1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Luan van tot nghiep

50 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 44,43 KB

Nội dung

“Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, [r]

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính kể từngày 01/ 7/ 1996 Theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ ánhành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung 1998 và năm 2006), thì các khiếu kiện thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án được liệt kê từ 9 loại việc bổ sung lên thành 11 và 22loại việc Mặc dù qua ba lần sửa đổi, bổ sung nhưng thực tiễn xét xử cho thấy các quyđịnh của Pháp lệnh thủ tục giải quyết số khiếu kiện hành chính nói chung và quy định vềkhiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án còn nhiều bất cập, hạn chế; số vụ việckhiếu kiện hành chính được Tòa án thụ lý giải quyết chưa nhiều; quyền khiếu kiện củangười dân còn bị hạn chế, chưa được đảm bảo

Để Tòa hành chính thật sự hoạt động có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thể chế hóakịp thời, đầy đủ đúng đắn nội dung của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/ 6/ 2005 của

Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 về “Mở rộng thẩm quyền xét

xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyếtkhiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng,đảm bảo sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án”, cùng với quátrình rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các vănbản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, tạo hành lang pháp

lý đầy đủ, thuận lợi để Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ và cam kết trong các Điều ướcquốc tế, ngày 24/ 11/ 2010 Luật tố tụng hành chính đã được ban hành Luật tố tụng hànhchính có hiệu lực từ ngày 01/ 7/ 2011

Trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo quyền khiếu kiện, tăng cường tính hiệu quả hoạtđộng giám sát của Tòa án đối với mọi hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơquan công quyền, đã làm thay đổi cơ bản nội dung của Luật tố tụng hành chính, trong đó

có quy định mới về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện của Tòa án

Thẩm quyền của Tòa án được đề cập từ Điều 28 đến Điều 30 của Luật tố tụng hànhchính Ngoài ra, Điều 264 còn quy định thẩm quyền đặc biệt áp dụng đối với các khiếukiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai; Điều 6 quy định thẩm quyền giải quyếtyêu cầu bồi thường thiệt hại từ khiếu kiện hành chính, khi cho rằng thiệt hại đó do quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây ra

Thẩm quyền của Tòa án theo Luật tố tụng hành chính là thẩm quyền bắt buộc, điều

đó có nghĩa là khác với pháp luật tố tụng dân sự, trong tố tụng hành chính không có thẩmquyền theo sự lựa chọn, sự thỏa thuận của đương sự

Trang 2

Những điều trình bày trên đây chính là lý do để tác giả chọn đề tài "Thẩm quyềngiải quyết vụ án hành chính của Tòa án thực tiễn, khó khăn, vướng mắc và hướng giảiquyết" làm luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Qua đề tài, Tác giải bằng những kiến thức đã học và trong quá trình nghiên cứu tàiliệu sẽ làm rõ thêm thẩm quyền như: thẩm quyền theo cấp tòa án, thẩm quyền theo giaiđoạn, thầm quyền theo loại việc để giải quyết vụ án hành chính của Tòa án trong nhưngnăm qua, số liệu thực tế để chứng minh tác giả cập nhật từ số liệu thống kê của Tòa ánnhân dân tối cao đến năm 2012 Một số ví dụ được sử dụng từ nhiều nguồn tham khảokhác

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá, những quy định của phápluật hiện hành về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án thực tiễn, khó khăn,vướng mắc và hướng giải quyết

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng và Nhà nước vềthẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp cụ thể như so sánh,phân tích, tổng hợp

4 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu

Các kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại các cơ

sở đào tạo và nghiên cứu về luật học Một sổ giải pháp của đề tài có giá trị tham khảo đốivới các Tòa án nhân dân

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân

dân

Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền giải vụ án hành chính của

Tòa án nhân dân

Chương 3: Thực tiễn, khó khăn, vướng mắc và hướng giải quyết về thẩm quyền giải

quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân

Trang 3

CHƯƠNG 1:

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

1 Một số khái niệm liên quan

1.1 Khởi kiện vụ án hành chính

Theo Tử điển tiếng Việt thì "vụ” là "sự việc không hay, rắc rối cần phải giải quyết"

và "án" là "tranh chấp quyền lợi cần được xét xử trước Tòa án"1 Như vậy, xét về mặtthuật ngữ, "vụ án" là công việc phát sinh trên cơ sở tranh chấp quyền lợi thuộc nhiệm vụxét xử của Tòa án

Trong quản lý hành chính nhà nước, sự xung đột về lợi ích giữa các cơ quan, tổchức, cá nhân là lý do phát sinh các tranh chấp hành chính - "Tranh chấp phát sinh trongcác hoạt động khác nhau của hoạt động hành chính nhà nước"2 Tranh chấp giữa chủ thểquản lý hành chính nhà nước với đối tượng quản lý hành chính nhà nước (có thể hiểu làtranh chấp hành chính theo nghĩa hẹp), được phát sinh từ quan hệ pháp luật hành chínhgiữa một bên là chủ thể quản lý hành chính nhà nước mang quyền lực nhà nước và mộtbên là đối tượng quản lý hành chính có nghĩa vụ phải phục tùng quyền lực ấy Vì vậy,việc giải quyết chúng phải theo những cách thức đặc biệt nhằm bảo đảm giải quyết cáctranh chấp ấy thực sự khách quan, công bằng, dân chủ và đúng pháp luật Việc xác lậpthẩm quyền xét xử của Tòa án đối với loại tranh chấp này và trình tự tố tụng hành chínhkhông ngoài mục đích đó

Khởi kiện vụ án hành chính là thuật ngữ dùng để chỉ việc công dân, tổ chức yêucầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy đinh của pháp luật

Tại Điều 5 Luật tố tụng hành chính có quy định: "Cá nhân, cơ quan, tổ chức cóquyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củamình theo quy định của Luật này"

Như vậy, khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộcông chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống theo thủ tục dopháp luật quy định thực hiện quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính đối vớiquyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái phápluật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Qua định nghĩa trên, có một số nội dung đáng chú ý như sau:

1 Tự điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học – Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2002, tr.1130.

2 Tự điển giải thích thuật ngữ luật học – Trường Đại học luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 1999,tr.124, 125.

Trang 4

- Người khởi kiện: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp phápcủa mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc cán bộ côngchức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng trở xuống cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp củamình bị xâm phạm bởi quyết định kỷ luật buộc thôi việc nên đã khởi kiện vụ án hànhchính tại Tòa án có thẩm quyền.

