1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt Nam

48 404 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 98,92 KB

Nội dung

LỜIMỞĐẦU Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều đến việc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả vànăng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh t

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều đến việc đổi mớidoanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế.Một số mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước mới đã được ban hànhnhư; mô hình doanh nghiệp Nhà nước có Hội đồng quản trị được áp dụng đối vớinhững doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động dưới hình thức các tổng công tythành lập theo quyết định 90,91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ; vàmô hình doanh nghiệp Nhà nước không có Hội đồng quản trị được áp dụng đối vớicác doanh nghiệp Nhà nước độc lập và doanh nghiệp Nhà nước thành viên hạch toánđộc lập thuộc các Tổng công ty.Tuy nhiên, trong quá trình vận hành việc thực hiệncác mô hình tổ chức quản lý mới còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, ảnh hưởng không ítđến hiệu quả sản xuất _kinh doanh của doanh nghiệp, không đáp ứng được nhữngvấn đề thực tiễn đặt ra khi môi trường đầu tư, kinh doanh đang có những diễn biếnmới

Tình hình đặt ra yêu cầu đòi hỏi Nhà nước phải sớm nghiên cứu hoàn thiện môhình tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước để tạo điều kiện cho các doanh nghiệpNhà nước thực sự là chủ thể kinh doanh, tư chủ, tự chịu trách nhiệm, hợp tác vàcạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 đã nêu rõ cơ chế chính sách và cácgiải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kế hoặch 5 năm (2001_2005), trong đó đãkhẳng định một nhiệm vụ quan trọng là “Hoàn thành về cơ bản việc sắp xếp, tổchức lại và đổi mới quản lý doanh ngiệp Nhà nước …” trong đó cần “kiện toàn tổchức, nâng cao hiệu quả của các Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ _ công tycon, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên cơ sở nghành chuyên môn hoá, góp vốnthuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình

Trang 2

thành một số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số nghành và lĩnh vực trọng yếu của nềnkinh tế quốc dân như bưu chính viễn thông, hàng không, dầu khí…”.

Như vậy đây là một vấn đề còn mới ở nước ta đặc biệt là mô hình công ty mẹ _công ty con lại được xây dựng và thí điểm ở các Tổng công ty Nhà nước, là một loạihình doanh nghiệp Nhà nước vừa có những mặt mạnh nhưng cũng còn không ít khó

khăn yếu kém Sau đây là một số vấn đề về khả “khả năng vận dụng mô hình côngty mẹ _ công ty con ở Việt Nam” sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tình hình

hoạt động và những thành công, những tồn tại và vướng mắc cũng như các giải phápkhắc phục

NỘI DUNG

I Nhận thức về mô hình công ty mẹ _ công ty con :

I.1.1 Thế nào là công ty mẹ _ công ty con ?

Trang 3

Tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình công ty mẹ _ công ty con là mộthình thức tổ chức kinh tế được thực hiện bởi sự liên kết của hai hay nhiều doanhnghiệp độc lập hoạt động trong nhiều nghành, nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo thếmạnh chung trong việc thực hiện những mục tiêu nhất định Các doanh nghiệp thamgia trong tổ chức này là những pháp nhân đầy đủ, bình đẳng trước pháp luật về kếtquả sản xuất _ kinh doanh và các khoản nợ trong số vốn hợp lệ của mình Nhưngchúng được liên kết với nhau theo nhiều mức độ, thông qua sự chi phối tài sản, phâncông và hiệp tác.

Công ty mẹ là công ty hạt nhân, có thực lực kinh tế mạnh, giữ vai trò trung tâm chiphối hoạt động của các công ty con thông qua việc chi phối vốn, tài sản.Tuy nhiêntrong quá trình hoạt động, công ty mẹ không chỉ chi phối các công ty con bằng tiềnvốn mà còn bằng uy tín, thị phần, sở hữu công nghiệp của mình …Đó là những tàisản vô hình không thể lượng hoá, nhưng là những sợi dây liên kết rất có hiệu quả Mối liên kết giữa công ty mẹ với các công ty con tuỳ thuộc chủ yếu vào sự chiphối về tài sản, phương thức đầu tư, góp vốn cổ phần để hình thành các công ty con.Bằng sự khống chế vốn góp ở nhiều mức độ khác nhau, doanh nghiệp trở thànhcông ty mẹ của nhiều loại công ty con, từ đó hình thành mối liên kết nhiều tầng giữacông ty mẹ với các công ty con chặt chẽ, nửa chặt chẽ, lỏng lẻo Công ty con nàođược công ty mẹ góp vốn nhiều hơn thì mối liên hệ chặt chẽ chẽ nếu công ty mẹ đầutư vốn 100% Khi đó, công ty mẹ với tư cách thực hiện quyền của chủ sở hữu quyếtđịnh về cơ cấu tổ chức quản lí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luậtcác chức danh quản lý chủ yếu; quyết định điều chỉnh vốn điều lệ; chuyển nhượngmột phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho công ty khác; quyết định dự án đầu tư theoquy định của Nhà nước Quyết định nội dung, sửa đổi bổ sung nội dung điều lệ củacông ty con; duyệt báo cáo hàng năm; quyết định việc sử dụng lợi nhuận của công tycon …Tuy nhiên công ty con vẫn là một pháp nhân độc lập Thông qua việc đầu tư,

