Tài liệu Trắc nghiệm nhiệt học khách quan P1 pptx

19 459 0
Tài liệu Trắc nghiệm nhiệt học khách quan P1 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI 18 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN  Bài tập CƠ BẢN (SGK) C1 : Tại sao sau khi bò hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại ? C2 : Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại ? C3 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau : - nóng lên - lạnh đi - tăng - giảm a) Thể tích quả cầu (1) ………… khi quả cầu nóng lên. b) Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu (2) ……………… . C4 : Bảng bên ghi độ tăng theo chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100cm khi nhiệt độ tăng thêm 50 0 C. Từ bảng trên có thể rút ra Nhôm 1,15cm Đồng 0,85cm Sắt 0,60cm 64 nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau ? C5 : Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu (H.18.2) dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán ? C6 : Hãy nghó cách làm cho quả cầu trong thí nghiệm ở hình 18.1, dù đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại. Hãy làm thí nghiệm kiểm chứng. C7 : Hãy tự trả lời câu hỏi đã nêu ở đầu bài học. Biết rằng, ở Pháp tháng Giêng đang là mùa đông, còn tháng Bảy đang là mùa hè. HƯỚNG DẪN C1 : (tr.58) Khi hơ nóng, quả cầu không lọt qua vòng kim loại vì thể tích quả cầu tăng lên. C2 : (tr.58) Khi nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại, vì thể tích của quả cầu đã giảm khi gặp lạnh. C3 : (tr.59) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống : a) tăng b) lạnh đi C4 : (tr.59) Dựa vào bảng tr.59 rút ra nhận xét : - Các chất rắn khác nhau thì dãn nở khác nhau khi nhiệt độ thay đổi. 65 C5 : (tr.59) Khi lắp khâu dao, khâu liềm, phải nung nóng lên rồi mới tra vào cán. Vì khi nung nóng khâu nở ra rộng hơn, tra vào cán dễ dàng ; để nguội khâu co lại ép vào cán dao, cán liềm chặt hơn. C6 : (tr.59) Cách làm cho quả cầu dù nóng, vẫn lọt qua được vòng kim loại đó là nung nóng vòng kim loại cho vòng nở ra đến nhiệt độ ít nhất bằng nhiệt độ của quả cầu. C7 : (tr.59) Tháp Épphen được làm bằng thép. Ở Pháp, tháng Giêng là mùa đông, tháng Bảy là mùa hè, nhiệt độ không khí tháng Bảy cao hơn tháng Giêng. Vì vậy chiều cao của tháp vào tháng Bảy lớn hơn chiều cao vào tháng Giêng 10cm.  Bài tập TỰ GIẢI 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn ? A. Khối lượng của vật tăng. B. Khối lượng của vật giảm. 66 C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm. 2. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bò kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây ? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ. 3. Ở tâm của một đóa bằng sắt có một lỗ nhỏ. Nếu nung nóng đóa thì : A-Đường kính của lỗ tăng. B-Đường kính của lỗ giảm vì sắt nở làm lỗ hẹp lại. C-Đường kính của lỗ không thay đổi, chỉ có đường kính ngoài của đóa tăng. 67 BÀI 19 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG  Bài tập CƠ BẢN (SGK) C1 : Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng ? Giải thích. C2 : Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh ? Hãy dự đoán và làm thí nghiệm kiểm chứng. C3 : Hãy quan sát hình 19.3 mô tả thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau và rút ra nhận xét C4 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau : a) Thể tích nước trong bình (1) ……………… khi nóng lên (2) ………… khi lạnh đi. b) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt (3) ………………………………. - tăng - giảm - giống nhau - không giống nhau C5 : Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm ? 68 C6 : Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ? C7 : Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1, ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau, mực chất lỏng trong hai ống có dâng cao như nhau không ? Tại sao ? HƯỚNG DẪN C1 : (tr.60) Mực nước trong ống thủy tinh sẽ dâng lên khi ta đặt bình vào chậu nước nóng, vì nước trong bình gặp nóng đã nở ra. ( Có thể xảy ra trường hợp như sau: nước trong ống thủy tinh hạ thấp xuống rồi sau đó mớ dâng cao lên trong ống). C2 : (tr.60) Sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì mực nước trong ống sẽ hạ xuống. ( Có thể xảy ra trường hợp nước dâng lên một ít rồi sau đó hạ xuống. C3 : (tr.60) Mô tả thí nghiệm ở hình 9.13 : Đặt ba bình cầu giống nhau đựng ba chất rượu, dầu và nước vào trong một cái chậu (mực nước trong ba ống ban đầu ngang nhau), sau đó đổ nước nóng vào chậu. Ta thấy nước trong các ống dâng lên khác nhau, ống ở bình rượu dâng lên cao nhất, ở bình nước dâng lên ít nhất. Nhận xét : Các chất lỏng khác nhau nở khác nhau khi nhiệt độ thay đổi. C4 : (tr.61) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống : a) (1) tăng (2) giảm b) (3) không giống nhau. C5 : (tr.61) khi đun nước không nên đổ đầy ấm vì khi đun nước nóng lên nước sẽ nở ra, nếu đổ đầy ấm nước sẽ tràn ra ngoài. 