- Đối tượng khởi kiện gồm: Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định

kỷ luật buộc thôi việc cán bộ công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng trở xuống

- Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vihành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khởi kiện

Giữa khởi kiện vụ án hành chính và khiếu nại luôn có mối liên hệ mật thiết vớinhau Trong cùng một vụ việc, khiếu nại và khởi kiện đều có chung đối tượng (quyết địnhhành chính, hành vi hành chinh…), có chung người khiếu kiện và người bị kiện

Giữa khiếu nại và khởi kiện cũng có một số điểm khác nhau như trình tự, thủ tụckhác nhau (khiếu nại: Thủ tục hành chính, khởi kiện, thủ tục tư pháp); thẩm quyền giảiquyết cũng khác nhau (khiếu nại do cơ quan hành chính nhà nước giải quyết, khởi kiện vụ

án hành chính do Tòa án giải quyết)

1.2 Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chỉnh của Tòa án nhân dân

Việc nghiên cứu và đưa ra một khái niệm khoa học, đúng đắn về thẩm quyền giảiquyết vụ án hành chính của Tòa án có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác địnhthẩm quyền, quyền hạn cụ thể của Tòa án khi thụ lý, xem xét, giải quyết các khiếu kiệnhành chính của công dân, tổ chức Đồng thời là cơ sở để xác định ranh giới giữa các chứcnăng, các nhiệm vụ, các lĩnh vực hoạt động của quyền tư pháp, góp phần làm rõ nét và cụthể sự phân công thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước

Trước hết, về mặt thuật ngữ, khi nói đến thẩm quyền giải quyết vụ án hành chínhtức là nói đến một loại thẩm quyền cụ thể của Tòa án Do vậy, thẩm quyền giải quyết vụ

án hành chính vừa có những đặc điểm chung về thẩm quyền của Tòa án vừa có nét đặcthù riêng Trong các sách báo, các công trình khoa học pháp lý, thuật ngữ thẩm quyền củaTòa án, thuật ngữ thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án thường được nhắcđến như là một hiện tượng pháp lý quan trọng và dưới những khía cạnh khác nhau nhưng

để làm rõ hiện tượng này thì hầu như chưa có một khái niệm toàn diện thật sự sâu sắc, tậptrung Do vậy, để hiểu được thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án cần phải

có sự nghiên cứu một cách tổng họp và logic thì mới có một khái niệm đầy đủ

Trong tiếng Anh, người ta dùng thuật ngữ Jurisdiction để chỉ thẩm quyền hoặcphán quyền tức là quyền lắng nghe và phán quyết một vụ kiện hay đưa ra một án lệnh nào

Trang 5

đó của Tòa án hoặc vùng lãnh thổ mà trong phạm vi đó thẩm quyền của Tòa án(Jurisdiction of Court) được thi hành.

Trong ngôn ngữ tiếng Việt, "thẩm quyền" là thuật ngữ dùng để chỉ quyền xem xét,kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật hoặc chỉ một tư cách về chuyên mônđược thừa nhận để có ý kiến có tính chất quyết định về một vấn đề

Trong tiếng Pháp, thẩm quyền - Compétence, được hiểu là quyền của một cơ quan nhànước, hành chính hay tư pháp, một quan chức hành chính hay tư pháp được làm một sốviệc, được quyết định và ra một số văn bản về một số vấn đề trong phạm vi được phápluật cho phép

Trong Từ điển thuật ngữ pháp lý của Trung tâm từ điển học, thuật ngữ thẩm quyềnxét xử được hiểu là: "khả năng của một Tòa án xem xét một vụ việc trong phạm vi phápluật cho phép"3

Trong thực tế hiện nay, qua các tài liệu, sách báo pháp lý, thẩm quyền của Tòa ántrong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân có nhiều cách gọi khác nhaunhư: Thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án, thẩm quyền giải quyết vụ án hành chínhcủa Tòa án, thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính của Tòa án, thẩm quyền củaTòa án hành chính, thẩm quyền tài phán hành chính

Tuy cách gọi khác nhau nhưng nội dung, tính chất, bản chất chỉ là một, hay nóicách khác, cùng một hiện tượng, một vấn đề nhưng có nhiều cách gọi tên khác nhau Cáchgọi tên như vậy không ảnh hưởng đến khái niệm

Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính có mốiliên hệ mật thiết cả bên trong lẫn bên ngoài với nhiều yếu tố, nội dung quan trọng cầnphải được làm rõ và bao gồm những vấn đề sau:

+ Một là, yếu tố tổ chức: về hình thức - Tòa án có thẩm quyền xét xử, giải quyết

vụ án hành chính được thiết lập theo quy định của pháp luật Chúng có tên gọi, có cơ cấu

tổ chức, có vị trí và phạm vi hoạt động tùy vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia Từ đó

mà người ta xác định thẩm quyền của chúng Do vậy, thẩm quyền ở đây có mối liên hệchặt chẽ, mật thiết với yếu tố tổ chức, đây là mối liên hệ giữa nội dung (tính chất) củahiện tượng vói hình thức tồn tại của nó

+ Hai là, tính hệ thống của tổ chức: Thứ bậc đẳng cấp của các bộ phận hợp thành

hệ thống tổ chức cũng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng liên quan đến sự phân chia thẩmquyền, đến tính độc lập hay quan hệ phụ thuộc trên dưới của các bộ phận trong hệ thốngTòa án

3 Từ điển thuật ngữ pháp lý, NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2002, tr.298

Trang 6

+ Ba là, giới hạn không gian: Là phạm vi ảnh hưởng, địa bàn hoạt động, nơi thực

hiện thẩm quyền và là giới hạn của thẩm quyền về địa hạt, vùng lãnh thổ

+ Bốn là, giới hạn thời gian: Yếu tố này chủ yếu được thừa nhận (ghi nhận) như là

một điều kiện có ý nghĩa bắt buộc về mặt tố tụng (hình thức hoạt động) để xác định hiệulực của thẩm quyền giải quyết vụ việc trong một khoảng thời gian nhất định nào đó

+ Năm là, đối tượng xét xử, giải quyết: Đây là yếu tố cơ bản cấu thành thẩm quyền

của Tòa án Tòa án nhằm vào đối tượng nào để giải quyết, để xét xử và ra phán quyết.Thông thường đối tượng xét xử hành chính của Tòa án là các hành vi của chính quyền bịcông dân, tổ chức khởi kiện (quyết định hành chính, hành vi hành chính)

+ Sáu là, loại việc xem xét và giải quyết: Tòa án xét xử, giải quyết vụ án hành

chính gồm các loại việc nào là do pháp luật quy định, đây cũng là một yếu tố cơ bản đểxác định thẩm quyền của Tòa án

+ Bảy là, trình tự, thủ tục tố tụng: Đây là yếu tố vừa mang tính điều kiện vừa biểu

hiện về hình thức pháp lý của thẩm quyền giải quyết vụ án Trong nhiều trường họp, nếukhông tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng sẽ làm cho thẩm quyền của Tòa ánmất ý nghĩa, bị vô hiệu

+ Tám là, quyền khởi kiện và người tham gia tố tụng là một yếu tố vô cùng quan

trọng là cơ sở dẫn đến sự kiện pháp lý cơ bản làm nảy sinh quan hệ tố tụng khi công dân,

tổ chức đệ đơn khởi kiện, nảy sinh việc xác định thẩm quyền trực tiếp và cụ thể của Tòaán

+ Chín là, quyền hạn của Tòa án, một bộ phận hữu cơ của thẩm quyền: Quyền hạn

không những đồng nghĩa với thẩm quyền (ở nghĩa hẹp) mà còn là hệ quả và cũng là hậuquả của việc thực hiện thẩm quyền Quyền hạn còn được xem như là phương thức tồn tạicủa thẩm quyền

Những nội dung, yếu tố trên đây có mối liên hệ mật thiết với nhau, là một tập hợpdùng làm căn cứ để đưa ra khái niệm về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòaán

Tuy nhiên, khái niệm thẩm quyền xét xử hành chính xét trong tổng thể quan niệmchung về thẩm quyền của Tòa án về quyền tài phán thì khái niệm này chỉ là một nộidung, một bộ phận cụ thể trong tổng thể quan niệm chung trên đây

Vì vậy, sẽ là thiếu sót khi phác thảo khái niệm thẩm quyền xét xử hành chính màlại không nghiên cứu, không đặt nó trong mối liên hệ với cái chung, với quan niệm tổngthể như hệ thống tư pháp, thẩm quyền, quyền hạn của Tòa án, hoạt động tư pháp Những

Trang 7

quan niệm này nhìn dưới những góc độ khác nhau đều liên quan mật thiết, hữu cơ vớiquan niệm, khái niệm, thẩm quyền của Tòa án về xét xử các khiếu kiện hành chính.

