Giáo trình Ubuntu
Tài liệu cho người mới dùng Ubuntu Tài liệu này dành cho những người muốn bắt đầu dùng Ubuntu, hướng dẫn một cách cơ bản để bạn có thể cài đặt và làm quen với Ubuntu nhanh chóng và dễ dàng. I/ Mục lục 1 Cài đặt Ubuntu 1.1 Những khâu chuẩn bị 1.1.1 Nhận diện phần cứng 1.1.2 Lựa chọn phiên bản cài đặt 1.1.3 Chuẩn bị tập tin cài đặt Ubuntu 1.1.3.1 Tải Ubuntu 1.1.3.2 Kiểm tra tập tin cài đặt Ubuntu 1.1.4 Sơ lược về các cách cài đặt 1.1.5 Phân vùng ổ cứng 1.1.5.1 Vài điều cần biết 1.1.5.2 Hướng dẫn phân vùng ổ cứng 1.1.5.2.1 Sơ lược về Hệ thống tập tin (File System hay fs) của Ubuntu 1.1.5.2.2 Sử dụng GParted 1.2 Cài đặt 1.2.1 Cài đặt bằng đĩa quang (CD/DVD) 1.2.2 Cài đặt bằng USB boot 1.2.2.1 Chuẩn bị 1.2.2.2 Tạo ổ Ubuntu Live USB flash disk 1.2.2.3 Cài đặt Ubuntu lên đĩa cứng 1.2.3 Cài đặt bằng files iso từ ổ cứng qua GRUB4DOS 1.2.3.1 Ưu điểm 1.2.3.2 Nhược điểm 1.2.3.3 Cách thực hiện 1.2.4 Cài đặt bằng Wubi 1.2.4.1 Chuẩn bị 1.2.4.2 Tiến hành 1.2.5 Các cách cài đặt khác 1.2.5.1 Cài đặt bằng alternateCD 1.2.5.2 Cài đặt cho những phiên bản cũ hơn 1.3 Những rắc rối thường gặp 2 Sử dụng Ubuntu cơ bản 2.1 Terminal 2.1.1 Khởi độngTerminal 2.2 Các tập lệnh 2.2.1 sudo 2.2.2 Một số lệnh cơ bản 2.3 Ubuntu Software Center 2.4 Synaptics Package Manager và Software Sources 2.4.1 Synaptics Package Manager 2.4.2 Software Sources 1 2.5 Làm cho Ubuntu hoàn hảo hơn 3 Những câu hỏi thường gặp 4 Tài liệu tham khảo II/ Cài đặt Ubuntu 2.1 Những khâu chuẩn bị 2.1.1 Nhận diện phần cứng Công đoạn này nhằm mục đích xác định những thông tin cơ bản về hệ thống mà bạn định cài đặt Ubuntu, nhằm lường trước những khó khăn sẽ gặp phải, đồng thời cũng tiện cho bạn report lỗi sau này trong quá trình sử dụng. Để lấy thông tin về phần cứng hệ thống cài đặt có nhiều cách, sau đây sẽ giới thiệu một cách đơn giản nhất là sử dụng LiveCD Ubuntu. Các bạn cho đĩa Ubuntu vào ổ CD/DVD (hoặc boot bằng USB, GRUB4DOS tùy vào khả năng), sau đó bạn chọn Try Ubuntu (LiveCD). Trong màn hình Windows hiện ra, các bạn vào Applications (Ứng dụng) => Accessories (Công cụ) => Terminal (hoặc Thiết bị cuối) Các bạn gõ lspci để kiểm tra các thiết bị mà Ubuntu đã nhận: lspci | grep Audio 00:1b.0 Audio device: Intel Corporation 82801I (ICH9 Family) HD Audio Controller (rev 02) 01:00.1 Audio device: ATI Technologies Inc R700 Audio Device [Radeon HD 4000 Series] lspci | grep VGA 01:00.0 VGA compatible controller: ATI Technologies Inc RV730XT [Radeon HD 4670] lspci | grep Ethernet 02:00.0 Ethernet controller: Attansic Technology Corp.L1 Gigabit Ethernet Adapter (rev b0) lspci | grep Network 02:00.0 Network controller: Intel Corporation PRO/Wireless 4965 AG or AGN [Kedron] Network Connection (rev 61) Trong đoạn minh họa ở trên, phần đầu tiên ta quan tâm tới là các thiết bị âm thanh, tiếp sau là VGA và Card Ethernet, Card Wifi (nếu có).Nếu máy bạn hiển thị đủ những mục này thì coi như Ubuntu đã nhận đầy đủ Drivers. Một cách trực quan nhất để biết máy bạn có chạy Ubuntu tốt hay không là bạn có thể kiểm tra mọi thứ khi chạy LiveCD, nếu mọi thứ đều ổn: Âm thanh tốt, màn hình hiển thị ok, truy cập mạng bình thường bằng dây hoặc Wifi . 