Nhiệm vụ tiếp theo: Dưới sự điều hành của NT cả nhóm thống nhất ý kiến và vẽ hoặc ghi lại những nhận định ban đầu của nhóm mình về hình dạng, màu sắc, kích thước và cấu tạo của lá cây và[r]
Trang 1Tự nhiên và Xã hội:
Bài 45: LÁ CÂY
1 Nội dung bài học áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Tìm hiểu về màu sắc, hình dạng, kích thước và cấu tạo của lá cây
2 Mục tiêu:
- HS nắm được đặc điểm cơ bản về hình dạng, màu sắc,kích thước và cấu tạo của
lá cây
- Biết được sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây
- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thắc mắc, kỹ năng hợp tác
nhóm, nhận xét, mô tả, kĩ năng phản hồi câu hỏi và câu trả lời của bạn,
- Biết yêu quý và bảo vệ cây xanh
3 PP tìm tòi:
Quan sát; PP thí nghiệm trực tiết
4 Đồ dùng:
GV: Sưu tầm các loại lá cây ( 4 rổ lá), 4 rổ đựng bút màu, 8 tờ giấy A3.
HS: Vở thực hành, bút chì, bút màu
5 Tiến trình đề xuất:
* Trò chơi: Để khởi động lớp học cô trò mình cùng chơi trò chơi” Đi tìm lá cây”.
- Cách chơi như sau:
+ Cô đặt tên N1,N2,N3, N4-> Các em nhớ tên nhóm của mình chưa?
+ Các nhóm thảo luận và viết tên các loại lá cây Trong tgian 20 giây nhóm nào viết được nhiều tên lá cây nhất nhóm đó chiến thắng
GV: Các em đã hiểu rõ cách chơi chưa? TG chơi bắt đầu tính
Đã hết thời gian xin mời các nhóm dừng bút Các nhóm đếm nhanh số lá cây của nhóm mình Cô mời N1 (6 lá), N2 ( 5 lá), N3, N4…
-> Chúng ta thấy nhóm nào ghi tên được nhiều lá cây nhất?
- N1 đọc lên cho cô và các bạn cùng nghe ?
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
GV: Các em ơi! Không biết lá cây có những đặc điểm gì về hình dạng, màu sắc, kích thước và cấu tạo nhỉ? Để trả lời cho câu hỏi này cô trò mình cùng tìm
hiểu bài hôm nay.
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS.
* HĐ cá nhân:
- GV giao nhiệm vụ: Bây giờ cá nhân các em hãy vẽ hoặc viết lại những nhận
định ban đầu của mình về hình dạng, màu sắc, kích thước và cấu tạo của lá cây vào vở thực hành.
-> GVQS giúp đỡ cá nhân gặp khó khăn
* HĐ nhóm:
- GV: Qua QS cô thấy các em đã hoàn thành nhiệm vụ CN Nhiệm vụ tiếp theo:
Dưới sự điều hành của NT cả nhóm thống nhất ý kiến và vẽ hoặc ghi lại những nhận định ban đầu của nhóm mình về hình dạng, màu sắc, kích thước và cấu tạo của lá cây vào phiếu học tập sau đó dán lên bảng lớp phía dưới tên nhóm của mình.
Trang 2- Đại diện các nhóm lên trình bày: ( cả lớp hướng lên bảng)
GV: Trên đây là nhận định ban đầu của các nhóm về lá cây Cô mời đại diện N1
lên trình bày ( HS lên trình bày)
GV: Qua sản phẩm trưng bày của các nhóm, cô thấy N1 nhận định lá có hình…,
màu…., lá có kích thước….và có ….bộ phận N2…, N3 , N4…
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và thiết kề phản ánh thực nghiệm
1/ Hình dạng của lá cây
- GV định hướng: Lá cây có những hình dạng nào?/ Lá cây có hình tròn
không?
- GV ghi bảng lớp câu trả lời của HS
2/ Màu sắc của lá cây
- GV định hướng: Lá cây có những màu sắc nào?/ Lá cây có màu cam không?