Theo GS.TSKH Đào Trí Úc, hệ thống tư pháp là "một hệ thống của các khâu khácnhau nhưng hoạt động và tổ chức của các khâu đó đều được quyết định bởi mục đích củahoạt động tư pháp, tức là xét xử để có phán quyết"4

Việc định ra thẩm quyền nói chung và thẩm quyền xét xử hành chính nói riêng củaTòa án cũng chính là một trong các "khâu" cơ bản của hệ thống tư pháp Chúng liên quanmật thiết đến "khâu” tổ chức và quá trình hoạt động Việc thực hiện thẩm quyền xét xửnói chung và thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính nói riêng phải thông quacác hình thức hoạt động theo quy đinh của pháp luật Hình thức hoạt động này gọi là hoạtđộng tố tụng của Tòa án và đều nằm chung trong hoạt động của hệ thống tư pháp

Hoạt động tư pháp được GS.TSKH Đào Trí Úc định nghĩa như sau: ''Hoạt động tưpháp là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước nhằm xem xét, đánh giá và ra phánquyết về tính hợp pháp và tính đúng đắn của hành vi pháp luật hay quyết định pháp luậtkhi có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các bên có lợi ích khác nhau tranh chấp hay mâuthuẫn đó”5

Để có hoạt động tư pháp phải có thẩm quyền tư pháp Thẩm quyền tư pháp chủ yếuthuộc hệ thống tư pháp, các hình thức tổ chức tư pháp Thẩm quyền tư pháp được biểuhiện thông qua tổ chức và hoạt động tư pháp mà mục đích của nó là "xét xử để có phánquyết"

Theo PGS.TS Đinh Văn Mậu thì: "Quyền tư pháp là quyền tài phán bằng hoạtđộng xét xử theo pháp luật tố tụng của Tòa án"6 Theo đó, Tòa án phán xét tính hợp phápcủa các quyết định pháp luật, phán quyết (quyết định tài phán) về hành vi tội phạm, giảiquyết tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động và về tranh chấp hành chính TS Đinh VănMậu còn cho rằng: "cùng với việc "xử dân" Tòa án còn có quyền "xử quan" tức là phánxét các văn bản vi hiến và các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luậtgây thiệt hại cho dân, bị dân khiếu kiện ra tòa án đòi bồi thường"7

4 Đại hội VIII Đảng cộng sản Việt Nam và những vấn đề cấp bách của khoa học về Nhà nước và pháp luật, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1997.

5 Sđd (4)

6 PGS.TS Đinh Văn Mậu – Kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước Học viện hành chính số 165 (10/2009), tr.2.

7 Sđd

Trang 8

Như vậy, quyền tư pháp được thể hiện tập trung ở quyền xét xử của Tòa án TheoGS.TS Hoàng Văn Hảo thì "Tòa án là cơ quan xét xử, là chức năng trung tâm của quyền

tư pháp"8

Hệ thống tư pháp, hoạt động tư pháp bao gồm nhiều khâu, nhiều yếu tố khác nhaucùng tham gia vào quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước Song hầu hết cácnước, quyền tư pháp, quyền xét xử thường tập trung vào hệ thống các Tòa án Tòa án là

cơ quan tập trung nhất nếu không muốn nói là duy nhất có thẩm quyền xét xử Do vậy,đời sống xã hội càng ngày càng phát triển, nhu cầu bảo đảm an toàn và tự do của nhândân, của xã hội ngày càng cao thì thẩm quyền của Tòa án ngày càng rộng, vai trò của tưpháp ngày càng cao, vị trí của nó càng ngày được củng cố, tính độc lập được tăng cường.PGS.TS Trần Ngọc Đường đã nhận xét: "Nhận rõ vai trò của các cơ quan tư pháp, Hiếnpháp năm 1992 cũng như các đạo luật về tổ chức đã mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa

án trong các lĩnh vực kinh tế, hành chính, lao động đồng thời đề cao hơn một bướcnguyên tắc khi xét xử thẩm phán độc lập chỉ tuân theo pháp luật"

Theo các quan niệm trên thì thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính là một nộidung, một bộ phận của quyền tư pháp Xét xử hành chính, xét xử các quyết định, các hành

vi công quyền bị khởi kiện hành chính là thẩm quyền của Tòa án

Ở nước ta, thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính được giao cho Tòa án nhândân Theo Điều 127 Hiến pháp hiện hành của nước ta đã xác định Tòa án nhân dân baogồm: "Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự vàcác Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam"9 Chính vì vậy, trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đã thiết lập thêm tổchức xét xử hành chính trong Tòa án nhân dân, theo đó "trao cho Tòa án nhân dân chứcnăng xét xử những vụ án hành chính, và thiết lập một Tòa hành chính trong Tòa án nhândân tối cao và các Tòa án nhân dân cấp tỉnh bên cạnh các Tòa hình sự, dân sự, kinh tế, laođộng để thực hiện chức năng này"

Nhìn chung, thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án là giải quyết cáctranh chấp mà trong đó một bên là cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức cóthẩm quyền trong các cơ quan đó, các tranh chấp nảy sinh trong các mối quan hệ áp dụngquy phạm pháp luật hành chính

Chính các quan hệ trên đây là cơ sở để xác định phạm vi thẩm quyền giải quyết vụ

án hành chính của Tòa án Phạm vi giải quyết được thể hiện ở các đối tượng xét xử Theo

8 Hoàng Văn Hảo, Phạm Hồng Thái, Trần Ngọc Đường – Tìm hiểu về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1992, NXB Chính trị quốc gia, 1994.

9 Sđd (8)

Trang 9

quan niệm chung hiện nay, đối tượng xét xử hành chính của Tòa án là các quyết địnhhành chính và hành vi hành chính bị khởi kiện.

Ngoài những nội dung trên đây, việc phân định thẩm quyền giải quyết vụ án hànhchính cũng là một nội dung cơ bản liên quan đến thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính.Việc phân định thẩm quyền này phải tùy thuộc vào điều kiện, khả năng của các tổ chứcxét xử, tùy thuộc vào các quan điểm chính trị về sự phân công, phân chia cấp xét xử đểthực hiện thẩm quyền của hệ thống tư pháp nói chung và hệ thống các tổ chức xét xửhành chính nói riêng

Qua trình bày trên đây cho thấy, nội dung của khái niệm thẩm quyền giải quyết vụ

án hành chính của Tòa án nhân dân bao gồm những vấn đề cần thể hiện, cần khái quátnhư:

- Tổ chức, cơ quan xét xử, cơ quan Tòa án và các hình thức hoạt động của tổ chức,

cơ quan Tòa án

- Phạm vi xét xử hành chính: Đối tượng xét xử, loại việc xét xử

- Quan hệ pháp luật cần xem xét: Các chủ thể tham gia quan hệ tố tụng hành

chính

- Phân định, xác định thẩm quyền trong hệ thống cơ quan xét xử, hệ thống Tòa án

- Phân định, phân biệt thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính giữa tư pháp

