Do sự vận động tự quay quanh GV dùng phấn vạch các chuyển động trục của Trái Đất nên các vật chuyển trên từng nửa quả Địa Cầu để học sinh động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch rút ra nhậ[r]
Trang 1Tiết PPCT: 1 Ngày soạn: 22/08/2018
BÀI MỞ ĐẦU
1 MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức
- HS hiểu được nội dung của môn Địa lí lớp 6
- Giúp HS tìm phương pháp học tập môn Địa lý tốt hơn
1.2 Kĩ năng: Khai thác kiến thức từ SGK
1.3 Thái độ: Hứng thú học tập
2 CHUẨN BỊ
2.1 Giáo viên: Quả Địa cầu
2.2 Học sinh: Đọc trước bài mở đầu và trả lời các câu hỏi in nghiêng SGK
3 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1 Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số và vệ sinh của lớp
3.2 Kiểm tra miệng: (5’) GV kiểm tra sự chuẩn bị SGK, vở, dụng cụ học tập của HS.3.3 Tiến trình dạy học (35’)
GV vào bài: Ở Tiểu học, các em đã được làm quen với kiến thức Địa lý Bắt
đầu từ lớp 6, Địa lý sẽ là một môn học riêng trong nhà trường phổ thông Môn Địa lý
sẽ giúp các em hiểu biết được những vấn đề gì, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài mở đầu
Hoạt động 1: Nội dung của môn Địa
lí ở lớp 6 (20’)
GV diễn giảng: Môn Địa lí là một môn
khoa học có từ lâu đời Những người
đầu tiên nghiên cứu địa lí là những nhà
đi biển - Các nhà thám hiểm Họ đã đi
khắp nơi trên bề mặt Trái đất để nghiên
cứu thiên nhiên, ghi lại những điều tai
nghe mắt thấy rồi viết ra kể lại
GV: Nội dung của môn Địa lí 6 bao
gồm mấy phần chính?
HS: trả lời
GV: nhận xét, chuẩn xác
KL: Bao gồm kiến thức và kĩ năng
GV:Về kiến thức môn địa lí 6 cung cấp
những nội dung gì?
1 Nội dung của môn Địa lí ở lớp 6:
a Kiến thức:
Trang 2b Kĩ năng:
- Hình thành và rèn luyện cho các emnhững kĩ năng bản đồ; kĩ năng thu thập,phân tích và xử lý thông tin; kĩ nănggiải quyết một vấn đề cụ thể …
Hoạt động 2: Cần học môn Địa lí
như thế nào? (15’)
GV giới thiệu kiến thức trong SGK thể
hiện ở kênh chữ và kênh hình
GV cho HS thảo luận nhóm (5’)
GV: Để học tốt môn địa lí 6 chúng ta
phải làm gì?
HS: báo cáo, nhận xét
GV: nhận xét, chuẩn xác kiến thức
2 Cần học môn Địa lí như thế nào?
- Phải biết quan sát và khai thác kiếnthức ở tất cả các kênh
- Liên hệ những điều đã học với thực tế,quan sát và giải thích những sự vật, hiệntượng địa lí xảy ra ở xung quanh mình
4 TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (4’)
4.1 Tổng kết: (3’) GV khái quát bài học
4.2 Hướng dẫn tự học: (1’)
- Học bài cũ
- Đọc trước bài 1 và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK
Tiết PPCT: 2 Ngày soạn: 30/08/2018 Tuần dạy: 2 Lớp dạy: 6A
Trang 3
BÀI 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
1 MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức
- Biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến, biết quy ước kinh tuyến gốc, vĩtuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầuĐông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam
1.2 Kĩ năng
- Xác định được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩtuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Namtrên quả Địa cầu
1.3 Thái độ: Hứng thú học tập
2 CHUẨN BỊ
2.1 Giáo viên: H1, 2, 3 SGK, quả Địa cầu
2.2 Học sinh: Đọc trước bài 1 và trả lời các câu hỏi in nghiêng SGK
3 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1 Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số và vệ sinh của lớp
3.2 Kiểm tra miệng: (5’)
- Để học tốt môn Địa lí chúng ta phải làm gì?
- Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
3.3 Tiến trình dạy học (35’)
GV vào bài: Hệ Mặt Trời có mấy hành tinh, Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy
trong hệ Mặt Trời Vị trí, hình dạng, kích thước và hệ thống kinh, vĩ tuyến trên TráiĐất như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trên
Hoạt động 1: Vị trí của Trái Đất
trong hệ Mặt Trời (7’)
GV: Quan sát H1 SGK xác định các
hành tinh trong Hệ Mặt Trời? Cho biết
Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ
tự xa dần mặt Trời?
HS: trả lời
GV: nhận xét, chuẩn xác
GV: Với khoảng cách này TĐ không
quá nóng, cũng không quá lạnh, đủ để
1 Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời:
- Trái Đất là hành tinh nằm ở vị trí thứ
ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời
Trang 4nước tồn tại, rất cần cho sự sống Sao
Thủy: 167ºC, Sao Kim 427ºC Sao Hỏa
-87 °C trong thời gian mùa đông cho
đến -5 °C vào mùa hè
Hoạt động 2: Hình dạng, kích thước
của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ
tuyến (28’)
GV: Quan sát quả Địa cầu - mô hình
thu nhỏ của Trái Đất cho biết: Trái Đất
có hình gì?