69 C6 : (tr.61) Không đóng chai nước ngọt, chai thuốc thật đầy vì khi trời nắng nóng, nước trong chai nở nhiều hơn vỏ chai, làm bung nút chai hoặc vỡ chai. C7 : (tr.61) Nếu ta cắm 2 ống có tiết diện khác nhau vào 2 bình có dung tích bằng nhau, đựng cùng một lượng chất lỏng, khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau thì : - Nếu hai bình đựng cùng một loại chất lỏng : thể tích chất lỏng hai bình tăng như nhau, vì vậy chất lỏng sẽ dâng cao hơn trong ống có tiết diện nhỏ hơn. - Nếu hai bình đựng hai loại chất lỏng khác nhau : độ cao của hai mực chất lỏng trong hai ống có thể khác nhau hoặc bằng nhau. (Do đề bài không nói rõ hai bình đựng có đựng cùng một loại chất lỏng hay không).  Bài tập TỰ GIẢI 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. C. Thể tích của chất lỏng tăng. D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng. 2. Cồn nở vì nhiệt nhiều hơn thủy ngân. Vậy một nhiệt kế rượu và một nhiệt kế cồn có cùng một độ chia, thì tiết diện của ống nào nhỏ hơn ? 3. Một bình đun nước có thể tích 200 lít ở 20 0 C. Khi nhiệt độ tăng từ 20 0 C đến 80 0 C thì một lít nước nở thêm 27 cm 3 . Hãy tính thể tích của nước trong bình khi nhiệt độ lên đến 80 0 C. 70 BÀI 20 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ  Bài tập CƠ BẢN (SGK) C1 : Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh khi bàn tay áp vào bình cầu ? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi thế nào ? C2 : Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh ? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ? C3 : Tại sao thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn thay nóng vào bình ? C4 : Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu ? 71 C5 : Hãy đọc bảng 20.1 ghi độ tăng thể tích của 1000cm 3 (1 lít) một số chất, khi nhiệt độ của nó tăng thêm 50 0 C và rút ra nhận xét. C6 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau : a) Thể tích khí trong bình (1) ……… khi khí nóng lên. b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí (2) ………. c) Chất rắn nở ra vì nhiệt (3) ………………., chất khí nở ra vì nhiệt (4) …………………… - nóng lên, lạnh đi - tăng, giảm - nhiều nhất, ít nhất C7 : Tại sao quả bóng bàn đang bò bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên ? C8 : Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ? (Hãy xem lại bài trọng lượng riêng để trả lời câu hỏi này). C9 : Dụng cụ đo độ nóng, lạnh đầu tiên của loài người do nhà bác học Galilê (1564 – 1642) sáng chế. Nó gồm một bình cầu có gắn một ống thủy tinh. Hơ nóng bình rồi nhúng đầu ống thủy tinh vào một bình đựng nước. Khi bình khí nguội đi, nước dâng lên trong ống thủy tinh (H.20.3). Bây giờ, dựa theo mức nước trong ống thủy tinh, người ta có thể biết thời tiết nóng hay lạnh. Hãy giải thích tại sao ? 72 HƯỚNG DẪN C1 : (tr.62) Khi ta áp tay vào bình cầu, giọt nước màu di chuyển lên phía trên. Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình đã tăng. C2 : (tr.62) Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, giọt nước màu trong ống thủy tinh di chuyển xuống dưới. Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình cầu đã giảm khi lạnh đi. C3 : (tr.63) Thể tích không khí trong bình cầu tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình cầu vì bình cầu đã nóng lên, không khí trong bình cũng đã nóng lên, nở ra do đó thể tích tăng. C4 : (tr.63) Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, bình cầu sẽ lạnh đi, không khí trong bình cũng lạnh đi, co lại do đó thể tích của không khí trong bình cầu giảm. C5 : (tr.63) Xem bảng trang 63 SGK, rút ra nhận xét : - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. - Các chất lỏng và rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau . Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như nhau. C6 : (tr.63) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống : a) (1) … tăng b) (2) … lạnh đi c) (3) … ít nhất; (4) … nhiều nhất C7 : (tr.63) Quả bóng bàn bò bẹp, nhúng vào nước nóng có thể phồng lên vì : Không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra, đẩy thành quả bóng về hìng dạng cũ. C8 : (tr.63) Cùng một khối lượng khí, không khí nóng có thể tích lớn hơn không khí lạnh. Vì vậy khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn khối lượng riêng của không khí lạnh. Trọng lượng riêng của không khí 73 [...]