Biến chứngbànchânởbệnhnhânđáitháođường
Các nguyên nhân thuận lợi gây loét bànchân
Biến chứng thần kinh: Biếnchứng thần kinh, gặp ở khoảng 40% BN ĐTĐ,
làm giảm khả năng cảm nhận đau, nóng hay lạnh, đồng nghĩa với việc bạn sẽ
không thể cảm nhận được chân đã bị tổn thương. Bạn có thể dẫm lên 1 cái đinh
hoặc 1 hòn sỏi nhưng vẫn đi suốt cả ngày mà không hề hay biết, tương tự chânbạn
cũng có thể bị 1 vết xước hoặc vết rách nhưng không biết nên không được điều trị
kịp thời và chỉ khi chânbạn sưng to lên hoặc có nhiễm trùng nặng thì bạn mới
biết, khi đó là đã ở giai đoạn muộn, điều trị thường không đạt kết quả tốt.
Mạch máu: Các BN ĐTĐ dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị hẹp
hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể. Theo các nghiên
cứu, có khoảng 20% BN ĐTĐ có hẹp hoặc tắc các động mạch ở chân. Hiện tượng
kém nuôi dưỡng do máu đến ít sẽ hạn chế khả năng điều trị khỏi nhiễm trùng và
lành các vết loét. Trường hợp bị tắc hoàn toàn động mạch, bànchân và các ngón
chân có thể bị hoại tử toàn bộ.
Nhiễm trùng: Các BN ĐTĐ dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường, lý
do là đường máu cao và tuần hoàn máu kém làm cho các phản ứng bảo vệ chống
nhiễm trùng ở các BN này diễn ra chậm hơn và kém hiệu quả hơn. Đa số các BN
ĐTĐ ở Việt Nam là những người sản xuất trực tiếp tại các cánh đồng hoặc nhà
máy, họ tiếp xúc trực tiếp với các nguồn vi khuẩn rất lớn, vì vậy nếu có bất kỳ một
vết loét nào thì nguy cơ bị nhiễm trùng cũng như nguy cơ ổ nhiễm trùng lan rộng
là rất lớn.
Ngoài ra còn một số nguyên
nhân khác như béo phì (làm tăng áp
lực lên bàn chân), giảm thị lực (gây
dễ ngã hoặc chấn thương bàn chân,
khó phát hiện các tổn thương ởbàn
chân), bị bệnh ĐTĐ đã lâu, kiểm
soát đường máu kém (khó liền vết
thương), bệnh thận (gây mất
protein nên khó liền vết thương),
rối loạn mỡ máu gây xơ vữa các
động mạch cấp máu cho chân, đi
giày hoặc tất không thích hợp và
cuối cùng là những người đã có tiền
sử bị loét chân hoặc cắt cụt chân thì
nguy cơ bị loét chân cũng sẽ tăng
lên.
Tổn thương bàn chânởbệnh
nhân đáitháo đường.
Các tổn thương bànchânởbệnhnhân ĐTĐ
Biến đổi ngoài da: Bệnh ĐTĐ có thể gây những biến đổi ngoài da ởchân
như làm da khô, bong da hoặc nứt nẻ, nguyên nhân là do dây thần kinh chỉ huy các
hoạt động làm ẩm da đã bị tổn thương.
Chai chân: Chai chân hình thành nhiều do tăng áp lực ở gan bànchânở các
BN ĐTĐ. Các chai chân này cũng có thể gặp nhiều ở người bình thường nên các
BN ĐTĐ thường chủ quan và không quan tâm, chính vì vậy các chai chân này có
điều kiện phát triển nhiều hơn, dễ bị nứt, loét rồi trở thành ổ nhiễm trùng.
Biến dạng bàn chân: Do biếnchứng thần kinh nên bànchân bị mất cảm
giác, khi đó mỗi khi đứng thì người bệnh sẽ không thể điều chỉnh tư thế bàn chân,
các vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi của cơ và da kéo theo những thay
đổi của các khớp. Hậu quả là bànchân bị biến dạng, điển hình được gọi là bàn
chân Charcot (nhưng may mắn là rất ít gặp), và rất dễ bị loét tại các chỗ phải chịu
áp lực cao.
Loét chân: Hay xảy ra ở mu bànchân và ngón cái, và thường do đi giày dép
chật. Lưu ý là các vết loét thường bắt đầu chỉ là những vết xước hoặc phồng da rất
nhỏ nhưng do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên đã bị nhiễm
trùng, tiếp sau đó nhiễm trùng ngày càng lan rộng ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc
này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt lọc đều thường không
có kết quả. Vì vậy, các BN ĐTĐ cần báo ngay cho bác sĩ điều trị khi phát hiện bất
cứ tổn thương hoặc bất thường nào ở chân.
Cắt cụt chân: Khác với người bình thường, vết loét chânở BN ĐTĐ rất
khó liền vì ít khi được cung cấp đủ máu, do đó vùng tổn thương vừa không được
cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ôxy, vừa không có đủ các tế bào máu như bạch
cầu đến để tấn công vi khuẩn và các tế bào chết cũng không được dọn dẹp kịp
thời. Mặt khác, đường máu cao sẽ ức chế các hoạt động của bạch cầu, làm giảm
hiệu quả của các phản ứng viêm chống nhiễm khuẩn. Do vậy, vết thương rất dễ bị
nhiễm trùng lan rộng và khó liền, khi đó bắt buộc phải cắt cụt. Điều đặc biệt là các
động mạch có thể bị tắc hẹp ở các đoạn cẳng chân hoặc cao hơn như ở đùi nên một
số trường hợp tuy chỉ có nhiễm trùng bànchân nhưng lại cần cắt cụt đến trên đầu
gối.
Các biếnchứng b
àn
chân do ĐTĐ như biến dạng
bàn chân, loét bàn chân, hoại
tử ngón
chân là nguyên nhân
ph
ổ biến nhất trong nhóm
nguyên nhân không phải chấn
thương gây cắt cụt chânở các
nước công nghiệp phát triển.
Theo thống kê có khoảng 5-
7%
s
ố BN ĐTĐ có biếnchứng loét
bàn chân và nguy cơ bị cắt cụt
chân
ở các BN ĐTĐ cao gấp
15 - 46 lần so với người không
bị ĐTĐ. Còn tính trên ph
ạm vi
toàn thế giới thì cứ 30 giây lại
có 1 BN ĐTĐ bị cắt cụt chân.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện
sớm, điều trị kịp thời các biến
chứng bànchân thì có th
ể
ngăn ngừa đư
ợc tới 85% các
trường hợp bị cắt cụt.
Dự án phòng chống bệnhđáitháođường QG - Bệnh viện Nội tiết
Trung ương
. Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Các nguyên nhân thuận lợi gây loét bàn chân
Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh, gặp ở khoảng. thương bàn chân ở bệnh
nhân đái tháo đường.
Các tổn thương bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ
Biến đổi ngoài da: Bệnh ĐTĐ có thể gây những biến đổi ngoài da ở chân