HS: trả lời
GV: nhận xét, chuẩn xác
GV: Quan sát H2 SGK cho biết:
- Độ dài đường bán kính và đường xích
đạo của Trái Đất? (6370 km và 40076
km)
HS: trả lời
GV: nhận xét, chuẩn xác
GV cho HS thảo luận nhóm 3’
GV: Quan sát H3 cho biết:
- Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và
nam trên bề mặt quả Địa cầu là những
đường gì? Đặc điểm độ dài?
- Những vòng tròn trên quả Địa cầu
vuông góc với các kinh tuyến là những
đường gì?
HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét
GV: nhận xét, chuẩn xác
GV: Dựa vào SGK và H3 cho biết:
- Kinh tuyến gốc là gì? Vĩ tuyến gốc là
gì? Xác định trên Quả Địa cầu?
- Xác định kinh tuyến Đông, kinh tuyến
Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa
cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc,
nửa cầu Nam?
- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên bềmặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.(181VT)
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 0º điqua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ôLuân Đôn - Vương quốc Anh
- Kinh tuyến Đông là những kinh tuyếnnắm bên phải kinh tuyến gốc
- Kinh tuyến Tây là những kinh tuyếnnằm bên trái kinh tuyến gốc
- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến số 0º còn gọi
Trang 5là đường xích đạo.
- Vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến nằm từxích đạo đến cực Bắc
- Vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm
- Đọc trước bài 2, 3 và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK
Tiết PPCT: 3 Ngày soạn: 06/09/2018 Tuần dạy: 3 Lớp dạy: 6A
BÀI 2+3: KHÁI NIỆM BẢN ĐỒ VÀ TỈ LỆ BẢN ĐỒ
Trang 61 MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức
- Biết định nghĩa đơn giản về bản đồ
- Hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì, nắm được tỉ lệ số và tỉ lệ thước
1.2 Kĩ năng: Đo tính khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng ngoàithực tế
3.1 Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số và vệ sinh của lớp
3.2 Kiểm tra miệng: (5’)
- Nêu vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất? Kinh tuyến gốc là gì? Vĩ tuyến gốc
là gì?
- Bản đồ là gì?
3.3 Tiến trình dạy học (35’)
GV vào bài: Bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ là gì? Bản đồ cho ta biết được điều gì?
Để đo tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ số và tỉ lệ thước ta làm thế nào?
Hoạt động 1: Khái niệm bản đồ (5’)
Hoạt động 2: Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
GV: Dựa vào H 8, 9 SGK cho biết hai
bản đồ có điểm gì giống và khác nhau?
2 Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ:
- Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cáchtrên bản đồ so với khoảng cách tươngứng ngoài thực địa
Trang 7HS: trả lời
GV: nhận xét, chuẩn xác
KL: Giống nhau là cùng thể hiện một
khu vực của TP Đà Nẵng Khác nhau ở
trên bản đồ tương ứng với 250 000 cm
ngoài thực địa hay 2,5 km
- Ý nghĩa: tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồđược thu nhỏ bao nhiêu lần so với thựctế
- Có 2 dạng biểu hiện tỉ lệ bản đồ là tỉ lệ
số và tỉ lệ thước
Hoạt động 3: Đo, tính khoảng cách
thực địa dựa vào tỉ lệ số hoặc tỉ lệ
thước trên bản đồ (15’)
GV hướng dẫn HS:
- Cách 1: Dùng compa hoặc thước kẻ
đo khoảng cách rồi đặt vào tỉ lệ thước
- Cách 2: Dùng compa hoặc thước kẻ
đo khoảng cách rồi lấy kết quả nhân
với mẫu của tỉ lệ số ta tính được
khoảng cách ngoài thực địa
GV: cho HS thảo luận nhóm 5’
GV: Đo tính khoảng cách trên thực địa
theo đường chim bay: (đổi cm ra đơn vị
3 Đo, tính khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ số hoặc tỉ lệ thước trên bản đồ:
Trang 8GV: nhận xét, chuẩn xác Khoảng cách trên thực địa:
- Từ KS.Hải Vân đến KS.Thu Bồn: 5,5 x 7500 = 41250 cm = 412,5 m
- Từ KS.Hòa Bình đến KS.Sông Hàn:
4 x 7500 = 30 000 cm = 300 m
- Chiều dài đường Phan Bội Châu (đoạn
từ Trần Quý Cáp đến Lý Tự Trọng): 3,5 x 7500 = 26250 cm = 262,5 m
Trang 9Tiết PPCT: 4 Ngày soạn:
- Biết 8 hướng chính trên bản đồ và cách xác định phương hướng
- Khái niệm kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí Cách viết tọa độ địa lí
1.2 Kĩ năng: Xác định phương hướng và tọa độ địa lí của một địa điểm.
1.3 Thái độ: Hứng thú học tập.
1.4 Năng lực hướng tới: HS biết 8 hướng chính trên bản đồ và cách xác định
phương hướng Khái niệm kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí Cách viết tọa độ địa lí
2 CHUẨN BỊ
2.1 Giáo viên: H10, 11, 12, 13 SGK.
2.2 Học sinh: Đọc trước bài 4 và trả lời các câu hỏi in nghiêng SGK.
3 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1 Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số và vệ sinh của lớp.
3.2 Kiểm tra miệng: (5’)
- Tỉ lệ bản đồ là gì? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Làm bài tập 2 SGK?
- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta dựa vào đâu?