Trang 4

khống chế cổ phần, góp cổ phần, công ty mẹ cử người đại diện phần vốn góp đểtham gia Hội đồng quản trị của các công ty con

Các công ty con thuộc tầng lớp liên kết chặt chẽ có thể tham gia góp vốn, tài sảnđể hình thành công ty con của mình (gọi là công ty cháu) Tuy nhiên công ty mẹ cóthể không cho phép các công ty con thuộc tầng liên kết không liên kết chặt chẽ gópvốn để thành lập công ty cháu nhằm tránh sự rối loạn trong quyền quản lý tài sản Nhờ cơ chế góp vốn linh hoạt, hình thành mối liên kết giữa công ty mẹ với cáccông ty con cũng như giữa công ty con với với nhau để hình thành một chỉnh thểthống nhất hữu cơ các pháp nhân doanh nghiệp hoạt động theo những chiến lượcphát triển chung nhất định và đó cũng là cở sở để hình thành các tập đoàn kinhdoanh sau này.

Như vậy việc chuyển đổi mô hình các Tổng công ty sang mô hình công ty mẹ _công ty con nêu trên có nhiều ưu diểm : sự chỉ đạo chi phối của công ty mẹ đối vớicông ty con được thực hiện thông qua hình thức đại hội cổ đông, quyền hạn của đạihội cổ đông đã được luật hiện hành quy định Hoạt động theo cơ chế công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên hoặc luật công ty cổ phần, quyền tự chủ của các côngty thành viên sẽ được tăng cường, khắc phục một bước quan trọng cái gọi là sự canthiệp quá sâu của Tổng công ty đối với các đơn vị thành viên hiện nay Khôngnhững thế khi đã là công ty mẹ góp vốn vào công ty con thì đương nhiên số tiền lờicủa công ty con sau mỗi năm hoạt động phải chi về cho công ty mẹ tương ứng vớisố vốn mà công ty mẹ đã góp Như vậy quá trình tích tụ và tập trung vốn sẽ dượcthực hiện tốt hơn, tạo nên những “quả đấm” mạnh trong đầu tư, khắc phục tìnhtrạng phân tán vốn hiện nay.

I.1.2 Mô hình công ty mẹ _ công ty con :

Công ty mẹ

Trang 5

II Khả năng áp dụng tại Việt Nam:

II.1 Tình hình hoạt động của các công ty mẹ _ công ty con :

Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90, Đảng ta thực hiện cơ chế đổi mới,nền kinh tế chuyển tư kế hoặch hoá bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướngxã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước Đây là một yếu tố quan trọng kíchthích các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước phải đổi mới tổchức bộ máy để thích ứng với thị trường Chính trong bối cảnh mở cửa của nền kinhtế đã tạo ra sự cạnh tranh với các công ty nước ngoài ngày càng gay gắt nền nhu cầucần phải có những công ty lớn có đủ mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Trang 6

đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm Vì vậy đã thành lập các Tổng công ty90 và các Tổng công ty 91 vào giưa những năm 90 Cho đến nay vai trò và đóng gópcủa nó đối với nền kinh tế nước ta cũng như những hạn chế và những yếu kém tồntại đã được chỉ rõ trong Nghị quyết TW 3 của ban chấp hành TW ví dụ như đã nảysinh một số bất cập về quản lý, về trách nhiệm, về huy động vốn, tư cách pháp nhân… Đã gây không ít hạn chế cho sự phát triển cho các tổng công ty Chính vì vậy mộtsố tổng công ty đã chuyển sang mô hình công ty mẹ _ công ty con nhằm nâng caovai trò và hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước đối với nền kinh tế nươc ta nóichung và nhằm đặt đươcj mục tiêu Công nghiệp hoá _Hiện đại hoá

Hơn nữa, phải nói rằng đến nay các doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật, kếtcấu hạ tầng kinh tế xã hội nước ta đã cải thiện đáng kể Năng lực và trình độ sảnxuất của nhiều nghành kinh tế đã tăng lên rõ rệt.Trình độ công nghệ, cơ cấu sảnxuất, chất lượng sản phẩm có bước chuyển biến tích cực; việc triển khai nguồn lựctrong nước cũng có tiến bộ Nền kinh tế đang thích nghi dần với thi trường quốc tế.Môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh trong nước thuận lợi, thông thoáng hơn,đầu tư nước ngoài được khuyến khích Quan hệ Việt Nam với các nước ngoài càngđược mở rộng cả về ngoại giao lẫn buôn bán; du lịch phát triển…Đã tạo điều kiệnthuận lợi cho các Tổng công ty chuển sang mô hình công ty mẹ _ công ty con.Theosố liệu của Ban chỉ đạo đổi mới quản lý doanh nghiệp thì đã có 21 doanh nghiệpđược phép tổ chức thí điểm mô hình công ty mẹ _ công ty con Trong số này có 11Tổng công ty (5 Tổng công ty 91 và 6 Tổng công ty 90 )và 10 công ty ( 02 thànhviên tổng công ty, 7 công ty độc lập trực thuộc bộ, hoặc địa phương và 01 liên hiệpthuốc lá Khánh Hoà ) Trong số đó nổi bật là một số mô hình công ty mẹ _ công tycon sau:

 Công ty XNK vật liệu và KTXD (CONTREXIM). Công ty XL Điện III.

