1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Luyen tu va cau 4 Tuan 27 Cau khien

9 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 22,97 KB

Nội dung

+ Sau khi học xong bài này, các con sẽ biết được cấu tạo của câu khiến, câu khiến được sử dụng nhằm mục đích gì, đồng thời các con sẽ biết nhận diện và đặt câu khiến.. - GV ghi tên [r]

Trang 1

Trường Tiểu học Ngọc Hà

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KHIẾN

Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Quyên

Ngày 13 tháng 3 năm 2018

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Nga

(Giáo án lần 2)

Lớp: 4A2

I MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có khả năng:

1 Kiến thức

- Biết được cấu tạo và tác dụng của câu khiến

2 Kĩ năng

- Nhận diện được câu khiến trong đoạn trích

- Bước đầu biết đặt câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo

3 Thái độ

- Tập trung nghe giảng, tích cực học tập

- Yêu thích môn Tiếng Việt

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1 Giáo viên: giáo án điện tử, máy chiếu, camera

2 Học sinh: vở Tiếng Việt

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Trang 2

gian

Nội dung dạy

học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1 phút I Ổn định tổ

chức

*Mục tiêu: Tạo

tâm thế hứng

khởi cho HS bắt

đầu vào tiết học

- GV cho cả lớp hát một bài. - Cả lớp đồng thanh hát một

bài

4 phút II Kiểm tra bài

*Mục tiêu: Củng

cố kiến thức về

vốn từ liên quan

đến chủ điểm

"dũng cảm"

- GV chiếu câu hỏi:

+ Tìm từ đồng nghĩa với từ “ dũng cảm” và đặt câu với từ tìm được

+ Tìm từ trái nghĩa với từ “ dũng cảm” và đặt câu với từ tìm được

- GV nhận xét

- HS quan sát, trả lời Ví dụ: + can đảm

Anh Kim Đồng là người rất can đảm

+ nhút nhát Hoa là một cô bé nhút nhát

- HS nhận xét

25

phút

III Dạy bài mới

1 Giới thiệu bài.

*Mục tiêu: Để

HS nắm được

mục tiêu cần đạt

được sau bài học

hôm nay

- GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học:

+ Giả sử con đi học mà lại quên mang bút, con muốn mượn bút của bạn thì con sẽ nói như thế nào?

+ Những câu mà các con vừa nói gọi là câu khiến Vậy, để biết cấu tạo và tác dụng của câu khiến là như thế nào, và sử dụng câu khiến thế nào cho phù hợp, cô và các

- HS trả lời:

+ Bạn ơi, bạn cho mình mượn bút nhé!

+ Bạn cho mình mượn cái bút với!

+ Lắng nghe

Trang 3

2 Hướng dẫn

HS tìm hiểu

phần nhận xét.

*Mục tiêu: Giúp

HS biết được cấu

tạo và tác dụng

của câu khiến

con sẽ cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay là bài: Câu khiến

+ Sau khi học xong bài này, các con sẽ biết được cấu tạo của câu khiến, câu khiến được sử dụng nhằm mục đích gì, đồng thời các con sẽ biết nhận diện và đặt câu khiến

- GV ghi tên bài mới lên bảng bằng phấn màu

1 Câu in nghiêng dưới đây được dùng để làm gì?

Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:

- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!

- GV gọi HS đọc đề bài

- GV hỏi:

+ Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng?

+ Câu in nghiêng đó là lời của ai

và có mục đích gì?

- GV gọi HS nhận xét và bổ sung

- GV nhận xét và chốt lại: Câu

"Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!"

là lời của Thánh Gióng nói để nhờ

mẹ mời sứ giả vào Những câu

- HS ghi bài vào vở

- HS đọc đoạn văn

- HS trả lời:

+ Câu in nghiêng là: "Mẹ mời

sứ giả vào đây cho con!" + Câu in nghiêng là lời của Gióng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào

- HS nhận xét và bổ sung

- Lắng nghe

Trang 4

dùng để đưa ra lời nhờ vả, mong

muốn người khác làm một việc gì

đó gọi là câu khiến Câu khiến còn

được gọi là "câu cầu khiến"

- GV chốt lại ý 1: Câu khiến (câu

cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu,

đề nghị, mong muốn, của người

nói, người viết với người khác.

2 Cuối câu in nghiêng có dấu gì?

- GV gọi HS đọc đề bài

- GV gọi HS trả lời

- GV nhận xét: Ngoài dấu chấm

than ở cuối câu khiến thì những

lời đề nghị, nhờ vả nhẹ nhàng,

người ta còn dùng dấu chấm Ví

dụ như câu: "Chúng ta cần làm

đẹp nơi ở và nơi công cộng." hay

câu "Mong các em hãy cố gắng

học hành."

- GV hỏi: Khi viết, cuối câu khiến

ta có thể dùng dấu gì?

- GV chốt lại ý 2: Khi viết, cuối

câu khiến có dấu chấm than (!)

hoặc dấu chấm.