3.3 Tiến trình dạy học (35’)
GV vào bài: Phương hướng trên bản đồ được quy ước như thế nào? Tọa độ địa
lí của một địa điểm là gì? Cách ghi tọa độ địa lí của một địa điểm như thế nào? Tiếthọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó
Hoạt động 1: Phương hướng trên
bản đồ (15’)
GV: Muốn xác định phương hướng trên
bản đồ ta dựa vào đâu?
HS: trả lời
GV: nhận xét, chuẩn xác
1 Phương hướng trên bản đồ:
Trang 10KL: Dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến.
GV: Dựa vào hình 10 SGK nêu qui ước
về phương hướng trên bản đồ?
GV: Dựa vào H 11, điểm C là nơi gặp
nhau của đường kinh, vĩ tuyến nào?
- Vĩ độ là số độ chỉ khoảng cách từ vĩtuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyếngốc
- Tọa độ địa lí của một địa điểm chính
là kinh độ, ví độ của địa điểm đó trênbản đồ
Trang 11- Xác định kinh độ Tây hay Đông: địa
điểm đó ở bên trái hay phải kinh tuyến
gốc
- Xác định vĩ độ Bắc hay Nam: địa
điểm đó ở bên trên hay dưới vĩ tuyến
- Hà nội → Viêng Chăn: Tây Nam
- Hà Nội → Gia-các-ta: Nam
- Hà Nội → Ma-ni-la: Đông Nam
- Cu-a-la Lăm-pơ → Băng Cốc: Bắc
- Cu-a-la Lăm-pơ → Ma-ni-la: ĐôngBắc
- Ma-ni-la → Băng Cốc: Tây
b Ghi tọa độ địa lí:
130º ĐA
10º B
110º ĐB
10º B 130º ĐC
Trang 12Tiết PPCT: 5 Ngày soạn:
Trang 13- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh của lớp học.
3.2 Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu qui ước về phương hướng trên bản đồ? Làm bài 3 d?
Hướng từ O → A: Bắc, O → B: Đông, O → C: Nam, O → D: Tây
- Tọa độ địa lí của một địa điểm là gì? Làm bài tập 2 SGK?
sử dụng bản đồ ta phải hiểu ý nghĩa của kí hiệu bản đồ trong bảng chú giải.
Hoạt động 1: (20’) 1 Các loại kí hiệu bản đồ:
GV treo bản đồ giới thiệu một số kí
đặt ở đâu trên bản đồ? Bảng chú giải
cho ta biết điều gì?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
- Kí hiệu bản đồ rất đa dạng và có tínhquy ước
- Kí hiệu bản đồ cho ta biết đặc điểm,
số lượng, cấu trúc, vị trí và sự phânbố… của các đối tượng địa lí trên bảnđồ
- Bảng chú giải giúp ta hiểu nội dung và
ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bảnđồ
Trang 14CH: Dựa vào H 24 SGK cho biết:
- Có mấy loại kí hiệu bản đồ? Kể tên?
- Kể tên một số đối tượng địa lí được
biểu hiện bằng các loại kí hiệu điểm,
Hoạt động 2: (15’) 2 Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ:
CH: Có mấy cách thể hiện độ cao địa
hình trên bản đồ?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
CH: Đường đồng mức là gì?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
GV cho HS thảo luận nhóm 4’
CH: Quan sát H 16 cho biết:
- Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu m?
- Dựa vào khoảng cách các đường
đồng mức ở hai sườn núi phía Đông
và phía Tây hãy cho biết sườn nào có
- Đường đồng mức là đường nối nhữngđiểm có cùng một độ cao so với mựcnước biển
- Các đường đồng mức càng gần nhauthì địa hình càng dốc
Trang 15Tuần 6 Ngày soạn:
Trang 16- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh của lớp học.
3.2 Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu vị trí, hình dạng của Trái Đất? Nêu quy ước về phương hướng trên bản đồ? Xácđịnh nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên quả Địa cầu?
3.3 Bài mới: (35’)
GV sử dụng mô hình cho HS quan sát Trái Đất cùng một lúc có nhiều vận động: vận động tự quay quanh trục, quanh Mặt Trời, trong vũ trụ… Trong đó vận động tự quay quanh trục của Trái Đất được xem là một vận động chính Vận động này đã làm cho Trái Đất có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau và làm lệch hướng các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất.
Hoạt động 1: (20’) 1 Sự vận động của trái đất quanh trục:
GV sử dụng quả Địa Cầu
CH: Trái Đất tự quay quanh một
trục tưởng tượng nối liền hai cực và
nghiêng bao nhiêu độ trên mặt phẳng
quỹ đạo?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
CH: Quan sát H19 hoặc GV quay
quả Địa Cầu cho biết: Trái Đất tự
quay quanh trục theo hướng nào?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởngtượng nối liền hai cực và nghiêng66º33’ trên mặt phẳng quỹ đạo
- Trái Đất tự quay theo hướng từ Tâysang Đông
Trang 17CH: Thời gian Trái Đất tự quay một
vòng quanh trục trong một ngày đêm
được quy ước là bao nhiêu giờ?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
CH: Để tiện cho việc tính giờ và giao
dịch thì người ta chia bề mặt Trái
Đất ra bao nhiêu khu vực giờ? Giờ
gốc (GMT) có nghĩa là gì?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
KL: 360º: 24 = 15º kinh tuyến = 1 khu
vực giờ Năm 1884 hội nghị thiên văn
quốc tế chọn khu vực giờ gốc đi qua
đài thiên văn Greenwich - ngoại ô
Luân Đôn – nước Anh làm múi giờ số
0 còn gọi là giờ GMT (Greenwich
Mean Time)
CH: Quan sát H 20 cho biết:
- Nước ta nằm ở khu vực giờ số mấy?
