĐẾ QUỐC NGA Những bộ phim đầu tiên được du nhập vào Đế Quốc Nga là nhờ vào công của hai anh em nhà Lumière