 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam

Trang 7

 Tổng công ty Hàng không.

 Tổng công ty Bưu chính viễn thông …

Dù là một mô hình tổ chức còn mới mẻ ở nước ta nhưng các doanh nghiệp đã thu

được khá nhiều thành công và tiến bộ so với các mô hình doanh nghiệp Nhà nướckhác Trong quá trình hoạt động, các công ty mẹ, các công ty con cùng hỗ trợ nhaucùng phát triển Dựa vào quan hệ tài chính với các mức độ khác nhau, việc huy độngvốn của các thành phần kinh tế được thuận lợi, quá trình tích tụ và tập trung vốnđược đẩy mạnh, đã vươn lên thích nghi với cơ chế mới, mạnh dạn đầu tư đổi mớicông nghệ, thiết bị, đa dang hoá ngành nghề sản phẩm, mở rộng liên doanh liên kếtvới nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước Nhờ vậy hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty đã từng bước được công ty con mở rộng không chỉ ở trong nướcmà bước đầu vươn ra một số nước trong khu vực và trên thế giới, sản xuất kinhdoanh tục tăng trưởng qua nhiều năm thành công của các công ty mẹ _ công ty controng thời gian qua thể hiện ở một số chỉ tiêu kinh tế được tăng lên qua các năm như: doanh thu năm 1996 của toàn bộ các công ty mẹ _ công ty con đạt 140.719 tỷđồng, chiếm 50,5% tổng doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước Năm 1997 đạt154.311 tỷ đồng chiếm 49,8 tổng doanh thu của -các doanh nghiệp Nhà nước Nộpngân sách Nhà nước năm 1996 là 25.12 tỷ đồng, bằng 76,9% tổng nộp ngân sáchcủa các doanh nghiệp Nhà nước, và con số này năm 1997 là 27.609 tỷ đồng bằng80% tổng nộp ngân sách của các doanh nghiệp Nhà nước, và tăng 10,98% so vớinăm 1996 năm 1998 các công ty mẹ _ công ty con có số vốn Nhà nước là 58.557 tỷđồng; lao động có 603.645 người; doanh thu đạt 90,487 tỷ đồng; lợi nhuận trướcthuế là 122.460.373 tỷ đồng Nhìn chung hoạt động của các công ty mẹ _ công tycon được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản trong bảng sau :

1T.S lợi nhuận bình quân/vốn kinh doanh(%) 1996 1997 19982T.S lợi nhuân trên doanh thu 15.1 13.2 12.5

3 Tỷ trọng về vốn so với toàn bộ - 12.8 8.97

Trang 8

4 tỷ trọng doanh thu trong toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước 49.8

Nguồn : ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp

I.1.2 Hai mô hình công ty mẹ _ công ty con điển hình Để cụ thể hơn chúng ta sẽ tìm hiểu về tình hình hoạt động, những thành công vànhững vướng mắc cùng với giải pháp khắc phục của một số công ty điển hình vớimô hình công ty mẹ _ công ty con đã đạt được khá nhiều sự thành công trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh:

* Mô hình công ty mẹ _ công ty con của Công ty XNK vật liệu và KTXD(constrexim)có số vốn kinh doanh là 15,376 (tỷ đồng):

Công ty Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (gọi tắt là CONSTREXIM) làdoanh nghiệp Nhà nước độc lập hạng I thuộc Bộ Xây dựng, thành lập năm 1982 vàđến nay đã có một hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh gồm 14 đơn vị trực thuộchoạch toán nội bộ, trong đó có 11 xí nghiệp, đội xây dựng và 3 chi nhánh; ngoài racòn có 2 liên doanh và 1 văn phòng đại diện tại Matxcơva (CHLBNga) Các đơn vịsản xuất kinh doanh được phân bổ trên cả 3 miền Bắc_Trung_Nam và hoạt độngtrên nhiều lĩnh vực : Xây dựng, kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động,kinh doanh phát triển nhà, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư kinh doanhphát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp Giá trị sản lượng thực hiệnhàng năm của công ty đạt khoảng 300_400 tỷ đồng, doanh thu đạt 150_200 tỷ đồng.Mô hình tổ chức công ty mẹ _ công ty con của CONSTREXIM là một mô hình tổchức sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân doanhnghiệp độc lập hoạt động treen nhiều lĩnh vực và địa bàn khác nhau để tạo thế mạnhchung Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở giữ nguên pháp nhân củaCONSTRXIM Các công ty con có ba loại : gồm 4 công ty 100% vốn trong đó có 2công ty được hình thành trên cơ sở các đơn vị trực thuộc CONSTREXIM, một côngty được thành lập mới trên cơ sở dự án đầu tư được phê duyệt, một công ty đượctiếp nhận từ UBND thành phố Hải Phòng, 2 công ty con là công ty TNHH hình

Trang 9

thành trên cơ sở góp vốn của CONSTREXIM với 2 công ty sẵn có ở thành phố HàNội và thành phố Hồ Chí Minh, một công ty con là công ty hình thành trên cơ sở cổphần hoá một đơn vị trực thuộc Như vậy trong cơ cấu của CONSTREXIM cónhiều loại hình công ty là các pháp nhân độc lập và chịu sự điều chỉnh của các luậttương ứng như luật doanh nghiệp Nhà nước đối với công ty 100% vôn Nhà nước,luật doanh nghiệp đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Giữachúng còn có những mối quan hệ ràng buộc nhất định, được quy định trong điều lệtổ chức hoạt động của công ty mẹ, các công ty con Mức độ quan hệ tài chính giữacông ty mẹ và các công ty con tuỳ thuộc vào quan hệ về vốn.