(đất liền khu vực giờ thứ 7, hai quần
đảo khu vực giờ số 8)
- Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì
lúc đó ở nước ta mấy giờ? (19 giờ)
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
GV hướng dẫn thêm: Phía đông có giờ
sớm hơn phía tây Theo quy định, khi
các phương tiện giao thông đi ngang
qua đường kinh tuyến 180˚, ngày tháng
sẽ phải thay đổi
+ Đi từ bán cầu Tây sang bán cầu
Đông qua đường này, tức là đi từ bên
phải sang bên trái đường đổi ngày
(cũng có nghĩa là đi từ phía đông sang
phía tây qua nó), thì phải tăng 1 ngày
+ Đi từ bán cầu Đông sang bán cầu
Tây, tức là đi từ bên trái sang bên phải
của đường này, thì phải giảm 1 ngày.
CH: Ở Việt Nam xem truyền hình
trực tiếp một trận đá bóng ở nước
Anh vào lúc 1h sáng ngày 24 tháng 9
năm 2013 Hỏi lúc đó ở nước Anh là
- Thời gian Trái Đất tự quay một vòngquanh trục là 24 giờ (một ngày đêm)
- Bề mặt Trái Đất được chia ra thành 24khu vực giờ Mỗi khu vực có một giờriêng gọi là giờ khu vực
Trang 18mấy giờ? Ngày tháng năm nào? (18
giờ ngày 23 tháng 9 năm 2013)
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
Hoạt động 2: (15’) 2 Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất CH: Quan sát H21 cho biết: Do Trái
Đất có hình cầu và tự quay quanh
trục nên sẽ có hiện tượng gì? Hiện
tượng ngày đêm trên Trái Đất diễn
ra như thế nào?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
GV cho HS hoạt động cặp 2’
CH: Tại sao hằng ngày, chúng ta
thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các
ngôi sao trên bầu trời chuyển động
theo hướng từ Đông sang Tây?
Đại diện các cặp báo cáo, nhận xét
GV nhận xét, chuẩn xác
KL: Chúng ta thấy Mặt Trời, Mặt
Trăng và các ngôi sao trên bầu trời
chuyển động theo hướng từ Đông sang
Tây là sự chuyển động giả Trên thực tế
do Trái Đất tự quay từ tây sang đông
nên ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng
Đông và lặn ở hướng Tây.
CH: Do vận động tự quay quanh trục
của Trái Đất nên các vật chuyển
động trên bề mặt Trái Đất sẽ như thế
CH: Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển
động thì ở nửa cầu Bắc vật chuyển
động bị lệch về phía bên nào? Ở nửa
cầu Nam vật chuyển động bị lệch về
phía bên nào?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
GV liên hệ thực tế: Nước ta nằm ở nửa
cầu Bắc nên đường ray tàu hỏa bị mòn
ở bên phải, gió mùa bị lệch hướng.
a Hiện tượng ngày đêm:
- Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lầnlượt có ngày và đêm
b Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng:
- Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động
thì:
+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động bịlệch về bên phải
Trang 19+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động bịlệch về bên trái.
Trang 20Tiết PPCT 7 Ngày soạn: 26/09/2017
Tuần 7 Lớp dạy: 6A
BÀI 8: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
1 MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- Trình bày được sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Nhớ vị trí: xuân phân, thu phân, đông chí, hạ chí
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh của lớp học
3.2 Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Trái Đất tự quay quanh trục theo chiều nào? Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục làbao nhiêu giờ? Nêu hệ quả?
3.3 Bài mới: (35’)
GV vào bài: Ngoài vận động tự quay quanh trục, Trái Đất còn quay quanh Mặt Trời với vận tốc 30 km/s Vận động này như thế nào? Sinh ra hiện tượng gì?
Hoạt động 1: (15’) 1 Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
CH: Quan sát H 23 kết hợp với mô
hình cho biết Trái Đất chuyển động
quanh Mặt Trời theo hướng nào?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt
Trời theo hướng từ Tây sang Đông
Trang 21CH: Trái Đất chuyển động quanh Mặt
Trời một vòng hết thời gian bao nhiêu?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
CH: Vậy dư 6 giờ đưa vào đâu?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
KL: Sau 4 năm dư 1 ngày, năm nhuận có
366 ngày và tháng 2 có 29 ngày năm
nhuận là năm chia hết cho 4 (trừ những
năm tròn thế kỷ chia hết cho 400)
trên quỹ đạo có hình elip gần tròn
- Thời gian Trái Đất chuyển động 1vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ
Hoạt động 2: (20’) 2 Hiện tượng các mùa:
CH: Trong khi chuyển động trên quỹ
đạo độ nghiêng và hướng nghiêng của
trục Trái Đất có thay đổi không?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
GV cho HS thảo luận nhóm 5’
CH: Quan sát H 23 cho biết:
- Ngày 21/3 và 23/9 Mặt Trời chiếu
vuông góc vào đâu? Khi đó ở hai nửa
cầu nhận được lượng nhiệt như thế
nào? Ở từng bán cầu những ngày này
được gọi là ngày gì?
- Ngày 22/6, ngày 22/12 nửa cầu nào
ngả về phía Mặt Trời? Nửa cầu nào
không ngả về phía Mặt Trời? Ở từng
nửa cầu nững ngày đó gọi là ngày gì?
Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét
- Hai nửa cầu có mùa hoàn toàn tráingược nhau
4 TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: (3’)
4.1 Củng cố- GV khái quát bài học, hướng dẫn HS làm bài tập.
4.2 Hướng dẫn tự học (1’)
- Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài 9
Ngày Nửa cầu
Bắc
Nửa cầuNam21/3 Xuân phân Thu phân
22/6 Hạ chí Đông chí
23/9 Thu phân Xuân phân
22/12 Đông chí Hạ chí
Trang 22Tiết PPCT 8 Ngày soạn: 02/10/2017
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh của lớp học
3.2 Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra 15’)
Khoanh tròn vào chữ cái của ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
Câu 2: Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
Trang 23A 1 B 2 C 3 D 4 Câu 3: Trái Đất có hình gì?
Câu 4: “Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 0º đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô
Luân Đôn - Vương quốc Anh” Phát biểu này đúng hay sai?
Câu 5: Một bản đồ có tỉ lệ 1 : 200 000 Hỏi 5 cm trên bản đồ tương ứng với bao
nhiêu km ngoài thực địa?
Câu 6: Theo quy ước về phương hướng trên bản đồ, nếu lấy phần chính giữa bản đồ
làm trung tâm thì bên trái là hướng gì?
Câu 7: Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục hết?
Câu 8: Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời hết?
A 365 ngày 6 giờ B 365 ngày 4 giờ C 366ngày 6 giờ D 366 ngày 4 giờ Câu 9: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng?
A từ Đông sang Tây B từ Tây sang Đông
Câu 10: Một trận đá bóng ở Vương quốc Anh đang diễn ra vào lúc 16 giờ 30 phút.
Hỏi ở Việt Nam xem truyền hình trực tiếp trận đấu đó vào lúc mấy giờ?
A 9 giờ 30 phút B 16 giờ 30 phút C 23 giờ 30 phút
ĐÁP ÁN
3.3 Bài mới: (25’)
GV vào bài: Ngoài hiện tượng các mùa, sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt
Trời còn sinh ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau Ông bà ta cócâu:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sángNgày tháng mười chưa cười đã tối”
Ti t h c hôm nay s giúp chúng ta gi i thích ế ọ ẽ ả được v n ấ đề à n y
1 Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất:
Hoạt động 1: (7’) a Nguyên nhân:
CH: Dựa và H 24 SGK cho biết:
- Vì sao đường biểu hiện trục Trái
Trang 24Đất và đường phân chia sáng tối
không trùng nhau?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác - Khi chuyển động quanh Mặt Trời, do
trục Trái Đất nghiêng và không đổiphương nên đường phân chia sáng tốikhông trùng với đường biểu hiện trụcTrái Đất Đây là nguyên nhân sinh rahiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ
độ khác nhau trên Trái Đất
Hoạt động 1: (18’) b Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau
CH: Dựa vào hình 25 cho biết:
- Sự khác nhau về độ dài ngày đêm
của các địa điểm A, B ở nửa cầu Bắc
và các địa điểm A’, B’ ở nửa cầu
Nam vào các ngày 22/6, 22/12?
- Độ dài ngày đêm của địa điểm C
trên đường xích đạo vào các ngày
- Ngày 22/12, ánh sáng Mặt Trời chiếuthẳng góc với mặt đất ở vĩ tuyến23º27’N Vĩ tuyến này gọi là chí tuyếnNam
Trang 25+ Nam bán cầu: ngày > đêm
- Các địa điểm nằm trên đường xích đạoquanh năm có ngày dài bằng đêm
4 TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1 Củng cố: (3’)
- GV khái quát bài học, hướng dẫn HS làm bài tập.
4.2 Hướng dẫn tự học: (1’)
- Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài 9 mục 2
Tiết PPCT: 9 Ngày soạn: 09/10/2017
Trang 26- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh của lớp học.
3.2 Kiểm tra miệng: (5’)
- Nguyên nhân nào sinh ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trênTrái Đất?
- Chí tuyến Bắc là gì? Chí tuyến Nam là gì?
3.3 Tiến trình dạy học: (35’)
GV vào bài: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời còn có hệ quả là : Hiện tượng số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ ở các miền cực thay đổi theo mùa Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó.
1 Ở hai miền cực có số ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa:
Hoạt động 1: (10’) a Khái niệm vòng cực:
CH: Dựa và H 25 SGK cho biết:
- Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài
ngày đêm của các điểm D và D’ ở vĩ
tuyến 66º33’ Bắc và Nam của hai nửa
cầu như thế nào? Vĩ tuyến 66º33’ Bắc
và Nam là những đường gì?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
KL:
- Ngày 22/6 ở vĩ tuyến 66º33’ Bắc (D)
có một ngày dài suốt 24 giờ, ở vĩ tuyến
66º33’ Nam (D’) có một đêm dài suốt
24 giờ.
- Ngày 22/12 ngược lại.
- Các vĩ tuyến 66º33’ Bắc và Nam lànhững đường giới hạn rộng nhất củavùng có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ
Hoạt động 2: (25’) b Ở hai miền cực có số ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi
Trang 27- Địa điểm nào có ngày hoặc đêm dài
suốt 24 giờ trong 6 tháng?
- Khu vực từ vòng cực đến cực có
ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ thay
đổi như thế nào?
