Cũngười,mớita
Luân chuyển công việc là biện pháp giúp các doanh nghiệp (DN) phát
huy hết khả năng của nhân viên. Biện pháp này đang được DN trong
lĩnh vực bán lẻ áp dụng hiệu quả.
Mới và thách thức
Tác giả cuốn sách “Động lực làm việc” Frederick Herzberg cho rằng:
“Những nhiệm vụ hay trách nhiệm mới lạ thường mang tính thách thức cao.
Xét từ góc độ tâm lý, nhân viên bao giờ cũng muốn cố gắng hoàn thành tốt
để khẳng định bản thân. Với việc mở rộng kiến thức và khả năng như vậy sẽ
giúp nhân viên cảm thấy mình thật sự thành công”.
Một điển hình thành công của việc luân chuyển công việc là ông Michael
Pease - Tổng giám đốc Công ty Ford Việt Nam. Với Ford, Michael Pease đã
gắn bó cả đời mình (30 năm) cho hãng xe danh tiếng này. Từ khi ra trường
đến nay, ông đã kinh qua rất nhiều việc khác nhau tại Ford.
Bắt đầu từ nhân viên thực tập, rồi ông được nhận vào làm sales, marketing,
phát triển kinh doanh tại hãng cũng như phụ trách nhiều chức vụ quan trọng
của Ford ở nhiều nước khác nhau. “Công ty biết cách làm cho tôi luôn cảm
thấy hứng thú trong công việc. Chính sách luân chuyển trong công việc đã
đưa tôi qua nhiều vị trí công việc khác nhau khiến tôi luôn cảm thấy mới lạ,
thích thú và say mê trong công việc”, ông Michael Pease chia sẻ.
Các chuyên gia nhân sự cho rằng, làm một công việc thường xuyên sẽ giúp
người lao động “thuần việc” hơn nhưng cũng là nguyên nhân khiến họ
không còn hứng thú với công việc nữa. Khi ấy, luân chuyển nhân viên là
biện pháp hết sức cần thiết, khơi gợi tinh thần làm việc, phát huy khả năng
sáng tạo cho nhân viên.
Trên thực tế, hiện nay, phương pháp này đang được các DN hoạt động trong
lĩnh vực bán lẻ áp dụng triệt để. Saigon Co.op là một đơn vị điển hình. Ở cấp
quản lý, hầu hết các cán bộ ở đơn vị này, cứ sau ba năm được luân chuyển
sang một bộ phận mới. Có những trường hợp, tùy theo yêu cầu công việc, có
thể được luân chuyển nhanh hơn.
Bà Nguyễn Thị Tranh, Phó tổng giám đốc Saigon Co.op, kiêm Tổng giám
đốc Công ty Đầu tư Phát triển Saigon Co.op (SCID) cho rằng: “Việc luân
chuyển cán bộ được chúng tôi thực hiện thường xuyên. Khi được chuyển
vào một vị trí mới, môi trường làm việc mới sẽ giúp nhân viên phát huy hết
khả năng, kích thích sự sáng tạo. Tuy nhiên, việc luân chuyển này còn tùy
thuộc vào yêu cầu công việc và nguyện vọng của từng cá nhân”.
Thăng cấp, tưởng thưởng
Không luân chuyển từ bộ phận này sang bộ phận kia, bà Nguyễn Thùy
Trang, Giám đốc Điều hành Công ty cổ phần Thương mại Đại Sơn, chủ đầu
tư hệ thống cửa hàng đồng giá Daiso, lại áp dụng luân chuyển nhân viên
giữa các cửa hàng với nhau. “Luân chuyển giúp họ học hỏi được nhiều điều
từ những người quản lý khác nhau. Và đây cũng là biện pháp giúp họ thích
nghi dù làm việc trong bất cứmôi trường nào”, bà Thùy Trang nói.
Lợi ích từ việc luân chuyển nhân viên là một thực tế được chứng minh,
nhưng không phải trường hợp nào cũng mang lại hiệu quả. Theo bà Tranh,
luân chuyển nhân viên cũng tùy bộ phận, công việc và từng người cụ thể,
chứ không phải trường hợp nào áp dụng biện pháp này cũng hiệu quả. Với
những nhân sự thiên về kỹ thuật như kiến trúc sư, quản lý dự án , việc luân
chuyển sẽ có tác dụng ngược.
Đồng tình với quan điểm này, bà Tô Hồng Trang, Giám đốc Kinh doanh
Công ty Thế Giới Số nói thêm: “Tùy đặc thù của mỗi công ty, mỗi vị trí
khác nhau mà áp dụng luân chuyển linh hoạt. Chẳng hạn, tại Thế Giới Số,
yêu cầu ở mỗi vị trí rất khác nhau nên chúng tôi không thể áp dụng biện
pháp luân chuyển nhân viên. Ví dụ, bán hàng thì cần người giỏi quan hệ
khách hàng, còn marketing thì cần người giỏi sáng tạo, nên hai vị trí này
không thể hoán đổi cho nhau”.
Một thách thức nữa của việc luân chuyển nhân viên là đôi khi luân chuyển
nhanh quá khiến nhân viên không theo kịp yêu cầu. Có nhiều trường hợp
người được luân chuyển chưa “đủ tầm”, chưa đủ kinh nghiệm, chưa đủ
chuyên môn để có thể đảm trách công việc mới. Vì thế, để hoạt động công ty
tiếp tục “chạy”, nhiều DN lại phải tốn kém cho công tác đào tạo.
Theo kinh nghiệm chung của nhiều DN, để việc luân chuyển nhân việc đạt
hiệu quả tối ưu, các chuyên gia khuyên rằng: “đừng bao giờ xem luân
chuyển là là cách hạ cấp nhân viên mà phải là cơ hội thăng cấp cho họ. Đó
chính là động lực để họ hoàn thành hơn nữa công việc được giao”
Theo Doanh Nhân Sài Gòn
. Cũ người, mới ta
Luân chuyển công việc là biện pháp giúp các doanh nghiệp (DN). dụng hiệu quả.
Mới và thách thức
Tác giả cuốn sách “Động lực làm việc” Frederick Herzberg cho rằng:
“Những nhiệm vụ hay trách nhiệm mới lạ thường mang