Công ty mẹ chi phối các công ty con thông qua ảnh hưởng về thị trường, về chiếnlược kinh doanh và về chất xám công ty mẹ bỏ vốn vào các công ty con với tư cáchlà nhà đầu tư và hưởng lợi tức tương ứng với phần vốn bỏ ra Công ty mẹ khônghưởng một khoản phụ phí nào do các công ty con phải nộp Các quan hệ kinh tếgiữa các đơn vị thành viên với nhau hoặc giữa đơn vị thành viên với công ty mẹ đềuthông qua các hợp đồng để thực hiện các dự án, công trình hoặc thương vụ cụ thể.Công ty mẹ thông qua các hợp đồng kinh tế để đảm nhận công tác đào tạo côngnhân kỹ thuật bậc cao, cán bộ quản trị doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu phát triểnbền vững của mỗi công ty thành viên và toàn công ty

Để đầu tư mang lợi ích chung cho toàn CONSTREXIM, trong từng giai đoạn sẽcó sự thống nhất giữa công ty mẹ với các công ty con để hình thành quỹ đầu tư pháttriển chung Tỷ lệ huy động quỹ này sẽ thống nhất theo từng kế hoạch 5 năm và theonguyên tắc vay, trả có lãi nội bộ Công ty mẹ quyết định đầu tư vốn cho các công tycon độc lập và có quyền tăng giảm đầu tư một phần vốn Nhà nước từ công ty connay sang công ty con để phục vụ kế hoạch đầu tư phát triển của toànCONSTREXIM Các công ty con được toàn quyền sử dụng quỹ khen thưởng từ kếtquả kinh doanh của mình Riêng quỹ phát triển sản xuất và một quỹ phúc lợi đượcsử dụng theo chiến lược chung của toàn công ty

Trang 10

*Mô hình công ty mẹ _ công ty con của Tổng công ty dầu khí Việt Nam :

Ngày 29/05/1995 Tổng công ty dầu khí Việt Nam được thành lập theo Quyếtđịnh số 330/TTG của Thủ tướng Chính phủ Tổng công ty dầu khí Việt Nam là mộtdoanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước và là một trong các Tổng công ty thực hiệnchuyển đổi sang mô hình công ty công ty mẹ _công ty con mà công ty mẹ là tổngcông ty dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ phần vốnthuộc sở hữu Nhà nước mà Tổng công ty đã bàn giao cho các công ty con Các côngty con bao gồm công ty trách nhiệm hữu han một thành viên 100% vốn của Tổngcông ty dầu khí Việt Nam và công ty cổ phần

Là một doanh nghiệp độc lập của Việt Nam hoạt động theo Luật doanh nghiệp vàlà một doanh nghiệp đặc biệt của Nhà nước đang thực hiện ngành kinh tế mũi nhọncủa nền kinh tế quốc dân Đúng với cái tên của nó, Tổng công ty dầu khí Việt Namhoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vậnchuyển, làm dịch vụ về dầu khí, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu thô, các sảnphẩm dầu khí, tiến hành các hoạt động kinh doanh khai thác do Nhà nước giao Sảnphẩm, hàng hoá chủ yếu là dầu thô, khí đốt, các sản phẩm chế biến từ dầu thô và khíthiên nhiên thông qua các hợp đồng dầu khí trong nước và ngoài nước Năm 1999,Tổng công ty dầu khí Việt Nam đạt doanh thu khoảng 28000 tỷ đồng nộp ngân sáchNhà nước 14000 tỷ đồng, chiếm gần 20% ngân sách Nhà nước; sản lượng dầu đạt15 triệu tấn; khí hoá lỏng đạt 220.000 tấn , dịch vụ thu từ dầu khí đạt xấp xỉ 200triệu $.

Trong nội bộ Tổng công ty, việc đổi mới đã được thực hiện ở tát cả các khâu từquản lý cho đến điều hành sản xuất kinh doanh, cơ cấu và hoạt động của côngty.Đặc biệt là quy rõ trách nhiệm, quyên hạn, mối quan hệ giữa công ty mẹ và côngty con làm cho các công ty có thể hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thểthống nhất, gắn kết hữu cơ, trông đó công ty mẹ là hạt nhân của cả Tổng công ty

II.2 Những thành công đã đạt được :

Trang 11

Mô hình công ty mẹ _ công ty con tuy mới áp dụng thí điểm song nhìn tổng thểmô hình này có nhiều diểm tiến bộ so với các mô hình doanh nghiệp Nhà nướckhác, cụ thể là mô hình Tổng công ty