Đại diện các cặp báo cáo, nhận xét
GV nhận xét chuẩn xác
GV cung cấp thêm: Do độ nghiêng trục
quay của Trái Đất khoảng 23° 27', nên
về mùa hè của một trong hai bán cầu
thì thời gian ban ngày (khoảng thời
gian có ánh sáng từ Mặt Trời) sẽ tăng
dần lên theo sự tăng lên của vĩ độ (theo
giá trị tuyệt đối, nếu coi các vĩ độ ở
Nam bán cầu có dấu âm) và đến một
giá trị nhất định của vĩ độ thì Mặt Trời
sẽ không lặn trong một số ngày nhất
định Độ dài thời gian có mặt trời lúc
nửa đêm tăng lên từ 1 ngày tại vòng
cực (vĩ độ 66° 33') tới khoảng 6 tháng
tại cực Tại các vĩ độ như thế, thông
thường người ta gọi hiện tượng này là
ban ngày vùng cực.
Tại hai cực Bắc và Nam của Trái Đất
thì Mặt Trời chỉ mọc và lặn có một lần
mỗi năm Trong vòng 6 tháng khi Mặt
Trời nằm phía trên đường chân trời tại
các cực thì nó chuyển động liên tục
xung quanh đường chân trời, đạt đến
vòng tròn chuyển động cao nhất của nó
trên bầu trời vào sát thời điểm hạ chí
tại mỗi cực.
Do hiện tượng khúc xạ nên mặt trời lúc
nửa đêm có thể thấy tại các vĩ độ thấp
hơn đáng kể so với vòng cực, mặc dù
nói chung không vượt quá 1 độ (phụ
thuộc vào các điều kiện thời tiết tại mỗi
địa phương) Ví dụ, người ta có thể
- Ở vòng cực Bắc và vòng cực Nammỗi năm chỉ có ngày 22 tháng 6 và 22tháng 12 là có ngày hoặc đêm dài suốt
24 giờ
- Ở cực Bắc và Cực nam có ngày hoặcđêm dài suốt 24 giờ trong 6 tháng.(từ21/3 đến 23/9 và từ ngày 23/9 đến 21/3)
- Khu vực từ vòng cực đến cực có sốngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ thay đổitheo mùa từ một ngày đến 6 tháng
Trang 28nhìn thấy mặt trời lúc nửa đêm tại một
số vùng thuộc Iceland, mặc dù phần
lớn lãnh thổ của nó nằm dưới vòng Bắc
cực một cách đáng kể (đảo Grímsey là
ngoại lệ) Ngay cả những vùng xa nhất
về phía bắc của Scotland (và những nơi
nào có cùng vĩ độ) cũng có "hoàng hôn"
lờ mờ trên bầu trời phương bắc vào
khoảng thời gian này.
- Đêm trắng: Các vị trí nằm trong
khoảng từ khoảng vĩ độ 60 trở lên
nhưng ở phía nam vòng Bắc cực hay
phía bắc vòng Nam cực thay vì có ban
ngày vùng cực thì có tranh tối tranh
sáng (hoàng hôn hay rạng đông) lúc
nửa đêm Tuy rằng vào khoảng thời
gian xung quanh hạ chí, Mặt Trời vẫn
nằm ở phía dưới đường chân trời tới 6
độ (tranh tối tranh sáng dân dụng),
nhưng các hoạt động bình thường cần
độ chiếu sáng thích hợp như đọc sách
báo, vẫn có thể thực hiện được mà
không cần có ánh sáng nhân tạo, với
điều kiện bầu trời quang mây.
Ở các vĩ độ cao hơn vòng cực, đêm
trắng có thể quan sát thấy trong
khoảng thời gian từ 1-3 tuần trước và
sau ban ngày vùng cực.
4 TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1.Tổng kết- GV khái quát bài học, hướng dẫn HS làm bài tập
4.2 Hướng dẫn tự học:
- Học sinh học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài ôn tập
Tiết PPCT: 10 Ngày soạn: 24/10/2016 Tuần: 10 Lớp dạy: 6A
Trang 29BÀI ÔN TẬP
1 MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất
- Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí, tỉ lệ trên bản đồ
- Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất, chuyển động quanh Mặt Trời và các
hệ quả
1.2 Kỹ năng:
- Hệ thống, khái quát kiến thức
- Xác định phương hướng, tọa độ địa lí của một địa điểm, tính tỉ lệ bản đồ
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh của lớp học
3.2 Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Vòng cực là gì? Ở hai miền cực có số ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi như thếnào?
3.3 Bài mới: (35’)
GV vào bài: Qua 9 bài học đã cung cấp cho các em những kiến thức và kỹ năng gì? Tiết học hôn nay sẽ giúp các em khái quát và hệ thống lại kiến thức đã học.
Hoạt động 1: (10’) 1 Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất:
CH: Vị trí, hình dạng, kích thước của
Trái Đất? Khái niệm kinh tuyến, vĩ
tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác - Trái Đất là hành tinh nằm ở vị trí thứ
ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời
- Trái Đất có hình cầu, kích thước rấtlớn
Trang 30- Kinh tuyến là những đường nối liềnhai điểm cực Bắc và cực Nam trên bềmặt Quả Địa Cầu.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên bềmặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 0º điqua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ôLuân Đôn - Vương quốc Anh
- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến số 0º còn gọi
là đường xích đạo
Hoạt động 2: (10’) 2 Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí,
tỉ lệ bản đồ:
CH:
- Nêu quy ước về phương hướng trên
bản đồ? Tọa độ địa lí của một địa
điểm là gì?