Việc đưa ra định nghĩa cho khái niệm trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về lýluận cũng như thực tiễn với nhận thức về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án.Một mặt, nó là sự kết hợp, tổng hợp, kết luận chung về các cách gọi, cách hiểu liên quanđến thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết vụ án hành chính Mặt khác, đó chính là

sự khái quát, mô tả các yếu tố, bộ phận, nội dung cấu thành nên thẩm quyền xét xử, giảiquyết vụ án hành chính của Tòa án

Trang 10

- Về cơ sở của thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án theo định nghĩatrên bao gồm các vấn đề như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án Nếu Tòa ánkhông có chức năng xét xử vụ án hành chính thì nhiệm vụ giải quyết các vụ án hành chính

là khó xác định, có chăng sẽ là không có tính ổn định và không có quyền phán quyết vềtính họp pháp của các quyết định hành chính do đó không thể xác định thẩm quyền xét xửhành chính cho Tòa án được Ở phương diện này, thẩm quyền của Tòa án phụ thuộc vàochức năng của nó, chức năng nhiệm vụ quyền hạn là cơ sở của thẩm quyền

- Về nội dung, thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án bao gồm cácnội dung như đối tượng xét xử, hoạt động xét xử, phán quyết và sự quy định, điều chỉnhcủa pháp luật về đối tượng, về hoạt động, về phân cấp và phân định thẩm quyền

- Về tính chất, thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính là xem xét, phán quyết vềtính hợp pháp trong hoạt động của cơ quan hành pháp và đội ngũ cán bộ, công chức cóthẩm quyền hành pháp (quyết định hành chính, hành vi hành chính )

- Về mục đích, việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính một mặtkhẳng định vai trò kiểm tra của tư pháp đối với hành pháp, mặt khác nhằm bảo vệ quyền,lợi ích họp pháp của công dân, tổ chức, góp phần tăng cường hiệu lực hành pháp

- Về sự điều chỉnh của pháp luật, thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa

án được quy định bởi pháp luật nội dung và pháp luật hình thức Nếu pháp luật nội dungquy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn làm cơ sở để xác định thẩm quyền thì pháp luậthình thức ghi nhận phương thức, tồn tại và biểu hiện của thẩm quyền Hoạt động giảiquyết vụ án hành chính phải tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng chứ không phải

là pháp luật thủ tục hành chính

1.3 Quyết định hành chính

Dưới gốc độ Luật tố tụng hành chính, quyết định hành chính với tư cách là đốitượng xét xử của Tòa án nhân dân có khái niệm khác với khái niệm quyết định hành chínhtheo Luật hành chính Ngay cả những nước có Luật hành chính phát triển (Pháp, CHLBĐức ) coi Luật tố tụng hành chính chỉ là một bộ phận của Luật hành chính thì vẫn coikhái niệm quyết định hành chính là đối tượng xét xử hành chính có sự phân biệt với kháiniệm quyết định hành chính theo Luật hành chính

Nhìn chung trên thế giới, khái niệm quyết định hành chính là đối tượng xét xửhành chính giữa các nước không đồng nhất với nhau tùy thuộc vào tính chất nền tài phán

và đặc biệt là đối tượng xét xử của quyền tài phán mà các nước có quan niệm quyết địnhhành chính là đối tượng xét xử hành chính tương ứng với phạm vi và đặc tính của đốitượng đó Chẳng hạn ở Pháp, quyết định hành chính thuộc đối tượng xét xử hành chính

Trang 11

không chỉ là các quyết định hành chính cá biệt mà còn cả một số quyết định hành chínhquy phạm Có nước chỉ coi quyết định hành chính thuộc đối tượng xét xử hành chính làquyết định hành chính cá biệt (gồm quyết định bằng văn bản và quyết định bằng hànhđộng) Nhưng cũng có nước xem quyết định hành chính thuộc đối tượng xét xử hànhchính chỉ là những quyết định hành chính cá biệt bằng văn bản, thậm chí chỉ một số quyếtđịnh hành chính bằng văn bản nhưng chỉ trong một số lĩnh vực nhất định chứ không phảitrong mọi lĩnh vực của quá trình hành pháp”10.

Theo khoản 8 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 thì: “Quyết định hành chính là vănbản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chínhnhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hànhchính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”

Theo khoản 1 Điều 3 Luật tổ tụng hành chính thì: “Quyết định hành chính là vănbản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyềntrong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt độngquản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể” Nhưvậy, về nội hàm thì khái niệm quyết định hành chính giữa Luật khiếu nại năm 2011 vàLuật tổ tụng hành chính là giống nhau

Để có thể là loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, quyết định hànhchính phải thỏa mãn các đặc điểm sau đây:

- Thứ nhất, về hình thức, quyết định hành chính phải thể hiện bằng văn

bản Quyết định hành chính được hiểu là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơnphương của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước, được thể hiện dưới những hìnhthức nhất định tác động đến các đối tượng nhất định trong quá trinh hành pháp

Vì thế, quyết định hành chính được ban hành có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khácnhau như quyết định bằng miệng, bằng tín hiệu, ám lệnh, văn bản Nhưng chỉ có nhữngquyết định hành chính được ban hành dưới hình thức văn bản mới là đối tượng xét xử củaToà án Đây là hình thức thể hiện có nhiều ưu thế về tính chính xác và tính ổn định cao sovới các hình thức khác

- Thứ hai, quyết định đỏ phải là quyết định hành chính cá biệt Căn cứ vào tính

chất pháp lý, quyết định hành chính gồm 3 loại: Quyết định chủ đạo, quyết định quyphạm và quyết định cá biệt Trong đó, chỉ có quyết định hành chính cá biệt mới là đốitượng xét xử của Toà án Quyết định cá biệt hay còn gọi là quyết định áp dụng quy phạmpháp luật là quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo và quy phạm của

10 Học viện tư pháp – Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ án hành chính, NXB Tư pháp, 2004, tr.55-56.

Trang 12

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có những trường hợp được ban hành trên cơ sởquyết định cá biệt của cơ quan cấp trên Quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm chứađựng những quy tắc xử sự chung, tác động đến đối tượng rộng lớn Quyết định cá biệt lànhững quyết định chỉ áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể để giảiquyết các trường hợp cá biệt, cụ thể và có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể trên mọilĩnh vực của đời sống xã hội Vì thế quyết định cá biệt trực tiếp xâm hại đến lợi ích của cánhân, tổ chức Tài phán hành chính có mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

cá nhân, tổ chức trước sự xâm hại của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của

cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước Các quyết đinh chủ đạo

và quyết định quy phạm thường không đụng chạm trực tiếp đến các quyền lợi của ngườidân Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước ban hành quyết định chủ đạo và quyếtđịnh quy phạm nhằm giải quyết những vấn đề chung theo yêu cầu quản lý Nhà nước và vìlợi ích chung của cộng đồng Nếu cho phép khiếu kiện cả văn bản pháp quy sẽ dẫn đếnnguy cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý Do đó, theo quy định của pháp luật, chỉquyết định cá biệt mới thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án

Ví dụ: Ngày 4/3/2009, doanh nghiệp tư nhân Tam Đảo bị Đội Quản lý thị trường

6B bắt giữ lô hàng không xuất đủ hóa đơn chứng từ nên bị Chủ tịch ủy ban nhân dân quận

6 xử phạt 70 triệu đồng theo Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BCT-BTC-BCA, trongvòng 24 giờ sau khỉ kiểm tra hàng hóa, doanh nghiệp không xuất trình được giấy tờ chứngmình nguồn gốc hàng hóa, nên số hàng trên bị coi là hàng lậu

Giám đốc doanh nghiệp không đồng ý cho rằng những quy định trong Thông tư12/2007 là không hợp lý, nên ngày 13/8/2009 đã nộp đơn ra Tòa án nhân dân thành phố

Hồ Chí Minh kiện Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, yêu cầu Tòa án hủy Thông

11 http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/52443-Tham-quyen-giai-quyet-vu-an-hanh-chinh-cua-toa-an-nhan-dan

Trang 13

công chức hành chính ”; pháp luật Thụy Điển cũng quy định: Đối tượng xem xét của cácToà án hành chính là các quyết định hành chính, tức là quyết định cụ thể, do cơ quan hànhchính công ban hành Bên cạnh đó, pháp luật của một số nước cho phép Toà án kiểm tratính hợp pháp của các văn bản pháp quy trong quá trình giải quyết khiếu kiện đối với mộtquyết định hành chính cá biệt như Pháp với quan niệm rằng: việc có mặt cơ quan tài phánhành chính ngoài mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân còn chính

là để quản lý, bảo đảm tính hợp pháp trong hoạt động của nó12

- Thứ ba, trước đây theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành

chính năm 1996, sửa đỗi, bỗ sung năm 1998, 2006, quyết định hành chính là đối tượngxét xử của Toà án phải là quyết định hành chính lần đầu

Quyết định hành chính lần đầu là quyết định hành chính được cơ quan nhà nước ban hànhhoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ban hành lần đầu trong khi giải quyết,

xử lý những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình

Việc quy định quyết định hành chính lần đầu nhằm phân biệt với quyết định giảiquyết khiếu nại lần đầu và quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định của Luậtkhiếu nại, tố cáo Chỉ các quyết định hành chính lần đầu mới thuộc thẩm quyền xét xửhành chính của Toà án

Ngoài các quyết định được ban hành lần đầu tiên bởi các cơ quan hành chính nhànước hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước được xem làquyết định hành chính lần đầu thì Quyết đinh hành chính được ban hành sau khi có khiếunại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết địnhhành chính được hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTPngày 29/7/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hànhLuật tố tụng hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP)

- Thứ tư, quyết định hành chính không thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các

lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và cácquyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức

Để đảm bảo bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao, các quyếtđịnh hành chính liên quan đến bí mật nhà nước trong những lĩnh vực này sẽ không thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án Chính phủ sẽ quy định danh mục các quyết định hànhchính này

Nhằm điều hành hoạt động trong các cơ quan nhà nước, các chủ thể quản lý nhànước ban hành các quyết định mang tính chất nội bộ Các quyết định hành chính này có

12 http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/52443-Tham-quyen-giai-quyet-vu-an-hanh-chinh-cua-toa-an-nhan-dan

Trang 14

đặc điểm là đối tượng bị áp dụng và chủ thể ra quyết định có mối quan hệ về mặt côngtác, được dùng nhằm duy trì hoạt động nội bộ trong bộ máy nhà nước Để đảm bảo hiệuquả hoạt động của các cơ quan nhà nước, các quyết định hành chính này không thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án Ví dụ: quyết định điều động, luân chuyển cán bộ, côngchức, quyết định chuyển công tác, quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức

- Thứ năm, quyết định hành chính phải là quyết định trong hoạt động quản lý hành

chính nhà nước Quyết định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có thể do

cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cáccấp, cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân các cấp ban hành) hoặc các cơ quan nhànước khác không phải là cơ quan hành chính nhà nước (Tòa án nhân dân, Viện kiểm sátnhân dân, Bảo hiểm xã hội ), nhưng phải là quyết định trong hoạt động quản lý hànhchính, tức là quyết định trong hoạt động chấp hành - điều hành

Trước đây, theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính,quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước,người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối vớimột hoặc một số đối tượng cụ thể Với quy đinh này đã dẫn đến sự tranh luận khôngthống nhất về tên gọi của quyết định hành chính Chỉ có những quyết định nào được banhành dưới hình thức là “quyết định” mới là đối tượng khởi kiện hành chính, những vănbản có nội dung là quyết định nhưng ban hành dưới hình thức khác (thông báo, côngvăn ) thì không là đối tượng khởi kiện Hiện nay, theo quy định của Luật tố tụng hànhchính về quyết định hành chính đã giải quyết vấn đề trên: Quyết định hành chính “là vănbản Như vậy, không phân biệt tên gọi, nếu một văn bản thỏa mãn những đặc điểm trênđều có thể là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện hành chính

Ngoài ra, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cũng là một dạng của quyết định hànhchính cá biệt và là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính Theo khoản 3 Điều 3 Luật tốtụng hành chính thì: “Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thứcquyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôiviệc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình”

Quyết định kỷ luật buộc thôi việc thực chất là quyết định hành chính mang tínhchất nội bộ của cơ quan, tổ chức áp dụng đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơquan, tổ chức mình Tuy nhiên do tính chất đặc biệt của quyết định này: là hình thức kỷluật cao nhất đối với công chức và ảnh hưởng đến quyền có việc làm - quyền được Hiếnpháp bảo vệ - của công dân nên quyết định này là loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết

Trang 15

của Tòa án Để có thể là đối tượng khởi kiện hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc

có những đặc điểm sau đây:

- Thứ nhất, về hình thức của quyết định: phải bằng văn bản.

- Thứ hai, tên gọi của quyết định kỷ luật buộc thôi việc thuộc thẩm qụyền giải

quyết của Tòa án: phải là quyết định

Theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức, khi kỷ luật buộc thôi việc, phải thểhiện dưới hình thức là quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức

- Thứ ba, người bị kỷ luật: công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương

đương trở xuống

+ Người bị kỷ luật phải là công chức

Công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, được tuyểndụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tinh, cấp huyện; trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sauđây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sáchnhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cônglập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định củapháp luật (Khoản 2 Điều 4)

Ngoài ra, Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 quy định nhữngngười là công chức Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Nghị định06/2010/NĐ-CP về những người là công chức, công chức có thể là những người làm việctrong cơ quan Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhànước, Bộ, cơ quan ngang bộ, các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thànhlập, cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, huyện

Khi những ngưòi này bị kỷ luật buộc thôi việc, có thể khởi kiện ra Tòa án theo thủtục tố tụng hành chính

+ Đối với công chức giữ chức vụ: Công chức bị kỷ luật buộc thôi việc phải giữchức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Nghị đinh 06/2010/NĐ-CP, côngchức có thể giữ các chức vụ trong các cơ quan khác nhau từ trung ương đến địa phương

Trang 16

như Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, PhóTổng kiểm toán Nhà nước, Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng, Giámđốc Sở Những công chức trên đều có thể bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc, tuynhiên chỉ có công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống khi bị

kỷ luật buộc thôi việc mới có thể khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính Nhưvậy, nếu thứ trưởng bị kỷ luật buộc thôi việc sẽ không thể khởi kiện theo thủ tục tố tụnghành chính Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn những chức danh tương đương vớiTổng cục Trưởng

Theo quy định của Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 của Chính phủ,các tổ chức của Bộ gồm có: Vụ, Văn phòng, Thanh tra, Cục, Tổng cục và tương đương,

cơ quan đại diện của Bộ ở địa phương và ở nước ngoài (khoản 1 Điều 15) Trong đó, Cục,Tổng cục và tương đương và cơ quan đại diện không nhất thiết phải có Như vậy, tươngđương Tổng cục trưởng có thể là các chức danh: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra

Bộ, Cục trưởng, Vụ trưởng

Tổng cục và tổ chức tương đương thuộc Bộ gồm: Vụ, Văn phòng, Thanh tra, tổchức nhà nước trực thuộc Có những Bộ trong cơ cấu tổ chức không có Tổng cục chỉ cóCục (Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ - Cục văn thư và Lưu trữ, Bộ Công thương ) Ở những

Bộ trong cơ cấu tổ chức có Tổng Cục và Cục (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Tổng cục lâm nghiệp, Tổng Cục Thủy Sản, Tổng Cục Thủy Lợi; Cục Thú y, Cục ChănNuôi, Cục Bảo vệ thực vật; Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tổng cục thống kê; Bộ Tài chính -Tổng cục thuế, Tổng Cục Hải quan )

thôn Thứ tư, hình thức kỷ luật: buộc thôi việc.

Theo quy định của pháp luật cán bộ công chức, có 6 hình thức kỷ luật hành chínhđối với cán bộ, công chức trong quá trình thi hành công vụ: cảnh cáo, khiển trách, hạ bậclương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc Chỉ khi quyết định kỷ luật với hình thứcbuộc thôi việc mới là đối tượng khiếu kiện hành chính Đối với các hình thức kỷ luật khácnhư cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, công chức chỉ có quyềnkhiếu nại mà không được quyền khởi kiện ra Toà án đối với các quyết định kỷ luật trên

1.4 Hành vi hành chính

Ngoài quyết định hành chính (quyết định thành văn) nêu trên còn có một loại đốitượng xét xử hành chính khác rất quan trọng, đó là hành vi hành chính (quyết định hànhđộng hoặc không hành động)

Trong quản lý hành chính nhà nước, hành vi hành chính do cán bộ, công chức,người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước khi thực hiện sẽ làm phát sinh các hậu quả

Trang 17

pháp lý nhất định (như được hưởng quyền, lợi ích nhất định, buộc gánh vác một nghĩa vụnhất định, buộc gánh vác một trách nhiệm pháp lý hay cấm thực hiện, buộc thực hiện mộthành vi nhất định, bị tước bỏ một số quyền hoặc lợi ích nào đó).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính thì: “Hành vi hànhchính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người

có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công

vụ theo quy định của pháp luật”

Từ khái niệm trên, để xác định một hành vi hành chính thuộc đối tượng xét xử vụ

án hành chính thì phải thỏa mãn những dấu hiệu sau:

bộ, công chức thực thi nhiệm vụ

+ Hành vi của người có thẩm quyền trong cơ quan, nhà nước: Là hành vi của cánhân cụ thể thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy đinh của phápluật

Ví dụ:

Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, khi xử phạt hành vi viphạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản xử phạt thành 2 bản vàtrao cho người vi phạm 1 bản Nếu người có thẩm quyền không lập biên bản, hành vi này

có thể là hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện hành chính

Trang 18

- Thứ hai, về hình thức thể hiện, hành vi hành chính có thể là hành vi thể hiện dưới

dạng hành động hoặc hành vi không hành động

+ Hành vi hành chính thể hiện dưới dạng hành động: Là hành vi thực hiện nhiệm

vụ, công vụ trái với quy định của pháp luật

- Thứ ba, hành vi hành chính là hành vi nhằm thực hiện hoặc không thực hiện

nhiệm vụ, công vụ được giao

Như vậy, phạm vi để xác định hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện hànhchính với các hành vi khác của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơquan nhà nước đó là hành vi trong phạm vi nhiệm vụ, công vụ được giao

Trước đây, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính chỉ quy định nhữnghành vi hành chính nào được liệt kê tại Điều 11 mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa

án theo thủ tục tố tụng hành chính Vì thế, có những hành vi mặc dù là hành vi hành chínhnhưng không thể kiện được, ví dụ: hành vi khám người, khám tang vật vi phạm hànhchính, hành vi xử phạt vi phạm hành chính Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính,những hành vi hành chính thỏa mãn hai đặc điểm trên đều có thể là đối tượng khởi kiệnhành chính trừ những hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnhvực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các hành

vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức

2 Cơ sở xác lập thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân

Ở nước ta, tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước được xáclập theo nguyên tắc tập trung dân chủ trên cơ sở của chế độ tập quyền Nhà nước xã hộichủ nghĩa Quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất, không phân chia Tất cả quyềnlực nhà nước thuộc về nhân dân Tuy nhiên, quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng “có

sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp”

Trang 19

Từ quan điểm này, việc xác lập thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa

án dựa vào các cơ sở sau:

2.1 Cơ sở lý luận

Trước hết, phải xuất phát từ các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhànước và pháp luật, về tổ chức tư pháp xã hội chủ nghĩa Ở nước ta, việc xây dựng bộ máynhà nước nói chung và xác lập quyền của Tòa án (trong đó có thẩm quyền tài phán hànhchính) nói riêng dựa trên quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộngsản Việt Nam Đặc biệt, trước yêu cầu tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cườngvai trò bảo vệ của Nhà nước đối với xã hội, đối với công dân, Đảng ta đã có chủ trươngxúc tiến thành lập Tòa Hành chính trong Tòa án nhân dân, bổ sung thể chế làm căn cứ choviệc xét xử Xác định mô hình tổ chức và thủ tục tố tụng phù hợp với đặc điểm của các vụkiện hành chính

Ngoài ra, việc thành lập thiết chế tài phán hành chính cũng như xác lập thẩm quyền giảiquyết vụ án hành chính còn cần thiết phải học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới

để đảm bảo tính có căn cứ khoa học (phương pháp so sánh)

2.2 Cơ sở pháp lý

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, thì ở nước

ta chỉ có một hệ thống Tòa án thực hiện chức năng xét xử Điều 127 Hiến pháp quy định:

“Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và cácTòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩaViệt Nam

Trên cơ sở của Hiến pháp, hàng loạt các quy định mới trong các văn bản pháp luậtquan trọng được ban hành, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức,trình tự tố tụng, phạm vi giải quyết vụ án hành chính cho Tòa án nhân dân như Luật Tổchức Tòa án nhân dân, Luật Khiếu nại, Luật Đất đai, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ

án hành chính và hiện nay là Luật Tố tụng hành chính là những cơ sở pháp lý vững chắccho việc xác lập và sử dụng thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân

2.3 Các cơ sở khác

Ngoài hai cơ sở có tính tập trung và cơ bản trên đây, việc xác lập thẩm quyền giảiquyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân còn dựa vào một số nhu cầu thực tiễn củađời sống chính trị - xã hội

Trước hết, do yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của hoạt động hànhpháp, dẫn đến việc phải cải cách nền hành chính nhà nước mà quan trọng nhất là cải cáchthủ tục hành chính (khâu đột phá) đòi hỏi phải xây dựng hàng loạt biện pháp đồng bộ đảm

Trang 20

bảo cho mục tiêu trên đây Với ý nghĩa đó, việc thiết lập thể chế tài phán hành chính sẽgóp phần cực kỳ quan trọng trong việc loại bỏ dần các hoạt động công vụ vi phạm phápluật gây thiệt hại cho xã hội, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân tiến tớixây dựng một Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân.