2.1.2 Lựa chọn phiên bản cài đặt Mỗi bản Ubuntu khi ra đời đều mang theo những triết lý mà những nhà phát triển gửi gắm theo nó. Ubuntu thường release các phiên bản mới vào cuối tháng 4 và đầu tháng 10 của mỗi năm. Mỗi phiên bản thường sẽ được hỗ trợ 18 tháng, những phiên bản có gắn nhãn LTS (Long Term Support) sẽ được hỗ trợ lâu hơn : 3 năm với phiên bản desktop và 5 năm cho phiên bản Server. Những bản gắn nhãn LTS thường ổn định hơn và cũng được chăm chút nhiều hơn những phiên bản thường, nói chung chúng là những phiên bản ổn định và có tính đột phá. Mỗi lần ra phiên bản mới Canonical đưa ra một loạt các phiên bản phục vụ cho nhiều hệ máy, cũng như là sở thích người dùng: Ubuntu : sử dụng môi trường đồ họa GNOME là một giao diện đẹp, dễ sử dụng cho những người mới dùng, không yêu cầu phần cứng quá cao, tích hợp hiệu ứng Compiz 3D đẹp mắt. 2 Kubuntu : sử dụng môi trường đồ họa KDE, một môi trường đẹp và hào nhoáng, đi kèm theo đó là việc khó sử dụng hơn Ubuntu và yêu cầu cấu hình cao hơn. Xubuntu : sử dụng giao diện Xfce là một giao diện đồ họa, đơn giản , dễ dàng và nhẹ nhàng. Vì thế Xubuntu thích hợp cho những dòng máy cấu hình thấp và những ai yêu sự đơn giả. Lubuntu : sử dụng giao diện LXDE, một môi trường lightweight cực kì nhẹ, sử dụng cho những máy quá yếu, tuy nhiên Lubuntu không được đánh giá cao lắm. Ubuntu Netbook Edition : tương tự như phiên bản Desktop thông thường nhưng được tùy chỉnh những giao diện phù hợp cho máy netbook (các bạn vẫn có thể chuyển đổi từ bản Desktop -> Netbook khi cài xong) Ubuntu Server Edition : Phiên bản dành cho máy chủ, không có giao diện đồ họa. Ngoài những phiên bản chính được Canonical Release, còn khá nhiều các phiên bản Remix khác không phải của Canonical như : Mythubuntu, Ubuntu-Studio, Ubuntu Games, .v.v. Cấu hình tối thiểu và khuyên dùng Phiên bản Tối thiếu Khuyên dùng Ubuntu Desktop Edition CPU : 700 MHz x86 RAM : 384 MB HDD : 3 - 5 GB CPU : 1GHz RAM : 1GB HDD : 15GB Ubuntu Desktop (GUI) Installation CPU : 1GHz x86 RAM : 512 MB HDD : 5GB Ubuntu Netbook Edition CPU : Intel Atom@1.6GHz RAM : 512MB HDD : 5GB Kubuntu CPU : 700 MHz x86 RAM : 384 MB HDD : 8G Xubuntu RAM : 256MB HDD : 2GB Tùy thuộc vào nhu cầu và cấu hình máy mà bạn có thể lựa chọn phiên bản cài đặt cho phù hợp với mình. 2/ Chuẩn bị tập tin cài đặt Ubuntu Ubuntu có nhiều loại đĩa cài đặt, phục vụ như cầu của nhiều cách cài đặt khác nhau, người dùng khác nhau, cũng như các điều kiện khác như : Internet, sở thích, .v.v. Live CD: giúp bạn chạy Ubuntu từ đĩa khởi động mà không cần cài đặt bất cứ thứ gì lên ổ cứng. Thích hợp nếu để bạn thử nghiệm Ubuntu có chạy tốt với hệ thống của bạn hay không. Alternate: đĩa cài đặt ở chế độ text-mode (giống như đĩa cài đặt Windows XP), không có giao diện đồ họa, nhanh hơn LiveCD và có thể dùng để nâng cấp hệ thống lên phiên bản cao hơn. Đồng thời, phiên bản này cũng cho phép bạn lựa chọn các gói cài đặt tùy vào nhu cầu của bạn sử dụng. Đĩa này thường được sử dụng để cài cho những máy cấu hình yếu hoặc có lỗi phát sih không chạy LiveCD được. 3 DVD: tương tự như LiveCD nhưng chứa nhiều gói phần mềm hơn, thích hợp cho các bạn không có điều kiện Internet tốt. Phiên bản DVD cài chậm hơn nhiều so với phiên bản CD nên bạn có thể dùng CD để cài đặt và DVD để cài phần mềm. Các tệp ISO của Ubuntu, Kubuntu, Xubuntu thường có dạng : {*ubuntu}-{phiên bản}-{desktop|alternate|DVD}-{arch}.iso {*ubuntu} : ubuntu, kubuntu hoặc xubuntu {phiên bản} là tên mã của phiên bản Ubuntu. Ví dụ : 10.04, 9.10, .v.v. {desktop|alternate|DVD} : loại đĩa desktop (LiveCD), alternate (Alternate), DVD (DVD) {arch} : phiên bản 32bit (i386) hoặc 64bit (amd64) [ amd64 chỉ là kí hiệu của hệ 64bit, chip Intel hay AMD chỉ cần hỗ trợ 64bit đều cài được] Ví dụ : ubuntu-10.04-desktop-i386.iso : Live CD Ubuntu phiên bản 10.04 cho máy 32bit Các bạn có thể Download Ubuntu tại trang web chính thức của Ubuntu : http://www.ubuntu.com/desktop/get-ubuntu/download Mặc định đây sẽ là bản LiveCD, các bạn có thể nhấn vào http://www.ubuntu.com/desktop/get- ubuntu/alternative-download để tải những phiên bản khác. Chú ý : Khi ta chọn Download bằng trang Web chính thức của Ubuntu, Ubuntu sẽ tự chọn 1 Server cho ta download, tuy nhiên tốc độ nhanh chậm thì rất may rủi. Vì thế, lời khuyên cho các bạn là chọn 1 server ở Việt Nam (hoặc gần Việt Nam như China, Taiwan, Singapore .v.v.). Hiện tại ở Việt Nam, có 2 mirror chính của Ubuntu là Virror ( do HaNoiLUG lập ra, tốc độ nhanh, cập nhật tốt ) và FPT ( tốc độ rất nhanh với những bạn dùng mạng FPT, và những mạng khác thì cũng tương đối, tuy nhiên mirror này rất thiếu ổn định, hay *ngáp ngoải* ). Bạn nên dùng những trình hỗ trợ Download để tải Ubuntu vì file cài đặt khá lớn, nếu tải bình thường rất dễ gây hỏng file trong quá trình tải. Một vài trình hỗ trợ download tốt và miễn phí : Orbit Downloader, Flashget, DownThemAll [ Addons của Firefox] Nếu có đường truyền tốt, bạn có thể sử dụng phương pháp tải bằng Torrent, phương pháp tải này cũng rất nhanh và ít gây lỗi trong quá trình tải. Nếu không có điều kiện đường truyền Internet, bạn có thể mua CD từ các của hàng tin học hoặc tại đây, hoặc Yêu cầu đĩa miễn phí từ Canonical hoặc yêu cầu để được hỗ trợ thêm từ những thành viên nhiệt thành của cộng đồng Ubuntu Việt Nam 3/Kiểm tra tập tin cài đặt Ubuntu Do nhiều lý do, trong quá trình tải về file cài đặt của Ubuntu thường bị hỏng, để kiểm tra xem file cài đặt có bị hỏng hay không, bạn có thể dựa vào việc checksum MD5 hoặc SHA Tham khảo chi tiết về MD5 và cách checksum MD5 ở đây Mã MD5 dùng để checksum bạn có thể lấy ở đây : releases.ubuntu.com/10.04/MD5SUMS thay bằng phiên bản khác nếu bạn muốn checksum cho phiên bản khác bản 10.04 Hoặc có thể lấy số checksum trực