Đáitháođường thời kỳ
thai nghén
Ở một số phụ nữ, bình thường không có triệu chứng đáitháođường
(ĐTĐ), nhưng khi mang thai lại phát hiện bệnh.
Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, bệnh ĐTĐ xuất hiện. Bình thường,
hormone insulin được tụy tạng sản xuất để điều hòa tỷ lệ đường – huyết. Nhưng
trong thờikỳ mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn cơ chế sản xuất
insulin. Lúc này, tụy tạng sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Nếu nhu
cầu insulin tăng cao, tụy tạng không còn khả năng sản xuất đủ insulin, dẫn đến
lượng đường trong máu tăng. Tuy nhiên, chỉ có 3 đến 6% phụ nữ mang thai liên
quan đến trường hợp này.
Nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh
ĐTĐ
khi mang thai: thừa cân, béo phì, tiền sử mắc bệnh đáitháođường trong gia
đình, thai phụ trên 35 tuổi. Nhưng, trong 30% các trường hợp, không tìm thấy
nguy cơ.
Ngày nay, cá bà mẹ được đề nghị làm test O. Sullivan giúp phát hiện có bị
ĐTĐ hay không lúc thai được 6 tháng. Đối với những bà mẹ có nguy cơ, thường
được đề nghị kiểm tra ngay lúc mới xác định có thai.
Test O. Sullivan
Chủ yếu là lấy máu để đánh giá vận tốc hấp thụ đường trong máu. Không
cần phải nhịn đói, sản phụ được cho uống một dung dịch có chứa 50g glucoz, một
giờ sau lấy máu làm xét nghiệm đo tỷ lệ glucoz – huyết.
- Nếu kết quả dưới 1,3g/l là tốt, không có ĐTĐ.
- Nếu kết quả trên 2g/l, có đái tháođường trong thời kỳ mang thai.
- Nếu kết quả ở khoảng giữa 1,3 và 2g/l, cần làm thêm một test nữa chính
xác hơn: test dung nạp glucoz để phát hiện ĐTĐ (HGPO: Hyperglycemie
provoquee orale). Lần này, test được thực hiện vào buổi sáng với bụng đói, sản
phụ cần uống một dung dịch có chứa 100g glucoz. Sau đó, đo tỷ lệ glucoz sau 1
giờ, 2 giờ và sau hết là 3 giờ.
Chế độ dinh dưỡng với Glucoz chậm và chất xơ
Nếu sản phụ bị ĐTĐ, nên có chế độ dinh dưỡng đặc biệt thích hợp để tỷ lệ
đường glucoz – huyết gần bằng tỷ lệ bình thường. Trong 80% các ca, chỉ cần để ý
đến chế độ ăn uống và hoạt động cơ thể nhẹ nhàng là đủ để tỷ lệ glucoz – huyết
gần như bình thường. Nên ưu tiên dùng các chất glucoz chậm (IG thấp) như khoai
luộc, cơm, xôi, nui, mì luộc. Tránh ăn quá ngọt và quá béo.
Nhớ đo tỷ lệ glucoz – huyết mỗi tháng, ít nhất là một lần.
Nếu hoạt động cơ thể và có chế độ dinh dưỡng hợp lý mà không ổn định
được đường – huyết, có thể dùng đến insulin. Nên đi khám bệnh, siêu âm và kiểm
tra huyết áp (nguy cơ huyết áp tăng cao trong trường hợp ĐTĐ)
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã nghĩ đến metformin, đang được dùng để
điều trị ĐTĐ type 2. Một nghiên cứu vào tháng 5.2008 cho thấy: “viên metformin
có thể thay thế insulin. Trẻ sinh ra không có biến chứng, mặc dù mẹ có dùng
metformin trong thời kỳthai nghén”.
Bệnh ĐTĐ khi có thai sẽ chấm dứt nhanh sau khi sinh. Tuy nhiên, các bà
mẹ cũng nên tiếp tục kiểm tra tỷ lệ glucoz – huyết, và có chế độ ăn thích hợp ở
một vài tháng sau khi sinh.
Các bà mẹ bị ĐTĐ lúc mang thai, có nguy cơ bị ĐTĐ type 2. Vì vậy, nên
kiểm tra mỗi năm sau khi sinh, để có thể phát hiện bệnh sớm.
. Đái tháo đường thời kỳ
thai nghén
Ở một số phụ nữ, bình thường không có triệu chứng đái tháo đường
(ĐTĐ), nhưng khi mang thai lại phát. 1,3g/l là tốt, không có ĐTĐ.
- Nếu kết quả trên 2g/l, có đái tháo đường trong thời kỳ mang thai.
- Nếu kết quả ở khoảng giữa 1,3 và 2g/l, cần làm thêm