Đặc biệt, vấn đề khiếu nại của công dân, tổ chức cũng đang có chiều hướng giatăng và diễn biến phức tạp Các cơ chế hiện thời thực thi nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tốcáo vừa kém hiệu quả, vừa thiếu khách quan cũng là một nhu cầu có tính bức xúc, đòi hỏiphải có sự tham gia giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân Việc xác lậpthẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân là thêm một thiết chế “đốiứng” với các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính,bảo đảm cho việc giải quyết được khách quan, đúng pháp luật và có hiệu quả

3 Vị trí, vai trò của Tòa án trong việc giải quyết vụ án hành chính

Tòa án là cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng xét xử Tòa ánkhông chỉ xử lý nghiêm minh đối với người vi phạm pháp luật mà còn bảo vệ quyền lợihợp pháp của người dân Trước đây, khi Tòa án chưa được giao thẩm quyền giải quyết vụ

án hành chính thì mọi khiếu kiện của công dân đối với các quyết đinh hành chính, hành vihành chính của các cơ quan hành chính và những người có chức vụ được giải quyết chủyếu theo con đường hành chính, nghĩa là được giải quyết bởi chính các cơ quan hànhchính đã ra quyết định bị khiếu kiện hoặc cấp trên của cơ quan đó Đây là hệ thống tự xét

xử, hạn chế lớn đến việc bảo vệ quyền công dân, tổ chức trước những hành vi vi phạmcủa bộ máy hành chính Với sự ra đời của Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân thìtrong những trường hợp nói trên, nếu người khiếu nại (công dân, cơ quan, tổ chức, kể cảcán bộ, công chức) không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì cóquyền khởi kiện ra Tòa án hành chính

Thêm vào đó, Tòa án là một tổ chức đặc thù mà những nguyên tắc tổ chức và hoạtđộng của nó là những đảm bảo khá vững chắc cho việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợppháp của công dân, cơ quan, tổ chức như: Tòa án là một “trọng tài” khách quan, độc lậpvới bộ máy hành chính về mặt tổ chức, tòa án (thẩm phán và hội thẩm nhân dân) xét xửđộc lập và chỉ tuân theo pháp luật; các bên bình đẳng trước tòa án, bình đẳng trong tranhtụng; Tòa án xét xử công khai; xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia Do đó, Tòa ánnhân dân còn góp phần bảo vệ pháp chế và kỷ luật nhà nước thông qua hoạt động tài phánhành chính Tòa án trực tiếp kiểm tra, giám sát và có thể xử lý đối với hoạt động của cơquan hành chính nhà nước

Trang 21

Thực hiện những nhiệm vụ đặt ra đó, Tòa án với thẩm quyền giải quyết các vụ ánhành chính đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong quá trình xét xử Đặc biệthơn là sự ra đời của Luật tố tụng hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010 và có hiệulực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 thay thế cho Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hànhchính năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998,2006).

4 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân

4.1 Những hoạt động mang tính chất tài phán hành chính trong xã hội phong kiến

Dưới thời phong kiến, cách quản lý của Nhà nước quân chủ quan liêu và sự tha hóa,lạm quyền của một số quan lại các cấp không tránh khỏi làm cho nhân dân bị oan ức, phải đikhiếu kiện Vì vậy, Nhà nước đã đề ra các giải pháp để dân được kêu oan

Tuy nhiên, sử cũ ghi chép về vấn đề này quá ít Bởi vậy, những điều trình bày về việcgiải quyết đơn từ khiếu tố của dân dưới chế độ phong kiến chỉ là những nhận xét sơ bộ quamột số dữ kiện mà sử cũ đã ghi lại

Ở nước ta, trong các thời kỳ xây dựng và củng cố Nhà nước phong kiến độc lập như

Lý, Trần, Lê tuy chưa có cơ quan tài phán hành chính chuyên trách nhưng đã có những hoạtđộng quản lý mang tính tài phán hành chính

Sử cũ chép lại: Đời nhà Lý (1029) vua Lý Thái Tôn đã đặt hai bên tả hữu thềm rồng(tức Long trì) hai lầu chuông đối diện nhau để nhân dân ai có việc kiện tụng (ở đây được hiểu

là dân kiện quan, những kiện tụng về hành chính) hoặc oan uổng thì đánh khuông lên để nhàvua hoặc quan lại triều đình phán quyết về những hành vi của quan lại cấp dưới

Năm 1747, chúa Trịnh Doanh cũng đặt chuông mõ ở cửa Phủ đường để nhân tài tựtiến cử và người bị ức hiếp đến khiếu nại Chính Chúa phán quyết hành động của các quan lạicấp dưới

Nhà nước phong kiến Lý , Trần, Lê cũng đã đặt ra ngự sử đài và các chức quan tả,hữu gián nghị đại phu có chức năng can gián vua , đàn hặc các quan, tâu bẩm, trình vuanhững điều dân khiếu nại Trên cơ sở những điều dân khiếu nại, các quan ngự sử tự mìnhhoặc giúp nhà vua phán quyết Những hoạt động đó mang dáng dấp của tài phán hành chính

Như vậy, có thể thấy rằng trong thời kỳ nhà nước phong kiến việc xét xử của

quan lại cấp trên đối với quan lại cấp dưới hoặc của nhà vua là việc xét xử theo cấp hành chính Nhưng những biện pháp nhằm hạn chế các hành vi ức hiếp dân, tham nhũng, sách nhiễu dân hoặc không thực hiện đúng chiếu chỉ của nhà vua v.v .đã có những yếu tố củatài phán hành chính

4.2 Giai đoạn trước khi thành lập hệ thống Tòa hành chính và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có hiệu lực pháp luật

Ở Việt Nam, ngay từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Namdân chủ cộng hòa được thành lập thì chính quyền cách mạng đã quan tâm tới công tác giảiquyết các khiếu nại tố cáo của nhân dân, trong đó có các khiếu kiện hành chính Điều này

Trang 22

đã được thể hiện trong tinh thần của các bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta là Hiến phápnăm 1946, Điều 29 Hiến pháp năm 1959 Ngay từ tháng 11-1945, Ban thanh tra đặc biệt

đã được thành lập với hai chức năng cơ bản: thứ nhất là giám sát việc thi hành pháp luật

và chính sách của Nhà nước ở các cấp hành chính; thứ hai là giải quyết khiếu nại, tố cáocủa công dân13 Sắc luật số 04/SL ban hành năm 1957 về bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủyban hành chính các cấp đã trao cho Toà án nhân dân thẩm quyền giải quyết khiếu kiện vềdanh sách cử tri nếu người khiếu kiện không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan lậpdanh sách cử tri (Điều 15) Tuy nhiên trong giai đoạn này, do chịu ảnh hưởng của môhình hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa trước đây nên pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhậncác khiếu nại hành chính mà không thừa nhận khiếu kiện hành chính phát sinh giữa côngdân, cơ quan, tổ chức với các cơ quan công quyền và các khiếu nại này được giải quyếttheo thủ tục hành chính chứ không được giải quyết theo con đường tố tụng tại Tòa án.Trong giai đoạn này, hoạt động tài phán hành chính ở Việt Nam có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, pháp luật ghi nhận quyền khiếu nại của các công dân, cơ quan, tổ chức

đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan công quyền và cán

bộ có thẩm quyền phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động quản lý hànhchính nhà nước

Thứ hai, người có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại hành chính là các cơ quan

hành chính nhà nước, cán bộ có thẩm quyền của các cơ quan đó trong quá trình thực hiệncông vụ đã ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính bị khiếunại Như vậy các cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong các cơ quan đó vừa làngưòi bị khiếu nại, vừa là người giải quyết khiếu nại, đây được xem là cơ chế “bộ trưởng

- quan tòa” Từ đó có thể thấy một hạn chế lớn của cơ chế này đó là thiếu một cơ quan tàiphán độc lập để giải quyết các tranh chấp hành chính, không đảm bảo được quyền, lợi íchhợp pháp của các công dân, cơ quan tổ chức khi những quyền lợi đó bị xâm phạm bởi cácquyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật

Thứ ba, có nhiều văn bản pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

khác nhau trong việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, do đó người dân có thể khiếu nạitới nhiều cơ quan khác nhau cùng lúc Các khiếu nại này sau đó được chuyển tới cơ quan

có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó, kết quả là quá trình giải quyết khiếu nại hànhchính bị kéo dài, người khiếu nại phải mất rất nhiều thời gian để chờ đợi kết quả giảiquyết

13 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hành chính Việt Nam, tr 28, NXB CAND, Hà Nội, 2008.