- GV chiếu 2 ý của phần ghi nhớ

lên màn hình Yêu cầu 2 HS đọc

- Lắng nghe

- HS đọc

- HS trả lời: cuối câu in nghiêng có dấu chấm than

- Lắng nghe

- HS trả lời: dấu chấm than hoặc dấu chấm

- Lắng nghe

- 2 HS đọc

Trang 5

3 Hướng dẫn

HS ghi nhớ.

4 Hướng dẫn

HS luyện tập.

3 Em hãy nói với bạn bên cạnh một câu để mượn quyển vở Viết lại câu ấy

- GV gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS viết câu vào nháp và gọi 1 số HS đọc câu mình viết

- GV nhận xét

- Qua các bài tập mà chúng ta vừa làm, bạn nào có thể cho cô biết câu khiến dùng để làm gì?

- Khi viết cuối câu khiến có dấu gì?

- Đó cũng chính là nội dung phần ghi nhớ của bài hôm nay

- Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ và cho

HS nhẩm thuộc tại lớp

- Để giúp các con khắc sâu kiến thức về câu khiến, cô và các con

sẽ cùng làm các bài tập

Bài 1: Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau: (làm vào sách)

- GV gọi HS đọc đề bài

- Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?

- Bài tập 1 có 4 đoạn a, b, c, d, trong mỗi đoạn có một câu khiến,

- HS đọc

- HS viết nháp và đọc câu

- HS trả lời nội dung ghi nhớ 1

- HS trả lời nội dung ghi nhớ 2

- HS đọc

- HS đọc

- HS trả lời: yêu cầu chúng ta tìm câu khiến trong các đoạn trích

- HS làm bài vào sách

Trang 6

nhiệm vụ của các con là tìm câu

khiến và gạch chân dưới câu

khiến (2 phút)

- Gọi 1 HS mang sách lên, GV

chữa bài trên camera, cả lớp tự

chữa vào sách

- GV hỏi thêm câu khiến trong

từng đoạn trích đó dùng để làm

gì?

a Hãy gọi người hàng hành vào

cho ta! > dùng để yêu cầu, đề

nghị

b Lần sau, khi nhảy múa phải chú

ý nhé! Đừng có nhảy lên boong

tàu! > dùng để đề nghị.

c Nhà vua hoàn gươm lại cho

Long Vương! > dùng để yêu cầu.

d Con đi chặt cho đủ một trăm

đốt tre, mang về đây cho ta >

dùng để yêu cầu

- Câu khiến nào kết thúc bằng dấu

chấm?

- Qua bài 1, các con đã biết nhận

diện câu khiến trong các đoạn

trích được cho trước Để giúp các

con có kĩ năng nhận diện câu

- HS chữa bài

- HS trả lời

- Câu: Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

- Lắng nghe

Trang 7

khiến chắc hơn, cô và các con sẽ

chuyển sang làm bài tập 2

Bài 2: Tìm 3 câu khiến trong sách

giáo khoa Tiếng Việt hoặc Toán

của em (làm vào nháp)

- GV gọi HS đọc đề bài

- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm

gì?

- Lưu ý HS: trong sgk, câu khiến

thường được dùng để yêu cầu HS

trả lời câu hỏi hoặc giải bài tập,

cuối các câu khiến này thường có

dấu chấm

- Cho HS thảo luận nhóm 4 trong

3 phút

- Gọi đại diện 2 nhóm đọc kết quả

- Gọi HS nhận xét và GV nhận

xét

- Bài 1 và bài 2 đã giúp các con

biết nhận diện câu khiến Các con

hãy vận dụng kiến thức về câu

khiến đã được học để làm bài tập

3

Bài 3: Hãy đặt một câu khiến để

nói với bạn, với anh chị hoặc với

- HS đọc

- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta tìm 3 câu khiến trong sách giáo khoa Tiếng Việt hoặc Toán

- Lắng nghe

- HS thảo luận

- HS đọc kết quả

- HS nhận xét

- HS đọc

Trang 8

cô giáo (thầy giáo) (làm vào vở)

- GV gọi HS đọc đề bài

- Bài yêu cầu đặt câu khiến để nói với ai?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV hỏi: Khi trình bày vào vở phải chú ý gì?

- GV thu một số bài, nhận xét và sửa cho HS nếu làm sai

- HS trả lời: để nói với bạn, anh chị hoặc cô giáo

- HS làm bài vào vở

- HS trả lời: viết hoa đầu câu, cuối câu có dấu chấm hoặc chấm than (vì là câu khiến)

5 phút IV Củng cố,

dặn dò

- Thế nào là câu khiến?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương

HS tích cực, nhắc nhở HS chưa tập trung

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau:

Cách đặt câu khiến

- HS đọc ghi nhớ

- Lắng nghe

Nhận xét của giáo viên và rút kinh nghiệm:

Trang 9

Ngày đăng: 04/12/2021, 16:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w