tiếp ở đây : 0b0e0d36050d9980ec995262eb9f2e6b *ubuntu-10.04-netbook-armel+dove.img 9e0d6ac7b69bb7912d49369a6807e39d *ubuntu-10.04-netbook-armel+imx51.img 712277c7868ab374c4d3c73cff1d95cb *ubuntu-10.04-netbook-i386.iso f3da7da6931e3160738b3067d79e346a *ubuntu-10.04.1-alternate-amd64.iso 1c77abb717e7c1ad28611fd81510c758 *ubuntu-10.04.1-alternate-i386.iso b4faa186c2419dc26e522e5f82e268a1 *ubuntu-10.04.1-desktop-amd64.iso 4 9a95ed6f6ec38fb58c446dba1add6a08 *ubuntu-10.04.1-desktop-i386.iso 142aaaa77e7da94ae62d7ee2f39d8b3b *ubuntu-10.04.1-server-amd64.iso 01f72c846845e4e19aec8a45912e5dda *ubuntu-10.04.1-server-i386.iso 5c976b1d655b10df3b10811e77b09a25 *wubi.exe Sơ lược về các cách cài đặt Để cài đặt Ubuntu có rất nhiều cách, mục này giới thiệu sơ lược với bạn các cách cài đặt Ubuntu, để bạn phần nào đó có cái nhìn tổng quan và lựa chọn cách cài đặt phù hợp với mình. Cài đặt chuẩn từ CD/DVD : Đây là cách cài đặt cổ điển nhất, với ưu điểm là quen thuộc. Tuy nhiên do dung lượng đĩa cài Ubuntu khá lớn, trong khi đĩa CD của chúng ta chất lượng lại không đảm bảo nên cách này thường xảy ra lỗi trong những phiên bản gần đây. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp vẫn cài đặt thành công. Cài đặt từ USB Flash Disk : Một cách cài đặt rất tiện dụng vì USB Flash Disk hiện nay là một thiết bị quá quen thuộc với mọi người. Ưu điểm là nhanh (thường chỉ mất khoảng 15 phút để cài đặt xong so với CD là khoảng 30~45 phút), việc cài đặt hầu như ít xảy ra lỗi. Nhược điểm của phương pháp này là bạn cần có USB Flash Disk, và bo mạch chủ (mainboard) phải hỗ trợ khởi động từ USB (đa số bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ). Cài đặt thông qua GRUB4DOS bằng tập tin ISO : Nhanh như cách cài bằng USB, không cần chép ra CD, không cần tạo USB boot, tuy nhiên yêu cầu bạn có một chút kĩ năng và không phải lúc nào cũng thành công trên mọi hệ máy. Cài đặt bằng Wubi : Ưu điểm là bạn không cần phải có quá nhiều kinh nghiệm, Wubi sẽ giúp bạn hoàn thành tất cả, đặc biệt bạn không cần phải động gì đến ổ cứng (an toàn tuyệt đối cho dữ liệu), cài đặt - gỡ bỏ chỉ đơn giản như một phần mềm Windows bình thường, tuy nhiên cách cài đặt này không phải lúc nào cũng thành công lúc cài đặt và cũng khó để giải quyết. Thêm vào đó, cài qua Wubi sẽ gặp phải một số rắc rối về Bootloader và tốc độ chậm hơn cài thẳng vào ổ cứng. Tất nhiên, nếu bạn muốn thử cảm giác với Ubuntu và ngại cài đặt thì đây là một lựa chọn thích hợp. 4/ Phân vùng ổ cứng Sau khi nhận diện cơ bản về phần cứng cài đặt, chúng ta bắt đầu quá trình chuẩn bị phân vùng cho việc cài đặt. Vài điều cần biết Vì sao chúng ta phải phân vùng ổ cứng? Và phân vùng ổ cứng là gì? Phần vùng ổ cứng tức là chúng ta làm công việc chia ổ cứng thành các "phần" (ổ C,D,E .) khác nhau. Và việc làm này rất có lợi cho máy và cho chúng ta. Với việc chia ổ cứng thành những "phần" nhỏ hơn sẽ giúp cho máy và chúng ta sắp xếp các file một cách dễ dàng, dễ quản lý và tìm kiếm