Trước hết đây là mô hình cho phép kết hợp một cách hài hoà các loại hình sở

hữu trong phạm vi một doanh nghiệp Giữa các loại hình doanh nghiệp Nhà nước,công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có sự đan xen với nhau, hỗ trợ nhaucùng phát triển Khả năng chi phối của doanh nghiệp Nhà nước đối với các thànhphần kinh tế được duy trì trên cơ sở định hướng chiến lược thị trường công nghệ,lực lượng khoa học kỹ thuật …Dựa trên quan hệ tài chính với các mức độ khácnhau, việc huy động vốn cho các thành phần kinh tế được thuận lợi, quá trình tích tụvà tập trung vốn được đẩy mạnh Việc mở rộng áp dụng quy mô này là hướng quantrọng để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tiếntới hoạt động theo bộ luật Doanh nghiệp thống nhất ở nước ta.

Thứ hai : tạo ra cơ sở để giải quyết mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Nhànước theo hướng nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị tự chủ Cácquan hệ bước đầu đi vào thực chất hơn chứ không chỉ mang tính hành chính, mệnhlệnh thu nộp Điều này khắc phục được hạn chế của mô hình Tổng công ty đang ápdụng hiện nay Mối liên hệ giữa các doanh nghiệp thành viên thông qua các hợpđồng kinh tế, bình đẳng, cùng có lợi

Thứ ba : các công ty mẹ và các công ty con đã vươn lên thích nghi với cơ chế mới,mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dang hoá ngành nghề sản phẩm, mởrộng liên doanh liên kết với nhiều tổ chức Nhờ cơ chế góp vốn linh hoạt thông quahình thành mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con đã ttạo điều kiện chodoanh nghiệp Nhà nước phát triển về quy mô, nămg lực ngày càng lớn mạnh vàvượt phạm vi một nghành, một lĩnh vực, quốc gia để từ đó hình thành nên những tậpđoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước Sản xuấtkinh doanh liên tục tăng trưởng qua nhiều năm.

Trang 12

Thứ tư : Việc áp dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con này cho phép chúng tađẩy nhanh tiến trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước Cổ phần hoá một bộ phậndoanh nghiệp Nhà nước không làm yếu đi doanh nghiệp đó như một số Tổng côngty đã gặp phải , ngược lại cho phép huy động thêm nguồn lực xã hội đầu tư vào sảnxuất kinh doanh mà vai trò chủ ddạo của kinh tế Nhà nước vẫn được bảo đảm Việccho phép các doanh nghiệp độc lập có thể tụe nguyện tham gia vào tor chức mô hìnhcông ty mẹ _ công ty con mở ra hướng để đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước yếukém về hiệu quả , nhỏ bé về quy mô

II.3 Những tồn tại và vướng mắc

Tuy so với các mô hình khác thì mô hình công ty mẹ _ công ty con có nhiều ưuđiểm và đẫ đạt được những thành công trên những bước đầu hoạt động song nó còntồn tại một số vấn đề :

Thứ nhất : tư tưởng chuyển đổi ồ ạt các doanh nghiệp Nhà nước độc lập , các

công ty không đủ điều kiện tiếp tục tồn tại theo Quyết định 58/2002/QD_TTg lạichuyển sang mô hình này với hy vọng vẫn được tồn tại là doanh nghiệp Nhà nước(theo mô hình mới ) Việc chuyển đổi ồ ạt trong những năm qua đã cho chúng tanhững bài học khá đắt mà hậu quả của nó hiện tại vẫn chưa được khắc phục (đồngloạt chuyển đổi các liên hiệp xí nghiệp sang mô hình Tổng công ty là một ví dụ ).Do đó gần đây chúng ta có những chủ trươnghạn chế việc thành lập mới nhữngdoanh nghiệp Nhà nước khi chưa hội tụ đủ điều kiện và ngừng thành lập Tổng côngty thì một số đã tìm cách ‘‘lách’’ bằng cách rất tích cực hưởng ứng chủ trươngchuyểnđổi Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình công ty mẹ _ côngty con Thực chất vấn đề ở đây là một số doanh nghiệp Nhà nước muốn chuyển cácđơn vị phụ thuộc hoặc chi nhánh thành các doanh nghiệp Nhà nước độc lập _côngty ‘‘con ’’ để mình được lên làm “mẹ”, nhằm đạt được quyền quyết định, áp dụngcơ chế tiền lương …Công ty mẹ cũng có lợi mà các công ty con cũng có lợi chỉ cóNhà nước là bị thiệt

Trang 13

Thứ hai: Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX

nêu rõ “ thí điểm, rút kinh ngiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển Tổng công tysang hoạt động theo mô hình công ty mẹ _ công ty con …” chúng ta đã làm sai Nghịquyết của Đảng Mới bắt đầu thí nghiệm chưa rút được kinh nghiệm đã vội vàngnhân rộng ( cho những đối tượng mà Nhà nước không cần 100% vốn sở hữu) ’

Thứ ba: một trong những sự thiếu sót của ta khi chuyển nền kinh tế sang hoạt

động theo cơ chế thị trường là khung pháp lý Thực tiễn của Việt Nam được tổng kếttừ các cuộc thí điểm, thực nghiệm, từ chính cuộc sống Nhiều văn bản pháp quy mớiđưa ra áp dụng đã không thấy sát thực tế rồi, nên cuộc sống không chấp nhận vànhiều khi ta lại dùng các biện pháp hành chính để đua vào cuộc sống

