Chứng tiểu đườngthaikỳ
Tiểu đườngthaikỳ thường xuất hiện trong quý II cho đến khoảng thời
gian sau sinh (chiếm khoảng 7%). Phần lớn trường hợp mắc tiểu đườngthai
kỳ không cần điều trị, bạn chỉ cần sinh hoạt, ăn uống hợp lý để kiểm soát
lượng đường trong máu.
Nguyên nhân
Khi bạn mang thai, cơ thể bạn sản xuất nhiều hormone làm giảm hoạt động
của insulin khiến cho việc cung cấp glucose tới các tế bào bị thiếu hụt. Kết quả,
glucose được tích lũy nhiều trong máu, làm lượng đường trong máu tăng cao.
Các yếu tố tăng nguy cơ tiểu đườngthaikỳ bao gồm: Nhóm thai phụ thừa
cân, béo phì; Nhóm thai phụ có tiền sử bản thân (hoặc gia đình) mắc chứngtiểu
đường hoặc có hàm lượng glucose quá cao trong nước tiểu…
Nguy cơ với sức khỏe bé
- Bé nặng cân: Thai nhi hấp thụ lượng đường cao từ cơ thể mẹ sẽ có nguy
cơ thừa cân, béo phì bẩm sinh. Không những thế, sau khi chào đời, tuyến tụy của
bé còn đảm nhiệm chức năng sản xuất thêm nhiều insulin để tương thích với lượng
glucose cao. Kết quả, cơ thể bé tiếp tục phải dự trữ lượng dinh dưỡng dư thừa.
- Lượng đường trong máu thấp: Trái ngược với trường hợp trên, một số bé
mắc phải hội chứng sụt giảm đuờng huyết tạm thời sau khi chào đời. Nguyên nhân
là vì lượng insulin trong cơ thể bé sản xuất quá nhiều trong khi lượng đường trong
máu bé nhận được từ cơ thể mẹ lại quá ít. Khi ấy lượng đường trong máu của bé
đột ngột hạ thấp. Trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và cân bằng lượng
đường trong máu cho bé.
Kiểm soát tiểu đườngthaikỳ
Tiểu đường là chứng bệnh có thể kiểm soát thông qua chế độ ăn uống khi
mang thai. Trước tiên, bạn cần đảm bảo những loại thực phẩm đưa vào cơ thể
không làm cho lượng đường trong máu gặp trục trặc.
- Bạn nên hạn chế những loại thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, các
loại nước hoa quả, nước ngọt. Thay vào đó, bạn nên ăn hoa quả tươi nhưng cũng ở
chừng mực vừa phải vì nhiều loại hoa quả tươi có chứa một lượng đường tự nhiên
khá lớn.
- Bạn nên sử dụng thực phẩm chứa cacborhydrat cao như bánh mì, ngũ cốc,
khoai tây, đậu đỗ, sữa, sữa chua và rau xanh. Loại thực phẩm này đóng vai trò
quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày vì chúng chứa nhiều dưỡng chất
cần thiết cho sức khỏe người mẹ và sự phát triển của em bé. Không những thế,
carbonhydrat còn có tác dụng bẻ gãy sự hình thành glucose – nguyên nhân làm
tăng nguy cơ tiểu đường.
- Bạn nên ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày: Cách hấp thu dinh dưỡng tốt
nhất khi mang thai là ăn làm nhiều bữa nhỏ với thức ăn đa dạng. Ngoài 3 bữa
chính, bạn có thể tăng cườg thêm 3 bữa phụ, giúp ổn định lượng đường trong máu.
Kiểm tra lượng đường trong máu
Cách duy nhất để theo dõi tình trạng tiểuđường là thường xuyên kiểm tra
lượng đường trong máu. Với nhóm thai phụ mắc chứngtiểu đường, nên kiểm tra
lượng đường trong máu khoảng 3-4 lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lần
kiểm tra thứ nhất là vào buổi sáng, lúc bạn vừa ngủ dậy, chưa ăn hoặc uống gì. Hai
lần kiểm tra sau được tiến hành sau một giờ đồng hồ bạn ăn trưa hoặc ăn tối.
Điều trị
Khoảng 30% thai phụ mắc chứngtiểuđường phải nhờ đến sự hỗ trợ của
insulin. Các bác sĩ cho biết, việc sử dụng insulin là tương đối an toàn cho phụ nữ
mang thai. Dù vậy, nhóm thai phụ phải sử dụng insulin cũng nên kiểm soát chế độ
ăn kết hợp với kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.
Lưu ý sau sinh
Sau khi sinh bé, người mẹ cũng được kiểm tra để đảm bảo cơ thể khỏe
mạnh. Một số người mẹ sau đó có nguy cơ mắc chứngtiểuđường loại 2.
Nhóm phụ nữ có tiền sử tiểuđường trước khi mang thai sẽ làm tăng nhưng
nguy cơ xấu; đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên, thời điểm mà những cơ quan chính
của thai nhi dần hình thành.
Chứng tiểuđườngthaikỳ sẽ tự nhiên mất sau khoảng thời gian bạn sinh bé
do hormone trong cơ thể người mẹ đã quay về mức bình thường.
. Chứng tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện trong quý II cho đến khoảng thời
gian. bằng lượng
đường trong máu cho bé.
Kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường là chứng bệnh có thể kiểm soát thông qua chế độ ăn uống khi
mang thai. Trước