hơn, tức sẽ làm cho tốc độ truy cập dữ liệu sẽ nhanh hơn rất nhiều. Và điều đặc biệt là, khi một trong những "phần" nhỏ bị hỏng, thì chỉ những file trong "phần" đó đó mới bị ảnh hưởng, còn những "phần" khác không bị sao cả! Việc phân vùng có phải đơn giản chỉ là chia nhỏ thành các "phần" không? Đúng là như thế! Nhưng chúng ta không dừng ở đó, mà mỗi phân vùng nhỏ phải được định dạng nhất định! Thông thường người ta thường dùng những định dạng sau: FAT32: đây là định dạng hệ thống tập tin của Window, đây là một định dạng cũ, được Window sử dụng từ phiên bản Window 95.Nên hiện tại nó có rất nhiều hạn chế, đặc biệt là bạn không thể để 1 file dung lượng quá 4Gb vào phân vùng định dạng FAT32 mặc dù phân vùng đó còn thừa hơn 4Gb. 5 NTFS: đây cũng là định dạng hệ thống tập tin của Window.Được window chọn làm định dạng tiêu chuẩn từ phiên bản Window 2000 cho tới Window 7 hiện nay.Định dạng này có nhiều ưu điển hơn FAT32 rất nhiều, đặc biệt là nó có thể lưu trữ được những file có dung lượng lớn hơn 4Gb, và tốc độ truy cập, xử lý, làm việc với file cũng nhanh hơn rất nhiều so với FAT32. EXT3: đây là định dạng hệ thống tệp tin của linux. Hiện tại, định dạng này được những người sử dụng linux ưa chuộng dùng. EXT4: đây là một định dạng mới, được Ubuntu hỗ trợ từ phiên bản 9.04. Hiện nay, EXT4 đã ổn định, mọi người được khuyên dùng định dạng này cho việc cài đặt Ubuntu. Swap: đây là một định dạng được Ubuntu sử dụng với mục đích làm ổ để dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc, không dùng trong việc lưu trữ dữ liệu của người dùng. Với mỗi hệ điều hành Ubuntu đều yêu cầu có một ổ swap, nhưng dung lượng của phân vùng này không cần quá lớn. Thường với những hệ thống RAM > 2GB thì swap hầu như không được dùng, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên có 1 phân vùng swap khoảng 512MB. Trên các hệ thống có RAM nhỏ hơn, swap nên bằng khoảng 2 lần dung lượng RAM. Ví dụ bạn dùng 512MB RAM thì swap bạn sẽ để 1GB. Những bước phân vùng ổ cứng Bạn cần phải xác định rõ ổ cứng của mình có tổng dung lượng là bao nhiêu, hiên tại đã có phân vùng nào chưa (đối với ổ cứng cũ), và bạn định chia lại ổ như thế nào, mỗi phân vùng được dùng vào việc gì và dung lượng cho mỗi phân vùng là bao nhiêu. Tiến hành công việc phân vùng 5/ Hướng dẫn phân vùng ổ cứng Bước 1: Bạn cần phải xác định rõ ổ cứng của mình có tổng dung lượng là bao nhiêu, hiên tại đã có phân vùng nào chưa (đối với ổ cứng cũ), và bạn định chia lại ổ như thế nào, mỗi phân vùng được dùng vào việc gì và dung lượng cho mỗi phân vùng là bao nhiêu. Bước 2: Tiến hành công việc phân vùng Lưu ý : để tránh việc bị mất dữ liệu, làm hỏng ổ cứng, yêu cầu bạn đọc tuân thủ, thực hiện nghiêm túc các quy tắc sau Chỉ tiến hành phân vùng ổ cứng lúc điện ổn định, khi điện chập chờn hoặc có nguy cơ bị mất điện thì tuyệt đối không làm. Chỉ tiến hành khi đã vững lý thuyết, nắm được các bước, thao tác thực hiện. Trong quá trình làm, các thao tác làm phải từ từ, chính xác, dứt khoát, chú ý tuyệt đối. Sau khi thực hiện một thao tác nào đó mà thấy máy có biểu hiện bị đơ hoặc chưa có phản ứng gì, xin vui lòng kiên nhẫn chờ đợi. Nghiêm cấm kích bừa bãi, kích nhiều lần vào các nút trong cửa sổ phân vùng, sau khi kích xong chờ máy làm xong thao tác đó mới bắt đầu chuyển sang thao tác khác. Tuyệt đối không khởi động lại máy trong quá trình đang phân vùng. Nhưng khi phát hiện mình xóa, fomat, định dạng nhầm ổ, thì lập tức tắt máy( có thể ngắt luôn nguồn điện) nếu thao tác dừng không có hiệu quả, sau đó nên nhờ người có kinh nhiệm trong việc cứu dữ liệu để khắc phục tình trạng này, hoặc có thể tự mình cứu dữ liệu nhờ các công cụ cứu dữ liệu. Chú ý rằng phân vùng đã bị fomat trên 1 lần hoặc đã ghi đè dữ liệu lên thì khả năng lấy lại dữ liệu đã mất là cực thấp. 7/ Sơ lược về Hệ thống tập tin (File System hay fs) của Ubuntu Ubuntu không có khái niệm ổ C, D, E .v.v. như Windows, thay vào đó hệ thống Ubuntu chỉ có một phân vùng là root ( / ) và các mount point để mount (gắn) các phân vùng khác vào. 6 Ví dụ : phân vùng DATA có thể được gắn vào /media/DATA. Ubuntu gọi tên các ổ cứng bằng /dev/sda (sdb) (hoặc hda, hdb, .v.v.) và tên cái phân vùng là /dev/sda1, /dev/sda2 (hda1, hda2 .) thay cho chữ cái C, D, E như Windows. Ubuntu nói riêng và Linux nói chung cần tối thiểu khoảng 2 phân vùng để có thể cài đặt. + Phân vùng root (/) : Chứa tất cả các thành phần của hệ thống bao gồm cả những mount point dùng để mount những phân vùng khác. Ubuntu yêu cầu tối thiểu 4.6G, chúng tôi khuyên dùng 10~15GB + Phân vùng swap : Dùng để hệ thống khi thiếu RAM, dữ liệu sẽ được tự nạp lên phân vùng này để xử lý. Nếu RAM >2GB chỉ cần Swap khoảng 512MB, nếu RAM nhỏ hơn thì nên để Swap bằng 2 lần dung lượng RAM, Ví dụ bạn dùng RAM 512MB thì phân vùng Swap khuyến cáo nên dùng là 1GB Sau đây sẽ là 2 cách phân vùng khuyên dùng : sử dụng GParted (có ngay trong LiveCD) và Acronis Disk Director Suite. 8/ Sử dụng Gparted Đầu tiên bạn khởi động bằng LiveCD của Ubuntu. Khi cài đặt Ubuntu bạn có thể chọn Guide để Ubuntu tự xử (chạy ngon). Hoặc bạn có thể tự làm chủ việc phân vùng bằng cách chọn Manual nếu không yên tâm vào Ubuntu. Không hiểu sao lúc phân vùng khi cài đặt Ubuntu lại không có chuyện Extended, Logical, Primary nên mình khuyên các bạn nên phân vùng trước khi cài đặt bằng GParted (có sẵn trong đĩa Ubuntu). Các bạn nên đọc hết 1 lần bài hướng dẫn này rồi mới thực hiện để có thể tạo ra những phân vùng phù hợp với nhu cầu của mình. Các phân vùng được đánh số theo thứ tự hda1 đến hda9. Trong hình minh họa hda1 là phân vùng NTFS (Primary) , hda2 (Extended), hda3 và hda4 là phân vùng ext3 (Primary). hda5->hda9 đều là phân vùng Logical. Với 1 phân vùng chứa dữ liệu bạn có thể thay đổi kích thước (resize) nó lại mà vẫn đảm bảo an toàn cho dữ liệu của mình. Các thay đổi trên phân vùng của bạn chỉ thực hiện sau khi bạn bấm Apply vì vậy cứ thoải mái thay đổi cho hợp với ý thích của mình. 7 Free Space Followinglà dung lượng phân vùng phía sau khi đã thay đổi kích thước của phân vùng có sẵn. Sau khi Resize vùng mới phía sau sẽ có dạng (Unallocate) Bạn cũng có thể delete một phân vùng có sẵn để tạo một phân vùng mới lúc đó phân vùng mới cũng ở dạng Unallocate. Trong ví dụ mình delete phân vùng hda4. Sau đó bạn có thể định dạng cho phân vùng của bạn. Bằng cách chọn Create new partition ở phân vùng Unallocated. 