1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Ngã ba Đồng Lộc pptx

2 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 146,3 KB

Nội dung

Ngã ba Đồng LộcĐồng Lộc, huyện Can Lộc gồm 2 làng cũ là Khiêm Ích và Điền Xá, xưa kia mới có ngã ba Khiêm Ích là chỗ rẽ từ đường 15A theo đường liên xã về Nghèn. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, trên đất Đồng Lộc có thêm đường đi Truông Kén, đường đi O Dước, đường đi Truông Bát, tạo thêm một số ngã ba. Quan trọng nhất là ngã ba Đồng Lộc, chỗ giáp nhau củaTỉnh lộ 2 đi qua ngã Ba Giang và quốc lộ 15A đi Truông Bát lên Tân Ấp (Hương Khê) để vào con đường Trường Sơn lịch sử. Tượng đài chiến thắng - Ngã ba Đồng Lộc Ngã ba Đồng Lộc như một lòng chảo nằm giữa ba dãy núi thấp: núi Trọ Voi ở phía đông bắc, núi Mũi Mác ở phía tây nam, núi Môi ở phía đông. Vây quanh ngã ba này có cầu Bạng, cầu Cóc, cầu Tối và cống 19. Khi các cầu cống trên quốc lộ IA bị địch đánh sập thì ngã ba Đồng Lộc trở thành yết hầu giao thông quan trọng nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn anh hùng. Vì thế địch tập trung hoả lực hòng biến vùng này thành vực thẳm, ngăn chặn sự chi việc của miền Bắc đối với miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của §ảng, trực tiếp là §ảng bộ Hà Tĩnh, các lực lượng bộ đội, thanh niên xung phong (TNXP), công an, dân quân sát cánh bên nhau hiệp đồng chiến đấu quyết tâm bảo vệ mạch máu giao thông. Với tinh thần quyết tâm “Tất cả cho miền Nam ruột thịt” quân và dân Hà Tĩnh đã huy động hết sức mình cùng cả nước góp phần vào cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập của dân tộc. Người dân Đồng Lộc và nhiều xã thuộc huyện Can Lộc đã có 12.600 lượt người tham gia, góp trên 185.450 ngày công, vận chuyển 45m 3 gỗ, cung cấp 22.448 cọc tre và 24.600 gánh cành, chống lầy. Tiêu biểu cho tập thể, đơn vị, cá nhân anh hùng là chiến sỹ quan sát bom La Thị Tám đứng vững liên tục trong suốt 90 ngày đêm trên đỉnh núi Mòi và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tổ rà phá bom Vương Đình Nhỏ đã có nhiều sáng kiến; tổ gạt máy Uông Xuân Lý không quản hy sinh hăng hái san lấp hố bom thông đường cho xe qua; tổ cảnh sát giao thông Nguyễn Tiến Tuẫn liên tục bám sát trận địa; các chiến sỹ đơn vị cao xạ 210 thuộc F367 đã đánh trả quyết liệt máy bay địch bảo vệ những chuyến xe, chuyến hàng vượt qua trọng điểm một cách an toàn và trong những tập thể cá nhân điển hình đó nổi bật là tập thể 10 cô gái tiểu đội 4 thuộc tổng đội 55 TNXP do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng đã lập nhiều chiến công oanh liệt. Cuộc sống, sinh hoạt giữa vùng chảo lửa của cuộc chiến tranh đời sống vật chất cũng như tinh thần gặp nhiều khó khăn, nhưng các chị: Võ Thị Tần, Hồ Thị Cúc, Nguyễn Thị Nhỏ, Hà Thị Xanh, Trần Thị Rạng, Nguyễn Thị Xuân, Võ Thị Hà, Trần Thị Hường, Võ Thị Hợi, Dương Thị Xuân vẫn luôn lạc quan yêu đời, thương yêu, đoàn kết động viên nhau không quản ngày đêm cùng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Tiểu đội 4 đã đào đắp hàng ngàn m 3 đất đá, san lấp hàng ngàn hố bom, hướng dẫn hàng trăm chuyến xe, cứu hàng trăm chuyến hàng và 10 cô gái TNXP Ngã ba Đồng Lộc đã để lại nhiều kỷ niệm, tình cảm, ấn tượng đẹp cho chiến sỹ, đồng đội, cho những đoàn xe chở hàng vượt qua chảo lửa trên đường hành quân vào mặt trận. Ngày 24-7-1968 cùng một lúc 10 cô gái trong tiểu đội TNXP Võ Thị Tần đã anh dùng hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ. Các chị đã hiến trọn cả tuổi đời thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng đất nước và “Tên tuổi của 10 cô đã được nhân dân cả nước và bạn bè thế giới nhắc đến như một kỳ tích anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng”. Với cống hiến to lớn đó năm 1972 tiểu đội TNXP Võ Thị Tần đã được Nhà nước tặng thưỏng các huân chương và truy tặng danh hiêu Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau khi chiến tranh kết thúc được sự giúp đỡ của các ban ngành cấp tỉnh, của các bộ ngành TW, khu chứng tích chiến tranh Ngã ba đồng Lộc đã đựợc bảo vệ và tôn tạo một số công trình có ý nghĩa tưởng niệm. Năm 1988, Ngã ba Đồng Lộc được Nhà nước công nhận là di tích Quốc gia, Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh chọn làm trưòng học giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Hiện nay được sự quan tâm của Bộ VHTT,Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, khu di tích Ngã ba Đồng Lộc được quy hoạch tổng thể, đầu tư kinh phí lớn với nhiều hạng mục qui mô đã, đang đưa vào sử dụng như: Tượng đài chiến thắng; quảng trường cụm biểu tượng ngành Giao thông vận tải, các lực lưọng công an, bộ đội đã tham gia bảo vệ và chiến đấu tại địa danh lịch sử này; nhà trưng bày bảo tàng Ngã ba Đồng Lộc; nhà truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam; nhà bia tưởng niệm; khu mộ 10 cô; một số hạng mục khác đã và đang có kế hoạch nâng cấp, xây dựng mới.v.v các dãy núi xưa kia chịu sự cày xới của bom đạn nay đã được phủ một màu xanh đầy sức sống. . Ngã ba Đồng Lộc Xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc gồm 2 làng cũ là Khiêm Ích và Điền Xá, xưa kia mới có ngã ba Khiêm Ích là chỗ rẽ từ. trên đất Đồng Lộc có thêm đường đi Truông Kén, đường đi O Dước, đường đi Truông Bát, tạo thêm một số ngã ba. Quan trọng nhất là ngã ba Đồng Lộc, chỗ

Ngày đăng: 21/01/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w