chim Bơi : thích nghi với đời sống bơi lội trong nước, đại diện chính là các loài chim cánh cụt ở Nam Bán cầu. chim Bay : thích nghi với đời sống bay ở các mức độ khác nhau[r]
Trang 11 Đặc điểm Bộ ăn thịt Đại diện: Mèo, hổ, báo, chó sói, gấu
- Răng cửa ngắn, sắc để róc xương
- Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi
- Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi
- Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày
Bộ thú túi - Đại diện: Kanguru.
+ Con sơ sinh nhỏ, chưa phát triển đầy đủ Thú mẹ có núm vú
+ Hai chân sau to, khoẻ, dài, đuôi dài, khoẻ
+ Di chuyển bằng nhảy hai chân sau
Bộ linh trưởng đại diện khỉ ,vượn, tinh tinh
-Đi bằng bàn chân
-Bàn tay, bàn chân có 5 ngón
- Ngón cái đối diện với các ngón còn lại, thể hiện sự thích nghi với cầm nắm và leo trèo
- Ăn tạp
2/ So sánh Tuần hoàn ,Hô hấp của Thằn lằn và Chim bồ câu
Giống nhauTuần hoàn đều gồm có Tim và hệ mạch,2 vòng tuần Vận chuyển máu gồm chất
dinh dưỡng, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết
Giống nhau Hô hấp đều hô hấp bằng phổi giúp thực hiện trao đổi khí oxi, khí cacbonic giữa
cơ thể và môi trường
những điểm sai khác
Các
hệ cơ
quan
Tuần
hoàn
-Tim ba ngăn gồm 2 tâm nhĩ và
1 tâm thất tâm thất có vách
hụt
-Máu đi nuôi cơ thể là máu
pha
-Tim bốn ngăn gồm nửa phải (có tâm nhỉ phải và tâm thất phải thông nhau) chứa máu đỏ thẩm, nửa trái (có tâm nhỉ trái và tâm thất trái thông nhau) chứa máu đỏ tươi
-Máu không còn pha Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van chỉ giữ cho máu chảy theo một chiều
Hô
hấp
- Phổi có nhiều vách ngăn Bề
mặt trao đổi khí nhỏ hơn
- Sự thông khí nhờ hoạt động
của các cơ liên sườn
- Phổi gồm 1 hệ thống ống khí dày đặc thông với 9 túi khí → bề mặt trao đổi khí rất rộng
- Sự thông khí do sự co dãn của túi khí khi bay → thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu)
3/Hãy so sánh hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính
*Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái Ví dụ: trùng roi, thủy tức
Trang 2*Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực(tinh trùng)
và tế bào sinh dục cái (trứng) Ví dụ: thỏ, chim,
-Giống đều tạo cá thể mới duy trì và phát triển nòi giống
-Khác sinh sản vô tính và hữu tính:
Sinh sản vô tính- Không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái
- Có 1 cá thể tham gia
- Thừa kế đặc điểm của 1 cá thể ban đầu
*Sinh sản hữu tính: - Có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái
- Có 2 cá thể tham gia
- Thừa kế đặc điểm của 2 cá thể ban đầu
4/Hình thức sinh sản hữu tính hoàn chỉnh dần qua các lớp động vật được thể hiện như thế nào?
Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản thể hiện:
- Từ thụ tinh ngoài -> thụ tinh trong Thụ tinh trong ưu việt hơn so với thụ tinh ngoài Số lượng trứng được thụ tinh nhiều hơn
- Đẻ nhiều trứng -> đẻ ít trứng -> đẻ con Đẻ con tiến hóa hơn so với đẻ trứng Phôi phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn
- Phôi phát triển có biến thái -> phát triển trực tiếp không có nhau thai -> phát triển trực tiếp
có nhau thai phát triển trực tiếp lại tiến bộ hơn so với phát triển gián tiếp qua biến thái Tỉ lệ con non sống cao hơn
- Con non không được nuôi dưỡng -> được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ -> được học tập thích nghi với cuộc sống Con non được nuôi dưỡng tốt, ngoài ra thông qua việc học tập, trò chơi con non học tập được kinh nghiệm của bố, mẹ -> tập tính thú đa dạng -> thích nghi cao hơn
Hiệu quả sinh sản cao như nâng cao tỉ lệ thụ tinh ,tỉ lệ sống sót,thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non
6.Hãy cho biết Ếch có bị ngạt không nếu ta cho ếch vào một lọ nước đầy nước đầu úp
xuống dưới ? Từ kết quả thí nghiệm em rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch ?
- Ếch không chết.Vì ngoài hô hấp bằng phổi Ếch hô hấp chủ yếu bằng da.
Qua thí nghiệm rút ra kết luận ếch hô hấp chủ yếu bằng da
8 Phân biệt cách bay của dơi và cách bay của chim? Tại sao khi bay dơi lại rời vật bám (cành cây) mà không cất cánh từ mặt đất
Phân biệt cách bay của dơi và cách bay của chim?