8 Sau khi đã tạo được các phân vùng để cài đặt ( 1 phân vùng cho thư mục gốc / và một phân vùng cho Swap (có hay không cũng được)) bạn nhấn vào Apply để thực hiện các thao tác phân vùng. Tiếp theo mình chọn một phân vùng để làm SWAP. (Kích thước theo lời khuyên của mọi người là = 2 lần số RAM của bạn có. Nhưng với máy của mình RAM nhiều nên cũng thường bỏ qua không tạo phân vùng SWAP). Nhiệm vụ của phân vùng SWAP dùng để thay thế RAM để tăng tốc máy khi máy gần hết RAM. 9/ Cài đặt Cài đặt bằng đĩa quang (CD/DVD) Video hướng dẫn cài đặt Ubuntu bằng đĩa CD có tại YouTube 9 Sau khi cài đặt Ubuntu xong, bạn chuyển đến tiếp phần Sử dụng Ubuntu cơ bản Cài đặt bằng USB boot Chuẩn bị cơ bản Cũng như cài đặt hệ điều hành bằng các cách khác, đầu tiên bạn cũng cần phải có những chuẩn bị cho việc cài đặt: phân vùng ổ cứng làm nơi cài đặt, kiểm tra tương thích phần cứng mà lựa chọn phiên bản thích hợp, Tải chương trình hỗ trợ Để tiến hành cài đặt Ubuntu cũng như nhiều phiên bản khác từ ổ nhớ di động USB Flash, bạn cần có chương trình hỗ trợ tạo ổ USB Flash khởi động, điển hình là chương trình UNetbootin (Universal Netboot Installer).Bạn có thể vào trang web unetbootin.sourceforge.net để tải về bản mới nhất của phần mềm này.Ở đây bạn có thể tìm thấy cả 2 phiên bản cho phép chạy trên Windows và Linux. Tạo ổ Ubuntu Live USB flash disk Có rất nhiều công cụ hỗ trợ việc này như Unetbootin, Universal USB Installer, . Kích hoạt chương trình Unetbootin UNetbootin là chương trình chạy không cần cài đặt.Với Windows bạn chỉ việc click đúp vào tệp thực thi (.exe) vừa tải về là có thể sử dụng được luôn.Với Linux cũng như vậy, điểm chú ý là bạn có thể phải thêm thuộc tính thực thi cho tệp vửa tải về để có thể chạy được nó, ngoài ra Unetbootin cần thêm các gói mtools để làm việc với USB drive, p7zip-full để giải nén dữ liệu từ tệp tin iso. Giao diện Unetbootin Cả 2 phiên bản chương trình UNetBootin cho Windows và Linux đều có giao diện đồ họa trực quan và dễ dàng sử dụng. Cửa sổ chính của UNetbootin như trên có thể chia làm 2 phần chính: phần trên gồm các lựa chọn nguồn dữ liệu để tạo ổ USB flash khởi động, phần dưới là phần chọn thiết bị làm vị trí cài đặt. UNetbootin có 3 lựa chọn nguồn dữ liệu để tạo ổ USB flash khởi động. 10 . Tài liệu cho người mới dùng Ubuntu Tài liệu này dành cho những người muốn bắt đầu dùng Ubuntu, hướng dẫn một cách cơ bản. của Canonical như : Mythubuntu, Ubuntu- Studio, Ubuntu Games, .v.v. Cấu hình tối thiểu và khuyên dùng Phiên bản Tối thiếu Khuyên dùng Ubuntu Desktop Edition