... Các thí nghiệm ở hình 22.3 và 22.4 dùng để xác đònh vạch chia 1000C và vạch 00C của một nhiệt kế C3 : (tr.69) Quan sát hình 22.5 SGK về GHĐ, ĐCNN rồi điền vào bảng : Loại nhiệt kế GHĐ từ -200C Nhiệt kế rượu (3) ĐCNN 10C kế thủy (1) ngân từ -300C từ 340C đến 420C C4 : 10C nhiệt độ môi Đo nhiệt độ của môi trường, dùng trong đến 1300C Nhiệt kế y tế (2) Đo trường đến 500C Nhiệt Công dụng phòng thí nghiệm. .. thí nghiệm này có thể rút ra kết luận gì ? C2 : Cho biết, thí nghiệm vẽ ở hình 22.3 và hình 22.4 dùng để làm gì ? 79 C3 : Hãy quan sát rồi so sánh các nhiệt kế vẽ ở hình 22.5 về GHĐ, ĐCNN, công dụng và điền vào bảng 22.1 C4 : Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì ? Cấu tạo như vậy, có tác dụng gì ? Bảng 22.1 Loại nhiệt kế GHĐ Nhiệt kế rượu (3) Từ …… Đến …… Nhiệt kế y tế (2) C5 : Từ …… Đến …… Nhiệt. .. 98,60F Bài tập TỰ GIẢI 1 Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì : A Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 1000C B Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C C Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 1000C D Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 1000C 2 Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thủy ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh có tiết diện khác nhau Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi... các loại nhiệt kế ứng dụng sự dãn nở của chất khí mặc dầu chất khí dãn nở nhiều hơn chất lỏng và chất rắn ? 4 Ở 00C, 0,5 kg không khí chiếm thể tích 385 l Ở 300C 1kg không khí chiếm thể tích 855l a) Tính khối lượng riêng của không khí ở hai nhiệt độ trên b) Tính trọng lượng riêng của khối khí ở hai nhiệt độ trên 74 BÀI 21 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT Bài tập CƠ BẢN (SGK) Bố trí thí nghiệm như... kế y tế (2) Đo trường đến 500C Nhiệt Công dụng phòng thí nghiệm 10C Đo nhiệt độ của cơ thể người hoăëc gia súc Cấu tạo của nhiệt kế y tế : Gồm một ống mao quản ở gần 81 một bầu đựng thủy ngân có một chỗ thắt Chỗ thắt này có tác dụng ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể, nhờ đó có thể đọc chính xác nhiệt độ của cơ thể C5 : (tr.70) Tính : 300C = 320F + (30 x 1,80F) = 860F... b) Nhiệt độ của bình b cao hơn bình a nhưng thấp hơn bình c Sau một phút, rút cả hai ngón tay ra rồi cùng nhúng chúng vào bình b Ngón trỏ bàn tay phải ấm hơn, còn ngón trỏ bàn tay trái lạnh đi mặc dầu cùng nằm trong môi trường nước có nhiệt độ như nhau Từ đó cho ta kết luận : cảm giác của con người không cho phép xác đònh chính xác mức độ nóng, lạnh Để xác đònh chính xác nhiệt độ cần phải dùng nhiệt. .. đậy nút lại ngay thì nút hay bò bật ra ? Làm thế nào để tránh hiện tượng này ? 2 Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng ? 78 BÀI 22 NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI Bài tập CƠ BẢN (SGK) C1 : Có 3 bình đựng nước a, b, c; cho thêm nước đá vào bình a để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào bình c để có nước ấm a) Nhúng ngón trỏ của bàn tay phải vào... với chốt ngang chứng tỏ điều gì ? C3 : Bố trí thí nghiệm như hình 21.1b, rồi đốt nóng thanh thép Sau đó vặn ốc để xiết chặt thanh thép lại Nếu dùng một khăn tẩm nước lạnh phủ lên thanh thép thì chốt ngang cũng bò gãy Từ đó rút ra kết luận gì ? 75 C4 : Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau : a) Khi thanh thép (1) ……… vì nhiệt nó gây ra (2) ……… rất lớn b) Khi thanh thép... không ? Tại sao một gối đỡ phải đặt trên các con lăn ? C7 : Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau ? C8 : Khi bò hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh nào? Tại sao ? C9 : Băng kép đang thẳng Nếu làm cho lạnh đi thì nó có bò cong không ? Nếu có, thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng ? Tại sao ? 76 - lực - vì nhiệt - nở ra C10 : Tại sao bàn là điện vẽ ở hình 21.5 lại tự động tắt khi... Khi bò đốt nóng là thanh thép sẽ dãn nở, tác dụng một lực đẩy làm cong hoặc gãy chốt ngang C2 : (tr.65) Hiện tượng xảy ra đối với chốt ngang chứng tỏ, khi dãn nở vì nhiệt thanh thép sẽ gây ra một lực rất lớn C3 : (tr.65) Khi có sự co lại vì nhiệt, nếu bò ngăn cản thanh thép cũng sẽ gây ra một lực rất lớn C4 : (tr.66) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống : a) (1) … nở ra … (2) … lực b) (3) . thủy tinh ? Hãy dự đoán và làm thí nghiệm kiểm chứng. C3 : Hãy quan sát hình 19.3 mô tả thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau và. dụng gì ? Bảng 22.1 Loại nhiệt kế GHĐ ĐCNN Công dụng Nhiệt kế rượu (3) Từ …… Đến …… Nhiệt kế thủy ngân (1) Từ …… Đến …… Nhiệt kế y tế (2) Từ …… Đến

Ngày đăng: 21/01/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan