1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung phát triển ngành Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010

87 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 5.2, Bão lụt và áp thấp nhiệt đới: Đặc trưng của bão là gió xoáy mạnh kết hợp mưa lớn trên phạm vi rộng và di chuyển theo hướng gió, đường kính vùng bảo có thể lên đến hàng trăm kilômét, sức gió từ cấp 8 lên đến trên cấp 12. áp thấp nhiệt đới là những vùng áp suất thấp của không khí hình thành trên vùng biển nhiệt đới, sức gió ở trung tâm áp thấp nhiệt đới đạt cấp 6 - 7.

  • Theo số liệu thống kê hàng năm có khoảng 10 cơn bão trên biển đông, năm nhiều nhất 18 cơn (năm 1964), năm ít nhất 3 cơn (1925). Tần số xuất hiện bão tập trung cao ở các tháng 6 - 11, tức là trùng với thời kỳ hoạt động gió Tây Nam và dãi hội tụ nội chí tuyến. Về không gian bão thường tập trung ở nửa Bắc Biển Đông, tần số bão đỗ bộ vào bờ lớn nhất nằm ở khu vực từ Móng Cái đến Huế. Từ Khánh Hòa đến Cà Mau bão xuất hiện ít và thường vào khoảng cuối mùa gió Tây Nam (tháng 9 - 12). Vì vậy, ngành Thủy sản phải đặc biệt phòng tránh bảo lụt và áp thấp nhiệt đới vì nó sẽ trực tiếp gây thảm họa không lường được cho tàu thuyền đánh cá ở biển và làm lũ lụt ở các vùng nuôi tôm, cá.

  • 1.2.1, Chuyển đổi cơ cấu tàu cá:

  • 1.2.2, Chuyển đổi cơ cấu nghề: Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên và nguồn lợi hải sản theo hướng.

  • 1.3.1, Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ theo hướng bền vững:

  • 1.5.1. Về khai thác hải sản:

  • 1.5.2, Về nuôi trồng thủy sản:

  • 1.5.3, Về chế biến và thương mại thủy sản:

    • Tôm các loại

  • 1.2, Tính toán nhu cầu tàu thuyền đánh cá và cơ cấu nghề nghiệp: Phạm vi hoạt động khai thác hải sản của tàu cá Ninh Thuận trên ngư trường của cả nước, hướng ra khai thác ngư trường Trường Sa, DK1. Hạn chế đầu tư đóng sắm mới thuyền nhỏ dưới 50CV, sử dụng máy bộ lắp trên tàu cá và các nghề, như: lưới kéo, rút mùng,… Quản lý chặt chẽ và đi đến chấm dứt tình trạng khai thác hải sản bằng chất nổ, xung điện, chất độc và các nghề mang tính huỷ diệt để khai thác thủy sản.

    • 1.2.1, Cơ cấu tàu cá tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010:

    • 1.6.1, Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

    • 1.6.2, Công tác an ninh quốc phòng.

      • Số

    • 2.2.1, Nuôi tôm thương phẩm.

    • 2.2.2.1, Diện tích và cơ cấu vùng nuôi: Nuôi tôm sú, thẻ chân trắng thương phẩm là một hoạt động kinh tế sản xuất hàng hoá đang rất được quan tâm từ nhiều phía: Đảng, Chính phủ và nhân dân do lợi nhuận mang lại cao, thị trường rộng lớn và giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Tôm nuôi ở Ninh Thuận mặc dù đã khẳng định là đối tượng nuôi chủ lực nhưng do hạn chế về điều kiện đất đai nên không thể phát triển với quy mô diện tích lớn. Gần như phntoàn bộ diện tích vùng triều, trên cát đều được quy hoạch đầu tư và tổ chức sản xuất.

      • 2.2.1.2, Hình thức, sản lượng nuôi tôm theo từng huyện, thị.

      • 2.2.1.3, Kỹ thuật nuôi tôm sú, thẻ thương phẩm trên vùng đất cát.

    • 2.2.3, Nuôi cá nước lợ: Khả năng nuôi cá nước lợ Ninh Thuận không lớn, chủ yếu nuôi trong ao đìa sau khi kết thúc vụ nuôi tôm. Trong những năm qua, một số hộ đã tiến hành nuôi cá rô phi đơn tính và cá măng sau vụ nuôi tôm, nhưng chưa thể phát triển mạnh vì cá rô phi đơn tính có thể chủ động giống nhưng không có thị trường tiêu thụ và giá bán thấp, cá măng có thị trường tiêu thụ nhưng nguồn giống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên thường hiếm và không ổn định.

    • 2.2.4, Nuôi trồng thủy đặc sản.

    • 2.2.4.1, Trồng rong sụn: Quy hoạch trồng rong sụn đến năm 2010

  • 2.3, Quy hoạch nuôi biển:

    • 2.3.1, Nuôi thương phẩm.