Trang 23

Thứ tư, có nhiều loại cơ quan nhà nước được trao quyền giải quyết khiếu nại hành

chính, tuy nhiên trách nhiệm của từng cơ quan chưa được quy định một cách rõ ràng.Thêm vào đó quy trình giải quyết các khiếu nại hành chính lại không được công khai nêncông dân không biết, không kiểm soát được quá trình giải quyết khiếu nại này

4.3 Giai đoạn sau khi thành lập hệ thống Tòa hành chính và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có hiệu lực pháp luật đến nay

Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi phảithiết lập hệ thống cơ quan tài phán hành chính độc lập để giải quyết các tranh chấp hànhchính bằng con đường tư pháp Đáp ứng nhu cầu đó, các chuyên gia pháp lý đã tập trungnghiên cứu và tiến hành khảo sát thực tế các mô hình tài phán hành chính cũng như kinhnghiệm thực tiễn giải quyết khiếu kiện hành chính trên thế giới để đưa ra mô hình phùhợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam Sau quá trình đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (23/01/1995) đã quyết định về việc thànhlập Toà hành chính trong hệ thống Toà án nhân dân Ngày 28/10/1995, Quốc hội nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá IX, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật sửa đổi,

bổ sung một số Điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân, trong đó giao cho Toà án nhândân chức năng xét xử những vụ án hành chính Và hệ thống Toà hành chính đã đượcthành lập bên cạnh các Toà chuyên trách khác Như vậy, một thiết chế tài phán mới - thiếtchế bảo vệ hữu hiệu quyền hợp pháp của công dân trong mối quan hệ giữa Nhà nước vàcông dân đã chính thức được thành lập

Với một hệ thống cơ quan tài phán hành chính mới ra đời đó là hệ thống Tòa hànhchính nằm trong Tòa án nhân dân, cần phải có một hệ thống chính sách tương ứng để nó

có thể vận hành và đi vào hoạt động một cách hữu hiệu Do đó sau khi Toà hành chínhđược thành lập với tư cách là một Toà chuyên trách của Toà án nhân dân, ngày 21/5/1996,

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hànhchính (có hiệu lực từ ngày 01-7-1996) làm cơ sở cho hoạt động xét xử các vụ án hànhchính Trong quá trình thực thi, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Uỷban Thường vụ Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung hai lần vào năm 1998 và năm 2006

Việc Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được ban hành đã tạo ramột cơ chế mới để giải quyết các khiếu kiện hành chính, góp phần bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của công dân khỏi sự vi phạm từ phía các cơ quan công quyền, đồng thời gópphần cũng cố hoạt động đúng đắn của các cơ quan hành chính Nhà nước và tăng cườngpháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý Nhà nước Tuy nhiên, kể từ khi Pháplệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đi vào cuộc sống đến nay, thực tiễn giảiquyết các vụ án hành chính cho thấy các quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các

Trang 24

vụ án hành chính đã bộc lộ những bất cập nhất định, có những quy định mâu thuẫn vớicác văn bản quy phạm pháp luật khác (Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo ), một số quyđịnh chưa rõ ràng và chưa đầy đủ, đặc biệt là các quy định về thẩm quyền giải quyết cáckhiếu kiện hành chính của Toà án, điều kiện khởi kiện, thời hiệu khỏi kiện, vấn đề chứngminh và chứng cứ Bên cạnh đó, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính còn

có một hạn chế lớn đó là chưa có quy định về việc thi hành bản án, quyết định hành chính,trong khi đó đây là một khâu rất quan trọng, có ý nghĩa đảm bảo tính hiệu lực của cácphán quyết của Toà án trên thực tế, cũng như đảm bảo thiết thực quyền, lợi ích hợp phápcủa công dân, tổ chức

Những hạn chế, bất cập nêu trên đã làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết các vụ

án hành chính tại Tòa án thời gian qua, khiến cho việc giải quyết này vẫn còn chưa đápứng được yêu cầu thực tế, lòng tin của người dân vào cơ chế giải quyết khiếu kiện hànhchính bằng con đường tố tụng tại Tòa án vẫn còn chưa cao Từ đó nhu cầu hoàn thiệnpháp luật Tố tụng hành chính được đặt ra ngày càng bức thiết Bên cạnh đó, hội nhậpquốc tế đang ngày càng diễn ra sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xãhội cũng đòi hỏi sự tương thích, phù hợp của pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về

Tố tụng hành chính nói riêng với các nguyên tắc và tư tưởng tiến bộ của pháp luật quốc

tế Từ những yêu cầu đó, việc ban hành Luật Tố tụng hành chính năm 2010 (có hiệu lực

từ 01/7/2011) là vô cùng cần thiết, nó đã đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn xã hội

CHƯƠNG 2QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN

HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN

1 Thẩm quyền về loại việc

Điều 28 Luật tố tụng hành chính 2010 quy định những khiếu kiện thuộc thẩmquyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

1 Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hànhchính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng,

an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính,hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức

2 Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cửđại biểu Hội đồng nhân dân

Trang 25

3 Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ TổngCục trưởng và tương đương trở xuống.

4 Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnhtranh

Theo quy định trên thì, thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết khiệu kiệnđối với hầu hết các quyết định hành chính, hành vi hành chính (trừ các quyết định hànhchính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh ngoại giao có liên quan đến

bí mật của nhà nước theo danh mục do Chính phủ ban hành tại Nghị định số

49/2012/NĐ-CP ngày 04/ 6/ 2012 và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộcông sở)

Như vậy, kể từ ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực thi hành (01/ 7/ 2011)người dân có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ một cách toàn diện, triệt để trước các quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính của tất cả các cơ quan nhà nước, trên tất cả các lĩnhvực quản lý hành chính Kết thúc thời kỳ việc hoạt động của Tòa hành chính chỉ dừng lạitheo nguyên tắc liệt kê các loại khiếu kiện của cơ quan hành chính Nhà nước.14

1.1 Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc đối tượng khiếu kiện vụ án hành chính

1.1.1 Quyết định hành chính

Quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện phổ biến có vai trò đặc biệt quantrọng trong hoạt động xét xử của Tòa hành chính từ trước đến nay Vì việc ban hành quyếtđịnh hành chính là hình thức hoạt động chủ yếu của các chủ thể quản lý nhà nước

Để trả lời thế nào là một quyết định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết củaTòa án (hay gọi là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính), Điều 3 Luật tố tung hành chínhđưa ra khái niệm: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơquan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành,quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng mộtlần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”

Khái niệm trên cho thấy điều kiện để được chấp nhận là một quyết định hành chínhthuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án phải thỏa mãn các đặc điểm sau:

14 Trường cán bộ Tòa án, Tài liệu tập huyến nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính, Hà Nội, tr 2.

Ngày đăng: 30/11/2021, 15:54

w