Thư tư : Một vấn đề vướng mắc mà các doanh nghiệp thường gặp phải đó là gặp

khó khăn trong việc huy động vốn Hiện nay và trong giai đoạn sắp tới, các công tymẹ, công ty con đang cần một khối lượng vốn khổng lồ phục vụ cho hoạt động sảnxuất, kinh doanh và đầu tư Nguồn vốn cần huy động lớn; đảm bảo được đáp ứngkịp thời, các công ty mẹ phải xây dựng kế hoạch huy động vốn rất quy mô Tuynhiên phần lớn nguồn vốn hiện nay là vay ngân hàng thương mại trong nước, nhưngtrên thực tế các ngân hàng cũng không hứng thú lắm đối với các khoản vay này dolãi suất thấp Do vậy có thể nói huy động vốn của các công ty mẹ _ công ty conđang gặp nhiều khó khăn và bế tắc.

Thứ năm : Trong mô hình công ty mẹ _ công ty con sẽ tồn tại hai dòng thẩm

quyền và hai loại lợi ích :thẩm quyền và lợi ích của cả tập đoàn và thẩm quyền , lợiích nội bộ của các công ty thành viên Khi hai dòng thẩm quyền cùng tác động sẽtạo ra khó khăn trong quản lý điều hành và khi hai loại lợi ích không thống nhất sẽtạo ra mâu thuẫn giữa các chủ thể , gây ảnh hưởng đến không chỉ cho tình hình hoạtđộng của các công ty mà còn ảnh hưởng đến các thành viên của công ty.

II.4 Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước hoàn thiện mô hình công ty mẹ _công ty con :

Trang 14

Để đáp ứng sự phát triển của lực lượng sản xuất, quy mô thị trường ngày cành mởrộng và bước vào thế kỷ XXI thì cần thiết phải xây dựng, hoàn thiện và phát triểnmô hình công ty mẹ _ công ty con về quy mô, về công nghệ và thông tin trong cạnhtranh thị trường, có khả năng hoạt động kinh doanh toàn cầu là yêu cầu khách quanở Việt Nam Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước ta, xin góp một số giải phápcơ bản nhằm xây dựng và phát triển mô hình công ty mẹ _ công ty con ở nước tanhư sau:

Một là : Xây dựng khung pháp lý , cơ chế chính sách phải đồng bộ thống nhất,

chặt chẽ : cần tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành công ty mẹ _ công ty con trongmột tổng công ty Để ra đời công ty mẹ, công ty con cần phải có cơ sở pháp lý vớinhững văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng về sự tồn tại, trách nhiệm cũng như cáchoạt động của nó Một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thành công của cácdoanh nghiệp là có được cơ chế chính sách hợp lý thống nhất và chặt chẽ để trướctiên tạo diều kiện ổn định cho hoạt động sản xuát kinh doanh, chiến lược phát triểnkinh tế và bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, giúp cho chính phủ quản lý nềnkinh tế một cách chặt chẽ.

Hai là : cần phải xây dựng và phát triển mô hình công ty mẹ _ công ty con có trọng

điểm và có chọn lọc phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam Cần phải đẩynhanh quá trình tích tụ tập trung hoá và chuyên môn hoá; từ yêu cầu liên kết kinh tếtrên cơ sở yêu cầu khách quan của sự phát triển nền kinh tế Không nên tiến hànhchuển đổi mô hình một cách ồ ạt, cần tính toán kỹ càng, có trọng tâm trọngđiểm.Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanhnghiệp lớn ) có vai trò rất lớn , có tác động thúc đẩy và tạo phát triển vững chắc chonền kinh tế

Ba là: trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay thì các doanh nghiệp Nhà nước

Việt Nam chưa đủ sức để tự mình cạnh tranh trên thị trường quốc tế nên vai trò điềutiết vĩ mô và sự hỗ trợ mang tính chiến lược của Nhà nước là yếu tố không thể thiếu

Trang 15

trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam Trong điềukiện phát triển từ một điểm xuất phát thấp như nước ta hiện nay thì sự hỗ trợ củaNhà nước có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện ở một số lĩnh vực như :

- Hình thành môi trường kinh doanh và phát triển thuận lợi và bền vững chocác doanh nghiệp

- Định hướng và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực , chất xám và đào tạo cán bộ ,công nhân viên cho các doanh nghiệp

- Hình thành cơ chế hỗ trợ về vốn và đầu tư tài chính

- hỗ trợ về công nghệ và đầu tư phát triển công nghệ mới …

Tuy nhiên Nhà nước cũng không dược can thiệp quá sâu vào tình hình hoạt độngcủa các doanh nghiệp mà chỉ đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của các doanhnghiệp theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Bốn là : Cần phải cải tổ điều chỉnh mô hình công ty mẹ _ công ty con trên một số

nội dung chủ yếu sau đây:

- Cơ cấu lại vốn của công ty mẹ, công ty con Phần vốn của Nhà nước tại côngty mẹ và các công ty con nên cơ cấu lại thành vốn cổ phần của Nhà nước giaocho Hội đồng quản trị đại diện chủ sở hữu , phát hành thêm cổ phiếu huy độngvốn ngoài xã hội

- Tổ chức sắp xếp lại các công ty con theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số20/TTG ngày 21/4/1998 , bổ sung và đào tạo nguồn nhân lực.

- Tạo chất keo dính kết giữa công ty mẹ và các công ty con trên cơ sở gắn vớicác quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích trong các tập đoàn kinh tế và phải tạođược lực hút lẫ nhau trong quá trình phát triển

- Cần phải thành lập công ty tài chính làm trụ cột để huy động vốn, cung cấpvốn đầu tư cho các công ty con theo kế hoạch phát triển kinh tế của các dự ánvà các kinh nghiệm nước ngoài.

Trang 16

Năm là: Cần xác định rõ con đường và bước đi phù hợp với điều kiện hoàn cảnh

cụ thể của Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Do vậy cầnphải chọn khâu đột phá để phát triển các tập đoàn kinh doanh mạnh từ các công tysản xuất, đây là lĩnh vực mà chúng ta có lợi thế so sánh hơn cả và lấy hoạt động sảnxuất làm hạt nhân , vì các công ty thương mại của chúng ta còn yếu cả về vốn , kinhnghiệm quản lý kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh, trình độ tổ chứcquản lý khoa học _công nhgệ …Các tập đoàn kinh doanh được hình thành trên cơ sởcác Tổng công ty Nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế Đồng thờichú trọng sự lựa chọn mô hình thích hợp cho công ty tập đoàn hoạt động đạt hiệuquả cao, đáp ứng mục đích của chúng.Không nênấn định quy mô hoạt động của cáctập đoàn, bởi vì xét về phương diện vốn, doanh thu và số công ty con tham gia là tuỳthuộc vào trình độ quản lý và phương tiện kỹ thuật, vào điều kiện cụ thể của từngquố gia, trong từng ngành (lĩnh vực) và từng giai đoạn khác nhau Rập khuôn máymóc theo một mô hình nào đó sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí còn gây nênnhững tác hại khôn lường đối với sự phát triển của nền kinh tế Xuất phát từ điềukiện cụ thể của nước ta , cần phải lựa chọn mô hình công ty mẹ _ công ty con đadạng về ngành nghề , sở hữu phạm vi hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý và nội dunghoạt động phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, tạo sức mạnh cho nền kinhtế phát triển, có nhu cầu và khả năng phát triển mang lại lợi ích cho quốc gia

Sáu là : khuyến khích và đẩy mạnh các hình thức liên doanh, liên kết xây dựng các

nhà thầu Bởi vì trong khi trình độ sản xuất kinh doanh của các công ty mẹ, công tycon và các doanh nghiệp khác còn thầp thì đây là hình thức hiệu quả để họ trực tiếptiếp cận các nhà kinh doanh nước ngoài, từ đó học hỏi kinh ngiệm nâng cao nănglực thành lập các mô hình công ty mẹ _ công ty con mạnh của nước mình.

Bảy là : các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ _ công ty

con có thể hình thành từ những cách thức ( con đường) khác nhau Đa dạng hoátrong hoạt động sản xuất kinh doanh, về ngành nghề sở hữu, nhưng trong đó vẫn

Trang 17

phải xác định rõ ngành (lĩnh vực) then chốt của các công ty này, có như vậy mớingăn ngừa sự phát triển “quá nóng” của các công ty và làm giảm sự độc quyền củacác công ty này

Tám là : Khuyến khích cạnh tranh và hợp tác lành mạnh Cạnh tranh là một trong

những đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường , không có cạnh tranh thì không cónền kinh tế thị trường Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều thừanhận cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là động lực của sự phát triển, màcòn là yếu tố quan trọng lành mạnh hoá các quan hệ xã hội nền kinh tế thị trườngkhi vận hành phải tuân thủ những quy luật kinh tế khách quan riêng của mình , trongđó có quy luật cạnh tranh Theo quyluật này , các doanh nghiệp phải không ngừngcải tiến máy móc , thiết bị công nghệ nâng cao năng suất lao động và chất lượng sảnphẩm để dành ưu thế so với đối thủ của mình Kết quả là ai mạnh cả về khả năng vậtchất và trình độ kinh doanh sễ là người chiến thắng Cạnh tranh là động lực hay nhưA.Smith gọi là “bàn tay vô hình” , thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Nếu lợinhuận thúc đẩy cá nhân tién hành sản xuất kinh doanh thì cạnh lại bắt buộc và thôithúc họ phải điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nào cho có hiệu quả caonhất, cạnh tranh là môi trường tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường không cócạnh tranh sẽ không có sự năng động và sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinhdoanh Song xã hội chỉ chấp nhận hành vi cạnh tranh lành mạnh bằng các phươngthức sản xuất và chu chuẻn hàng hoá một cách khoa học , hiệu quả chứ không thừanhận các hành vi cạnh tranh bằng các thủ đoạn lừa đảo không trong sáng Vì vậykhông những thừa nhận cạnh tranh mà còn phải khuyến khích cạnh tranh ( cả cạnhtranh quốc tế) đồng thời phải đẩy mạnh hợp tác Điều này đã được chứng minh rấtrõ Trên thực tế , tất cả các quốc gia trên thế giới trong khi cạnh tranh gay gắt vớinhau vẫn phải hợp tác, liên kết với nhau, đẩy mạnh hội nhập vào khu vực và trên thếgiới Do đó cạnh tranh và hợp tác cần được quan tâm đúng mức và cần được đẩymạnh và phát triển.