-Dơi bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều
linh hoạt, không có đường bay rõ rệt
-Chim bay có đường bay rõ rệt
- Chân dơi yếu dơi không tự cất cánh từ mặt
đất, mà phải rời vật bám, thả mình từ trên
cao xuống
-.Chim có thể cất cánh từ mặt đất hoặc từ trên cành cây
-khi bay dơi dựa vào sóng âm để thấy đường
bay và cất cánh ,khi bay dơi đập cánh liên
tục chứ không như chim
-chim thường đập cánh ,nhưng cũng biết dựa vào khí động lực để dang cánh rộng
Trang 3Tại sao khi bay dơi lại rời vật bám (cành cây) mà không cất cánh từ mặt đất
Vì Chi sau của dơi yếu nên không tự cất cánh từ mặt đất lên được mà phải rời vật bám, thả mình từ trên cao xuống
10/Trình bày đặc điểm chung của lưỡng cư ? -Đặc điểm chung của lớp thú?
-đặc điểm chung của lưỡng cư
Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
- Da trần và ẩm
- Di chuyển bằng 4 chi
- Hô hấp bằng da và phổi
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha đi nuôi cơ thể
- Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
- Là động vật biến nhiệt
- Đặc điểm chung của lớp thú:
Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất:
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể
- Là động vật hằng nhiệt
- Bộ răng phân hóa 3 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
11/ Do đâu mà chim có thể thích nghi đa dang với các loại môi trường sống
Lớp chim có 9600 loài chia làm 3 nhóm: Chim chạy, Chim bơi, Chim bay
-Mỗi nhóm chim có cấu tạo thích nghi với đời sống của chúng
Cụ thể chim Chạy : thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng đại diện chính là các loài đà điều ở Châu Phi, ChâuMĩ và Châu Đại Dương
chim Bơi : thích nghi với đời sống bơi lội trong nước, đại diện chính là các loài chim cánh cụt
ở Nam Bán cầu
chim Bay : thích nghi với đời sống bay ở các mức độ khác nhau Thuộc nhóm chim bay gồm các loài chim bay vỗ cánh (đại diện là chim bồ câu,chim sẻ, cú, quạ) và các loài chim bay lượn (đại diện là chim hải âu)
- Chim có lối sống và tập tính phong phú thích nghi với các loại môi trường sống
- Chim là ĐV hằng nhiệt
12/ Nêu lợi ích thụ tinh trong và đẻ con
Sự thụ tinh trong, sự phát triển của trứng được an toàn hơn và tỉ lệ trứng được tinh trùng thụ cao hơn
Đẻ con phôi phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn
-Đẻ con thì con non sẽ nhanh thích nghi với môi trường sống , mạnh khỏe
13/Do đâu chuột lại có hại ghê gớm?
Do
-Khả năng phát triển nòi giống nhanh khủng khiếp
vd: một đôi chuột sau một năm có thể sinh sản được 800 cháu chắt
Trang 4-Gây hại rất lớn cho mùa màng đó tập tính gặm nhấm cây cỏ các vật cứng ngay cả khi không đói
vd: với 800 cháu chắt có thể ăn hết 2000kg lương thực
-Lan truyền bệnh tật
vd: các ký sinh trùng sống trên thân chuột có thể chích,đốt con người và các chất gây ô nhiễm
do chuột thải ra gây nên các bệnh như dịch hạch,sốt xuất huyết
14/Bộ răng của bộ Gặm nhấm có gì đặc biệt Tại sao trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hoặc gỗ?
Bộ răng của bộ Gặm nhấm có gì đặc biệt Răng cửa lớn sắc, luôn mọc dài
Vì thỏ là động vật gặm nhấm, nếu làm bằng tre nứa hay gỗ thì thỏ sẽ gặm chuồng làm hỏng chuồng nên làm chuồng bằng sắt ,inoc
Câu thêm
Dơi ăn sâu bọ bay trong đêm rất nhanh nhưng vẫn tránh được những chướng ngại vật vì: dơi
ăn sâu bọ có bộ phận đặc biệt phát ra sóng siêu âm từ mũi và miệng Khi bay, sóng siêu âm này được phát ra liên tục theo hướng bay, nếu gặp phải chướng ngại vật, tín hiệu này sẽ được dội lại phản hồi đến dơi và lúc đó dơi sẽ cảm nhận được để né tránh trước khi gặp chướng ngại vật Vì vậy, tuy bay nhanh dơi vẫn không bị đụng phải vật trên đường bay
16/ Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yêu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết
17/ Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
Đa số loài chim kiếm mồi vào ban ngày còn đa số lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ, nên bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày
15/Giải thích tại sao dơi ăn sâu bọ bay trong đêm rất nhanh, nhưng vẫn tránh được các chướng ngại vật?