- Tỉ lệ bản đồ là gì? Tỉ lệ 1: 5000 000
có nghĩa là gì?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác - Phương hướng trên bản đồ: Theo
qui ước phần chính giữa bản đồ là trungtâm thì:
+ Kinh tuyến: đầu trên là hướng Bắc,đầu dưới là hướng Nam
+ Vĩ tuyến: bên trái là hướng Tây, bênphải là hướng Đông
- Tọa độ địa lí của một địa điểm chính
là kinh độ, ví độ của địa điểm đó trênbản đồ
- Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cáchtrên bản đồ so với khoảng cách tươngứng ngoài thực địa
- Tỉ lệ 1: 5000 000 có nghĩa là 1cm trênbản đồ tương ứng với 50 km ngoài thựcđịa
Hoạt động 3: (15’) Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất, chuyển
động quanh Mặt Trời và các hệ quả:
CH: Trái Đất tự quay quanh trục
theo chiều nào? Thời gian tự quay 1
vòng quanh trục? Hệ quả?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác - Trái Đất tự quay quanh trục theo chiều
từ Tây sang Đông Thời gian tự quay 1vòng quanh trục là 24 giờ Hệ quả: hiện
Trang 31CH: Trái Đất chuyển động quanh
Mặt Trời theo chiều nào? Thời gian
Trái Đất chuyển động 1 vòng quanh
Mặt Trời?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
CH: Nguyên nhân sinh ra các mùa?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
CH: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng
ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác
nhau trên Trái Đất?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
tượng ngày đêm và sự lệch hướng củacác vật chuyển động trên bề mặt TráiĐất
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trờitheo chiều từ Tây sang Đông Thời gianTrái Đất chuyển động 1 vòng quanhMặt Trời là 365 ngày 6 giờ
- Khi chuyển động trên quỹ đạo trụcTrái Đất bao giờ cũng có độ nghiêngkhông đổi và luôn hướng về một phía.Hai nửa cầu luân phiên nhau ngả vềphía Mặt Trời sinh ra các mùa
- Do trục Trái Đất nghiêng nên đườngphân chia sáng tối không trùng vớiđường biểu hiện trục Trái Đất Đây lànguyên nhân sinh ra hiện tượng ngàyđêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhautrên Trái Đất
Trang 32Tiết PPCT: 11 Ngày soạn: 31/10/2016 Tuần: 11 Lớp dạy: 6A
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
1 MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về:
+ Phương hướng trên bản đồ, tỉ lệ trên bản đồ
+ Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất, chuyển động quanh Mặt Trời và các
hệ quả
1.2 Kỹ năng:
- Hệ thống, khái quát kiến thức để làm bài kiểm tra
- Tính tỉ lệ bản đồ, xác định giờ gốc GMT dựa vào giờ của một khu vực
Trìnhbàyđượcquy
- Tính vàđổi ra đơn
vị kmkhoảng
Trang 33bản đồ nghĩa
về tỉlệbảnđồ
ước vềphươnghướngtrênbản đồ
cách trênthực địadựa vào tỉ
1 câu
2 đ20%
1 câu
1 đ10%
- Nhớ đượcthời gian TráiĐất tự quaymột vòngquanh trục là
24 giờ Thờigian Trái Đấtchuyển độngmột vòng trênquỹ đạo là 365ngày 6 giờ ởxích đạo quanhnăm có ngàydài bằng đêm
- Nhớ đượcthời gian củacác ngày xuânphân, hạ chí,thu phân, đôngchí ở nửa cầu
Trìnhbày các
hệ quả
sự vậnđộng
tự quayquanhtrụccủaTráiĐất
- Xác địnhgiờ gốcGMT dựavào giờcủa mộtkhu vực
Trang 34100 %
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TUẦN 11 NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Địa lí 6 Thời gian: 45 phút
Lớp:
I TRẮC NGHIỆM: (2đ) Khoanh tròn chữ cái của ý trả lời đúng nhất
Câu 1: Hướng Trái Đất tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời là:
Câu 2: Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục hết?
A 12 giờ B 24 giờ C 36 giờ D 48 giờ Câu 3: Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời hết:
A 365 ngày 6 giờ B 365 ngày 4 giờ C 366 ngày 6 giờ D 366 ngày 4 giờ Câu 4: Ở địa điểm nào trên Trái Đất quanh năm lúc nào cũng có ngày dài bằng đêm?
A đường xích đạo B 2 chí tuyến C 2 vòng cực D 2 cực Câu 5: Theo dương lịch ở nửa cầu Bắc thì các ngày sau đây gọi là ngày gì? Chọn một trong các từ đã cho sau đây “ hạ chí, đông chí, xuân phân, thu phân, lập xuân” để
điền vào chỗ trống cho đúng
- Ngày 21 tháng 3 gọi là ngày ………
- Ngày 22 tháng 6 gọi là ngày ………
- Ngày 23 tháng 9 gọi là ngày ………
- Ngày 22 tháng 12 gọi là ngày ………
II TỰ LUẬN: (8đ)
Câu 1: (1đ) Tỉ lệ bản đồ là gì?
Câu 2: (2đ) Nêu quy ước về phương hướng trên bản đồ?
Câu 3: (3đ) Trình bày các hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất? Câu 4: (1đ) Một bản đồ có tỉ lệ 1: 5 000 000 Hỏi 6 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?