Trang 18

Chín là: quan tâm đào tạo nguồn nhân lực , đặc biịet là đội ngũ các chủ doanh

nghiệp , đôi ngũ các nhà quản lý kinh tế và quản tri kinh doanh có kiến thức có bảnlĩnh , dám quyết đoán và dám chịu trách nhiệm ; năng động trong cơ chế thi trường ;có khả năng dự báo và giải quyết nhanh nhạy các tình huống xảy ra trong hoạt độngsản xuất kinh doanh có chính sách khuyến khích đào tạo , bồi dưỡng sử dụng nhântài, kịp thời ,đúng lúc chính sách đãi ngộ phù hợp và thích đáng với chất lượng ,trình độ lãnh đạo của cán bộ , công nhân viên , chính sách ràng buộc chặt chẽ giữalợi ích và trách nhiệm tạo lực đẩy thúc họ phấn đấu lên Xử lý kịp thời và nghiêmminh với những cán bộ quản lý làm thất thoát tài sản của công ty.Đây là nhiệm vụcó tính chiến lược , tầm quan ttrọng hàng đầu không chỉ xuất phát từ yêu cầu nângcao chất lượng nguồn nhân lực kinh tế mà nó còn tạo ra những chủ thể kinh tế củamột xã hội công bằng , dân chủ , văn minh ; có khả năng tiếp thu tinh hoa văn hoátruyền thống của dân tộc Đào tạo con người là động lực trực tiếp của sự phát triểnkinh tế Phát triển giáo dục _đào tạo là phát triển mặt chất lượng của nguồn nhânlực, yếu tố quyết định năng suất , chất lượng , hiệu quả và thành tựu phát triển kinhtế xã hội ,đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các công ty các tập đoàn kinh doanh, tạo lực cho nền kinh tế đi lên hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách vữngchắc.

Trang 19

KẾT LUẬN

Trong tình hình của đất nước ta hiện nay, với nền kinh tế ngày càng phát triển đãtạo ra một môi trường kinh tế rất tốt cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinhdoanh Tuy nhiên cơ chế thị ttrường bao giờ cũng tạo ra những cơ hội và không ítcác thách thức buộc các nhà doanh nghiệp phải luôn luôn cải tiến công nghệ , nângcao chất lượng sản phẩm thì mới có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trương không chỉtrong nước mà còn trên thế giới.

Một vấn đề không chỉ có các doanh nghiệp lớn quan tâm mà còn cả chính phủ đólà tổ chức các doanh nghiệp theo mô hình nào: mô hình Tổng công ty hay mô hìnhcông ty mẹ _ công ty con ? Từ kinh nghiệm trên thế giới và việc đúc rút những kinhnghiêm trong quá trình thục hiên thí điểm ở một số Tổng công ty, chúng ta có thểnói rằng mô hình “công ty mẹ _ công ty con” là một mô hình năng động, tạo ra sựtiến bộ vượt bậc cho các doanh nghiệp thông qua mối quan hệ hữu cơ giữa công tymẹ với các công ty con Hơn nữa nó còn có ưu việt là phát huy được tính tự chủ tíchcực của các công ty con và đồng thờ tạo ra được một sức mạnh to lớn nhờ sự liên

Trang 20

kết chặt chẽ giữa công ty mẹ và các công ty con do đó đủ sức cạch tranh trên thịtrường đầy khốc liệt như hiện nay.

Quá trình thực hiện thí điểm chuyển sang mô hình “công ty mẹ _ công ty con” nàychắc chắn sẽ giúp chúng ta có những nhận thức đúng đắn hơn về mô hình nay, tìmra dược cơ chế chuyển đổi có hiệu quả hơn sang mô hình mới Việc coi trọng nghiêncứu, tổng kết, rút ra kinh nghiêm sau giai đoạn thí nghiêm sẽ cho phép chúng ta mởrộng diện áp dụng Tuy nhiên càn phải thấy rằng không phải Tổng công ty Nhànước nào, doanh nghiệp nào đều có thể áp dụng mô hình “công ty mẹ _ công ty con”có hiệu quả vì sự ra đời của mô hình này phải tuân theo quy luật tích tụ và tập trungcủa thị trường Mô hình công ty mẹ _ công ty con là một mô hình mới mẻ ở ViệtNam do đó rất cần sự quan tâm đúng đắn của Chính phủ, của các doanh nghiệp vàcủa tất cả chúng ta để giúp ngày càng hoàn thiện mô hình này

Trang 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Kinh tế chính trị Mac_Lênin (trường ĐH Kinh tế Quốc dân.2 Luật doanh nghiệp

3 Tạp chí kinh tế và phát triển số 5,11,12/2001;3,4,7/2002.4 Tạp chí dự báo số 5,6,9/2001.

Ngày đăng: 19/11/2012, 16:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w