Nhữngđiềucầnbiết để cómột
trái tim khỏe
Để cómộttráitimkhỏe mạnh, bạn hãy tham khảo 5 tiêu chí dưới đây
để giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đồng nghĩa với đó là 5 cách để
chăm sóc và bảo vệ tráitim của bạn.
1. Giảm cân
Nếu bạn thuộc đối tượng dư thừa cân nặng, béo phì thì điều này đồng nghĩa
với việc hàm lượng cholesterol trong cơ thể bạn sẽ tăng cao hơn mức bình thường.
Trong trường hợp này nếu muốn cắt giảm hàm lượng cholesterol độc hại
trong máu, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm cách giảm cân sẽ là một trong
những phương pháp hữu hiệu. Bằng việc giảm được từ 2 - 4 kg trọng lượng cơ thể
sẽ mang lại những ích lợi về mặt sức khoẻ.
Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp bạn giảm cân, tốt cho tim (Hình
minh hoạ vietbao.vn)
Muốn đạt được mục đích giảm cân, bạn cần tuân thủ một chế độ ăn uống
khoa học, lành mạnh. Một chế độ ăn được coi là khoa học phải bao gồm các loại
rau xanh và trái cây như là những thành phần chính trong bữa ăn của bạn, ngoài ra
nên hạn chế thu nạp các loại đồ ngọt, và các loại thực phẩm có hàm lượng chất
béo lớn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần duy trì thói quen luyện tập đều đặn và từ bỏ
những thói quen xấu gây tăng cân như thường xuyên ngồi "lì" nhiều giờ trước màn
hình ti vi, ăn những bữa ăn phụ với những loại thực phẩm giàu calo như khoai tây
chiên, xúc xích, đồ ăn nhanh.
2. Ăn bổ sung những thực phẩm tốt cho tim mạch
Những loại thực phẩm có lợi cho tim mạch, cũng là những loại thực phẩm
có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể.
- Chất béo có lợi: Đừng lầm tưởng rằng, mọi loại chất béo đều gây hại cho
sức khoẻ (chất béo bão hoà, chất béo trans), trái lại bên cạnh những chất béo gây
hại còn cónhững chất béo rất có lợi cho sức khoẻ (chất béo không bão hoà) có
trong các loại dầu thực vật như dầu nành, dầu mè, dầu oliu, dầu cá, thịt cá, chính
vì thế, các chuyên gia khuyên bạn mỗi tuần đừng quên bổ sung 2 bữa cá vào thực
đơn ăn uống của mình.
Ngoài ra bạn nên hạn chế thu nạp các loại thực phẩm có chứa chất béo
trans, chất béo trans là chất béo được tìm thấy trong các món rán, nướng. Bạn
cũng nên nhớ hãy kiểm tra thông tin về hàm lượng chất béo có trong sản phẩm
mỗi khi đi mua sắm đồ ăn.
3. Luyện tập mỗi ngày
Luyện tập được xem là phương thuốc quý đối với sức khoẻ, và hơn thế nữa
luyện tập còn giúp cho bạn giảm được hàm lượng cholesterol xấu ở trong máu
đồng thời tăng hàm lượng cholesterol tốt ( HDL).
Các chuyên gia khuyên bạn mỗi ngày nên dành ra từ 30 - 60 phút để tập
luyện. Hình thức tập luyện tuỳ theo sở thích và tình trạng sức khỏe của bạn.
Nhưng dù gì đi chăng nữa, bạn cũng cần nhớ rằng hãy duy trì thói quen tập luyện
đều đặn mới giúp đem lại những ích lợi như bạn mong muốn.
4. Tránh xa thuốc lá
Thuốc lá vẫn được coi là "kẻ thù" của sức khoẻ, chính là do bởi những tác
động xấu của nó gây ra. Từ bỏ thuốc lá bạn sẽ cải thiện được tình trạng sức khoẻ
và giúp hàm lượng cholesterol có lợi HDL tăng lên.
Chính vì thế, bạn hãy bằng mọi cách từ bỏ thói quen xấu này.
5. Sử dụng rượu điều độ
Uống rượu nhiều luôn gây hại cho sức khoẻ của bạn, tuy nhiên nếu uống
rượu điều độ lại đem lại cho bạn những ích lợi, giúp cho hàm lượng cholesterol tốt
tăng lên.
Mỗi ngày lượng rượu bạn thu nạp chỉ nên tối đa là 2 ly nhỏ đối với nam
giới và 1 ly nhỏ với phụ nữ. Uống quá nhiều rượu bạn sẽ phải đối mặt với những
nguy hại về sức khoẻ.
. Những điều cần biết để có một
trái tim khỏe
Để có một trái tim khỏe mạnh, bạn hãy tham khảo 5 tiêu chí dưới đây
để giảm hàm lượng. hoà, chất béo trans), trái lại bên cạnh những chất béo gây
hại còn có những chất béo rất có lợi cho sức khoẻ (chất béo không bão hoà) có
trong các loại