Trang 35Câu 5: (1đ) Vào lúc 23 giờ 45 phút khán giả Việt Nam xem truyền hình trực tiếp trên
ti vi một trận đá bóng ở Vương quốc Anh Hỏi trận đá bóng trên đang diễn ra ởVương quốc Anh vào lúc mấy giờ?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN ĐỊA 6
I TRẮC NGHIỆM: (2đ) Mỗi câu đúng 0,25 đ
II TỰ LUẬN: (8đ)
Câu 1: (1đ) Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách
tương ứng ngoài thực địa
Câu 2: (2đ) Quy ước về phương hướng trên bản đồ:
- Theo qui ước phần chính giữa bản đồ là trung tâm thì:
+ Kinh tuyến: đầu trên là hướng Bắc, đầu dưới là hướng Nam
+ Vĩ tuyến: bên trái là hướng Tây, bên phải là hướng Đông
Câu 3: (3đ) Trình bày các hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất:
a Hiện tượng ngày đêm: (1đ)
- Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm
b Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng: (2đ)
- Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì:
+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải
+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động bị lệch về bên trái
Câu 4: (1đ) 6 cm trên bản đồ ứng với 300 km ngoài thực địa.
- Nêu được tên các lớp cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp
- Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất
1.2 Kỹ năng:
- Phân tích tranh ảnh, đọc bảng số liệu
Trang 36- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh của lớp học.
3.2 Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nhận xét và sửa bài kiểm tra 1 tiết
3.3 Bài mới: (35’)
GV vào bài: Trái Đất có cấu tạo như thế nào? Đây là vấn đề được con người nghiên cứu từ xưa đến nay Hiện nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người phần nào đã biết được cấu tạo bên trong của Trái Đất.
Hoạt động 1: (20’) 1 Cấu tạo bên trong của Trái Đất:
Gv: Để nghiên cứu các lớp đất đá nằm
sâu trong lòng đất con người không thể
quan sát nghiên cứu trực tiếp vì lỗ
khoan sâu nhất chỉ sâu 15 km trong khi
bán kính của Trái Đất là 6370 km Do
đó để tìm hiểu các lớp đất đá dưới sâu
hơn ta phải dùng phương pháp nghiên
cứu gián tiếp: địa chất, trọng lực, địa
từ…
CH: Dựa và H 26 SGK cho biết: Cấu
tạo bên trong của Trái Đất?
Hoạt động 2: (15’) 2 Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:
CH: Nêu cấu tạo của lớp vỏ Trái
Đất?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác - Vỏ Trái Đất là lớp đất đá rắn chắc ở
ngoài cùng của trái đất, được cấu tạo domột số địa mảng nằm kề nhau
Trang 37CH: Lớp vỏ Trái Đất có thể tích,
khối lượng và vai trò như thế nào?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác
CH: Kể tên các địa mảng chính của
lớp vỏ Trái Đất? Việt Nam nằm trên
địa mảng nào? Sự di chuyển của các
có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồntại của các thành phần tự nhiên khác và
là nơi sinh sống, hoạt động của xã hộiloài người
- Có 7 địa mảng lớn và 4 địa mảng nhỏ.Các địa mảng di chuyển rất chậm Haimảng có thể xô vào nhau hoặc tách xanhau
4 TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1 Củng cố: (3’)
- GV khái quát bài học.
4.2 Hướng dẫn tự học: (1’)
- Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài 11
Tiết PPCT: 13 Ngày soạn: 14/11/2016
Tuần: 13 Lớp dạy: 6A
Trang 38BÀI 11: THỰC HÀNH (giảm tải câu 3)
Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh của lớp học
3.2 Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu cấu tạo bên trong của Trái Đất? Đặc điểm của từng lớp?
CH: Dựa và H 28 SGK cho biết:
- Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích
đại dương ở nửa cầu Bắc?
- Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích
đại dương ở nửa cầu Nam?
Trang 39CH: Phần lớn các lục địa tập trung ở
nửa cầu nào? Các đại dương tập
trung ở nửa cầu nào?
HS trả lời, GV nhận xét, chuẩn xác - Trên lớp vỏ Trái Đất có các lục địa và
đại dương Phần lớn các lục địa đều tậptrung ở nửa cầu Bắc, còn các đại dươngphân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam
Hoạt động 2: (15’) 2 Bài 2:
GV cho HS hoạt động cặp 5’
CH: Trên Trái Đất có những lục địa
nào? Xác định trên bản đồ.
- Lục địa nào có diện tích lớn nhất?
Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào?
- Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất?
Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào?
- Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở
nửa cầu Nam? Nửa cầu Bắc?
Đại diện các cặp báo cáo, nhận xét
GV nhận xét, chuẩn xác - Trên Trái Đất có 6 lục địa: Á-Âu, Phi,
Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ô-xtrây-li-a, NamCực
- Lục địa Á-Âu có diện tích lớn nhấtnằm ở nửa cầu Bắc
- Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích nhỏnhất nằm ở nửa cầu Nam
- Các lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầuBắc: Bắc Mĩ, Á-Âu
- Các lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầuNam: Ô-xtrây-li-a, Nam Cực
Hoạt động 3: (12’) 4 Bài 4:
GV cho HS hoạt động cặp 4’
CH: Bài 4 SGK?
Đại diện các cặp báo cáo, nhận xét
GV nhận xét, chuẩn xác - Nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510
triệu km² thì diện tích bề mặt các đạidương chiếm gần 71%
- Trên Trái Đất có 4 đại dương: TháiBình Dương, Đại Tây Dương, Ấn ĐộDương, Bắc Băng Dương
- Thái Bình Dương là đại dương có diệntích lớn nhất
- Bắc Băng Dương là đại dương có diện
Trang 40GV yêu cầu HS xác định các đại dương