    • 2.3.3, Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm: Sau thời gian nuôi từ 8-12 tháng tùy vào cỡ giống, mật độ nuôi và mức độ đầu tư tôm có thể đạt khối lượng từ 1,2 kg/con trở lên ta tiến hành thu tỉa những con có khối lượng lớn, cứng vỏ, không mang trứng vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Phương pháp vận chuyển đến nơi tiêu thụ tương tự như cách vận chuyển tôm giống đến nơi thả nuôi.

  • 2.4, Quy hoạch nuôi trồng thủy sản vùng nước ngọt.

  • 2.4.1, Qui hoạch diện tích và sản lượng nuôi: Tập trung phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá chim trắng, cá bông lau, cá chẻm, cá tra, cá bống tượng, cá sặc rằn, thác lác, cá lóc bông,… đối với nuôi cá hồ chứa đối tượng nuôi vẫn chủ yếu dựa vào các đối tượng truyền thống như: trắm cỏ, trôi, mè, chép, rô phi,…

    • 2.4.2, Hình thức nuôi: Diện tích nuôi nước ngọt đến năm 2010 là 910 - 1.000 ha, trong đó: diện tích nuôi trong các ao đìa vùng chuyên canh ở Văn Hải và Lâm - Lương Sơn 87 ha, nuôi ghép xen canh vào mùa mưa ở khu vực Tân Hộ Hải 64 ha và vùng trũng có địa hình thấp lúa 1 vụ 316 ha, nuôi lồng bè trong các hồ chứa thủy lợi 453 ha.

      • 2.5, Quy hoạch sản xuất giống thủy sản: Triển khai thực hiện quyết định 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống Thủy sản, Thông tư 04/2000/TT-BTS của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện quyết định 103/2000/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ và một số văn bản khác có liên quan, nhằm phát triển mở rộng năng lực các cơ sở sản xuất giống trên cơ sở đầu tư của Nhà nước về hạ tầng, đồng thời có chính sách ưu đãi thu hút phát huy nguồn lực từ các thành phần kinh tế cùng với triển khai cho vay vốn trung, dài hạn đối với các cơ sở doanh nghiệp sản xuất giống thủy sản (tôm sú, tôm thẻ, ốc hương, cá nước ngọt,...) có đủ điều kiện sản xuất kinh doanh theo quy định trong các vùng quy hoạch, đặc biệt tại các khu quy hoạch tôm giống,...

  • 2.6, Quy hoạch nuôi Artemia.

    • 2.6.1, Giới thiệu đối tượng: Từ rất lâu Artemia đã được phát hiện như là một loại thức ăn rất lý tưởng cho các đối tượng trong nuôi trồng thủy sản, hầu như các loài thủy sản sinh sản nhân tạo đều sử dụng trứng bào xác Artemia làm thức ăn trong giai đoạn ấu trùng. Trứng bào xác với các đặc tính ưu việt như có thể giữ khô trong nhiều năm, khi cần sử dụng chỉ việc cho ấp nở trong nước biển là được một loại Artemia ấu trùng có kích thước nhỏ phù hợp cỡ mồi của ấu trùng thủy sản được nuôi, có giá trị dinh dưỡng cao nhờ hàm lượng lớn Protein và axit béo không no HUFA và toàn bộ cơ thể được sinh vật khác sử dụng trực tiếp mà không phải qua xử lý. Trên thế giới Artemia được phân bố rộng khắp ở các ruộng muối và các hồ nước mặn với khoảng 250 dòng khác nhau.

    • 2.6.2, Tiềm năng phát triển: Với những đặc điểm khí hậu Ninh Thuận có đầy đủ những điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi Artemia thu sinh khối và trứng. Dây chuyền làm muối ở Ninh Thuận thường được chia làm 2 đến 3 khu chưng phát rất thuận lợi cho nuôi Artemia (thời gian giữ nước ở một chưng phát kéo dài).

    • Nguồn nguyên liệu được xác định chủ yếu từ đánh bắt và nuôi trồng tại điạ phương, ngoài ra còn thu hút thêm một phần nguyên liêu từ ngoài tỉnh vào chế biến, cụ thể được tính toán như trên.

    • 3.3, Quy hoạch các cơ cấu mặt hàng chế biến xuất khẩu: Trên cơ sở nguồn nguyên liệu khai thác tại địa phương, mua ngoài và dự báo khả năng đưa từng loại nguyên liệu thủy sản vào chế biến xuất khẩu theo nhu cầu của thị trường. Từng bước đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và chuyển từ những mặt hàng dưới dạng bán thành phẩm sang những mặt hàng có giá trị gia tăng. Coi trọng những thị trường dễ tính, đòi hỏi chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm bình thường đến những thị trường có chất lượng sản phẩm cao theo tiêu chuẩn HACCP. Vì vậy trong tương lai mặt hàng xuất khẩu của Ninh Thuận rất phong phú về chủng loại và đa dạng về phẩm cấp theo một số nhóm hàng chính sau đây:

    • 3.3.1, Nhóm sản phẩm tôm đông lạnh:

    • Nhóm sản phẩm tôm đông lạnh dự kiến đưa nguồn nguyên liệu vào chế biến 46-47% tổng sản phẩm, chiếm tỷ trọng giá trị lớn 63,3%. Sản phẩm chủ yếu là con tôm sú, thẻ chế biến các mặt hàng có giá trị giá tăng dưới dạng IQF (PTO, PTO luộc, HLSO, tẩm bột ...) thị trường chính là Nhật, Bắc Mỹ, Châu Âu. Tôm càng xanh HOSO, HLSO thị trường EU. Tôm hùm chủ yếu giữ sống xuất khẩu các nước Nhật và trong khu vực. Các loại tôm nhỏ như tôm chì, sắt, mũ ni, rảo, đất chế biến dưới dạng Block xuất sang thị trường Nhật, các nước trong khu vực.

    • 3.3.2, Nhóm sản phẩm cá:

    • Dự kiến đưa 54-55% nguồn nguyên liệu có khả năng vào chế biến xuất khẩu với tổng giá trị chiếm tỷ trọng 19,7%. Tập trung vào cá biển nguyên con, Fillet đông lạnh như cá thu, ngừ, nục, bạc má,...; các loại cá tẩm gia vị như cá chỉ vàng, đổng,...; cá xuất sống như cá mú, hồng ...; các mặt hàng có giá trị gia tăng như: cá cơm hấp luộc phơi khô, cá tẩm bột, xiên que,... xuất chính vào các thị trường Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và các nước trong khối ASEAN.

    • 3.3.3, Nhóm nhuyễn thể, chân đầu:

    • Dự kiến đưa đến 80% nguồn nguyên liệu vào chế biến xuất khẩu với giá trị chiếm tỷ trọng 13,3%, gồm các mặt hàng chủ yếu: Mực nang Fillet, Shashimi, Sushi, Slit, lột da IQF... khô nướng tẩm gia vị,... Mực ống cắt khoanh, lột da,... Bạch tuộc cắt luộc,...thị trường xuất khẩu chính là Nhật, Hàn quốc, Đài Loan,...

    • 3.3.4, Nhóm sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh và thủy sản khác:

    • Chiếm tỷ trọng giá trị 3,7%, bao gồm: sò huyết, ốc hương, nghêu, điệp,

    • cua, ghẹ,... và các sản phẩm cao cấp, xuất sang các thị trường trong khu vực Châu Á.

      • - Đối với nhóm hàng thủy sản khô xuất khẩu: Cũng cần tham gia vào hiệp hội tạo thế mạnh trong việc xuất khẩu sang thị trường Trung quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước trong khối Asean. Thực hiện cải tiến phương thức cung và chất lượng sản phẩm, bao bì mẫu mã, chi phí vận chuyển,...

      • - Xuất khẩu thủy sản sống: Được thực hiện theo phương thức đặt hàng và các hợp đồng đã được ký kết, để thu gom hoặc làm đại lý cho các đầu nậu, người nuôi và khai thác đủ số lượng, giữ sống bán cho các chủ hàng nước ngoài ở Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan,...

    • 3.7.2, Phát triển hệ thống thương mại thủy sản nội địa: Trên cơ sở giữ vững và ổn định thị hiếu tiêu dùng của thị trường truyền thống cũng cần phải tạo ra những sản phẩm và thị hiếu mới. Vì vậy đi đôi với việc tổ chức sản xuất chế biến cần phải thực hiện quảng cáo để hướng dẫn tiêu dùng. Tổ chức hệ thống đại lý, lực lượng bán lẻ và mở đại diện tại các trung tâm dân cư. Mặt hàng chế biến cần được sản xuất cung cấp với một khối lượng tương ứng ổn định thường xuyên và bảo quản bằng các thiết bị lạnh theo yêu cầu của thị trường về mùa vụ, thời tiết, sở thích ăn uống, mật độ dân cư và các nhà hàng khách sạn, siêu thị,....

  • 4.1, Hệ thống cảng, bến cá và dịch vụ hậu cần nghề cá.

    • 6.2.1, Sở Thủy sản Ninh Thuận và bộ máy trực thuộc: Sở Thủy sản là cơ quan hành chính quản lý Nhà nước gồm các phòng ban chuyên môn (Văn phòng Sở, Phòng Kế hoạch tài chính, Phòng quản lý nghề cá và Phòng quản lý doanh nghiệp và hỗ trợ phát triển thủy sản) giúp việc Giám đốc Sở trong công tác tham mưu quản lý Nhà nước chuyên ngành về kinh tế kỹ thuật. Trực thuộc Sở Thủy sản gồm các đơn vị có chức năng chủ yếu như sau:

    • 6.2.2, Bộ máy ngành thủy sản ở các huyện thị, xã.

Nội dung

Ngày đăng: 25/11/2021, 22:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w