Lá cây có màu đỏ không? / Vì sao lá cây lúc thì có màu xanh, lúc lại có màu vàng?
- GV ghi bảng lớp
3/ Kích thước của lá NTN?
- GV định hướng: Lá cây to hay nhỏ?
- GV ghi bảng lớp
4/ Cấu tạo của lá
- GV định hướng: Lá cây gồm mấy bộ phận? / Có phải lá cây gồm có cuống và gân lá?
GV: Để TL được 4 câu hỏi trên, theo các em ta làm NTN?
( HS trả lời:
- Em về nhà hỏi bố mẹ
- Em đọc sách
- Em lên mạng Itenet
- Em QS lá cây.)
GV: Theo các em, phương án nào trả lời được 4 câu hỏi trên ngay bây giờ? GV: Nếu các em đọc sách thì phải có thời gian vào thư viện tìm sách, về nhà
hỏi bố mẹ thì phải đến chiều tối mới về được, còn lên mạng thì giờ lớp không có
mạng để kết nối Vậy phương án tối ưu nhất đó là : QS trực tiếp lá cây.
Bước 4: Tiến hành thực hiện giải pháp tìm tòi – nghiên cứu.
* HĐ cá nhân:
Các em lắng nghe yêu cầu của cô nhé: Mỗi nhóm cô đã chuẩn bị sẵn một rổ lá
cây Các em QS ghi vào vở thực hành ( viết theo các mục: Câu hỏi, Dự đoán, Cách tiến hành, Kết luận rút ra) và nhớ trả lời cho cô 4 câu hỏi trên
* HĐ nhóm: Qua QS cô thấy các em đã làm xong HĐ CN của mình Tiếp theo
chúng ta HĐ nhóm
- GV: Bây giờ dưới sự điều hành của bạn nhóm trưởng, các nhóm thống nhất ý
kiến và ghi lại kết quả thảo luận vào bảng nhóm->Nhóm nào xong trưng bày kết quả lên bảng.
- GV: Hết thời gian yêu cầu các em quan sát lên bảng Bây giờ sẽ là phần báo
cáo của các nhóm.
Trang 3Bây giờ cô mời đại diện của nhóm ….
- GV hỏi (sau mỗi báo cáo): Em so sánh nhận định ban đầu của các em với kết
quả khi QS trực tiếp lá cây có gì khác không?
Bây giờ cô mời đại diện của nhóm còn lại (gọi lần lượt từng nhóm).
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa KT
- GV đưa ra một số lá cây (Hình dáng) Các em ạ! Có lá hình bầu dục, có lá hình tròn, có lá hình tim, lá hình dài -> Vậy lá cây có rất nhiều hình dáng khác nhau.
- GV đưa ra một số lá cây (màu sắc): Lá cây thường có màu xanh, nhưng một số
lá lại có màu đỏ, tím, vàng nữa đấy! -> Vậy lá có nhiều màu sắc khác nhau.
- ( Kích thước) Có lá rất to như lá chuối, lá to vừa phải như lá bàng, có lá lại rất nhỏ như lá phượng -> Vậy lá có các kích thước khác nhau.
- ( Cấu tạo) lá có 3 bộ phận: cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có gân lá
=> Kết luận ( Máy chiếu)
- GV nhắc lại
* Cho HSQS hình ảnh một số lá cây(máy chiếu)
- GV: Lá cây trong thiên nhiên rất đa dạng về hình dáng, màu sắc, kích thước.
- GV: Lá cây có ích lợi gì?
(Lá cây gì để làm thuốc nhỉ? Lá cây gì để lợp nhà, )
GV: Lá cây có rất nhiều tác dụng Chúng mình cần phải làm gì để bảo vệ cây
xanh?
- GV: Bài học hôm nay chúng ta vừa tìm hiểu nội dung gì?
* NX- dặn dò:
- Trong giờ học cô thấy lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu cô tuyên dương
cả lớp
- Về nhà các em quan sát để tìm hiểu thêm về lá cây, vẽ lại hình vẽ chiếc lá
và thường xuyên làm những việc phù hợp với sức mình để bảo vệ cây xanh